Ngày 13/01/2011, thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-CP của Chính phủ, huyện được nâng lên thành thị xã với 10 đơn vị hành chính (07 phường và 03 xã), diện tích tự nhiên 8.426ha, dân số 382.034 người.
Đến cuối năm 2013, xã Bình Nhâm và xã Hưng Định được nâng cấp lên phường theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ. Hiện nay thị xã Thuận An có 09 phường và 01 xã.
Trong những năm qua, thị xã Thuận An luôn là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình Dương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thị xã luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 18,5 %/năm. Lĩnh vực kinh tế chuyển biến tích cực theo cơ cấu công nghiệp, dịch vụ- thương mại, nông nghiệp; năm 2011, tỷ lệ công nghiệp 73,35%, dịch vụ 26,29% và nông lâm nghiệp 0,36%.[5]
Toàn thị xã hiện có 03 khu công nghiệp và 02 cụm công nghiệp tập trung, thu hút 2.368 doanh nghiệp trong và ngoài nước; trong đó, số doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 400 doanh nghiệp.
Các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa xã hội đều có những chuyển biến tích cực theo định hướng, hài hòa với phát triển kinh tế. Tổ chức tốt các hoạt động chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm, tết Nguyên đán và các sự kiện của địa phương. Công tác giảm nghèo và chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, xã hội được quan tâm thường xuyên. Công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh và các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được duy trì thường xuyên. Công tác xã hội hóa trên lĩnh vục giáo dục, y tế được thực hiện có hiệu quả đáp ứng nhu cầu học tập và khám chữa bệnh của nhân dân. Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị y tế và các thiết chế văn hóa thể thao tiếp tục được đầu tư xây dựng phục vụ nhu cầu học
tập, vui chơi giải trí ngày càng tăng của nhân dân. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. [5]
Phát huy các điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội và các thành tựu đã đạt được, trong thời gian tới, Thuận An sẽ tiếp tục phấn đấu để giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế theo hướng ổn định và bền vững, phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị, quyết tâm xây dựng thị xã trở thành đô thị loại III vào năm 2015 và trở thành đô thị loại II vào năm 2020 theo đúng định hướng quy hoạch của tỉnh Bình Dương. [5]
2.1.2. Đặc điểm về khách thể nghiên cứu
- Số vụ bạo lực gia đình xảy ra trên địa bàn thị xã tính đến thời điểm hiện tại trong năm 2017 (3 vụ) giảm 08 vụ so với năm 2016 (11 vụ):
+ 01 vụ xảy ra tại phường Bình Nhâm (01 vụ bạo lực thân thể) có tổ chức phối hợp với tổ hòa giải, hội phụ nữ (HPN) góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư; người gây bạo lực gia đình (BLGĐ) là nam.
+ 01 vụ xảy ra tại xã An Sơn là bạo lực thân thể (góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư 01 vụ); người gây BLGĐ là nam.
+ 01 vụ xảy ra tại phường Hưng Định là bạo lực thân thể (góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư 01 vụ); người gây BLGĐ là nam. [3]
Chúng tôi khảo sát thực trạng bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, Bình Dương chủ yếu bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với 2 nhóm đối tượng là cán bộ phường, xã và người dân của 3 xã, phường (An Sơn, Bình Nhâm, Hưng Định).
Số phiếu khảo sát phát ra là 230 phiếu, sau khi làm sạch và loại bỏ những phiếu không hợp lệ, số phiếu xử lý là 217 phiếu. Chúng tôi sử dụng
phương pháp thống kê toán học và phần mềm SPSS 16.0 để phân tích kết quả. (Xem phụ lục).
Với 16 câu hỏi trong phiếu trưng cầu ý kiến trong đó, có 5 câu hỏi mở để thu thập thêm thông tin về vấn đề nghiên cứu mà câu hỏi đóng không có được.
Cách xử lý: Từ câu 1; câu 2; câu 4; câu 6; câu 7; câu 9; câu 11; câu 12; mỗi phương án được lựa chọn thì chúng tôi quy ước được 1.0 điểm.
Các câu 3; câu 5 với 4 mức độ khác nhau được quy ước như sau: không = 1,0 điểm; Thỉnh thoảng = 2,0 điểm; Thường xuyên = 3,0 điểm; Rất thường xuyên = 4,0 điểm.
Ngoài phương pháp điều tra bảng hỏi, chúng tôi tiến hành với những câu hỏi phỏng vấn sâu nhằm khai thác thêm thông tin từ đối tượng nghiên cứu. Mặt khác, kết hợp các phương pháp nghiên cứu để khách quan hóa kết quả nghiên cứu.
2.2. Thực trạng bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
2.2.1. Nhận thức của người dân về các hành vi bạo lực gia đình ở Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
Bảng 2.1. Biểu hiện về các hành vi bạo lực gia đình ở Thị xã Thuận An,
tỉnh Bình Dương
Hành vi | ĐTB | ĐLC | Thứ bậc | |
01 | Hành hạ, ngược đãi, đánh đập | 1,00 | 0,00 | 1 |
02 | Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm | 0,80 | 0,26 | 2 |
03 | Kiểm soát thu nhập | 0,80 | 0,26 | 2 |
04 | Cưỡng ép quan hệ tình dục | 0,77 | 0,28 | 3 |
05 | Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực | 0,74 | 0,29 | 4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương - 4
- Công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương - 5
- Một Số Lý Luận Về Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bạo Lực Gia Đình
- Đối Tượng Can Thiệp Khi Có Hiện Tượng Xảy Ra Bạo Lực Gia Đình Ở Thị Xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương
- Cơ Sở Lý Luận Đề Xuất Biện Pháp Can Thiệp Bạo Lực Gia Đình
- Kết Quả Ban Đầu Của Biện Pháp Từ Góc Độ Công Tác Xã Hội
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng | ||||
06 | Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá tài sản của gia đình | 0,70 | 0,30 | 5 |
07 | Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn | 0,48 | 0,34 | 6 |
Ghi chú: ĐTB= điểm trung bình; ĐLC= độ lệch chuẩn
Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy tất cả mọi người khi khảo sát đều nhận thức được các biểu hiện của bạo lực gia đình. Tuy nhiên, có các đánh giá khác nhau về các biểu hiện bạo lực ở địa bàn nghiên cứu.
Trong các hành vi bạo lực được hỏi thì hành vi “hành hạ, ngược đãi, đánh đập” xếp thứ bậc cao nhất (Thứ bậc 1), với điểm TB= 1,0 điểm. Hành vi này cũng cho thấy được mức độ nghiêm trọng của bạo lực gia đình.
Hành vi bạo lực xếp thứ bậc 2 là “lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” với ĐTB= 0,80 điểm; ĐLC= 0,26.
Hành vi bạo lực xếp thứ bậc 3 đó là “Cưỡng ép quan hệ tình dục” với ĐTB= 0,77 điểm. Trong thực tế nghiên cứu, qua trao đổi với đối tượng nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, trong cuộc sống vợ chồng, trong quan hệ chăn gối nhiều gia đình cũng không có sự bình đẳng về đời sống tình dục, nhiều người vợ bị cưỡng ép tình dục khi mình không muốn hoặc đang mệt mỏi nhưng vì chiều chồng hoặc chồng cưỡng bức đành phải chấp nhận theo.
Trái ngược với hành vi cưỡng ép tình dục thì có người lại chịu cảnh hành vi bạo lực như “Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá tài sản của gia đình” với ĐTB= 0,70 điểm. Các với hành vi khác, khi người chồng bực bội thì hủy hoại, đập phá tài sản của vợ chồng đã vất vả tạo dựng, mua sắm, điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thiệt hại về vật chất mà tạo ra tâm lý hoang mang, lo sợ khi có mâu thuẫn gia đình.
Hành vi bạo lực xếp thứ bậc 4 là được người dân nhận thức đó là “Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng” với ĐTB= 0,47 điểm.
Tóm lại, nhận thức của người dân về các hành vi bạo lực gia đình cũng khá tốt, tuy nhiên các mức độ về hành vi bạo lực được nhận thức khác nhau điều này cũng phù hợp với hoàn cảnh, tình huống cụ thể trong các mối quan hệ vì “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” .
2.2.2. Mức độ biểu hiện bạo lực gia đình ở Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
Bảng 2.2. Mức độ biểu hiện bạo lực gia đình ở Thị xã Thuận An, tỉnh
Bình Dương
Các biểu hiện | Mức độ bạo lực | ||||
t | df | p | ĐTB | ||
1 | Hành hạ, ngược đãi, đánh đập. | 115,788 | 216 | <0,0001 | 1,93 |
2 | Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. | 52,564 | 216 | <0,0001 | 1,83 |
3 | Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng. | 44,900 | 216 | <0,0001 | 1,80 |
4 | Cưỡng ép quan hệ tình dục | 50,600 | 216 | <0,0001 | 1,74 |
5 | Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn | 43,088 | 216 | <0,0001 | 1,22 |
Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá tài sản của gia đình | 62,364 | 216 | <0,0001 | 1,77 | |
7 | Kiểm soát thu nhập | 66,813 | 216 | <0,0001 | 2,00 |
Ghi chú: p<0,05; t*. p<0,01; t**. p<0,001; t***
Kết quả ở bảng 2.2. cho thấy mức độ biểu hiện của bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương ở mức trung bình và thỉnh thoảng. Biểu hiện được đánh giá cao nhất đó là “kiểm soát thu nhập” với ĐTB= 2,00 điểm. Điều này có nghĩa, tiền lương, các giá trị vật chất của vợ hoặc chồng làm ra thì bị đối phương kiểm soát chặt chẽ, điều này làm cho người bị kiểm soát gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Kết quả kiểm định về mặt thống kê cho thấy, các biểu hiện bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương là có ý nghĩa khoa học.
Trong các hình thức bạo lực thì biểu hiện “hành hạ, ngược đãi, đánh đập” được phản ảnh cũng khá cao với ĐTB= 1.93 điểm. Tiếp theo là đến “lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” xếp vị trí thứ 3 với ĐTB=
1.80 điểm. Tiếp theo là “Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá tài sản của gia đình” và “Cưỡng ép quan hệ tình dục” có điểm trung bình chung là ĐTB= 1,77 điểm và ĐTB= 1,74 điểm. Trong đó, “Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn” có nhưng ở mức độ thấp nhất.
Từ kết quả khảo sát thống kê cho thấy, mức độ bạo lực ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương có biểu hiện ở những mức độ khác nhau tuy nhiên không phải ở mức cao. Kết quả kiểm định One-Sample T Test cho thấy (Sig. (2-tailed) = 0,000 điều này chứng tỏ kết quả nghiên cứu có ý nghĩa về thống kê toán học và ý nghĩa khoa học.
2.2.3. Nguyên nhân của bạo lực gia đình ở Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
Biểu đồ 2.1. Nguyên nhân của bạo lực gia đình ở Thị xã Thuận An, tỉnh
Bình Dương
Tiêu đề biểu đồ
1
0,83
0.93
0,51
0.5
0,16
0,16
0
a
b
c
d
e
Ghi chú: a. Nguyên nhân kinh tế; b. Nguyên nhân văn hóa xã hội; c. Nguyên nhân từ phía người phụ nữ; d. Nguyên nhân bất bình đẳng giới; e. Nguyên nhân khác: cờ bạc, rượu chè, ngoại tình.
Từ biểu đồ 2.1 cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình trong đó nguyên nhân chính được người dân đánh giá cao nhất là “cờ bạc, rượu chè, ngoại tình” với ĐTB= 0,93 điểm. Kết quả khảo sát cho thấy, sự đánh giá của người dân về nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình cũng phù hợp với thực tế xã hội hiện nay. Trong đó, một bộ phận không nhỏ có những thói quen không lành mạnh, làm ít nhưng muốn hưởng thụ nhiều hoặc nhận thức sai lệch về trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội. Khi trao đổi với một số người (Ca) bị bạo lực gia đình họ cho rằng trước kia chồng tôi không bao giờ đánh đập vợ con, kể từ ngày anh bị bạn bè rủ rê chơi đá gà, cá độ bóng đá thua lỗ thì ngày nào cũng uống rượu và về hành hạ vợ con. Nguyên nhân là “cờ bạc, rượu chè, ngoại tình” cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến “nguyên nhân kinh tế” với ĐTB= 0,83 điểm. Tiếp đến là “nguyên nhân bất bình đẳng giới” có ĐTB= 0,51 điểm, sau cùng là “nguyên nhân văn hóa xã hội” và “nguyên nhân từ phía người phụ nữ” có ĐTB= 0,16 điểm.
Từ kết quả trên cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo hành gia đình, tuy các mức độ có khác nhau ở từng nguyên nhân nhưng nó đều
cho thấy tính chất phức tạp của cuộc sống gia đình trong đó đặc biệt chú ý đến nguyên nhân “cờ bạc, rượu chè, ngoại tình” nguyên nhân này chính là chất xúc tác mạnh nhất dẫn đến gia đình không hạnh phúc, tan vỡ và bạo lực gia đình.
Để khắc phục nguyên nhân này, cần sự vào cuộc của nhiều chức năng ban ngành trong công tác tuyên truyền, đặc biệt chính bản thân người dân phải nhận thức được những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình và có ý thức phòng tránh để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Tìm kiếm các phương thức làm ăn đúng pháp luật, phù hợp với năng lực, hoàn cảnh của mình để phát triển kinh tế.
2.2.4. Các hình thức bạo lực gia đình ở Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
Bảng 2.3. Các hình thức bạo lực gia đình ở Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
Các hình thức | ĐTB | ĐLC | Thứ bậc | |
1 | Bạo lực về kinh tế | 2,00 | 0,02 | 1 |
2 | Bạo lực về tinh thần | 1,90 | 0,02 | 2 |
3 | Bạo lực về thể xác | 1,87 | 0,02 | 3 |
4 | Khác | 1,80 | 0,02 | 4 |
5 | Bạo lực về tình dục | 1,74 | 0,02 | 5 |
Ghi chú: ĐTB= điểm trung bình; ĐLC= độ lệch chuẩn
Từ kết quả ở bảng 2.3 cho thấy, có nhiều hình thức bạo lực gia đình trong đó, hình thức bạo lực gia đình được người dân đánh giá cao nhất đó là “bạo lực kinh tế” với ĐTB= 2,00 điểm, xếp thứ bậc 1. Giải thích cho vấn đề này tại sao lại cao nhất, khi khảo sát người dân chúng tôi phát phiếu khảo sát không phân biệt nam – nữ vì theo hướng tiếp cận của chúng tôi bạo lực gia đình không chỉ ở người yếu thế là trẻ em, người già và phụ nữ