Khắc Họa Chân Dung Các Nhân Vật Lịch Sử Đã Sống Và Hoạt Động Cùng Bác

qua đó hướng người đọc đến một không gian văn hóa đặc trưng gắn với đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.

Tác giả Hoàng Quảng Uyên là người rất am hiểu và thông thuộc về mảnh đất Pác Bó, nên ông luôn có cái nhìn nhạy cảm, tinh tế về hiện thực xã hội, cho dù đó là xã hội đã lùi vào quá khứ. Ngòi bút của ông đã tái hiện bức tranh làng bản hết sức sinh động, tạo nên nét riêng.

Bức tranh làng bản được thể hiện ngay trong cái nhìn bao quát của nhà văn: “ … cách đầu nguồn Cốc Bó vài trăm mét. Một ngôi nhà sàn thấp, nhỏ ẩn kín trong lùm cây. Mái nhà lợp cỏ gianh, tường phía trước che chắn bởi những miếng gỗ cong vênh, 3 phía tường còn lại che bằng lá Cáp tao đan dầy. Trước nhà có cái nhà sàn nhỏ, thấp lè tè, mặt sàn ghép bằng những đoạn cây dài. Đứng trên sàn nhìn xuống bờ suối thấy rõ khoảnh đất rộng Lũng Mịn. Ngước nhìn lên cao, chếch về phía tay phải là Lũng Pò Vẩn, nằm ở lưng chừng núi, nơi có cột mốc phân định biên giới Trung – Việt …”. ) [37, tr.6]

Hình ảnh những ngôi nhà sàn thấp, nhỏ là hình ảnh mang nét đặc trưng riêng, gắn với đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc. Đi bất cứ làng bản nào thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc ta cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những ngôi nhà sàn đơn sơ lợp bằng cỏ gianh và được che chắn bởi những loại cây có sẵn trong tự nhiên. Ở đây, nhà văn đứng giữa đất trời, thiên nhiên vạn vật để bao quát không gian rộng lớn, hướng tầm nhìn vào khoảng không vô tận. Tác giả cảm thấy ấm lòng khi được hòa mình với cuộc sống giản dị của đồng bào nơi đây.

Những địa danh quen thuộc của tỉnh Cao Bằng cũng được nhắc đến như một niềm tự hào qua những trang viết về miền núi của Hoàng Quảng Uyên. Đó là “Làng Bó Cục nằm sát biên giới, đối diện với làng Nà Lạn (Đông Khê), có gần chục nóc nhà dựng sát chân núi, toàn nhà sàn mái lợp ngói âm dương …” [37, tr.146], là “Hang Nộc Ẻn là một cái hang nhỏ trần hang cao. Trên những hốc đá có nhiều tổ chim Én. Thỉnh thoảng chim bay ra, bay vào, ríu rít thật vui mắt, vui tai. Từ hang Nộc Ẻn nhìn xuống cánh đồng Nà Mạ, lúa xanh rờn như che lấp con đường mòn dưới chân núi Tèo Lài, dẫn lên Pác Bó” [37, tr.277].

Những cái tên Làng Bó Cục, Hang Nộc Ẻn, Nà Mạ, Tèo Lài, Pác Bó là những địa danh quen thuộc đối với đồng bào dân tộc tỉnh Cao Bằng, nhất là đối với dân tộc Tày nơi đây. Mỗi địa danh có một đặc điểm riêng, song dù miêu tả ở khía cạnh nào thì những đặc điểm ấy vẫn toát lên được nét đặc trưng của vùng núi phía Bắc. Điều đó thể hiện qua

hình ảnh của những ngôi nhà nằm sát chân núi, những con đường mòn ven triền đồi, triền núi, những cánh đồng lúa xanh rờn uốn quanh chân đồi tựa như những chân bậc thang đều tăm tắp ... Có thể thấy, nhà văn nhắc đến những địa danh này với một niềm lạc quan, tự hào khôn tả.

Trong bức tranh làng bản ấy, nhà văn Hoàng Quảng Uyên cũng tái hiện một cách chân thực bức tranh xã hội trong quá khứ: “Ở vùng biên giới này có nhiều phỉ quấy phá: Phỉ “ngoại” từ Trung Quốc sang, phỉ “nội” lẩn lút trong hang, trong núi, phỉ “nghiệp dư” lẻ tẻ vài tên kéo nhau đi ăn mảnh … gây bao nỗi khổ cho dân chúng. Bọn quan Tây, quan Ta bất lực, không trấn áp nổi … Dân gọi bọn quan Tây, quan châu là con hổ, gọi bọn phỉ là con báo. Dù hổ hay báo cũng là lũ ăn thịt sống cả” [37, tr.10]. Hay: “Vùng Hà Quảng những năm 1938 – 1939 là vùng đất làm ăn của các loại phỉ. Nhân dân đói khổ, điêu đứng vì bọn này. Châu ủy Hà Quảng đã phát động phong trào phòng chống phỉ bảo vệ xóm làng rất có hiệu quả, nhưng bọn phỉ nhiều quá không thể đánh đuổi hết được ... ” [37, tr.224].

Qua nghệ thuật hư cấu, nhà văn đã so sánh bọn phỉ độc ác giống như con hổ, con báo chuyên ăn thịt sống, nhà văn đã cho người đọc thấy được mức độ độc ác của chúng đối với nhân dân. Bọn phỉ tập trung ở đâu thì nơi đó nhân dân sẽ đói khổ và sẽ không có ai dám lên nương để phát rẫy trồng lúa, trồng khoai. Hình ảnh của bọn “Phỉ” hiện lên với nhiều phương thức hoạt động. Chúng bòn rút của cải, bóc lột sức lao động của người dân nghèo khổ và đe dọa, chèn ép họ bằng nhiều hình thức nham hiểm, độc ác. Trước những hành động của bọn phỉ, dân làng luôn tìm cách chống trả để đòi quyền sống, song do quy mô hoạt động của chúng ngày càng rộng, sức mạnh của chúng ngày càng tăng nên người dân cũng chỉ còn biết cam phận.

Không dừng lại ở đó, nhà văn Hoàng Quảng Uyên còn tái hiện bức tranh xã hội trong quá khứ trải qua những tháng ngày lịch sử từ công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền đầy khó khăn, vất vả: “Trong căn lán nhỏ bé trên đồi Nà Lừa những chủ trương, quyết sách lớn được vạch ra và thực hiện. Những ngày đầu là công tác chuẩn bị lực lượng đón Đồng Minh nhảy dù xuống căn cứ. Tổ chức cuộc chiến đấu chống quân Nhật đánh vào khu giải phóng với việc phục kích và tiêu diệt quân Nhật tại Làng Sảo, Đèo Chắn vào tháng 6/1945 và việc đối phó với những toán thổ phỉ ở Đèo De âm mưu vào quấy phá khu giải phóng ...” [38, tr.37].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Đặc biệt là những ngày đầu tháng 8/1945 với sự chỉ đạo kịp thời và tích cực của Hồ Chí Minh, hai hội nghị quan trọng được tổ chức thành công là Hội nghị toàn quốc Đảng từ ngày 13 đến ngày 15/8 tại căn lán cách lán Nà Lừa 20m có hơn 30 Đại biểu các Đảng bộ Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ tham dự ra quyết định phải kịp thời phát động và lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền “trước khi quân Anh và quân Tưởng vào Đông Dương tước vũ khí quân Nhật và trước khi Pháp đưa lực lượng trở lại xâm lược nước ta và trong các ngày 16, 17/8/1945 tại đình Tân Trào Quốc Dân đại hội được tổ chức thành công với việc thông qua mười chính sách lớn của Việt Minh, thông qua lệnh tổng khởi nghĩa, bầu ra Ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời)” [38, tr 37].

Trước những biến động lớn của xã hội đương thời đầy rối ren, phức tạp, khi quân Anh và quân Tưởng vào Đông Dương tước vũ khí quân Nhật và Pháp chuẩn bị ráo riết cho trở lại xâm lược Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng các đồng chí, đồng đội kịp thời vạch ra chủ trương, đường lối hoạt động cách mạng của Việt Minh nhằm ngăn chặn hành động phi pháp của Thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam. Đó là phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền, nêu cao lý tưởng cộng sản và lãnh đạo toàn dân kháng chiến.

Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên - 5

Có thể thấy, dù bức tranh xã hội hiện về trong tưởng tượng có rối ren, phức tạp đến đâu thì người đọc vẫn có thể hiểu và nắm bắt được tình hình xã hội ấy thông qua ngòi bút tinh tế, nhạy bén của nhà văn Hoàng Quảng Uyên. Qua ngòi bút hiện thực sắc sảo, Hoàng Quảng Uyên còn cho người đọc thấy trong bức tranh làng bản, xã hội ấy tồn tại những phong tục tập quán tốt đẹp gắn bó với cuộc sống của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc như: thờ ông bà, thờ tổ tiên, thờ thổ thần, chúc Tết ...

Trong tác phẩm Mặt trời Pác Bó, Hoàng Quảng Uyên miêu tả khá chi tiết những phong tục của người Nùng Giang tại Cao Bằng. Khi gặp ông Máy Nì, Ông Cụ (Hồ Chí Minh) chúc tết bằng tiếng địa phương Quảng Tây “Xìn nìn, phát hỷ, phát sòi” (Nghĩa là: năm mới, chúc vui vẻ, phát tài) [37, tr.15].

Qua lời chúc của ông Cụ, người đọc dễ dàng nhận ra tục chúc tết của người Nùng Giang gần giống với tục chúc tết của người Hoa bên Trung Quốc và cũng có nét tương đồng với tục chúc tết của người Kinh ở Việt Nam. Cứ năm hết Tết đến, khi mùa xuân đến gõ cửa từng nhà là họ lại dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp. Con

cháu chúc ông bà, con cái chúc bố mẹ, vợ chồng, hàng xóm láng giềng cùng chúc nhau. Họ chúc sang năm mới mọi người đều vui vẻ, nhà nhà được bình an, hạnh phúc, làm ăn ngày càng phát tài, phát lộc. Họ vẫn thường chúc nhau:

“Bươn chiêng pi mói Mỏi lổ mội mói

Mọi lỏ mọi đay Mỏi cần pìng an Mọi cần cán xỉnh

Xỉnh lẻo, xỉnh lẻo!” [37, tr.18]

(Tháng giêng năm mới Mọi thứ đều mới

Mọi việc đều hay Mọi người bình an Mọi người tốt đẹp Mời cạn, mời cạn!)

Phong tục này đã được gìn giữ qua bao thế hệ và trở thành phong tục điển hình của người Nùng Giang trong dịp Tết. Bên cạnh những lời hay, ý đẹp dành tặng nhau, người Nùng Giang còn tặng nhau những phong bao lì xì màu đỏ thắm. “Lì xì” là “mừng tuổi”. Chỉ vào dịp Tết, người Nùng Giang nói riêng hay người Kinh nói chung mới dùng lì xì để trao nhau kèm theo những lời chúc tựa như: chúc con cháu mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn; chúc người lớn “công thành danh toại”, làm ăn phát tài, phát lộc dồi dào. Những người nhận được lì xì cùng với lời chúc đều cảm thấy vui vẻ: “Ông Ké thò tay vào túi áo rút ra một phong bao giấy điều đặt vào tay cô bé.

Năm mới ta chúc cháu!

Máy Nì mặt đỏ lựng, ấp chiếc phong bao trước ngực, ngước đôi mắt đen ngơ ngác thoáng nhìn ông Ké, môi mấp máy” [37, tr.17]

Đó là niềm vui của con gái ông Máy Nì khi được ông Ké tặng lì xì. Không chỉ có niềm vui mà cô bé còn cảm thấy xúc động, ngơ ngác trước hành động của ông Ké, bởi lẽ chính cô bé cũng không hiểu vì sao ông lại biết được phong tục của dân tộc mình!.

Chỉ với vài nét chấm phá, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã cho người đọc cảm nhận được nét đặc trưng trong phong tục Tết của người Nùng Giang. Phong tục chúc tết, tặng lì xì được người Nùng Giang lưu giữ như một nét đẹp truyền thống. Cho đến ngày nay, phong tục này vẫn tồn tại và ngày càng khẳng định được giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi nói chung cũng như của người Nùng Giang nói riêng.

Ngoài phong tục chúc tết, người Nùng Giang còn có tục Sầu Nèn. Cũng trong tác phẩm Mặt trời Pác Bó, một lần nữa Hoàng Quảng Uyên lại dẫn dắt người đọc tìm hiểu về phong tục Sầu Nèn của người Nùng Giang. Đây là một phong tục truyền thống quý báu của dân tộc Việt gắn chặt với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Tục Sầu Nèn diễn ra vào ngày mồng hai Tết hàng năm, với nghĩa: người còn sống dâng lễ thờ cúng ông bà, tổ tiên để bày tỏ lòng kính trọng đối với những người đã khuất. Chính vì thế, đồ lễ để dâng lên bàn thờ ông bà, tổ tiên trong ngày mồng hai Tết phải được chuẩn bị chu đáo với “một bên gánh là con gà sống thiến lông mượt, đuôi dài, cựa ngắn, một bên là chiếc làn nhỏ có đựng bánh chưng, bánh khảo, thúc théc và một chai rượu” [37, tr.8].

Từ lâu, tục Sầu Nèn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tín ngưỡng thờ Thần của người Nùng Giang. Theo người dân nơi đây, những đồ ăn, thức uống được dâng lên bàn thờ tổ tiên phải thật ngon và gồm nhiều loại khác nhau với mong muốn ông bà, tổ tiên và những người đã khuất sẽ bảo vệ, chở che cho con cháu ...

Bằng sự quan sát, hiểu biết tinh tế, sâu sắc về phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã khắc họa thành công bức tranh cuộc sống của người miền núi gắn với các phong tục tập quán diễn ra trong dịp Tết. Với mỗi phong tục, nhà văn lại có cái nhìn mới mẻ, toàn diện, chân thực và sinh động, nhưng không hề làm giảm giá trị văn hóa tinh thần còn được lưu giữ của đồng bào dân tộc nơi đây. Qua tác phẩm Mặt trời Pác Bó, Hoàng Quảng Uyên đã tái hiện sinh động tục thờ Thần, tục chúc Tết của đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc ...

Bằng ngòi bút sắc sảo với cái nhìn tinh tế cùng khả năng quan sát tỉ mỉ, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã tái hiện một cách chân thực và sâu sắc nhất về bức tranh làng bản, xã hội Cao Bằng. Qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ, cuộc sống sinh hoạt của người dân miền núi bên những chiếc nhà sàn đơn sơ, nhỏ bé hiện lên thật

chân thực và rõ nét. Những phong tục tập quán truyền thống của người Nùng Giang được nhắc đến như một niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Tuy nhiên, ẩn hiện sau mỗi bức tranh đậm sắc màu đó là cả một xã hội đầy rối ren, phức tạp, song nhà văn đã dẫn dắt người đọc, gạt bỏ những góc khuất u tối để hướng đến một tương lai tươi sáng tràn đầy niềm tin và hy vọng.

Chính vì Hoàng Quảng Uyên là người con của dân tộc Nùng, sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Cao Bằng lịch sử nên ông luôn hướng về vùng đất tổ tiên, hướng về nguồn cội dân tộc, nơi “chôn nhau cắt rốn” với một tình cảm chân thành, tha thiết. Tất cả những ký ức đẹp đẽ về thiên nhiên, con người gắn với phong tục tập quán đều lần lượt đi vào trang viết của ông, góp phần tô điểm và làm giàu có thêm nguồn tài liệu viết về đề tài miền núi.

2.3.2. Khắc họa chân dung các nhân vật lịch sử đã sống và hoạt động cùng Bác

Trong quá trình hoạt động cách mạng, đã có rất nhiều đồng chí, đồng bào sống gần gũi với Bác, coi Bác như một người cha, một người anh, một người bạn tri kỷ. Đó là: “Lê Quảng Ba, người con của núi rừng Pác Bó, luôn có mặt cạnh Người trong suốt những ngày “cháo bẹ, rau măng”; Đàm Quang Trung, người thanh niên bản Nà Nghiềng, chỉ huy đội giải phóng quân giải phóng Thái Nguyên, tiến về Hà Nội được giao nhiệm vụ chỉ huy cuộc duyệt binh lịch sử ngày mai; Chu Văn Tấn, chỉ huy đội cứu quốc quân, “hùm xám Bắc Sơn”, nay là bộ trưởng Bộ quốc phòng trong Chính phủ lâm thời; Cháu Trưng, cháu Loan, cháu Cầm, những người con gái Cao Bằng anh dũng kiên trung ... “. Hình ảnh họ mãi khắc ghi trong lòng Bác, nhiều người đã hy sinh thân mình để bảo vệ non sông, đất nước và trở thành tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh cách mạng, giành độc lập tự do cho dân tộc. Bên cạnh nguyên mẫu Hồ Chí Minh, nhà văn Hoàng Quảng Uyên cũng rất thành công khi xây dựng hình tượng các nhân vật lịch sử đã từng sống và hoạt động cách mạng cùng Bác ở nhiều phương diện.

Qua những trang viết của Hoàng Quảng Uyên, chân dung ngoại hình của các nhân vật lịch sử có thật hiện lên khá chân thực và rõ nét. Mỗi nhân vật lịch sử, nhà văn lại xây dựng với tính cá thể hóa, không hề trùng lặp và gây được ấn tượng đối với độc giả.

Có thể kể đến nhân vật lịch sử Phùng Chí Kiên, “người đàn ông trải nhiều sương gió, thân hình vạm vỡ, da nâu sạm, mắt đen ...” [37, tr.180].

Phùng Chí Kiên được nói đến là một người đàn ông tuổi đời bốn mươi tráng kiện, tràn đầy sinh lực và là một chiến sĩ cách mạng trung kiên, một trong những đội viên đầu tiên của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội thành lập ở Quảng Châu năm 1925. Phùng Chí Kiên đã cùng Bác về Pác Bó và tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Thân hình vạm vỡ với làn da nâu sạm khỏe mạnh càng tôn thêm sức mạnh của một cán bộ quân sự xuất sắc. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Phùng Chí Kiên luôn kề vai sát cánh cùng với các đồng chí, đồng đội trong mọi hoàn cảnh và trở thành một trong những Đảng viên tiêu biểu được Bác tin tưởng giao phó nhiều nhiệm vụ quan trọng.

Ở đây, nhà văn đã sử dụng nghệ thuật hư cấu để phác họa chân dung ngoại hình của nhân vật, biến các nhân vật lịch sử trở thành “hình mẫu lý tưởng”, trở thành “nhân vật huyền thoại”, từ đó tạo nên sức mạnh của sự đoàn kết, tạo niềm tin tươi mới ở tương lai.

Bên cạnh đó, nhà văn còn tái hiện chân dung các nhân vật lịch sử thông qua ngôn ngữ và hành động nhằm phác họa rõ nét tính cách của từng nhân vật. Ngôn ngữ được thể hiện thông qua lời nói và hành động được gắn với những việc làm cụ thể.

Có thể nói đến Kim Đồng, đội trưởng đội cứu quốc làng Nà Mạ, tuy tuổi nhỏ nhưng rất thông minh, gan dạ và dũng cảm. Kim Đồng đã nhiều lần đưa đón cán bộ qua ngã ba Đôn Chương an toàn nên khi được Bác hỏi chuyện, Kim Đồng trả lời dứt khoát: “Cháu không sợ đâu. Gặp bọn nó chúng cháu chào to: chào các quan ạ. Cháu chào nhiều lần, cán bộ đi sau nghe tiếng mà tránh đi” [37, tr.279].

Trước câu trả lời đầy tự tin ấy, Bác cảm thấy rất yên tâm khi giao nhiệm vụ dẫn đường cho Kim Đồng. Dù đang ở độ tuổi ăn, tuổi ngủ, tuổi học hành ... nhưng những đứa trẻ như Kim Đồng lại phải chịu nhiều thiệt thòi và không được hưởng ấm no, hạnh phúc khi nước nhà chưa độc lập. Xác định làm nhiệm vụ cứu quốc là vất vả nhưng Kim Đồng lại cảm thấy vui khi được cống hiến sức mình cho cách mạng. Chỉ với câu trả lời dứt khoát “Cháu không sợ đâu” đã thể hiện tinh thần dũng cảm, kiên cường của Kim Đồng trước sự đàn áp của kẻ thù.

Nhà văn đã thực sự thành công khi hư cấu hình ảnh của một em bé nhi đồng tham gia hoạt động cách mạng. Cũng có thể trước những hành động dã man của kẻ thù, Kim Đồng cũng cảm thấy run sợ, bởi thực tế các em nhỏ ở lứa tuổi nhi đồng hầu hết đều chưa ý thức được hành động cũng như chưa làm chủ được suy nghĩ của mình.

Hư cấu này gán với nhân vật Kim Đồng hoàn toàn phù hợp vì nhà văn hư cấu trong mức độ và phạm vi cho phép.

Đức Thanh (tên gọi khác là Đàm Minh Viễn), người con của bản Nà Giềng, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng được Bác tin tưởng giao cho nhiều trọng trách quan trọng. Sống và gắn bó với Bác một thời gian tại Pác Bó, Đức Thanh đã học được rất nhiều điều từ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Khi được Bác giao nhiệm vụ đem Bản chỉ thị kháng chiến kiến quốc vào Sài Gòn truyền đạt và thực hiện, Đức Thanh vô cùng phấn khởi, ngay lập tức “cấp tốc lên đường” [38, tr.231] và “tỏ rõ tài năng của mình, đưa ra những quyết định kịp thời chính xác” [38, tr.231 - 232]

Hành động Đức Thanh nhanh chóng lên đường để đem Bản chỉ thị kháng chiến kiến quốc vào Sài Gòn truyền đạt và thực hiện đã thể hiện tinh thần, trách nhiệm vô cùng lớn lao trước vận mệnh của dân tộc, của đất nước. Không quản ngại khó khăn, gian khổ, vào đến Sài Gòn, Đức Thanh tỏ rõ tài năng, trực tiếp truyền đạt chỉ thị một cách có hiệu quả, tập hợp được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân sẵn sàng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Ở chi tiết này, nhà văn Hoàng Quảng Uyên cũng hư cấu một phẩm chất trong tính cách của Đức Thanh. Hành động nhanh chóng lên đường được dùng để gắn với nhân vật nhằm làm tăng thêm tính thời sự của chi tiết. Bởi lẽ, khi được Bác giao nhiệm vụ, Đức Thanh có thể sẽ phải dành chút ít thời gian chuẩn bị thêm một số tài liệu cần thiết để phục vụ cho việc truyền đạt chứ không thể vừa nhận nhiệm vụ xong đã lên đường nhanh như vậy. Hơn nữa, từ ngoài Bắc vào Nam là một chặng đường dài nên công tác chuẩn bị lại càng cần thiết. Tuy nhiên, việc hư cấu này cũng hoàn toàn hợp lý vì đã làm cho tính cách nhiệt tình hết lòng vì cách mạng của nhân vật trở nên rõ nét hơn.

Song song với lời nói và hành động, tâm trạng của các nhân vật cũng được khắc họa khá rõ nét. Với mỗi nhân vật, nhà văn đều khéo léo lựa chọn cách miêu tả mang tính đặc thù sao cho phù hợp với tính cách và hoàn cảnh của từng nhân vật.

Trong cả hai tác phẩm Mặt trời Pác Bó Giải phóng, Hồ Chí Minh hiện lên là một người có tấm lòng yêu nước, thương dân đến vô tận. Trong số những người đã từng gặp Bác, từng được sống và hoạt động cách mạng với Bác, có rất nhiều người coi Bác như người cha, người thân trong gia đình. Họ luôn dành cho Bác một tình

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí