luật hình sự quy định là tội phạm hoặc hành vi đó đã bị xử phạt hành chính mà người bị xử phạt vẫn cố tình tiếp tục thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật về SHCN.
Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định biện pháp, mức độ xử lý, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền XPVPHC trong lĩnh vực SHCN phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
Nếu sau khi ra quyết định XPVPHC mới phát hiện hành vi vi phạm này có dấu hiệu tội phạm, nhưng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định XPVPHC đó và chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng. Trường hợp chưa ra quyết định XPVPHC thì không ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó nữa.
Pháp luật nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu phạm tội để xử phạt hành chính (Điều 62 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính).
Có những hành vi vi phạm chỉ bị coi là tội phạm khi đã bị xử lý hành chính mà còn tái phạm, Khoản 1 Điều 171: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp - BLHS 1999. Do vậy các chế tài hành chính được áp dụng như một công cụ răn đe, trong trường hợp chế tài hành chính không được tuân thủ, các biện pháp cưỡng chế sẽ được áp dụng theo quy định Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. BLHS không quy định các chế tài hình sự trong trường hợp vi phạm hành chính, ngoại trừ trường hợp tái phạm như quy định tại các Điều 131 và 171. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành quy định phải chuyển ngay các vụ việc hành chính có yếu tố tội phạm sang các cơ quan điều tra có thẩm quyền và, trong trường hợp một quyết định hành chính đã được ban hành thì phải hủy bỏ quyết định đó và phải chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra trong thời hạn 03 ngày, trừ khi đã hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều 62 và khoản 2 Điều 62). Chứng cứ thu được trong quá trình xử lý hành chính sẽ được sử dụng trong quá trình tố tụng. Các biện pháp hành chính chỉ áp dụng với những hành vi có tính nghiêm trọng thấp chưa đến mức phải truy cứu
trách nhiệm hình sự. Bất cứ người nào có liên quan đến hành vi có yếu tố hình sự hoặc tái diễn hành vi vi phạm đã bị xử lý hành chính sẽ bị xử lý hình sự. Các quy định của Luật SHTT cùng với các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành đã cho thấy rõ sự cam kết của Việt Nam nhằm thực thi có hiệu quả quyền SHTT thông qua các biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng luật hình sự.
Mặc dù đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về SHTT, Việt Nam vẫn cần bổ sung cơ chế và chế tài thực thi nhằm bảo đảm việc bảo vệ các quyền SHTT nói chung, bao gồm cả thủ tục dân sự cho phép nguyên đơn tiến hành khởi kiện hành vi xâm phạm, cơ chế thực thi do cơ quan công an thực hiện, và các biện pháp biên giới do cơ quan Hải quan thực hiện. Cùng với viêc xây dựng và ban hành Luật SHTT cùng các nghị định thi hành và năm 2006 đã ban hành Chương trình hành động về Hợp tác nhằm ngăn chặn và đấu tranh chống các hành vi xâm phạm quyền SHTT giai đoạn 2006-2010 ngày 19/1/2006 (Chương trình hành động số 168/CTHD/VHTT-KH&CN- NN&PTNT-TC-TM-CA của Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và Bộ Công an), chúng ta tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết nhằm tuân thủ đầy đủ tất cả các quy định của Hiệp định TRIPS kể từ ngày gia nhập WTO.
Việc hội nhập sâu hơn vào các quá trình kinh tế quốc tế được coi là một trong những nhiệm vụ chiến lược cấp bách và có tầm quan trọng hàng đầu hiện nay của Nhà nước ta. Sau hơn 20 năm đổi mới, đến nay, Nhà nước ta đã thiết lập được một hệ thống bảo hộ quyền SHTT khá đầy đủ. Xét ở phương diện lập pháp, hệ thống bảo hộ và bảo vệ quyền SHTT của Việt Nam không khác biệt nhiều so với các hệ thống hiện có tại nhiều nước, kể cả các nước phát triển và các quy định trong Hiệp định TRIPS của WTO. Tuy nhiên, xét về tính hiệu quả, hệ thống bảo hộ quyền SHTT của chúng ta đang đứng trước những thách thức và đòi hỏi lớn, cần phải tiếp tục hoàn thiện. Với nỗ lực chung của toàn xã hội trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay trong thời gian tới việc thực thi và bảo vệ quyền SHTT nói chung cũng như đấu tranh chống hàng giả và các tội phạm
xâm phạm quyền SHTT nói riêng chắc chắn sẽ đạt được những kết quả khả quan.
2.3. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính, hình sự và kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp - 8
- Các Quy Định Của Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Bằng Biện Pháp Hình Sự
- Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính, hình sự và kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp - 10
- Thực Trạng Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Hiện
- Thực Trạng Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Bằng Các Biện Pháp Hành Chính, Hình Sự, Kiểm Soát Hàng Hóa Xuất Khẩu, Nhập Khẩu Liên Quan Đến Sở Hữu
- Thực Trạng Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Bằng Biện Pháp Hình Sự
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
Trong những năm gần đây, hoạt động giao lưu thương mại diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia cần có những biện pháp để kiểm soát các hoạt động này nhằm đảm bảo an ninh trật tự không chỉ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội mà cả trật tự trong đời sống văn hóa, chính trị, trong đó phải kể đến các biện pháp kiểm soát hải quan trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hóa. Biện pháp kiểm soát hải quan không chỉ nhằm mục đích kiểm soát đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu tại cửa khẩu một quốc gia mà ở nhiều quốc gia trên thế giới đã coi đây là một trong những biện pháp để góp phần thực thi quyền SHTT có hiệu quả.
Phần này quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự thủ tục áp dụng biện pháp kiểm soát hải quan, cũng như nhấn mạnh trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong kiểm tra giám sát hàng hóa tại biên giới cửa khẩu nhằm lành mạnh hóa hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa. Đây là một điểm mới của Luật SHTT so với các quy định trước đây. Quy định này cũng là một bước đi trong việc thống nhất giữa Luật SHTT với Luật Hải quan. Như vậy tại biên giới và cửa khẩu, chủ sở hữu quyền SHTT cũng như các cơ quan Hải quan, biên phòng có cơ sở để tiến hành các biện pháp cần thiết trong xử lý vi phạm về SHTT trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Hiện nay, theo qui định của Luật SHTT, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005 và các qui định liên quan đến SHCN và Hải quan, chủ thể quyền đối với các đối tượng SHCN có quyền đề nghị áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu liên quan đến SHCN, cụ thể gồm hai cách thức sau đây.
2.3.1. Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Đây là biện pháp được tíên hành theo sự đề nghị của của chủ thể quyền SHCN nhằm thu thập những thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan. Theo qui định của pháp luật hiện hành, chủ thể quyền có quyền nộp đơn yêu cầu cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền SHCN. Biện pháp này được áp dụng khi chủ thể quyền SHCN không có thông tin chính xác về lô hàng xuất, nhập khẩu cụ thể bị nghi ngờ có dấu hiệu xâm phạm quyền SHCN nhưng có thông tin cho phép phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền SHCN.
2.3.2. Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Theo qui định tại khoản 2 Điều 216, đây là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền SHCN nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể này thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt hành chính.
a) Điều kiện áp dụng
Chủ thể quyền SHCN trực tiếp hoặc ủy quyền nộp đơn yêu cầu tới cơ quan Hải quan yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền SHCN. Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài không hiện diện thương mại tại Việt Nam thì có thể ủy quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện SHCN tại Việt Nam
- Đối với trường hợp đề nghị dài hạn:
Trong đơn cần đưa ra những thông tin cho phép xác định hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền SHCN như:
+ Mô tả chi tiết hàng hoá xâm phạm quyền SHCN, ảnh hàng thật và hàng giả; các đặc điểm phân biệt hàng thật với hàng giả;
+ Danh sách các nhà xuất, nhập khẩu hợp pháp hoá có yêu cầu giám sát; danh sách những người bị nghi ngờ có khả năng xuất, nhập khẩu hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
+ Cách thức xuất, nhập khẩu; phương thức đóng gói và những thông tin khác liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hoá xâm phạm quyền (nếu có);
+ Nộp lệ phí tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHCN.
- Đối với trường hợp đề nghị cụ thể:
+ Cùng với đơn đề nghị, chủ thể quyền SHCN cung cấp các Văn bằng bảo hộ, hợp đồng Li-xăng để chứng minh mình là chủ thể quyền SHCN đối với đối tượng đó;
+ Cung cấp các thông tin để xác định hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHCN hoặc để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền SHCN; Tên địa chỉ của người xuất khẩu, người nhập khẩu hàng hoá (nếu có); Các thông tin dự đoán về thời gian và địa điểm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu;
tuệ;
+ Bản mô tả chi tiết hoặc ảnh chụp hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí
+ Kết quả giám định của tổ chức giám định về SHCN đối với chứng cứ
ban đầu;
+ Nộp đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan cho cơ quan Hải quan và nộp phí theo qui định của pháp luật;
+ Người yêu cầu phải nộp khoản tiền bằng 20% gía trị lô hàng cần áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan hoặc tối thiểu 20 triệu đồng trong trường hợp không xác định được trị giá lô hàng đó; hoặc chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác, Bồi thường thiệt hại và thanh toán các khoản chi phí phát sinh cho người bị áp dụng biện pháp kiểm soát trong trường hợp hàng hoá bị kiểm soát không xâm phạm quyền SHTT.
Đối với đơn đề nghị dài hạn có thời hạn là 01 năm kể từ ngày cơ quan Hải quan chấp nhận đơn và có thể gia hạn thêm 01 năm nhưng không được quá thời hạn bảo hộ đối tượng sở hữu trí tuệ liên quan và người nộp đơn có trách nhiệm nộp lệ phí gia hạn theo quy định của pháp luật.
b) Thẩm quyền giải quyết
- Chi cục Hải quan là nơi nhận đơn nếu phạm vi yêu cầu là các cửa khẩu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Hải quan đó;
- Cục Hải quan là nơi nhận đơn nếu phạm vi yêu cầu là các cửa khẩu thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan đó;
- Tổng cục Hải quan là nơi nhận đơn nếu phạm vi yêu cầu là các cửa khẩu thuộc địa bàn quản lý của từ 02 Cục Hải quan trở lên.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu dài hạn hoặc 24 giờ làm việc kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu trong từng trường hợp cụ thể, cơ quan Hải quan có trách nhiệm xem xét, ra thông báo chấp nhận đơn và ghi nhận các thông tin trong đơn nếu đơn được nộp đầy đủ theo quy định trên. Trường hợp từ chối đơn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Thủ tục giải quyết
Sau khi nhận được thông tin nêu trên, cơ quan Hải quan trong quá trình thực hiện chức năng kiểm soát Hải quan của mình nếu phát hiện hàng hoá xuất, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT thì sẽ thông báo ngay cho người nộp đơn và các bên có liên quan. Chủ lô hàng bị tạm giữ cũng có cơ hội đưa ra chứng cứ hoặc biện hộ về quyền SHTT đối với hàng hóa bị tạm giữ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được thông báo, Trường hợp có yêu cầu của người nộp đơn có yêu cầu thì cơ quan Hải quan sẽ tiến hành tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng đó với điều kiện chủ thể quyền đã nộp tạm ứng hoặc chứng từ bảo lãnh như đã nêu trên, nếu người đề nghị không yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng bị phát hiện và cơ quan Hải quan cũng không quyết định xem xét việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo
qui định thì cơ quan Hải quan có trách nhiệm tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng đó như sau:
+ Tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng;
+ Buộc người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan phải bồi thường cho chủ lô hàng toàn bộ thiệt hại do yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng gây ra và phải thanh toán các chi phí lưu kho bãi, bảo quản hàng hóa và các chi phí phát sinh khác cho cơ quan Hải quan và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan theo quy định của pháp luật về Hải quan;
+ Hoàn trả cho người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan khoản tiền bảo đảm còn lại sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường và thanh toán các chi phí quy định tại điểm b khoản này.
Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định. Trong trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng thì thời hạn này có thể kéo dài thêm 10 ngày làm việc với điều kiện người yêu cầu phải nộp thêm khoản tiền bảo đảm nêu trên.
Thời gian dành cho các bên liên quan bổ sung chứng cứ, lập luận và tài liệu hoặc thời gian trưng cầu giám định theo yêu cầu của Chi cục Hải quan không tính vào thời hạn nêu trên.
Cơ quan Hải quan sẽ xác định tình trạng pháp lý về SHTT của hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan trên cơ sở các chứng cứ, lập luận và tài liệu chứng minh của chủ lô hàng, chủ sở hữu kể cả việc tham vấn các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (Cục SHTT). Chứng cứ, lập luận và tài liệu chứng minh của người nộp đơn chỉ được xem xét khi cung cấp cho Hải quan trong thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan. Trường hợp Chi cục Hải quan căn cứ các chứng cứ, lập luận và tài liệu đã cung cấp mà không xác định được tình trạng pháp lý về SHTT của hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan, có quyền yêu cầu người nộp đơn gửi văn bản trưng cầu giám định tại tổ chức giám định về SHTT để cho ý kiến kết luận.
Cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan và xử lý các bên liên quan khi:
+ Hết thời hạn tạm dừng mà cơ quan Hải quan không nhận được đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN của người nộp đơn hoặc văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc toà án xác nhận đã tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về xâm phạm quyền SHCN liên quan đến lô hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan;
+ Kết quả xác định tình trạng pháp lý về SHCN khẳng định rằng lô hàng bị tạm dừng làm thủ tục hải quan không xâm phạm quyền SHCN;
+ Quyết định của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về SHCN, trong đó khẳng định lô hàng bị tạm dừng thủ tục hải quan không phải là hàng xâm phạm quyền SHCN;
+ Quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan bị đình chỉ hoặc thu hồi theo quyết định giải quyết khiếu nại;
+ Người nộp đơn rút đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan.
Khi đó cơ quan Hải quan ra quyết định buộc người nộp đơn phải thanh toán các khoản chi phí phát sinh cho chủ lô hàng do việc tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng gây ra. Chi phí phát sinh bao gồm phí lưu kho bãi, xếp dỡ, bảo quản hàng hoá. Thiệt hại từ việc tạm dừng làm thủ tục hải quan do hai bên thoả thuận hoặc được xác định theo thủ tục tố tụng dân sự. Hoàn trả các khoản tiền bảo đảm đã nộp vào tài khoản tạm gửi của cơ quan Hải quan hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho người nộp đơn sau khi người nộp đơn đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán các chi phí và thiệt hại phát sinh theo quyết định của cơ quan Hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp kết luận hàng hoá bị tạm dừng làm thủ tục hải quan là hàng hoá xâm phạm quyền SHCN thì chủ hàng hóa và hàng hóa bị xử lý theo quy định của pháp luật. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật, thực hiện các quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm