Tái Hiện Chân Dung Của Nguyên Mẫu Hồ Chí Minh Ở Phương Diện Ngôn Ngữ, Hành Động; Phẩm Chất Vĩ Nhân Và Đời Thường.

cảm đặc biệt, một thứ tình cảm không thể nói bằng lời và họ luôn hướng về Bác với một tấm lòng kính yêu thiết tha.

Nông Thị Trưng (tên thật là Nông Thị Bày) là người con của dân tộc Tày nơi núi rừng Việt Bắc và là một cô du kích Pác Bó lanh lợi, hoạt bát, sống giàu tình cảm. Khi mới được gia nhập đội du kích Pác Bó, Nông Thị Trưng “bật khóc, giơ hai tay nắm chặt tay ông cụ” [37, tr.247]. Trong suốt thời gian tham gia hoạt động cách mạng tại Pác Bó, được làm việc và trò chuyện cùng Bác, Nông Thị Trưng luôn kính trọng Người bởi tác phong làm việc cùng cách quan tâm của Bác đối với đồng bào, đồng chí. Chính vì vậy, khi gặp lại Bác sau một thời gian dài xa cách, Nông Thị Trưng vui mừng reo lên gọi “Chú Thu” [38,tr.151], cái tên thân mật mà cô du kích Tày dùng để gọi Bác khi còn ở Pác Bó. Vừa nhìn thấy Bác, Nông Thị Trưng “chạy đến, nắm lấy bàn tay gầy guộc của chú Thu, mắt nhòe đi ...” [38, tr.151]

Chỉ với vài chi tiết tiêu biểu, nhà văn đã miêu tả được cuộc gặp gỡ giữa Bác với đồng chí Nông Thị Trưng đầy xúc động. Hành động Nông Thị Trưng chạy đến, nắm lấy bàn tay Bác giúp người đọc nhận ra mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa Bác với đồng chí của mình cũng như cảm nhận được tình cảm đặc biệt của cô du kích Pác Bó dành riêng cho Bác. Trước mặt Bác, chưa nói được lời nào, Nông Thị Trưng mắt đã ngấn lệ. Cô vui mừng khi được gặp lại Bác và thấy Bác vẫn khỏe mạnh, nhưng cũng thấy xót xa trước tấm thân gầy gò ấy.

Bằng nghệ thuật hư cấu, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã tái hiện thành công chân dung, ngoại hình, hành động, tâm trạng các nhân vật trong tác phẩm của mình ở nhiều phương diện với cái nhìn đa chiều. Tính cách của từng nhân vật hiện lên qua ngòi bút của nhà văn thật ấn tượng và sắc nét. Trong họ luôn luôn căng đầy khát vọng được chiến đấu, chiến thắng kẻ thù, giành lại tự do cho dân tộc, cho đất nước. Nhà văn hư cấu nhưng vẫn đảm bảo lôgic khách quan của đời sống và lôgic tính cách nhân vật.

2.3.3. Tái hiện chân dung của nguyên mẫu Hồ Chí Minh ở phương diện ngôn ngữ, hành động; phẩm chất vĩ nhân và đời thường.

2.3.3.1. Tái hiện chân dung ngoại hình

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã từng bôn ba khắp năm châu, bốn bể để tìm con đường giải phóng dân tộc và giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Trong suốt hành trình tìm đường cứu nước ấy, Người đã phải chịu biết bao gian khổ, nhọc nhằn. Bàn

chân đã giẫm đạp lên biết bao trông gai, thử thách. Không ai có thể biết hết nỗi khổ ải mà Người đã từng trải qua và từng phải hứng chịu, chỉ biết rằng, qua thân hình khắc khổ, tiều tụy đầy xương xẩu ấy, chúng ta có thể cảm nhận được phần nào những khó khăn, thiếu thốn mà Người đã trải qua.

Trong hai tác phẩm Mặt trời Pác Bó, chân dung ngoại hình của Bác hiện lên đầy khắc khổ, gầy guộc đến mức chỉ còn da bọc xương. Đó là hình ảnh của Bác qua cái nhìn xót xa, đầy thương cảm của MacShin: “Ông Cụ gầy nhiều hơn với mọi người tưởng, xương sườn nổi lên dưới làn da xám, xương bả vai như muốn trồi ra khỏi bọc da sau lưng mỗi khi cử động ...” [37, tr.42].

Một vĩ lãnh tụ vĩ đại của cả một dân tộc hiện lên qua cái nhìn của MacShin thật tiều tụy. Xương sườn nổi lên thấy rõ và có thể đếm được. Làn da xám đen, “xương bả vai như muốn lồi ra khỏi bọc da sau lưng mỗi khi cử động”. Nhưng đằng sau bức chân dung ngoại hình có phần tiều tụy vì thiếu thốn, tưởng chừng như không có sức sống ấy, ta lại bắt gặp một con người hoàn toàn trái ngược, một con người ung dung tự tại, ẩn chứa sức mạnh tinh thần vô song đầy lạc quan, bất khuất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Nhà văn đã dùng biện pháp so sánh để miêu tả tấm thân gầy gò, ốm yếu của Bác thật khiến người đọc rưng rưng, thương xót. Với điểm nhìn từ xa đến gần, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã dùng ngoại hình để gợi liên tưởng về hoàn cảnh gian khổ lúc bấy giờ. Một đất nước đang bị giặc ngoại xâm xâm chiếm, một dân tộc đang bị trà đạp và nhân dân thì đói khổ trăm đường cùng với đó nạn đói trước năm 1945 hoành hành dữ dội đã cướp đi biết bao sinh mệnh quý giá của hàng triệu người con đất Việt. Qua việc miêu tả chân dung ngoại hình Bác, nhà văn muốn lột tả một chặng đường lịch sử đầy khó khăn, thiếu thốn đã đi qua của dân tộc.

Mang trên mình cái dáng vẻ tiều tụy, khắc khổ nhưng những hành động mà Bác thực hiện đều dứt khoát và khỏe khoắn: “hai chân đứng thế tấn vững như cây cột nghiến, lúc tiến, lúc thoái dứt khoát, mạnh mẽ và đẹp. Bước chân ông Ké lướt trên các tảng đá, đôi bàn tay khi thì đâm thẳng ra phía trước như mũi lao. Khi vặn người qua trái, qua phải như thanh kiếm sắc chém gió, đẹp tựa rồng bay, hổ vồ” [37, tr. 24].

Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên - 6

Bên cạnh hình ảnh khắc khổ ấy, ta vẫn bắt gặp hình ảnh Bác với phong cách, cốt cách ngời sáng của một vị lãnh tụ hiện lên qua tiếng xì xào của các Đại biểu tham dự Quốc dân đại hội: “... dáng điệu của ông cụ già gày gò, dong dỏng cao, chòm râu

cằm lưa thưa, vầng trán cao, đôi mắt hiền từ nhưng rất sáng, vận bộ quần áo Nùng màu Chàm đã bạc” [38, tr.106].

Vẫn là dáng vẻ gày gò, dong dỏng cao, nhưng ở đây hình ảnh Bác toát lên vẻ thông minh, sắc sảo với vầng trán cao, đôi mắt hiền từ mà rất sáng. Khi đến tham dự Quốc dân đại hội, hình ảnh Bác vẫn giản dị đời thường qua bộ quần áo Nùng màu Chàm đã bạc. Tuy vẻ yếu mệt vẫn hằn rõ trên gương mặt, song Bác vẫn gắng gượng đứng trước đám đông để báo cáo về công tác ngoại giao. Điều này khiến cho mọi người dân, nhất là “các đại biểu nhìn Cụ với vẻ cảm thông và kính trọng” [37, tr.110].

Ở đây, nhà văn Hoàng Quảng Uyên khắc họa hình ảnh Bác bằng phương thức dùng “Điểm” để nói “Diện”. Về diện, ông đã chủ động khắc họa hình tượng Bác trên nhiều bình diện khác nhau như hình ảnh một nguyên thủ quốc gia có tác phong sinh hoạt bình dị (thông qua các chi tiết từ chối món canh gà hầm sâm khi đang ốm được dân quân mang lên, mặc bộ quần áo kaki bạc màu, từ chối ở khách sạn hạng sang mà lưu trú ở căn nhà bình dị khi sang thăm nước Pháp…); một bậc thi nhân mang dáng vẻ tiên phong đạo cốt (qua các chi tiết tặng thơ, ngâm thơ, vịnh thơ với các cụ Bùi Bằng Đoàn, Huỳnh Thúc Kháng, cảm tác trên sông Đáy, trên chiến khu Việt Bắc); một người cha già thân thuộc trong mọi gia đình Việt Nam (thông qua các chi tiết nói chuyện với đồng chí Nông Thị Trưng, Vũ Đình Huỳnh …); một nhà quân sự kiệt xuất (thông qua nhận định về chiến dịch Việt Bắc thu đông và chiến dịch Biên giới 1950, chiến dịch Điện Biên Phủ); một nhà ngoại giao lỗi lạc có năng lực cảm hóa người tiếp xúc (thông qua các chi tiết đối đáp với các chính khách Pháp, Trung, Mỹ). Về điểm, Hoàng Quảng Uyên chú trọng miêu tả nhân cách vĩ đại của Người: lòng yêu hòa bình, yêu thương con người tha thiết. Từ đầu đến cuối tác phẩm, Hồ Chủ tịch hiện lên với hình ảnh con người suốt đời phấn đấu cho nền hòa bình, tự do không chỉ của nước Việt Nam mà còn của toàn thể nhân dân tiến bộ trên thế giới. Mặc dù tiên liệu việc phải chiến tranh vũ trang với quân Pháp để giành độc lập cho nước nhà là không thể tránh khỏi, nhưng tự đáy lòng, Bác vẫn hy vọng điều đó không xảy đến. Người đã tìm mọi cách để trì hoãn chiến tranh, tránh cho dân tộc phải đổ máu (nhưng vẫn phải giành được tự do, độc lập một cách thật sự) ...

Có thể thấy, Hoàng Quảng Uyên dùng một vài chi tiết nghệ thuật đắt giá để lột tả cái toàn thể, cái lớn lao hơn là tầm vóc tư tưởng, tình cảm, ý chí, tâm hồn và trí tuệ của Bác.

2.3.3.2. Tái hiện qua phương diện ngôn ngữ và hành động

Bên cạnh chân dung ngoại hình khắc khổ và tiều tụy ấy, nhà văn Hoàng Quảng Uyên còn cho người đọc thấy được một Hồ Chí Minh luôn ung dung, tự tin, tự tại thông qua ngôn ngữ giao tiếp và hành động ứng xử. Trong hai tác phẩm Mặt trời Pác Bó và Giải phóng, hành động của Bác xuất hiện dày đặc. Thông qua mỗi hành động, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã vẽ nên một nét chân dung ngoại hình và tâm hồn của Bác.

Trong tác phẩm Mặt trời Pác Bó, người đọc không thể quên được hành động Bác từ chối việc ông Máy Nì định cho muối vào chậu nước rửa chân dành cho mình. Khi thấy ông Máy Nì nhúm một ít muối ám khói đã ngả màu vàng xỉn định thả vào chậu nước rửa chân, Bác đã từ chối hết sức khéo léo mà vẫn không làm mất lòng chủ nhà: “Cảm ơn lòng tốt của gia chủ. Hạt muối quý lắm xin để dành” [37, tr.19]

Hành động từ chối trên đã trở thành một việc làm có ích, nhất là trong hoàn cảnh đất nước đang có giặc ngoại xâm, nhân dân đói khổ trăm đường. Qua hành động này, người đọc thấy được tinh thần tiết kiệm cũng như bản tính thương dân của Bác. Bác luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên, lên hết nên những gì nhân dân dành cho mình (ngoài tình cảm), Bác đều cho đó là sự lãnh phí và không thực sự cần thiết.

Ngoài hành động cao cả ấy, nhà văn còn cho người đọc thấy được phẩm chất kiên cường của một bậc đại nhân qua chương mười chín “Thiên đô, bảo quốc” trong Giải phóng. Ở chương này, nhà văn đã hư cấu đoạn đối thoại giữa Bác với Pôn Muýt

– đặc phái viên của Cao ủy Bôlae trong sứ mệnh “tiếp xúc trở lại với Việt Minh”: Pôn Muýt: “Thưa Chủ tịch, ngạn ngữ Việt Nam có một câu rất hay: “Còn nước còn tát!” Tại sao chúng ta không cố!?”. Bác Hồ: “Một lần nữa cảm ơn Ngài đã hiểu và Ngài đã ước mong, nhưng như Ngài thấy đó, chúng tôi đã tát cả bùn đất rồi. Không còn gì để mà cố nữa. Chiến tranh hay hòa bình bây giờ là ở trong tay người Pháp!” ... Tôi biết Ngài có nghiên cứu về Phật học! chắc Ngài nhớ lời Phật răn dạy chúng sinh “Buông dao xuống có thể thành Phật”. Thánh Phao Lồ từng nổi tiếng sát hại người Thiên chúa giáo, nhưng ông ta cũng đã buông dao để trở thành một trong những người có

công nhất đối với Thiên chúa giáo. Tôi đang mong chờ người Pháp buông dao! Dẫu điều mong chờ của tôi không bao giờ đến thì ... tôi vẫn mong” [38, tr.269].

Thực chất trong lời đối thoại giữa Bác và Pôn Muýt – đặc phái viên của Cao ủy Bôlae trong sứ mệnh “tiếp xúc trở lại với Việt Minh”, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã sử dụng nghệ thuật hư cấu. Trong câu trả lời của Bác: “Một lần nữa cảm ơn Ngài đã hiểu và Ngài đã ước mong, nhưng như Ngài thấy đó, chúng tôi đã tát cả bùn đất rồi. Không còn gì để mà cố nữa. Chiến tranh hay hòa bình bây giờ là ở trong tay người Pháp!” người đọc thấy được cá tính quyết đoán của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước vận mệnh của đất nước, của dân tộc. Chiến tranh hay hòa bình, điều này không còn quan trọng đối với nhân dân Việt Nam bởi nếu Pháp có mở cuộc tấn công xâm lược Việt Nam ngay bây giờ thì tất cả cũng đã sẵn sàng. Lời khẳng định đó giống như một lời đả kích khiến cho đối phương nghi ngờ nhưng cũng rất tò mò về sức mạnh của cả dân tộc Việt. Chỉ với lời khẳng định người dân Việt Nam đã tát cạn cả bùn đất, đã diễn tả sự kiên nhẫn tột cùng, làm tất cả những gì cần làm để cứu vãn nền hòa bình của dân tộc Việt Nam của Bác. Không chỉ có thế, Bác tự tin sẽ có ngày Pháp “buông dao” để hướng tới hòa bình cho dù điều đó diễn ra sớm hay muộn.

Chỉ với một đoạn đối thoại ngắn, nhà văn đã phác họa được phẩm chất cao đẹp của Bác ẩn sau dáng vẻ bề ngoài tiều tụy ấy. Trước kẻ thù, Bác tỏ ra kiên quyết và luôn bảo vệ chính kiến của mình.

Cùng với cái nhìn tinh tế, sự nhạy bén trước thời cuộc, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã tái hiện nguyên mẫu Hồ Chí Minh qua phương diện ngôn ngữ, hành động thật đặc sắc và ý nghĩa. Bởi lẽ, trong khi sử dụng nghệ thuật hư cấu để tái hiện nguyên mẫu Hồ Chí Minh, nhà văn vẫn tuân thủ theo lôgíc của hoàn cảnh lịch sử và lôgíc tính cách của Người. Chính vì vậy, nghệ thuật hư cấu ở đây được sử dụng rất hợp lý vì tính cách nào thì ngôn ngữ và hành động sẽ thế ấy. Nghĩa là: Hồ Chí Minh là một người không quản ngại khó khăn, gian khổ; là người suốt đời chỉ nghĩ đến tương lai, hạnh phúc của nhân dân và là người thẳng thắn, kiên quyết ... nên khi thấy người khác quan tâm đến mình như với một lãnh tụ, Bác đều từ chối và khi đứng trước kẻ thù, Bác luôn kiên quyết ... tất cả những tính cách đó đều được bộc lộ và thể hiện rõ ngay trong ngôn ngữ cùng hành động của Người.

2.3.3.3. Xây dựng nguyên mẫu Hồ Chí Minh thành nhân vật tiểu thuyết với hai phẩm chất “Vĩ nhân” và “Đời thường”

Để xây dựng nguyên mẫu Hồ Chí Minh trong hai tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó Giải phóng thành nhân vật tiểu thuyết với hai phẩm chất “Vĩ nhân” và “Đời thường”, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã sử dụng nghệ thuật hư cấu thông qua nhiều phương diện, từ đó, giúp người đọc thấy được hình tượng Hồ Chí Minh luôn ngời sáng qua hai phẩm chất “Vĩ nhân” và “Đời thường”. Điều này thể hiện qua hàng loạt chi tiết, hình ảnh, sự kiện được nói đến trong cả hai tiểu thuyết này.

Nhân vật Hồ Chí Minh với phẩm chất con người vĩ nhân

Có thể hiểu “con người vĩ nhân” là một con người có tư tưởng lớn lao, luôn có những hành động cao cả, vượt trội hơn so với những người khác, vươn tới một lý tưởng nhân văn đẹp đẽ vì dân tộc mình, vì nhân loại. Trong hai tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó Giải phóng, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã xây dựng nguyên mẫu Hồ Chí Minh thành một con người vĩ nhân vô cùng đặc sắc thể hiện ở phương diện: Bác là một anh hùng giải phóng dân tộc với trí tuệ, tài năng, tầm nhìn xa trộng rộng, bản lĩnh “thép”, ý chí “thép” trước bao khó khăn thử thách cũng như tài năng quân sự để làm nên những chiến thắng vẻ vang trong lịch sử dân tộc, và Bác là một nghệ sĩ cách mạng, nghệ sĩ trong những hoàn cảnh khốc liệt nhất trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vĩ đại.

Thứ nhất: phẩm chất vĩ nhân biểu hiện ở phương diện Bác là một anh hùng giải phóng dân tộc

Qua hai tác phẩm Mặt trời Pác Bó Giải phóng, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã cho người đọc thấy được Bác là một vĩ nhân thể hiện qua trí tuệ, tài năng và tầm nhìn xa trông rộng. Hiện thực lịch sử đã chứng minh: trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, Hồ Chí Minh là một bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng”. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn đến đâu, Bác cũng luôn tìm được hướng đi phù hợp nhất. Trong Mặt trời Pác bó, giữa trung tâm đại bản doanh, nơi bàn đá chông chênh mà vững chắc, vị lãnh tụ mang cốt cách Tiên ông, thanh thoát nhẹ nhàng, điềm tĩnh, làm việc không kể ngày đêm để “nghiên cứu tài liệu, đánh máy văn bản trên chiếc máy chữ nhỏ luôn mang bên mình, dẫn dắt cách mệnh từng bước đi lên” [37, tr.50].

Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh thật đáng khâm phục. Ẩn sau ngoại hình gầy gò, khắc khổ ấy, nhà văn đã cho người đọc thấy được tâm hồn thanh tao, trong sáng suốt đời vì nước, vì dân và một bản lĩnh lớn. Bác ngày đêm nghiên cứu tài liệu để soạn thảo luận cương chính trị nhằm dẫn dắt cách mạng đi đến thành công. Tuy nơi làm việc nằm giữa đại ngàn Cốc Bó, chỉ có bàn đá chông chênh với chiếc máy chữ nhỏ nhưng tất cả vẫn cùng với Bác trong phong thái ung dung, tự tại, chủ động, bình tĩnh chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua bao thác ghềnh để đi tới thành công.

Trong cách bàn tính chuyện đón tiếp đại biểu của Trương Phát Khuê, Bác tỏ rõ là người mưu lược tài năng: “... Vài chỗ, nhưng mỗi chỗ ta đưa nó đến nhiều lần, địa điểm đón tiếp, biểu dương lực lượng thay đổi sao cho nó không nhận ra, đưa nó đi bằng những con đường khác nhau. Đi lòng vòng nhưng phải thật khéo” [37, tr.217].

Chỉ với chi tiết này, nhà văn đã cho người đọc thấy được tài năng xuất chúng của Hồ Chí Minh. Việc hoan ngênh, chào đón đại biểu của Trương Phát Khuê là điều nên làm, bởi theo Bác: nếu kẻ thù được tận mắt chứng kiến sức mạnh đoàn kết của toàn dân ta thì sẽ thấy cảm phục và run sợ. Đón tiếp thì dễ, nhưng đón tiếp như thế nào lại là vấn đề vô cùng quan trọng. Trước khi đại biểu của Trương Phát Khuê đến “khảo sát” Khu căn cứ cách mạng Việt Minh, Bác đã định sẵn kế hoạch, chương trình đón tiếp khá chu đáo. Bác dặn dò các đồng chí, đồng đội phải thật khôn khéo trong việc dẫn đường chỉ lối. Đưa chúng đến vài chỗ, nhưng mỗi chỗ lại đưa đến nhiều lần và đi bằng nhiều con đường khác nhau. Tại các địa điểm đến, lực lượng cách mạng của ta sẽ ngày đêm tập luyện võ trang, các cán bộ Việt Minh sẽ được bố trí các loại vũ khí tốt nhất để khi cần là có.

Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn là một người có tài năng quân sự để làm nên những chiến thắng. Trong Giải phóng, Bác nắm bắt vận mệnh đất nước một cách nhanh chóng: "Nay vùng giải phóng ở miền ngược đã bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên - Nên lập thành một khu căn cứ lấy tên là khu Giải phóng. Thống nhất các lực lượng vũ trang lại là rất đúng, nên đặt là Quân giải phóng" [38, tr.29].

Những địa danh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên là những nơi Bác Hồ đã từng đặt chân tới nên Người rất am hiểu về phong

tục tập quán cũng như cao trào cách mạng của quần chúng nhân dân tại những nơi này. Không chỉ tinh tường trong việc bàn kế sách, Hồ Chí Minh còn rất nhạy bén trong việc nắm bắt thời cơ, vận mệnh của đất nước tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Đây đều là những nơi có địa thế hiểm trở, đường xá đi lại khó khăn nhưng lại là nơi lý tưởng để quân và dân ta hoạt động cách mạng, đồng thời thành lập Khu giải phóng. Cùng với đó, lực lượng vũ trang ngày càng đông đảo, tạo điều kiện thuận lợi để tấn công kẻ thù.

Chỉ bằng vài nét chấm phá, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã cho người đọc thấy được tài năng và trí tuệ ngời sáng của Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên khắp cả nước.

Bên cạnh tài năng, trí tuệ bậc thầy với khả năng tiên đoán tương lai, Bác còn hiện lên qua tầm nhìn xa trông rộng đối với vận mệnh của dân tộc. Cũng bàn về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, trong Giải phóng, Bác nêu rõ lý do vì sao cần phải tuyên bố việc giải tán Đảng Cộng Sản để cho đối phương hiểu sai mục đích của quân và dân ta, cũng như để cho chúng lầm tưởng quân ta đã rút lui: “Ta tuyên bố giải tán Đảng Cộng Sản nhưng thực chất là Đảng rút vào hoạt động bí mật, để cho những kẻ chống cộng không có lý lẽ gì để tấn công ta. Đó là một điều vô cùng hệ trọng. Chuẩn bị cho việc tuyên bố này hết sức cẩn thận, chính xác... ” và “Chúng ta phải tạm nuốt quả đắng. Thời điểm tuyên bố giải tán Đảng cộng sản Đông Dương phải thích hợp nhưng không quá chậm!” [38, tr.207].

Đây thực sự là “kế sách” hợp lý để quân và dân ta rút vào hoạt động bí mật, chờ thời cơ vùng lên đấu tranh, giành độc lập tự do. Nếu chỉ nhìn từ bề ngoài, quân giặc sẽ chủ quan, lơ là và cho rằng: Đảng Cộng Sản chịu thất bại ngay khi trận chiến mới bắt đầu, song thực chất dưới ánh sáng của Đảng, dưới sự lãnh đạo tài ba của vị chỉ huy tối cao Hồ Chí Minh, phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng có sức lan tỏa sâu rộng đối với mọi tầng lớp nhân dân.

Không dừng lại ở đó, nhà văn còn cho người đọc thấy được Hồ Chí Minh là người có khả năng tiên đoán vận mệnh của đất nước, dân tộc: “Sự nghiệp cách mạng của chúng ta sẽ thành công, tuy hiện thời còn gặp nhiều khó khăn...” [38, tr. 288].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023