Hoàn Cảnh Ra Đời Của 2 Tiểu Thuyết: “Mặt Trời Pác Bó” Và “Giải Phóng” Của Hoàng Quảng Uyên

ông tình cờ đọc một bài báo của Hồng Khanh đăng trên báo Nhân dân có tựa đề: “Niềm vui của Bác Hồ khi nhận lại tập Nhật kí trong tù”, Hoàng Quảng Uyên đã phát hiện ra chi tiết: tập Nhật kí trong tù do Bác để quên ở nhà một người dân Cao Bằng. Đến năm 1955, người dân đó đã gửi về văn phòng Chính phủ trả lại cho Bác. Từ đó, Hoàng Quảng Uyên biết được tập Nhật kí trong tù của Bác có liên quan đến Cao Bằng – quê hương thân yêu của ông nên luôn trăn trở và ấp ủ viết về quá trình hoạt động cách mạng của Bác tại căn cứ địa cách mạng Cao Bằng.

Trong các sáng tác về Bác Hồ, bao giờ Hoàng Quảng Uyên cũng có ý thức khắc họa hình tượng Bác Hồ như một con người đời thường chứ không phải đề cao Người là một vị Thánh, chỉ được mọi người ngưỡng mộ mà không gần gũi. Cho nên, khi đọc các tác phẩm của Hoàng Quảng Uyên viết về Bác Hồ, người đọc mới nhận thấy Bác trở nên vĩ đại thực sự trong sự giản dị đời thường ấy và nhà văn đã không hề làm giảm bớt vinh quang của Bác. Đọc tiểu thuyết của ông, ta như thấy cả một chặng đường lịch sử chân thực và nhân vật luôn là người thật, việc thật được hư cấu trong phạm vi và mức độ nhất định.

Chương 2

NGUYÊN MẪU HỒ CHÍ MINH VÀ HƯ CẤU NGHỆ THUẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT: “MẶT TRỜI PÁC BÓ” VÀ “GIẢI PHÓNG” CỦA

NHÀ VĂN HOÀNG QUẢNG UYÊN


2.1. Hoàn cảnh ra đời của 2 tiểu thuyết: “Mặt trời Pác Bó” và “Giải phóng” của Hoàng Quảng Uyên

2.1.1. Hoàn cảnh ra đời của tiểu thuyết “Mặt trời Pác Bó”.

Hoàng Quảng Uyên là người Cao Bằng nên ông luôn muốn khám phá, tìm hiểu về cội nguồn dân tộc, quê hương. Ông rất am hiểu về phong tục, tập quán của dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng và thông thuộc địa hình Pác Bó, mà Pác Bó lại là nơi Bác Hồ - một nhân vật lịch sử đã từng ở và hoạt động cách mạng trong vòng 5 năm. Chính điều đó đã khơi nguồn cảm hứng cho Hoàng Quảng Uyên viết cuốn tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó. Tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó được thai nghén từ năm 2008, đến năm 2010, cuốn tiểu thuyết đã hoàn thành và được bạn đọc đón nhận nhiệt tình. Có thể nói: giai đoạn lịch sử mà Bác Hồ ở Pác Bó giống như một khu rừng rậm rạp ít người khám phá và Hoàng Quảng Uyên một mình đứng giữa khu rừng ấy, luôn trăn trở để tìm được một con đường riêng nhằm khắc họa hình tượng Bác Hồ.

2.1.2. Hoàn cảnh ra đời của tiểu thuyết “Giải phóng”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Tiểu thuyết “Giải phóng” ban đầu có tên là “Ba ngàn ngày chiến thắng”, gồm 25 chương như một bức tranh hoành tráng về cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ… của một dân tộc với ý chí “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập”. Để lấy cảm hứng sáng tác bộ tiểu thuyết quy mô này, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã tự mình tổ chức những chuyến đi thực tế sang đất Quảng Tây (Trung Quốc) nhiều lần, hay tìm về quê hương của Bác ở Nam Đàn, Nghệ An … Những trang viết cuối cùng của tiểu thuyết được hoàn thành ở Trại sáng tác tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại Tam Đảo, tháng 4 năm 2013.

Có thể nói: Giải phóng là phần 2 của Mặt trời Pác Bó. Vẫn xuất phát từ nguyên mẫu Hồ Chí Minh, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã viết cuốn tiểu thuyết này trong vòng 2 năm (từ năm 2011 đến năm 2012). Khoảng giữa tháng 5 năm 2013, tác phẩm ra mắt bạn đọc và đã tạo ra luồng dư luận mới về nhà văn Hoàng Quảng Uyên khi viết về chặng đường hoạt động cách mạng tiếp theo của Bác, từ sau năm 1945 đến năm 1954.

Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên - 4

2.2. Nguyên mẫu Hồ Chí Minh và những “cột mốc” lịch sử được tái hiện trung thực trong “Mặt trời Pác Bó” và “Giải phóng”

Chính bản thân Hoàng Quảng Uyên cũng chưa từng được gặp Bác mà chỉ biết và tìm hiểu về Bác qua các tài liệu (đặc biệt là các tập hồi kí viết về Bác) thấy các nhà văn, các nhà tư tưởng viết về Bác – một người suốt đời lo cho dân, cho nước, hy sinh cho dân tộc … Một số tác phẩm viết về Bác có xu hướng thiên về khắc họa con người phi thường trong Bác mà chưa quan tâm đứng mức đến phần con người bình thường. Do đó, nguyên mẫu Hồ Chí Minh trong tâm trí Hoàng Quảng Uyên luôn luôn được đề cao, tôn trọng với sự hài hòa, gắn kết phẩm chất con người phi thường với con người bình thường trong Bác. Mỗi chương trong hai tác phẩm Mặt trời Pác Bó Giải phóng đều có sự kiện lịch sử được tái hiện trung thực. Qua khảo sát của chúng tôi, hầu như chương nào trong hai tác phẩm cũng có sự kiện lịch sử tiêu biểu được nhà văn đã tái hiện trung thực.

Trong tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó, Hoàng Quảng Uyên đã xây dựng nhân vật Hồ Chí Minh gắn với các sự kiện lịch sử quan trọng diễn ra tại tỉnh Cao Bằng. Từ lúc Bác Hồ trở về Cao Bằng, chọn Pác Bó làm căn cứ địa cách mạng và vạch ra phương hướng, đường lối, nhiệm vụ đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc trên mảnh đất Cao Bằng.

Trong cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng, tập 1, giai đoạn 1930 – 1945 có ghi: “Ngày 28 - 1 - 1941, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã đặt bước chân đầu tiên lên mảnh đất Pác Bó, nơi có địa thế hiểm trở, núi non hùng vĩ, có quần chúng nhân dân đã được giác ngộ, kiên cường đấu tranh, trung thành với Đảng, với cách mạng, có niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng ...” [2, tr. 76-77].

Dựa vào chi tiết này, trong Mặt trời Pác Bó, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã tái hiện chi tiết miêu tả lần đầu khi Bác vừa đặt chân lên mảnh đất quê hương, đứng trước cột mốc 108 - cột mốc phân định biên giới Việt – Trung: “ … Một doàn người vượt Pò Vẩn, chạm chân lên đất Việt, tại cột mốc 108. Mốc 108 là một phiến đá được đục, đẽo thành hình khối, cao gần một mét, rộng nửa mét, dày chừng 30 phân, mặt trước có khắc chữ Trung Quốc và chữ Pháp. Mốc được dựng từ một hiệp ước triều đình Mãn Thanh ký với đế quốc Pháp, trải mưa, trải gió cột mốc đã ngả màu xám, chữ mờ đi.” [37, tr.12].

Đây là chi tiết được nhà văn tái hiện một cách trung thực sự kiện ngày đầu tiên (28 - 1 – 1941), Bác Hồ đặt trên lên mảnh đất Cao Bằng, đi qua cột mốc 108 và dừng chân tại trên đỉnh núi cao nhìn xuống bao quát khung cảnh thiên nhiên rộng lớn,

hùng vĩ. Địa thế và lòng dân Pác Bó rất xứng đáng được lãnh tụ đặt cơ quan, chỉ đạo phong trào cách mạng, lấy hang Cốc Bó làm trụ sở. Từ đó, Pác Bó với ngọn núi “Các Mác” với dòng suối “Lênin”, tại nơi Người làm việc và do Người đặt tên thể hiện tư tưởng, mục tiêu, đường lối cách mạng, niềm tin tất thắng được vinh dự đi vào trang sử vẻ vang hiện đại của dân tộc ta, gắn bó với sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Cũng trong cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng, tập 1, giai đoạn 1930 – 1945 ghi rõ: “Tại Pác Bó, đồng chí Nguyễn Ái Quốc liên tiếp mở nhiều lớp huấn luyện về tổ chức Mặt trận Việt Minh, về chương trình Điều lệ Việt Minh cho các cán bộ người Cao Bằng, đồng thời Người bắt tay vào chương trình thí điểm Việt Minh và tổ chức các đoàn thể cứu quốc tại các châu Hòa An, Hà Quảng, Nguyên Bình.” [2, tr.77].

Với sự kiện lịch sử này, Hoàng Quảng Uyên cũng tái hiện một cách trung thực bằng một số chi tiết tiêu biểu trong Mặt trời Pác Bó. Đó là chi tiết các đại biểu Bắc – Trung – Nam dự Hội nghị tại Khuổi Nặm. Dưới sự chỉ trì của đồng chí đại biểu Quốc tế cộng sản Nguyễn Ái Quốc, các đại biểu ngồi quây quần, chăm chú nghe người chủ trì vạch ra con đường định hướng cách mạng đó là “lập một Mặt trận dân tộc thống nhất trong cả nước” [1, Tr.162] và sự kiện Bác mở nhiều lớp huấn luyện về tổ chức Mặt trận Việt Minh, chương trình Điều lệ Việt Minh cho các cán bộ người Cao Bằng: “Bác đã soạn 10 điều kỷ luật đội ... thảo những nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Hội” [1; Tr.245]. Hay “Bài tập sự đầu tiên của đội du kích Pác Bó, những bài tập luyện luôn vang lên những tiếng hô “Nghiêm”, “Nghỉ”, “Bên phải quay”, “Bên trái quay” ... những động tác bồng súng, chào, ném lựu đạn, tập bắn súng các đội viên tập càng thuận thục nhờ sự huấn luyện bài bản của “giáo thụ” Lê Thiết Hùng, Hoàng Sâm ... ” [37, tr. 248] ...

Bên cạnh những sự kiện được tái hiện trong Mặt trời Pác Bó, nhiều sự kiện trong Giải phóng cũng được nhà văn Hoàng Quảng Uyên tái hiện một cách trung thực với nhiều chi tiết nổi bật.

Trong hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có ghi: “Đêm nằm trên Lán Nà Lừa với Bác, “Bác trăng trối”: Dù có phải hy sinh đến đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập”. Dựa vào chi tiết này, nhà văn đã tái hiện lại một cách trung thực trong chương Mệnh người – vận nước. Đó là lúc Bác

ốm, Bác đã gọi Võ Nguyên Giáp đến dặn dò và nhắc nhở “Thời hồ, thời hồ, bất tái lai

– Thời gian và cơ hội không trở lại lần thứ hai … Dù có phải hy sinh đến đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập” [38, tr.84]

Hay Hồi kí của Nguyễn Đình Thi trong cuốn Bác Hồ với văn nghệ sĩ được nhà văn Hoàng Quảng Uyên lựa chọn để viết chương 5: Quốc Dân đại hội. Từng chi tiết, sự kiện ghi chép trong Hồi kí đều được Hoàng Quảng Uyên tái hiện lại. Đó là chi tiết Nguyễn Đình Thi ngồi trong phòng viết bản tham luận về một nền văn hóa mới để lên chiến khu dự một hội nghị đặc biệt mà anh trở thành đại biểu chính thức của giới văn hóa [38, tr.98]. Niềm vui của Nguyễn Đình Thi cũng như giới văn nghệ sĩ khác như: Khuất Duy Tiến, Trần Huy Liệu như hòa làm một khi cùng đến tham dự hội nghị. Chi tiết Võ Nguyên Giáp giơ cả hai tay hướng về Nguyễn Đình Thi được tái hiện rõ nét: “Chào nhạc sĩ, chào Nguyễn Đình Thi, tôi đã nghe bài hát Diệt phát xít bừng sôi lửa chiến đấu của anh: “Mau mau mau vai kề vai không phân biệt già, trẻ, trai hay gái. Vác súng gươm ta đi lên, ta tiến lên ta diệt quân thù…””[38, tr.102] …

Chỉ với vài chi tiết tiêu biểu, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã tái hiện một cách trung thực các nhân vật và sự kiện có trong lịch sử để đưa vào trong sáng tác của mình. Các sự kiện lịch sử xuất hiện lần lượt theo theo thời gian tuyến tính, với trình tự biên niên. Như vậy, có thể khẳng định: Hoàng Quảng Uyên sáng tác tiểu thuyết lịch sử dựa trên khuynh hướng thứ nhất. Nghĩa là ông tôn trọng tối đa tính xác thực của lịch sử và hư cấu có hạn chế trong phạm vi cho phép để tái hiện sự thật lịch sử.

2.3. Hư cấu nghệ thuật trong hai tiểu thuyết: “Mặt trời Pác Bó” và “Giải phóng”

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Hư cấu là vận dụng trí tưởng tượng để sáng tạo nên những nhân vật, phương tiện, những tác phẩm nhằm phản ánh cuộc sống và thực hiện những mục đích nghệ thuật nhất định. Qua hoạt động hư cấu, nghệ sĩ nhào nặn, tổ chức chất liệu được rút ra từ cuộc sống để tạo ra những tính cách, những số phận, những hiện tượng mới, những sinh mệnh mới có ý nghĩa điển hình, vừa biểu hiện tập trung chân lý cuộc sống, vừa biểu hiện cá tính sáng tạo, phong cách độc đáo và ý tưởng thẩm mĩ của mình. Vì vậy, hư cấu là một trong những hoạt động cơ bản của tư duy nghệ thuật, là một trong những khâu có ý nghĩa quyết định của quá trình sáng tạo nghệ thuật”. [9, tr.153]

Đối với nhà văn, quan sát, nghiên cứu và hiểu biết vẫn chưa đủ, còn cần phải “bịa đặt”, sáng tạo ra nữa. Cho nên, không hư cấu thì không thể và cũng không tồn tại được tính nghệ thuật. Trong tác phẩm cụ thể, các nghệ sĩ có cá tính sáng tạo riêng, với những thể loại nghệ thuật và phương pháp sáng tác khác nhau. Quá trình hư cấu diễn ra với những cách thức và mức độ khác nhau. Hư cấu bao giờ cũng là một hoạt động cơ bản tất yếu của sáng tạo nghệ thuật

Theo tác giả Hoàng Phê trong Từ điển Tiếng Việt: Hư cấu là “tạo ra bằng tưởng tượng” [21,tr.586]. Tuy nhiên, xét trên phương diện nghệ thuật thì nhà văn Hoàng Quảng Uyên lại sử dụng hư cấu vào sáng tác tiểu thuyết lịch sử, viết về Bác Hồ kính yêu nhưng ở phạm vi nhỏ hẹp hơn. Đó là việc nhà văn đã sắp sếp các sự kiện có thật trong lịch sử theo trình tự thời gian thành một chỉnh thể thống nhất trong hai tác phẩm Mặt trời Pác Bó Giải phóng, đồng thời xây dựng nhân vật Hồ Chí Minh dựa trên nguyên mẫu Hồ Chí Minh trong lịch sử. Bởi theo quan điểm của Hoàng Quảng Uyên, nếu một nhà văn “sao chép lại, kể lại” một cách rành rọt, chi tiết đúng với những gì đã diễn ra trong lịch sử thì chẳng khác nào ta “sao chép lại, chụp lại” nguyên si “bản gốc” và đương nhiên nó sẽ không có giá trị, không gây được sự chú ý của độc giả.

2.3.1. Tái hiện bức tranh thiên nhiên và bức tranh xã hội

Nhà văn Hoàng Quảng Uyên là lớp người trưởng thành sau năm 1975 nên trước những đổi thay của quê hương, đất nước, của thời đại, ông đã tìm thấy nguồn cảm hứng mới về cái tươi đẹp về cuộc sống, về thiên nhiên và con người trên mảnh đất quê hương từ trong quá khứ. Tất cả đều được phản ánh qua từng trang viết của Hoàng Quảng Uyên với nguồn cảm hứng bất tận nhằm tái hiện một bức tranh thiên nhiên với đầy đủ âm thanh, màu sắc tươi sáng của núi rừng Việt Bắc đã lùi xa vào hoài niệm.

Để khắc họa bức tranh thiên nhiên, phong tục tập quán gắn với đời sống của những con người miền núi một cách chân thực và rõ nét, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã hư cấu qua một số chi tiết điển hình nhất, đắt giá nhất.

2.3.1.1. Tái hiện bức tranh thiên nhiên

Bức tranh thiên nhiên được thể hiện qua cảnh sắc núi rừng Cốc Bó. Nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã miêu tả cảnh sắc núi rừng Cốc Bó tươi tắn với những tia nắng vàng lung linh len lỏi qua từng tán lá, cành hoa, tiếng chim Cáng lò gọi bàn tình, tiếng róc rách của dòng nước len lỏi qua khe đá, tạo nên bức tranh thiên nhiên mùa

xuân sống động, tràn đầy sức sống: “Nắng tràn trên cánh rừng đại ngàn Cốc Bó, trải màu vàng tươi trên những cành hoa muôn sắc lung linh. Những cành lá mạy Báng, mạy Mạ, cáp tao … lóng lánh đung đưa. Tiếng con chim Cáng lò gọi bạn tình chìm trong nồng nàn mùa xuân. Dưới tán rừng xanh, dòng nước trong chảy từ đầu nguồn, len lỏi qua khe đá. Róc rách reo vui. Hơi nước bốc lên đọng lại trên ngọn cỏ, lá cây bên bờ suối. Ẩm ướt, lành lạnh”. [37, tr.5].

Mùa xuân hiện lên với đầy đủ âm thanh, màu sắc hòa cùng không khí đặc trưng của miền núi. Đó là tiếng chim hót, tiếng nước chảy qua khe suối, là màu vàng tươi của nắng xuân ấm áp, là không khí lành lạnh, ẩm ướt ...

Cùng với đó, bức tranh thiên nhiên còn được gởi mở qua không gian thiên nhiên sinh động, hùng vĩ và nên thơ. Qua ngòi bút của tác giả, khung cảnh thiên nhiên hiện ra đầy thơ mộng với nhiều sắc màu đan xen, hòa lẫn. Đó là màu tím thẫm của quả dâu da, màu vàng tươi của hoa cây Mạy Mạ và hơn cả là những đỉnh núi ẩn hiện trong làn sương mờ trắng: “Buổi sáng đầu hè đẹp, trời trong. Những cây dâu da hai bên bờ suối đung đưa những chùm quả tím thẫm. Cây Mạy Mạ bên chiếc lán nở những bông hoa vàng rực. Những đám ruộng bên Khuổi Nặm đã cấy xong, nước lập lờ chân mạ. Phía xa, những đỉnh núi choàng mây trắng mộng mơ ...” [37, tr.159].

Nhà văn đưa người đọc tới một không gian rộng lớn hơn, bao quát hơn trong khoảng thời gian nhất định là vào một buổi sáng đầu mùa hè. Không gian ấy thật trong trẻo nhưng cũng thật nên thơ, khiến người đọc liên tưởng tới cõi “bồng lai tiên cảnh”.

Cũng là cảnh sắc của núi rừng, nhưng trong Giải phóng, tầm nhìn của nhà văn bao quát hơn, tỉ mỉ hơn. Hoàng Quảng Uyên cũng sử dụng nghệ thuật hư cấu để làm nổi bật lên vẻ đẹp của thiên nhiên vùng núi phía Bắc với những thác nước cao đầy quyến rũ. Điểm nhìn của tác giả không chỉ dừng lại ở một đối tượng đơn thuần mà theo trình tự từ gần đến xa, từ khái quát đến chi tiết: “Khuôn Tát rợp trong rừng chè, đồi cọ, trong rừng có nhiều loại gỗ quý như cây Phách cao, to gốc cây vòng tay ôm không xuể. Đặc biệt có dòng suối Khuôn Tát chảy len lỏi qua các mô đá qua hàng triệu năm bị nước bào mòn thành những mô đá tròn, có những cây đa cổ thụ xum xuê tỏa bóng mát. Từ cây đa cổ thụ trên đỉnh Đèo De xuôi theo dòng suối chừng một cây số, nước đổ xuống một con thác 7 tầng, cao hơn 30m tung bọt trắng xóa” [38, tr.498].

Có thể thấy mọi sự vật, hiện tượng đều hội tụ qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Chỉ với hình ảnh các mô đá dưới lòng suối bị bào mòn theo thời gian khiến cho chúng bị biến dạng hay dòng nước của con thác 7 tầng đổ xuống, tung bọt trắng xóa, nhà văn đã cho người đọc thấy được khả năng đặc biệt của mình trong cách quan sát, miêu tả, liên tưởng về các sự vật, hiện tượng diễn ra trong tự nhiên thật sinh động và tỉ mỉ.

Dưới ngòi bút của Hoàng Quảng Uyên, cảnh sắc thiên nhiên không chỉ hiện lên với gam màu tươi sáng mà nó còn gợi sự thâm u, huyền ảo nhưng cũng rất trữ tình: “Sông Phó Đáy đoạn chảy quả thác Dẫng được mở rộng ra. Mùa nước to, nước chảy ầm ào, vang vọng. Buổi sáng và chiều tối, trời lạnh hơi nước bốc mù mịt. Cảnh sắc thâm u, huyền ảo. Đây là nơi yên ba thâm xứ (nơi khói sóng thăm thẳm), dễ gợi cảm hứng thơ” [38, tr.508]. Hay: “Ánh trăng bàng bạc, trải ảnh vàng lên lau lách, cây cối hai bên bờ. Nước chảy êm đềm, hắt ánh trăng lên thuyền. Xa xa hơi nước bảng lảng ...” [38, tr.508].

Một lần nữa khung cảnh thơ mộng lại được vẽ lên với hình ảnh hơi nước bốc mù mịt gợi cảm giác rùng mình, ớn lạnh hay ánh sáng mờ ảo của nàng trăng phản chiếu lên thuyền ... Tất cả đều là sự kết hợp tinh túy giữa con người với thiên nhiên vạn vật để tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh. Những chi tiết này có sức lôi cuốn đặc biệt đối với người đọc. Qua những trang viết miêu tả về thiên nhiên của nhà văn Hoàng Quảng Uyên, người đọc như cảm thấy tận mắt chứng kiến cảnh đẹp tuyệt vời do thiên nhiên ban tặng.

Với cái nhìn tỉ mỉ, chi tiết cùng giọng văn mượt mà đậm chất thơ, cùng nghệ thuật hư cấu, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã tái hiện bức tranh thiên nhiên giữa đại ngàn Cốc Bó thật hùng vĩ và đa sắc màu tươi tắn. Là một nhà văn “chưa sành lắm” về tiểu thuyết, song ngòi bút của Hoàng Quảng Uyên luôn khiến người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Đó là nhờ vào nghệ thuật hư cấu khi miêu tả về cảnh sắc thiên nhiên, tạo nên một bức tranh thiên nhiên hài hòa, sinh động, đậm cá tính sáng tạo của Hoàng Quảng Uyên. Đây cũng chính là thành công của nhà văn khi đạt được dụng ý nghệ thuật nhằm khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên về núi rừng Việt Bắc để gửi tới người đọc.

2.3.1.2. Tái hiện bức tranh xã hội

Bên cạnh những trang viết về thiên nhiên tươi đẹp, nhà văn Hoàng Quảng Uyên còn giúp người đọc hiểu rõ thêm về bức tranh làng bản, xã hội đã lùi xa vào quá khứ,

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí