Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - 15


Như vậy, lớp ngôn ngữ mang màu sắc địa phương có vai trò rất quan trọng trong tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh. Lớp ngôn ngữ này mang lại hơi thở thời đại và địa phương cho tiểu thuyết lịch sử, thuyết phục người đọc bằng những chứng cứ cụ thể, chi tiết. Đồng thời nó còn là phương tiện khám phá đời sống bên trong tâm hồn con người. Đặc biệt lớp ngôn ngữ này tạo cho người đọc niềm tin vào sự có thật của các chi tiết được kể, còn lớp ngôn ngữ thời kỳ hiện đại lại giúp người đọc được sống trong không khí thật của câu chuyện, cảm nhận được sự gần gũi, thân quen trong từng lời kể, làm sống dậy "những xác chết biên niên sử". Điều quan trọng hơn là, với lớp ngôn ngữ này, người viết có điều kiện đi sâu khám phá thế giới tâm hồn sâu kín, đầy ngõ ngách của con người. Toàn bộ bản chất của con người theo lời nói được bộc lộ ra.

3.3.2. Ngôn ngữ người kể chuyện

Trong tiểu thuyết, người kể chuyện giữ vai trò quan trọng. Với tư cách là người kể chuyện, nhà văn có điều kiện thâm nhập sâu vào mọi hoàn cảnh khác nhau của nhân vật, sự kiện được miêu tả, xem xét và đánh giá các nhân vật, sự kiện được phản ánh. Không phải trong bất kỳ tác phẩm văn học nào cũng có nhân vật người kể chuyện. Ví dụ: trong kịch, sự đánh giá, quan sát các nhân vật được lồng vào ngôn ngữ, hành động và thái độ của nhân vật. Trong tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh, hình tượng nhân vật người kể chuyện chiếm một vị trí quan trọng và khá nổi bật. Hầu như nhân vật người kể chuyện xuất hiện từ đầu đến cuối trang sách để giới thiệu nhân vật, dẫn dắt các sự kiện, tham gia bàn luận thêm về nhân vật, giúp người đọc hiểu thêm về nhân vật, đánh giá đúng nhân vật theo cách đánh giá riêng của tác giả.

Nhà văn Nguyễn Trường Thanh là người dân tộc Kinh nhưng đã gắn bó, am hiểu sâu sắc con người, vùng đất cùng các phong tục tập quán nơi này,


nên ngôn ngữ người kể chuyện - Nguyễn Trường Thanh mang những đặc điểm sau : Đó là thứ ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, cố gắng giảm thiểu số lượng từ Hán - Việt để sử dụng từ ngữ thuần Việt; thứ ngôn ngữ tràn đầy chất tình cảm (có tính biểu cảm cao: khi tự hào, khi căm giận, xót xa…) nhiều khi người kể chuyện như hòa vào câu chuyện, nhập vào câu chuyện vậy. Chẳng hạn khi viết về mảnh đất xứ Lạng giàu kỳ lích lịch sử nhà văn rất tự hào về mảnh đất này, ông đã viết, đã miêu tả bằng cả tình yêu mến, tự hào của mình như người con của xứ hoa đào này : “Thiên nhiên đã ban tặng cho quê hương xứ Lạng của tôi núi non hùng vĩ, cảnh trí tuyệt đẹp, khí hậu mát mẻ, trong lành. Xứ sở của hoa đào, của nền văn hóa đa dân tộc đặc sắc, nơi hội tụ của tinh hoa dân tộc”[25.13]; với “những danh thắng nổi tiếng Đồng Đăng - Tô Thị - Nhất - Nhị - Tam Thanh - Chùa Tiên - Thành cổ… đã đi vào ca dao, dân ca huyền thoại muôn đời của dân tộc”[23.66]; và là nơi có “nhiều danh thắng nổi tiếng đất nước xứ sở của hoa đào, của những chợ hội, chợ phiên mà những làn điệu giao duyên xao xuyến tâm hồn của Sli, Then, Lượn, Phong Slư mà những chàng trai, cô gái từ khắp các bản làng với những bộ y phục độc đáo, rực rỡ sắc màu tụ hội về đây hát tình ca sáng đêm”[24.75]; và “nơi mà ông cha ta trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước, những anh hùng dân tộc từ Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo đến Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung trong những chiến công hiển hách của đời mình lại không gắn liền với mảnh đất này”[25.13,14]; và nơi mà “đời nối đời họ đã kề vai sát cánh cùng đồng bào cả nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc lập nên võ công oanh liệt mà chiến thắng Chi Lăng trong những cuộc chống Tống - bình Nguyên, diệt Minh, đuổi Thanh, đánh Pháp đã đi vào thi ca quốc tử với tư thế là một trong những chiến công huy hoàng, chói lọi nhất trong lịch sử giữ nước của dân tộc Đại Việt”[23.66,67]; và chính vì vậy “không phải ngẫu nhiên mà đồng bào ta từ xưa đến nay, từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng đến


thượng du ai cũng được đắm hồn trong lời ru của mẹ “Ai lên xứ Lạng cùng anh - Bõ công bác mẹ sinh thành ra em” [25.13]…

Chính tình yêu về mảnh đất giàu kỳ tích lịch sử, nơi mà cả cuộc đời nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã gắn bó, cho nên chúng ta thấy, bên cạnh giọng văn tự hào, sảng khoái khi viết về mảnh đất xinh đẹp, giàu văn hóa và nhiều kì tích lịch sử này - là một giọng điệu khác, tràn đầy sự căm giận, nỗi xót xa khi viết về sự tàn ác của kẻ thù đối với người và đất nơi đây: “Chúng dồn làng bản tập trung dân tách cá ra khỏi nước. Nhiều đồng bào phải bỏ bản làng trốn vào rừng sâu, bản làng bị đốt phá tiêu điều, ruộng rẫy lân lũng bị bỏ hoang. Đồng bào người bị đốt nhà, người bị tập trung, người bị tù đày, người phải ly tán…”[23.196]; và “địch như một đám rắn độc, câm lặng trườn vào rồi đồng loạt đốt nhà đồng bào, lửa cháy ngút trời, người lớn quáng quàng ôm con trẻ đang khóc như ri thoát ra khỏi đống lửa. Chưa kịp hoàn hồn thì giặc đã đứng vây sẵn ở ngoài xả súng vào đồng bào trong tiếng cười sằng sặc điên loạn, chúng gào thét: Giết, giết hết, đốt hết, giết sạch bọn Mán rừng theo cộng sản này đi…”[22.222]; và “chúng tập trung lực lượng tàn sát nhân dân Vũ Lễ nơi mà đồng bào đóng góp nhiều công lao nhất cho việc xây dựng phát triển căn cứ Khuổi Nọi, co quan của Cứu quốc quân. Chúng bắt phần lớn đồng bào ở các thôn Nà Cái, Bản Ít. Đặc biệt, một bản của đồng bào người Dao gồm 16 gia đình đã bị địch triệt hạ trắng chỉ còn một người sống sót”[23.245, 246]…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Đặc biệt là thứ ngôn ngữ gần gũi với cách tư duy, cách diễn đạt với nếp cảm, nếp nghĩ của người dân tộc thiểu số. Ví dụ như khi viết về sự ra đời của người anh hùng Hoàng Đại Huề: “Mẹ trở dạ đã ba ngày mà cậu bé chưa chịu ra nhìn ông mặt trời. Đến ngày thứ tư, cậu ra chào đời vào lúc mặt trời đã xuống núi, tiếng khóc vang cả rừng. Cậu khóc ngằn ngặt cho tới hôm sau, lúc ông mặt trời lại về đốt lửa trên đầu núi mới thôi”[21.92]; và “sương mù còn


Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - 15

phủ kín bản làng, núi rừng như một tấm choàng khổng màu sữa khổng lồ đã thấy những người đồng chí áo chàm hội tụ đông đủ”[22. 33]; và “những cô gái giỏi trong cuộc thi còn được cổ vũ nhiệt tình hơn. Họ được chủ cuộc thi và gia trưởng ân cần buộc vào cổ tay phải vòng chỉ xanh, màu xanh bất diệt của núi rừng, và sự đâm chồi nảy lộc tượng trưng cho sự hiền dịu, niề hy vọng của ước mơ. Họ còn được con trai hát mừng và trao vòng bạc”[21.150]…

Như vậy, với ngôn ngữ kể chuyện giản dị, trong sáng cùng với sự am hiểu sâu sắc con người, vùng đất cùng các phong tục tập quán nơi này - mà nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã thể hiện một cách chính xác, chân thực và cảm động - lịch sử của một vùng quê vùng núi cao - miền biên ải xa xôi của Tổ quốc. Điều đó khiến cho người đọc như được sống cùng với không khí lịch sử với những con người, những sự kiện lịch sử cụ thể trên mảnh đất này. Chính vì vậy nhà văn Nguyễn Trường Thanh được đánh giá là nhà tiểu thuyết lịch sử tiêu biểu nhất của xứ Lạng, người đã khiến cho cả nước hiểu về xứ Lạng, tự hào và yêu mến vùng đất thiêng xinh đẹp, đầy sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc suốt hàng ngàn năm qua. Riêng chỉ điều ấy thôi, cũng đã xứng đáng được trân trọng và yêu quí, cũng đã xứng đáng là một người con của xứ Lạng rồi.


PHẦN KẾT LUẬN

1. Nguyễn Trường Thanh là tiểu thuyết tiêu biểu, xuất sắc của đời sống văn học xứ Lạng từ những năm 70 (thế kỷ XX). Ông là một người viết gắn bó một cách máu thịt với mảnh đất mà mình đã sống và gắn bó hơn nửa đời người - cho dù không phải là nơi sinh ra ông. Trong ông - nguồn cảm hứng từ xứ Lạng xinh đẹp, giầu bản sắc và giầu tính lịch sử không bao giờ vơi cạn trong cả cuộc đời sáng tác của mình. Trên con đường văn chương mấy chục năm qua - Nguyễn Trường Thanh đã không ngừng suy nghĩ, kiếm tìm và sáng tạo để khẳng định phong cách nghệ thuật của riêng mình. Ông đã từng thử bút ở nhiều thể loại như: làm thơ, viết truyện ngắn, kí, kịch bản phim…nhưng tiểu thuyết lịch sử mới là thể loại sở trường và thành công nhất của ông. Tìm hiểu tiểu thuyết lịch sử của ông chính là đã đi vào tìm hiểu một thành tựu lớn lao nhất, một đóng góp đặc sắc nhất của ông đối với sự nghiệp văn học của ông nói riêng, của Hội văn học nghệ thuật Lạng Sơn nói chung.

2. Đối tượng phản ánh trong tiểu thuyết của ông chính là những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc gắn liền với mảnh đất xứ Lạng cùng những người anh hùng - những người con ưu tú của Lạng Sơn đã sống, chiến đấu kiên cường, hi sinh anh dũng trên mảnh đất biên giới thân yêu này. Hay nói một cách khác những người anh hùng - những người con ưu tú của quê hương xứ Lạng, những con người đã làm rạng rỡ cho lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của quê hương xứ Lạng đã trở thành cảm hứng lớn lao và mãnh liệt để nhà văn Nguyễn Trường Thanh xây dựng các cuốn tiểu thuyết lịch sử của mình. Họ là những người con của các dân tộc thiểu số vùng biên giới - yêu nước sâu sắc, giàu bản lĩnh và trí tuệ, bất khuất kiên cường sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do của đất nước, vì sự bình yên của quê hương miền núi cao biên giới thân yêu.

Trong các cuốn tiểu thuyết lịch sử của mình - tác giả Nguyễn Trường Thanh đã phản ánh một cách khá chân thực và có sức thuyết phục với những


thời kỳ lịch sử, những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử…với cách kể, cách tả hết sức sinh động chi tiết, khiến cho người đọc như là được sống cùng với những sự kiện, những nhân vật lịch sử ấy. Từ không gian đến thời gian, từ cảnh vật đến phong tục tập quán của xứ Lạng; từ hình dáng, trang phục đến những lời đối thoại, đến những tình cảm, những suy nghĩ của nhân vật tác giả đã thể hiện cái chí khí cao cả, tài năng kiệt xuất của những nhân vật anh hùng dân tộc thiểu số nơi đây. Trong quá trình tìm hiểu, khám phá, phản ánh những nhân vật này vào trong tác phẩm, nhà tiểu thuyết lịch sử này đã tập trung ca ngợi những nét tính cách anh hùng và cả những nét bình dị của họ trong cuộc sống hàng ngày (đó là những bản chất hiền lành, chất phác, có lòng yêu thương sâu sắc đồng bào, đồng chí của mình) nhưng trong chiến đấu, họ lại rất kiên cường, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng của dân tộc.

Đặc biệt trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh, tác giả không chỉ phản ánh những sự kiện lịch sử, những hình tượng người anh hùng của quê hương xứ Lạng mà còn thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào về một vùng quê giàu bản sắc văn hóa với bao nét phong tục tập quán tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng biên ải xa xôi này. Có một điều rất dễ nhận ra là: Những phong tục tập quán, những ngày hội hè, những ngày chợ phiên với những bộ trang phục dân tộc rực rỡ hoa văn cũng như những làn điệu Sli, Lượn, hát Then tha thiết, mượt mà đến say đắm lòng người mỗi khi xuân đến, hội về... đều đã lượt được thể hiện với một chất giọng đầy tính lãng mạn của nhà tiểu thuyết lịch sử xứ Lạng tiêu biểu này.

3. Về nghệ thuật - trong quá trình xây dựng nhân vật lịch sử của mình, nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã kế thừa những yếu tố nghệ thuật truyền thống và vận dụng nhiều yếu tố nghệ thuật hiện đại. Trước hết đó là nghệ thuật miểu tả ngoại hình của nhân vật, sau đó là nghệ thuật miêu tả tâm lí


nhân vật khá linh hoạt. Dưới ngòi bút của ông, thế giới nhân vật hiện lên một cách sinh động với những hình dáng, khuôn mặt và các nét tính cách, những suy nghĩ, những nỗi niềm, những cách ứng xử, hành động…rất khác nhau. Chính vì vậy, thế giới nhân vật lịch sử trong tác phẩm của ông vừa phong phú, vừa phức tạp, vừa chân thực, vừa sinh động, và có sức thuyết phục hấp dẫn người đọc. Chình đặc điểm này đã khẳng định tính hiện đại trong tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh.

Đặc điểm thứ hai khá nổi bật ở phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh đó là những nét đặc trưng về ngôn ngữ nghệ thuật của tác giả. Đó là thứ ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu hình ảnh, thứ ngôn ngữ gần gũi với cuộc sống hàng ngày của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Đặc biệt là thứ ngôn ngữ mang đậm chất dân tộc miền núi gần gũi với nếp cảm, nếp nghĩ, với phong tục tập quán của con người nơi đây. Thứ ngôn ngữ đó vừa phù hợp với sự xuất thân của nhân vật, lại vừa phù hợp với thời đại của câu chuyện. Chính những đặc điểm về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ miêu tả đặc sắc đó đã góp phần đem lại thành công cho nhà văn, cũng như góp phần đắc lực tạo nên phong cách nghệ thuật riêng của nhà văn Nguyễn Trường Thanh.

4. Có thể khẳng định - tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh là một thành tựu tiêu biểu nhất của văn học Lạng Sơn, đó chính là phần “đặc sản” trong đời sống văn học của một tỉnh miền biên. Qua khảo sát, nghiên cứu bước đầu, chúng tôi có thể chỉ ra một số nguyên nhân (khách quan và chủ quan, trực tiếp và gián tiếp) để dẫn đến những thành tựu tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh đó là: Lạng Sơn - một vùng đất thiêng liêng, mỗi một tấc đất nơi này đều gắn liền với các kỳ tích, các huyền sử của dân tộc; Lạng Sơn là quê hương của cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam - nơi đây có truyền thống yêu nước luôn giữ vững vùng biên cương thân yêu của


Tổ quốc - một vùng đất xinh đẹp, giầu bản sắc văn hóa… Tất cả những yếu tố đó đã góp phần tạo nên một vùng thẩm mỹ đặc biệt, một nguồn cảm hứng mãnh liệt - tác động mạnh mẽ đến xúc cảm thẩm mỹ để cây bút tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Trường Thanh thể hiện giá trị Chân - Thiện - Mỹ trong các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử của mình.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí