Đây là đối tượng khách không yêu cầu dịch vụ cao cấp, dễ khai thác. Thích hợp với các tour du lịch trên sông thăm nhà vườn, tắm biển và bắt các loài thủy hải sản đặc sản của Cà Mau, vào các khu rừng lấy ong mật, ngủ nhà dân…
3.4. Các giải pháp khác
3.4.1. Giải pháp về đầu tư
Những dự án ưu tiên đầu tư
Xây dựng khu du lịch Khai Long
Sự cần thiết phải có của dự án: Khai Long là bãi biển duy nhất của tỉnh Cà Mau, nằm trọn vẹn trong vườn quốc gia Mũi Cà Mau, bãi Khai Long được bao bọc xung quanh là các dải rừng ngập mặn xum xê. Bãi Khai Long là bải biển bồi tụ, bải nông, thoải, sóng thấp, nhỏ, tần số sóng đều đặn rất thích hợp để khai thác loại hình tắm biển, đặc biệt là cát ở bải biển Khai Long là một loại cát không giống bất cứ bãi biển nào khác của Việt Nam, cát có màu vàng óng, hạt nhỏ, mịn. Hiện tại đã hình thành Khu du lịch Khai Long để phục vụ khách du lịch tuy nhiên hiệu quả khai thác còn thấp.
Quy mô dự án:
Dự án được xây dựng trên quy mô diện tích 229 ha.
Mục tiêu của dự án:
Có thể bạn quan tâm!
- Dự Báo Nhu Cầu Lao Động Trong Ngành Du Lịch Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2020.
- Định Hướng Về Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Du Lịch Sinh Thái
- Đề Xuất Các Tour Du Lịch Cho Từng Loại Khách
- Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau - 12
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Khai thác các dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, bãi tắm, thể thao dưới nước, ẩm
thực, giải trí, tham quan, nghiên cứu…
Khôi phục các làng nghề truyền thống như làm nước mắn, chế biến khô, hàng thủ công mỹ nghệ…tạo ra những sản phẩm du lịch có nguồn gốc từ địa phương.
Tạo việc làm, góp phần đào tạo lao động, sử dụng lao động nông nhàn tại địa phương.
Dự kiến các hạng mục công trình:
Khu trung tâm chính.
Khu nhà nghỉ Bungalow và các dịch vụ khác.
Khu khách sạn, nhà nghỉ phục vụ các Ban ngành trong tỉnh. Khu cắm trại, dã ngoại, bãi tắm, vui chơi trên biển.
Khu thể thao.
sản.
Khu nhà nghỉ nghỉ gia đình gắn với mô hình sản xuất và nuôi trồng thủy hải
Khu vườn cây ăn trái.
Khu bảo tồn động thực vật hoang dã, các loài thủy sản quý hiếm và bảo tồn
hệ sinh thái rừng đước, mắn tự nhiên…
Tổng số vốn đầu tư: 10.000.000.000 đồng.
Khu du lịch quốc gia sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau
Sự cần thiết phải có của dự án:
Rừng ngập mặn của Cà Mau có giá trị phòng hộ, môi trường và kinh tế cao. Đây là khu vực của hệ sinh thái rừng ngập nước với quần thể thực vật đặc trưng là đước, mắn và rừng ngập mặn hỗn giao, chính điều này đã góp phần quan trọng trong việc hình thành các sân chim tự nhiên lớn với những loài chim di cư có giá trị cao trên toàn cầu như: Điêng điểng cổ trắng, Giang sen, Gìa đẫy Giava, Quắm đầu đen, Cồng Cộc…và là nơi lưu giữ, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm. Ngoài ra với phân khu bảo tồn biển với nhiều cửa sông lớn, trữ lượng hải sản cao và phong phú về chủng loại với khoảng 33 loài tôm biển, sò huyết…
Với vị trí địa lý và tiềm năng tài nguyên du lịch đặc sắc, phong phú, rừng ngập mặn Cà Mau có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Chính vì vậy, rừng ngập mặn Cà Mau được chọn để phát triển thành một trong 22 Khu du lịch Quốc gia. Sự phát triển của Khu du lịch sẽ đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương và vào sự nghiệp phát triển du lịch của cả nước.
Dự kiến các hạng mục công trình:
Xây dựng tuyến giao thông bộ trong khu du lịch.
Xây dựng tuyến giao thông thủy trong khu du lịch bao gồm các nộ dung như nạo vét, mở rộng và đào tạo mới một số tuyến kênh nhằm nối các điểm du lịch Cồn Ông Trang với Mũi Khai Long và Mũi Cà Mau; xây dựng cầu tàu và bến xe du lịch tại thị trấn Năm Căn.
Xây dựng một số hạng mục chính như đường kè vành đai biển; hệ thống cầu
xuyên rừng; đường giao thông xuyên rừng; hồ điều hoà, bãi đậu xe, đài quan sát.
Khu nhà nghỉ dân dã, bãi cắm trại.
Dự án chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn đầu: xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và cầu cảng, bãi đỗ xe, kinh phí khoảng 110 tỷ đồng.
Giai đoạn sau: xây dưng hệ thống nhà nghỉ, kinh phí dự kiến khoảng 19 tỷ
đồng.
Tổng vốn đầu tư: khoảng 129.000.000.000 đồng.
Công viên Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau
Sự cần thiết phải có của dự án:
Xây dựng khu công viên trung tâm thành phố Cà Mau thành tổ hợp các hoạt động dịch vụ du lịch, tham quan, thể thao, và vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của Tỉnh.
Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và các dịch vụ có chất lượng cao phục vụ du khách.
Đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng…để thu hút du khách đến thành phố và có thể từ đó đến các điểm du lịch khác trong tỉnh, trong vùng.
Quy mô dự án:
Dự án được xây dựng trên quy mô diện tích 45,5 ha.
Mục tiêu của dự án:
Đảm bảo nhu cầu phục vụ sự gia tăng nhanh về số lượng du khách hiện nay
(cả du lịch quốc tế và du lịch trong nước) và phù hợp phát triển tương lai.
Kết hợp hài hòa giữa cải tạo, tôn tạo, phục chế và xây dựng mới, nghiêm cấm sự vi phạm môi trường, cảnh quan tự nhiên và nhân văn vốn có của khu vực.
Đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã được quy hoạch.
Dự kiến các hạng mục công trình:
Xây dựng trung tâm điều hành và thông tin du lịch. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch.
Xây dựng khu trung tâm dịch vụ bao gồm các nhà hàng, nhà nghỉ…phục vụ các món ăn đặc sản cùa Cà Mau và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Cải tạo cảnh quan tự nhiên và xây dựng một số công trình như làng rừng
kháng chiến, các vườn cảnh quan tự nhiên, khu vui chơi giải trí công cộng.
Bảo tồn, cải tạo khu sân chim trong thành phố.
Tổng số vốn đầu tư: 15.000.000.000 đồng.
Khu du lịch Hòn Đá Bạc
Hòn Đá Bạc thuộc huyện Trần Văn Thời cách Cà Mau 50km đường thủy. Có diện tích khoảng 6,4km2 gồm 3 đảo nằm sát nhau và sát bờ biển. Trên đảo có nhiều cảnh đẹp như Sân Tiên, Giếng Tiên, Bàn Chân Tiên, Bàn Tay Tiên, chùa Cá Ông…giữa một thảm thực vật tự nhiên phong phú. Cảnh quan tự nhiên, khí hậu ở đây thích hợp xây dựng thành một khu du lịch tổng hợp với các loại hình vui chơi, giải trí, leo núi và các hoạt động gây cảm giác mạnh. Trong tương lai chắc chắn hòn Đá Bạc là một địa chỉ du lịch hấp dẫn của Cà Mau.
Quy mô dự án:
Dự án được xây dựng trên quy mô diện tích: 65,88 ha.
Dự kiến các hạng mục công trình:
Xây dựng thành điểm du lịch biển tổng hợp.
Phát triển hệ thống cây xanh chuyên đề và khu vườn sinh thái.
Xây dựng thành khu nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống đặc sản trên biển.
Khu du lịch sinh thái Đầm Thị Tường
Đầm Thị Tường là một đầm tự nhiên có chiều dài khoảng 7 km với diện tích khoảng 700 ha. Phía Bắc và phía Tây đầm giáp xã Phong Lạc huyện Trần Văn Thời, phía Nam giáp xã Phú Mỹ và phía Đông giáp xã Hưng Mỹ huyện Cái Nước.
Đầm không phải là một đầm khép kín mà nó được thông với sông Ông Đốc bằng một con rạch nhỏ, hiện nay đầm gần như là một hồ nước mặn cạn là nơi hội tụ của các loài thủy sản phong phú.
Với vị trí khá thuận lợi, gần cửa sông Mỹ Bình, cách không xa các điểm du lịch Hòn Đá Bạc và khu di tích lịch sử Xẻo Đước, có thể thấy đây là một địa điểm hội tụ đầy đủ các điều kiện sinh thái tự nhiên và nhân văn để triển khai xây dựng một khu du lịch sinh thái lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.
Một trong những yếu tố hấp dẫn khách du lịch và sự quan tâm của các nhà đầu tư du lịch ở khu vực này chính là một không gian tĩnh lặng, sự trong sạch của môi trường tự nhiên gắn với một vùng dân cư rộng lớn với những nét sinh hoạt đặc thù của người dân vùng đất ngập nước. Đầm Thị Tường là một khu vực lý tưởng đảm bảo phát triển thành khu du lịch sinh thái. Trong tương lai khi khu vực cửa
sông Mỹ Bình được nạo vét, mở rộng và quy hoạch thì lượng khách du lịch đến khu
du lịch sinh thái Thị Tường sẽ ngày một tăng.
Dự kiến các hạng mục công trình:
Xây dựng thành điểm du lịch sinh thái tổng hợp.
Phát triển hệ thống nhà nghỉ dân dã.
Tổng số vốn đầu tư: 45.900.000.000 đồng.
Các ưu đãi đối với các nhà đầu tư
Các nhà đầu tư khi đến Cà Mau sẽ được tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục đầu tư, các tài liệu nghiên cứu xây dựng dự án và chính sách ưu đãi như không thu tiền sử dụng đất, giảm miễn thuế có thời hạn, cho vay với lãi suất ưu đãi đối với những trường hợp đầu tư khai thác khác.
3.4.2. Giải pháp về thị trường
Do vị trí địa lý của Cà Mau không thuận lợi cũng như không có những sản phẩm đặc biệt so với những tỉnh khác trong vùng nên có thể thăm nhập vào thị trường khách quốc tế và nội địa thì tỉnh cần áp dụng chiến lược marketing “nhiều sản phẩm cho nhiều thị trường”. Khách du lịch đến Cà Mau có thể vừa nghỉ ngơi kết hợp tham quan, lễ hội hoặc kết hợp mục đích thương mại, công vụ với nghỉ cuối tuần.
Chiến lược cạnh tranh thị trường: Để cạnh tranh với các khu nghỉ khác ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Cà Mau có ba khả năng có thể áp dụng được là: giá rẻ, chiến lược sản phẩm độc đáo và chiến lược thị trường thích hợp. Để cạnh tranh được với các nơi khác và thu hút nhiều khách đến thì biện pháp tiềm năng nhất có tính chiến lược sẽ là “giá rẻ”.
Thế mạnh của du lịch Cà Mau là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lễ hội…trong đó đáng chú ý là hệ sinh thái biển và đất ngập nước. Tuy nhiên không phải là nguồn tài nguyên vô hạn do đó cần phải có kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này, tránh hiện tượng xây dựng các sản phẩm du lịch vội vàng, hoặc các sản phẩm có chất lượng thấp tạo một hình ảnh không đẹp về du lịch Cà Mau.
Về thị trường, Cà Mau cần tranh thủ nguồn khách truyền thống là khách du lịch nội tỉnh và các địa phương lân cận, từng bước có kế hoạch để thu hút khách trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và các tỉnh phía Nam.
3.4.3. Giải pháp về sản phẩm
Hiện nay các tài nguyên du lịch của Cà Mau còn chưa được khai thác có hiệu quả nên các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu dẫn đến mang lại lợi ích từ du lịch chưa cao. Vì thế muốn khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên nhằm thu hút nhiều khách, nhất thiết phải có một biện pháp nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Một số giải pháp cơ bản sau:
Tiến hành điều tra đánh giá hiện trạng các sản phẩm du lịch chính của tỉnh và những tiềm năng chưa được khai thác, lấy kết quả làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch có tính khả thi, tạo ra sản phẩm du lịch có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao so với sản phẩm của tỉnh khác trong khu vực.
Tiến hành đánh giá phân loại khách sạn và hệ thống dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, có những qui định chặt chẽ về tiện ích và tiện nghi, dịch vụ trong nhà hàng, khách sạn. Cần thường xuyên kiểm tra để đảm bảo chất lượng không bị xuống cấp.
Tiến hành hợp tác chặt chẽ với các tỉnh lân cận, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang và những tỉnh khác nhằm tạo điều kiện cho các sản phẩm du lịch có chất lượng cao thông qua các tuyến điểm du lịch liên vùng.
Thế mạnh của du lịch Cà Mau là: Du lịch sinh thái (rừng ngập mặn, sân chim, biển…), du lịch sinh thái cộng đồng, Mũi Cà Mau_nơi tận cùng của tổ quốc, vị trí rất đặc biệt, các căn cứ cách mạng, và sự liên kết vùng…Chính vì thế cần phải có những giải pháp như đầu tư, khai thác, thiết kế sản phẩm để tạo nên sự hấp dẫn, thu hút du khách, cái ấn tượng khó phai trong long du khách. Và trên hết tránh sự trùng lấp với các sản phẩm trong cùng một khu vực.
3.4.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực là quá trình đầu tư lâu dài, để ngành du lịch Cà Mau có đội ngũ lao động đáp ứng được yêu cầu hiện tại thì nhân tố đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là rất cần thiết. Nên phát triển nguồn nhân lực một cách đồng bộ cả về số lượng lẫn chất lượng, là động lực thúc đẩy du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn.
Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực hoạt động trong
ngành du lịch:
Lấy nòng cốt là đội ngũ đang phục vụ trong ngành du lịch, đây là lực lượng có ít nhiều kinh nghiệm và có tâm huyết cao đào tạo thêm và truyền đạt lại cho địa phương.
Thực tế trình độ ngoại ngữ của nhân viên du lịch còn rất yếu kém, cần đào tạo lại, khuyến khích cách tự học ngoại ngữ, có thể thực hành giao tiếp trong cơ quan, với bạn đồng nghiệp, học thêm ở các trường dạy thêm ngoại ngữ.
Kết hợp với các ngành văn hóa và giáo dục nhằm phát triển du lịch bền vững, chú ý lôi kéo thu hút sự tham gia của các đoàn thể và cơ sở tôn giáo như chùa, nhà thờ…
Kết hợp với Đồng Bằng Sông Cửu Long đặc biệt là các tỉnh lân cận như Bạc Liêu, Kiên Giang, Cần Thơ…trong việc chia sẽ nguồn lực, chia sẽ chi phí đào tạo… Chú ý thu hút đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch từ cộng đồng Khơmer,
Hoa…
Tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế để giúp đỡ địa phương trong việc đào tạo
nguồn nhân lực.
Tranh thủ mời gọi những hướng dẫn viên cho các tour dã ngoại là người dân trong tỉnh hiện có tâm huyết với nghề đang làm việc ở các thành phố lớn về gắn bó lâu dài với Cà Mau.
Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đảm nhiệm vị trí điều hành, lãnh đạo trong các cơ quan quản lý của ngành. Thực hiện bằng cách đưa nhân viên, cán bộ trẻ có năng lực trong cơ quan đi du học đào tạo nước ngoài.
3.4.5. Giải pháp khắc phục tính mùa vụ, kéo dài thời gian lưu trú của du khách
Cà Mau có lợi thế nổi trội về phát triển du lịch biển, tuy nhiên loại hình du lịch này phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khí hậu và do vậy mang tình mùa vụ rất cao. Yếu tố này đã hạn chế thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu của du khách; ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lao động và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Để khắc phục những hạn chế này, song song với việc phát triển du lịch biển, Cà Mau cần khai thác các lợi thế khác về tài nguyên để phát triển các loại hình du lịch khác mà ít bị tác động bởi các yếu tố khí hậu. Theo hướng đó có thể đẩy mạnh khai thác các loại hình du lịch sau:
Du lịch sinh thái – mạo hiểm ở Vườn quốc gia U Minh Hạ, Vườn quốc gia Đất Mũi.
Đầu tư tôn tạo, khôi phục các sân chim, các lễ hội của địa phương…
Phát triển du lịch công vụ: tổ chức các hội nghị, hội thảo: đăng ký tổ chức
các sự kiện văn hóa – thể thao lớn của cả nước.
Đẩy mạnh liên kết với các địa phương lân cận như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang…trong đó đáng chú ý là tỉnh Kiên Giang với đảo Phú Quốc đã được chính phủ đồng cho phép đầu tư xây dựng thành khu du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Việc liên kết khai thác nguồn khách từ Phú Quốc đến khu du lịch Đất Mũi Cà Mau là hết sức thuận lợi, góp phần thúc đẩy du lịch Cà Mau phát triển.
3.4.6. Giải pháp hướng đến việc khai thác tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là linh hồn của khu du lịch, điểm du lịch. Vì vậy, phải tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, có chiều sâu, mang đậm sắc thái của Cà Mau, tránh sự trùng lấp với các tỉnh trong khu vực…
Khai thác các loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu, học tập dành cho học sinh, sinh viên hay cho tất cả những ai muốn thư giản, giảm stress sau một ngày căng thẳng với công việc hay những bộn bề của cuộc sống đô thị náo nhiệt, ồn ào tại các sân chim ở các huyện và tại thành phố Cà Mau. Đây là tài nguyên du lịch không thể bỏ qua, điều đặc biệt Cà Mau là“vùng đất lành chim đậu”, vì ngay giữa lòng thành phố có một sân chim hiện hữu.
Khai thác mạnh các loại hình du lịch biển kết hợp với loại hình nghiên cứu khoa học ở rừng ngập mặn Mũi Cà Mau (vừa được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới) và rừng tràm U Minh Hạ. Đến đây bạn sẽ được đắm mình giữa thiên nhiên bạt ngàn, với vô vàn sản vật quý hiếm, khám phá vùng đất sông ngòi chằng chịt và bãi bồi Đất Mũi…Là nơi duy nhất trên đất liền Việt Nam vừa thấy mặt trời mọc lên khi bình minh và lặn xuống khi hoàng hôn…
Khai thác các loại hình du lịch sinh thái, du lịch biển ở các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, bãi biển Khai Long, cồn Ông Trang, đầm Thị Tường…
Chú trọng khai thác phát triển du lịch ở các khu du di tích lịch sử cách mạng để qua đó giáo dục tinh thần yêu nước của người Việt Nam. Ví dụ như thường