Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - 14


hành động hết sức khôn khéo, kiên cường, dũng cảm của những người cộng sản ngày đêm bám đất quê hương để lãnh đạo nhân dân đánh giặc. Hoa trong bão gồm 13 chương, cốt truyện không theo trật tự thời gian tuyến tính. Mở đầu tác phẩm là những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù - bằng mọi cách nhằm bắt gọn cơ quan đầu não của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đang ở chiến khu Bắc Sơn. Tiếp theo, là dòng suy nghĩ của các nhân vật chiến sỹ cộng sản kiên cường: Lương Văn Tri, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Minh… về việc xây dựng chủ trương kế hoạch, lãnh đạo nhân dân các dân tộc chống lại những trận càn của kẻ thù để bảo vệ Trung ương, bảo vệ chiến khu Bắc Sơn và những cơ sở cách mạng vùng Việt Bắc. Qua đó người đọc hình dung đầy đủ về một thời kỳ cách mạng đầy gian khổ, hy sinh nhưng vô cùng vinh quang của dân tộc từ 1940 đến 1945. Rõ ràng, khi tái hiện lịch sử theo dòng suy tư, theo các diễn biến tâm lý của nhân vật các tình tiết truyện không còn tuân theo trật tự thời gian nữa. Nhà văn có thể bắt đầu từ những kết quả của câu chuyện lịch sử và từ đó mới gợi ra, mới hình dung ra những không gian, thời gian và sự kiện lịch sử diễn ra trước đó.

Hay tiểu thuyếtHương ngàn - bao gồm 5 chương, được chia thành 2 phần chính. Mở đầu là lời tâm sự của bà Nguyễn Thị Được (chị Sáu Bến Tre) với nhà văn về thân thế của mình và thời gian chung sống với chồng (ông Hoàng Đình Giong): “…chuyện của chúng tôi chỉ có vậy thôi! Còn các đồng chí quê hương cùng ảnh trong đoàn quân Nam tiến năm xưa kể một phần, gia đình thân thuộc kể cho nghe một phần. Nếu anh tha thiết muốn ghi lại thì tôi cứ kể cho anh nghe được không? - Dạ, được ạ! Xin cảm ơn chị nhiều”[26.8,9]. Và kết thúc cuốn tiểu thuyết là lời của tác giả Hương ngàn nói với nhân vật của mình cũng đồng thời là người kể chuyện lại - chị Nguyễn Thị Được: “- Chị Sáu ơi! Xin chị đừng giận cho em hỏi câu này: Lá thư tình


độc đáo chỉ gói gọn một chữ “ Được” là có thật hay chuyện vui? Chị Sáu gật đầu thừa nhận và cất tiếng cười giòn tan”[26.219].

Tiếp theo, qua lời kể của nhân vật Nguyễn Thị Được, tác giả đóng vai trò ghi chép về thân thế và quá trình hoạt động của đồng chí Hoàng Đình Giong - nhân vật chính của tiểu thuyết với 5 đoạn đường đời. Đoạn I - Gia đình, thời thơ ấu và sự học hành của Hoàng Đình Giong (1904-1926). Đoạn II

- Quá trình hoạt động cách mạng của Hoàng Đình Giong ở Ban Hải ngoại của Đảng cộng sản ( trên đất Trung Quốc) và ở trong nước (1927-1936). Đoạn III

- Quá trình vận động cách mạng và đấu tranh bất khuất trong các nhà tù đế quốc ở trong nước cũng như ở Châu Phi (1936-1944). Đoạn IV - Quá trình ông tham gia khởi nghĩa giành chính quyền 1945 ở vùng Cao - Bắc - Lạng và chỉ huy đoàn quân Nam tiến đầu tiên sau khi nước nhà độc lập, với trách nhiệm Trưởng Khu 9, Khu 6 - tổ chức kháng chiến đánh giặc ở Miền Nam cho đến ngày ông anh dũng hi sinh ( 1944-1947). Đoạn V - Quá trình trung ương Đảng và tỉnh ủy Cao Bằng suốt mười lăm năm (1975-1990) đi xuyên Việt để nghiên cứu, xác minh, ghi nhận công lao to lớn của ông trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, tìm quy tập hài cốt ông về nghĩa trang Mai Dịch; làm quyền lợi, chính sách cho vợ con ông theo truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Rõ ràng, cách kết cấu cốt truyện ở đây có sự đảo lộn trật tự thời gian. Nói cụ thể hơn, ngay mở đầu, tác phẩm đã đưa người đọc vào cuối dòng chảy đang xảy ra của sự kiện. Cuốn theo dòng suy nghĩ và lời kể của bà Nguyễn Thị Được, người đọc được chứng kiến những năm tháng hoạt động cách mạng sôi nổi của đồng chí Hoàng Đình Giong với vai trò là vị chỉ huy trưởng của khu Bộ Khu 9.

Như vây, tái hiện lịch sử theo những dòng hồi tưởng, theo suy nghĩ và sự vận động của tâm lí nhân vật - là nỗ lực tìm tòi, sáng tạo của nhà văn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.


Nguyễn Trường Thanh. Mặc dù - đây là kiểu kết cấu không mới đối với thể loại tiểu thuyết. Ngay từ những năm 30 của thế kỷ trước đã có các nhà tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn và những cuốn tiểu thuyết hiện thực của nhà văn Nam Cao, Nguyễn Công Hoan cũng như sau này trong thời kỳ Đổi Mới với những nhà văn như: Chu Lai, Ma Văn Kháng... Nhưng đối với tiểu thuyết lịch sử, do phải bao quát và phản ánh các sự kiện và nhân vật lịch sử nên việc tạo ra những đột phá trong kết cấu cốt truyện cũng không phải là phổ biến. Do đó có thể lí giải vì sao tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh chủ yếu được viết theo kiểu kết cấu cốt truyện theo trật tự thời gian, chỉ có một số tác phẩm tái hiện lịch sử theo dòng hồi tưởng và theo diễn biến tâm lí nhân vật. Đây là một sự cố gắng rất đáng ghi nhận ở nhà văn Nguyễn Trường Thanh. Kiểu kết cấu này có ưu thế khi nhà văn muốn đi sâu vào khai thác đời sống tâm lý, đi vào thế giới tâm hồn nhân vật - khiến nhân vật lịch sử hiện lên chân thực hơn, gần gũi hơn và giàu sức thuyết phục hơn đối với người đọc. Nó cũng khiến tiểu thuyết lịch sử trở nên đa nghĩa hơn và có tính chất hiện đại hơn. Nhưng mặt khác kiểu kết cấu này cũng gây ra những khó khăn đối với nhà văn, bởi nếu “nhà văn không có kĩ xảo sắp đặt tình tiết sẽ khiến tác phẩm tản mạn, nhạt nhòa, kém sức hẫp dẫn đối với độc giả”[16.157]. Nhưng ở nhà văn Nguyễn Trường Thanh, khó khăn đó được khắc phục. Tác phẩm của ông vẫn có sự hấp dẫn đối với người đọc.

Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - 14

3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật.

Ngôn ngữ đóng vai trò là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học “Không có ngôn ngữ thì không thể có tác phẩm văn học, bởi chính ngôn ngữ chứ không phải cái gì khác đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề và tư tưởng, tính cách và cốt truyện. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị sáng tạo tác


phẩm; nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với tác phẩm”[10.123].

Tiểu thuyết lịch sử là thể loại văn học truyền thống lâu đời trong văn học Việt Nam. Với đặc trưng viết về đề tài lịch sử (nhân vật, sự kiện, thời kỳ hay tiến trình lịch sử), tiểu thuyết lịch sử có những quy ước riêng, đó là mối liên quan chặt chẽ với quá khứ, cái đã xảy ra, đã tồn tại trong kinh nghiệm của cộng đồng. Chính vì vậy, ngôn ngữ là một vấn đề đáng quan tâm đối với bất kỳ tác giả nào khi cầm bút viết tiểu thuyết lịch sử. Câu hỏi đặt ra là nhà văn lựa chọn ngôn ngữ nào để trần thuật và sử dụng ngôn ngữ nào cho nhân vật lịch sử? Với một thời đại đã cách xa chúng ta hàng trăm năm thì các nhân vật sẽ nói với nhau như thế nào? Để tái dựng lại không khí lịch sử cho tác phẩm, nhà văn phải viết ra sao? Đây là thử thách đối với mỗi nhà văn bởi nó đòi hỏi sự từng trải, vốn sống, vốn văn hóa cũng như khả năng sáng tạo và hư cấu tưởng tượng của ông ta.

Lucacs cho rằng: Tiểu thuyết lịch sử kể lại những sự kiện của quá khứ và về mặt ngôn ngữ nó tạo ra mối liên hệ với hiện tại, bởi vì người kể chuyện của hôm nay nói cho người nghe của hôm nay. Chúng ta đều biết rằng, ngôn ngữ là một sinh thể có đời sống riêng phong phú và nó in đậm dấu ấn thời đại lịch sử. Đằng sau cái hồn cốt mang tính hằng thể, lớp ngôn ngữ bề mặt luôn có sự tự cải biến và làm mới mình với sự thích nghi vô cùng đa dạng trong từng thời kỳ.

Trong tiểu thuyết lịch sử, ngôn ngữ lịch sử thường xuất hiện ở ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Đó là thứ ngôn ngữ mang đẫm màu sắc quan phương, quy phạm nhằm gợi lại không khí trang trọng của một giai đoạn lịch sử nhất định. Bởi tiểu thuyết lịch sử thường viết về nhân vật lịch sử, sự kiện và thời đại lịch sử nên nó giúp độc giả hình dung


được con người thời đại ấy, địa phương ấy đã ăn nói, cư xử, đã suy ngẫm cụ thể như thế nào.

Trong tiểu thuyết của mình - nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã chú ý viết bằng thứ „ngôn ngữ‟ thuần Việt, gần gũi, dễ hiểu với muôn màu sắc của đời thường, thứ ngôn ngữ tràn đầy sức sống của dân gian. Viết tiểu thuyết lịch sử đương đại với tinh thần tôn trọng lịch sử và ý thức khám phá lịch sử từ những chiều kích mới - nhà văn đã tạo ra ngôn ngữ trần thuật phù hợp bối cảnh thời đại trong quá khứ, nhưng không quá cách biệt với đối tượng tiếp nhận hôm nay mà vẫn thể hiện được ý đồ nghệ thuật của mình. Bởi vậy trong tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Trường Thanh, có những nhân vật nói năng theo khẩu ngữ của người bình thường, tước bỏ hệ thống ngôn ngữ cung kính, trang trọng, giảm thiểu số lượng từ Hán - Việt.

Như vậy, sự thành công nổi bật trong sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Trường Thanh là đã kết hợp được những yếu tố văn hóa, lịch sử, tôn giáo, trong một hệ ngôn ngữ tiểu thuyết thống nhất và đa dạng. Được thể hiện qua ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện như sau:

3.3.1. Ngôn ngữ nhân vật

Là tiểu thuyết lịch sử viết về các nhân vật lịch sử của dân tộc nên ngôn ngữ nhân vật được nhà văn Nguyễn Trường Thanh sử dụng thứ ngôn ngữ phù hợp với đối tượng nhân vật như: thành phần xuất thân, dân tộc, trình độ, nhận thức… và thời đại sinh sống. Điều đó góp phần khắc họa tính cách của nhân vật chân thực, khách quan, mang tính lịch sử, cụ thể hơn. Lớp ngôn ngữ này giúp cho người đọc nhận ra thời đại lịch sử của câu chuyện được kể, phân biệt được quá khứ với hiện tại; nó có chức năng tạo dựng không khí lịch sử cho tác phẩm và lớp ngôn ngữ này thường trang trọng cổ kính.


Chẳng hạn khi viết về cuộc đối thoại của vua Lê Hoàn ( Lê Đại Hành) với tướng sỹ và các bô lão địa phương nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ phù hợp với thời đại, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp: “Lê Hoàn ngạc nhiên chỉ tay xuống đoàn người lạ, hỏi các tướng sỹ:

- Đoàn người kia đi đâu mà khăn áo xênh xang, lại có cả cung đao vậy? Đúng lúc đó, một người lính hớt hải từ chân núi chạy lên thưa:

- Tâu bệ hạ! Có một đoàn bô lão người địa phương muốn đến yết kiến nhà vua.

- Trẫm vui lòng hậu tiếp các bô lão” [21.12]

Hay: “Nhà vua tươi cười ra đáp lễ mừng bô lão. Giọng nói vang như trống đồng của Lê Hoàn vui vẻ cất lên đầy tình cảm:

- Xin đa tạ các bô lão. Sao các bô lão biết trẫm ở đây mà cùng nhau đến thăm?

Một cụ già to khỏe chắp tay cung kính thưa:

- Tâu bệ hạ! Được biết bệ hạ đi kinh lý vùng biên cương, định ải chống giặc, các thần dân trộm nghĩ: suốt từ Móng Cái qua châu Quảng Yên về đến đây, cản giặc lúc mạnh diệt giặc lúc nguy, không nơi nào lợi thế bằng ở đất này, bởi vậy chúng tôi nóng lòng đợi nhà vua đã mấy tuần trăng nay”[21.12]. Hoặc: “- Tâu bệ hạ, trời sắp tối, khí núi chiều tà, e hại đến mình vua,

xin bệ hạ cho dừng chân giữ sức.

- Không sao! Không sao! Chớ lo cho trẫm. Các khanh, chắc các khanh mệt lắm phải không? Gắng lên, gắng chút nữa, sắp tới rồi!

- Tâu bệ hạ, chắc địa hình hiểm trở lắm?” [21.10].

Hay như trong đoạn đối thoại giữa Thân Cảnh Phúc với Thái Úy Lý Thường Kiệt: “- Thân tướng quân nghĩ ngợi gì mà lao lung thế?...

- Dạ! Bẩm phụ quốc Thái Úy Lý tướng quân…


- Đúng ý ta! Đúng ý ta! Xin ghi nhận lời bàn sâu sa của Thân tướng quân” [21.10].

Không chỉ là ngôn ngữ chỉ thời gian, ngôn ngữ đối thoại mà các ngôn ngữ khi chỉ địa danh, chức danh, thế giới đồ vật, quần áo, nhà cửa…trong tiểu thuyết lịch sử cũng đòi hỏi phải được miêu tả bằng ngôn ngữ mang màu sắc quá khứ, thuộc thời điểm câu chuyện xảy ra. Nhà văn giúp độc giả hình dung con người của thời đại ấy, địa phương ấy đã ăn nói, cư xử như thế nào. Chẳng hạn như các câu được sử dụng như: Thưa tướng quân, Bẩm tướng quân, Xin kính chào phò mã tướng công, thưa lão trượng, Bẩm chủ tướng, Dạ! Bẩm phụ quốc Thái Úy Lý tướng quân, Xin đa tạ lão trượng, Bẩm quan lớn quả là cao kiến ạ, Dạ, bẩm vâng ạ! Quan lớn dạy chí phải, Bẩm!..tuân lệnh, Dạ bẩm quan lớn: Tuân lệnh…

Như vậy, mỗi lời nói đều mang tính quy phạm từ cách xưng hô, đối đáp đến diễn đạt phù hợp, tương xứng với địa vị, hoàn cảnh của từng nhân vật. Chính điều đó nó mang lại bản sắc thời đại cho mỗi tác phẩm, đảm bảo tính xác thực lịch sử, tạo ra độ tin cậy cho người đọc. Mà thông thường tâm lí độc giả đã tin thì dễ yêu thích. Tạo ra độ tin cậy cũng là tiền đề khẳng định thành công của tác phẩm văn học. Mặt khác nó cũng là phương tiện hữu hiệu để nhà văn quay về khám phá đời sống chính sự và đời sống tâm hồn của con người thời đại ấy.

Đặc biệt trong tiểu thuyết của mình nhà văn Nguyễn Trường Thanh sử dụng nhiều ngôn ngữ địa phương như cách dùng từ, dùng hình ảnh so sánh, ví von, các từ đệm…vì hầu hết các nhân vật lịch sử là người dân tộc thiểu số vùng biên giới nên tác giả phải hiểu đúng, chính xác cách suy nghĩ, cách tư duy, cách diễn đạt của người dân tộc thiểu số. Nhà văn đã phản ánh chính xác trong tác phẩm của mình, điều đó tạo cho tác phẩm tính khách quan, lịch sử.


Chẳng hạn ngôn ngữ của một ông lão người dân tộc trong câu chuyện dân gian mà tác giả kể lại: “Tôi đã ngâm mình dưới nước qua một nghìn lần ông mặt trời mọc, ba mươi ba lần ông trăng tròn. Tôi đã có một nải ngọc quý, ngọc trong như nước suối đầu nguồn, ngọc sáng lên muôn màu rực rỡ…”[21.67]; hay ngôn ngữ của thủ lĩnh dân binh người dân tộc Đại Huề: “Giặc đã xâm chiếm đất nước ta nhưng không bao giờ giặc chiếm được lòng người mình đâu. Như anh em mình đây, như lòng người dân đất này, lòng ta vẫn yêu con sông, cái suối, lòng ta hòa vào dòng nước ngọt đầu nguồn. Lòng ta yêu cái núi cao, rừng dày, lòng ta hòa trong đó. Lòng ta yêu cái nương nên lòng ta hòa cái gạo trắng ngần…”[21.103]; hoặc lời của một ông lão nông dân người dân tộc: “Nghe tiếng nói oang oang của Mã Khánh Phương, một cụ ông râu tóc bạc phơ, dáng còn nhanh nhẹn, quắc thước, da đỏ au xuống cầu thang đón khách: -“ Chà! Cháu trai về chơi, lâu quá! Lâu quá rồi, có cả bạn quí về chơi nữa, vui lắm đấy…đường xa núi cao, đèo dốc, suối sâu, đi vất vả lắm đấy…”; “Chà! Các anh rửa chân, tay rồi uống nước, các cháu đi rừng, đi nương, đi lũng sắp về rồi, vui lòng chờ một chút nhé!”[23.141,142];

Hay của ông lão nông dân người dân tộc Hoàng Văn Đường :“-Nó sẽ bắt thằng Thượng, tao đi liệu chúng nó có nghi không?

Anh Niên đề xuất: -Phải ngụy trang bằng công việc thường làm của ông, chúng cháu tin là lọt.

Ông Đường gạt đầu quả quyết: -Được! Mai tao đi cho”[22.210]

Hoặc ngôn ngữ của những người dân tộc thiểu số như: Dương Quốc Vinh : “Nhưng cái tay của tôi hết thiêng rồi thượng cấp ơi!”[22.63]; hay của Dương Văn Vân: “Ồ! Nhớ nó quá! Hỏi vậy thôi, chứ mình lỡ mồm lộ bí mật, chú Lý nó dặn là làm cách mạng phải giữ bí mật mà”[22,74]; hoặc của Chu Văn Tấn: “Bác Bố ơi! Anh em mình về đến” [22,133]…

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí