Cuộc Phiêu Lưu Của Thế Hệ Những Người Trẻ Tuổi

chiến chống Pháp kết thúc bây giờ là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra, sư cụ đã động viên sư thầy An trong những ngày tháng nhập ngũ, giúp An có thêm sức mạnh để vượt qua những khó khăn nhất của cuộc chiến tranh và trở thành một người lính bộ đội cụ Hồ thực sự. Sau khi chiến tranh chống Mĩ kết thúc, An trở về cùng bao nhiêu sự đổi thay, mất mát. Nhưng có lẽ mất mát nhất vẫn là sư cụ đã viên tịch. Dù không dặn dò lại An gì nhưng hai chữ Tùy duyên mà đạo Phật nói đến đã được cụ truyền khiến cho An có sức mạnh để đương đầu với thực tại đầy mất mát để đi tiếp quãng đường tương lai phía trước.

Là người sống và chứng kiến những thăng trầm của lịch sử dân tộc, sư cụ Vô Úy vẫn đứng vững với niềm tin vào những triết lí vĩnh hằng mà đạo Phật đã truyền dạy. Không chỉ là một nhà sư đắc đạo, một thầy thuốc tài giỏi, sư cụ còn là đại diện cho đức Phật từ bi ban truyền ánh sáng của chân lí Phật giáo xuống với người dân làng Sọ khiến họ có đủ sức mạnh vượt qua những năm tháng khó khăn, thăng trầm nhất của lịch sử dân tộc. Lòng từ bi của sư cụ Vô Úy đã cứu giúp những sinh linh bé nhỏ, yếu ớt như An, Nguyệt vượt qua bão tố của chiến tranh và những nỗi đau mà nó mang lại. Cuộc đời của sư cụ cũng là một cuộc phiêu lưu thật kì thú và đầy ý nghĩa.

Vị sư thứ hai được nhà văn Nguyễn Xuân Khánh xây dựng khá đặc biệt đó là sư thúc Vô Trần. Có thể nói đây là nhân vật mà nhà văn Nguyễn Xuân Khánh xây dựng trên tinh thần, tư tưởng của triết lí nhà Phật mà chính vị sư tổ Trần Nhân Tông đã từng dạy: Cư trần lạc đạo thả tùy duyên. Trần vốn là cậu bé con bà Phật tử ở phố Hàng Chiếu. Sau những lần theo mẹ đến chùa, Trần đã bị mùi hương và tiếng tụng kinh niệm Phật ở chùa lôi cuốn. Trần quyết định trốn gia đình sau đó xin được theo hầu hòa thượng Vô Chấp, nương nhờ cửa Phật. Được gia đình và hòa thượng Vô Chấp nhận lời, Trần được ban pháp danh là Vô Trần và từ đó theo sư tổ học kinh kệ. Vì thông minh lại cần mẫn, chịu khó nghe lời, chẳng mấy chốc, Vô Trần đã mười tám, mười chín và học làu làu kinh kệ. Hòa thượng Vô Chấp rất mực yêu quý. Nhưng trong một lần, hòa thượng Vô Chấp rời chùa Sọ đi thăm lại những ngôi chùa xưa thì Vô Trần đã bị quá khứ lôi kéo, vây bủa khiến Trần cảm thấy lòng mình cô đơn, trống

trải vô cùng. Cùng lúc đó, Vô Trần đã gặp Nấm, sau ba lần hai lần gặp gỡ, Vô Trần đã phá giới trở về trần tục. Đến lần thứ ba, Vô Trần đã từ biệt ngôi chùa ra đi. Khi trốn ở Hà Nội, Trần đã liên lạc được với cách mạng và trở thành người của cách mạng. Trong kháng chiến chống Pháp. Trần được cử về làng Sọ và phụ trách làm cách mạng ở đây. Trần vẫn hoạt động bí mật ở làng Sọ và thường xuyên liên lạc tình hình với sư cụ Vô Úy và người dân góp phần làm nên chiến thắng của người dân làng Sọ với bọn giặc Pháp hung bạo và cứu được tính mạng của rất nhiều người trong đó có Nguyệt và sư Khoan Độ thậm chí là cả sư cụ Vô Úy. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, giai đoạn miền Bắc cải cách ruộng đất diễn ra và thời kì miền Nam làm cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, sư thúc Vô Trần vẫn tham gia hoạt động cách mạng nhiệt tình và trở thành chính ủy. Chính Vô Trần đã đưa Nguyệt vào hoạt động cách mạng trong thời kì chống Pháp và giúp đỡ An trong cuộc kháng chiến chống Mĩ để An có thể trở thành một chiến sĩ bộ đội cụ Hồ thực thụ. Thế nhưng chiến tranh kết thúc, con người từng trải qua hai cuộc kháng chiến và hàng trăm trận chiến đấu lớn, nhỏ lại bị căn bệnh khối u to bằng quả trứng gà trong lồng ngực khiến ông thổ ra huyết mà chết. Kết thúc một cuộc đời đầy sóng gió.

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng nhân vật Vô Trần với sự ngưỡng mộ và sự cảm thông. Từ một nhà sư phá giới để trở về con người trần thế rồi lại bước chân vào con đường hoạt động cách mạng bí mật, Vô Trần đã thể hiện thấu hiểu triết lí sâu sắc của Phật giáo: Tùy duyên lạc đạo mà sư tổ Vô Chấp đã giảng dạy cho người ngay ngày đầu tiên đến chùa Sọ. Cuộc phiêu lưu của Vô Trần là một cuộc phiêu lưu vô cùng kì thú và đầy ý nghĩa. Nó chứng minh cho triết lí sâu sắc của Phật giáo trong việc răn dạy con người.

Vị sư thứ ba đóng vai trò là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết này đó chính là sư bác Khoan Độ. Ngay từ khi sinh ra, Khoan Độ đã là đứa trẻ ngỗ nghịch, có sức khỏe phi thường. Vì muốn con trai mình trở thành người thiện, ông cụ lang Chằn quyết định cắt gân gót chân của Độ. Sau lần hành hình ấy, người cha thì đau khổ, ân hận còn đứa con thì trở nên lầm lì, ít nói, sống lang

bạt, nay đây, mai đó. Khoan Độ bị người dân làng Sứa - nơi anh sinh ra ghét

bỏ, xa lánh. Độ chui lủi ở những nơi người dân làng Sứa ít lui tới. Vốn là người có bản chất lương thiện, Độ đã cưu mang hai mẹ con người đàn bà ăn mày nhưng chỉ cứu sống người mẹ tên Khoai, còn đứa con vì đói quá nên đã chết. Độ sống với Khoai ở căn lều bên vườn chuối như vợ chồng, nhen nhóm trong anh những hi vọng về tương lai tươi sáng, về mái ấm gia đình. Cuộc sống của họ thật êm ấm và hạnh phúc nhưng không may mắn cho anh, cái ngày anh bắt được con rắn hổ mang chúa để đổi cho lão lang Tàu những mong đổi được đôi khuyên vàng cho vợ thì cũng là cái ngày Khoai bị rắn hổ mang cắn chết. Độ trở nên chán đời, quyết định đốt căn lều của mình, rồi bỏ làng ra đi. Trên đường đi, Khoan Độ đánh thắng tên đô vật dũng mãnh Thuồng Luồng và được bọn chúng tôn làm đại ca. Độ trở thành đại ca của nhóm cướp chuyên cướp của nhà giàu. Trong một lần tổ chức cướp, Độ đã bị bắn thương và được Thuồng Luồng cõng bỏ chạy vào rừng. Hai người đã phiêu bạt đến cái am nhỏ trên núi Yên Tử - nơi hòa thượng Vô Úy đang tu hành. Tại đây, Khoan Độ được hòa thượng Vô Úy cứu chữa, đưa từ cõi chết trở về. Khoan Độ nguyện xin được hòa thượng Vô Úy cho xuống tóc đi tu. Cảm thương trước thân phận của Khoan Độ cũng như biết được tấm lòng lương thiện của anh, hòa thượng Vô Úy quyết định nhận Độ làm đồ đệ và cho Độ xuống tóc đi tu. Từ đó, Độ một lòng trung thành với đạo Phật, tự nguyện đốt ngón tay của mình dâng Phật để tỏ lòng trung thành. Khi sư tổ Vô Chấp qua đời, sư Vô Úy về trụ trì tại chùa Sọ, Khoan Độ đi theo hầu hạ, tu luyện. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, sư bác Khoan Độ đã cùng sư cụ Vô Úy che chở cho cách mạng cũng như những người dân vô tội như An, Nguyệt, bà vãi Thầm. Thậm chí chính sư bác Khoan Độ cùng đàn em của mình là Thuồng Luồng và Sáu Nhỏ khi còn là đại ca của băng cướp đã giết chết tên Tây lùn Bernard độc ác để trả thù cho thầy thông ngôn Hải cũng như diệt trừ nỗi sợ hãi cho nhân dân làng Sọ.

Cuộc đời của sư Khoan Độ là một minh chứng cho sức mạnh của đạo Phật. Đạo Phật đã cưu mang, cứu vớt cuộc đời Khoan Độ, đưa Khoan Độ từ

một tên tướng cướp trở thành một nhà sư đắc đạo. Sau khi sư cụ Vô Úy viên tịch, sư bác Khoan Độ đã trụ trì ngôi chùa Sọ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Có thể nói nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng nhân vật những vị sư với thái độ ngợi ca, trân trọng và khâm phục. Cho dù xuất thân của mỗi vị sư có những điểm rất khác nhau và trong cuộc đời họ cũng có nhiều ngã rẽ khác nhau nhưng họ đều là hiện thân tuyệt đối của cái thiện, là minh chứng cho sự từ bi của triết lí nhà Phật. Bên cạnh những vị sư như sư tổ Vô Chấp, sư cụ Điếc chùa Yên Tử, sư bác Huyền Không hay sư Diệu Tâm, được tác giả nhắc đến rất ít trong cuốn tiểu thuyết thì ba vị sư Vô Úy, Vô Trần và Khoan Độ chính là những thế hệ nối tiếp, họ đã góp phần không nhỏ vào những cuộc kháng chiến của dân tộc, và là điểm tựa tâm linh, tinh thần vững chắc cho người dân làng Sọ vượt qua được những bão táp của lịch sử.

2.2.2. Cuộc phiêu lưu của các nhân vật phụ

Tiểu thuyết Đội Gạo Lên Chùa của Nguyễn Xuân Khánh trong thành tựu văn chương thời đổi mới - 7

2.2.2.1. Cuộc phiêu lưu của mẹ con bà Nấm

Bà Nấm là người đã cuốn hút sư Vô Trần trở về với thế tục. Sau khi bà Nấm và Vô Trần trở thành vợ chồng, họ đã có hai người con là Căn và Huệ. Khi Vô Trần tham gia làm cách mạng ở vùng du kích, mẹ con bà Nấm vẫn sống ở làng Sọ. Đến khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra quyết liệt tại làng Sọ thì cả ba mẹ con cùng di tản ra vùng du kích.

Khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, cả dân tộc bước sang giai đoạn xây dựng chế độ xã hội mới, làng Sọ diễn ra cuộc cải cách ruộng đất, bà Nấm bị cán bộ cải cách quy vào thành phần quốc dân đảng và bị bắt giam để chờ ngày ra đấu tố, xử tội. May có Trắm, anh du kích và cũng là người bạn của Huệ cứu nên hai mẹ con đã trốn thoát. Họ đi dọc sông Hồng với ý định về Hà Nội nhưng không may bị bọn vàn đò hãm hiếp. Bà Nấm vì thương con nên đành chấp nhận chịu nhục để được chạy trốn. Sau đó, hai mẹ con bà Nấm đã chạy trốn trên chiếc thuyền thúng. Bà Nấm chết mất xác còn Huệ may mắn được những người dân làm ăn trên bãi bồi cứu giúp nên mới thoát chết.

Sau khi bà Nấm chết, Huệ đã đi tìm cha khi đó đã là chính ủy, cô gặp được cha, sau đó được đi học ở trường trung cấp y tế. Đến khi kháng chiến chống Mĩ nổ ra, Huệ đã tham gia vào chiến trường cứu thương cho chiến sĩ nhưng chính cô cũng bị thương và cụt mất một chân. Còn Căn, cũng tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ, anh đã chiến đấu anh dũng và trở thành chiến sĩ diệt Mĩ. Nhưng không may mắn, anh cũng đã hi sinh trong trận tổng tiến công ở chiến trường Xuân Lộc.

Dù là những nhân vật phụ, xuất hiện một cách thoáng qua trong tác phẩm nhưng cuộc phiêu lưu của mẹ con bà Nấm cũng góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của những con người dám xả thân vì đất nước. Đặc biệt họ luôn sống theo những gì mà triết lí Phật giáo đã truyền dạy.

2.2.2.2. Cuộc phiêu lưu của thế hệ những người trẻ tuổi

Bên cạnh Nguyệt, An, Huệ, Căn thì trong cuốn tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh còn xây dựng được thế hệ những người trẻ tuổi. Họ là thầy thông ngôn Hải, Hiếu, Trắm, Rêu. Dù mỗi người có một số phận khác nhau nhưng họ đều là những người đã được chứng kiến những sóng gió của cuộc đời và lịch sử dân tộc nhưng ở họ vẫn toát lên những vẻ đẹp phẩm chất đáng được trân trọng.

Thầy giáo Hải là người con của họ Bùi, một người được hưởng truyền thống học tập và khoa bảng của dòng họ. Trong kháng chiến chống Pháp, có lúc thầy giáo Hải đã mở lớp dạy học cho bọn trẻ trong làng. Nhưng khi bọn giặc Pháp tràn về lập bốt P.C Huyện, chúng đã mời thầy giáo Hải làm thông ngôn cho chỉ huy trưởng Thalan. Thầy Hải là người nhân nghĩa, được hòa thượng Vô Úy tin tưởng, yêu mến nên gả Nguyệt cho. Nhưng chưa kịp làm lễ cưới, thầy Hải bị Tây lùn Bernard phát hiện là người bí mật làm liên lạc cách mạng. Hắn đã bắt giam thầy Hải, đánh đập, tra tấn dã man, biến thân thể thầy Hải thành con thuyền cộng sản thả trôi sông để người dân chứng kiến mà làm gương.

Còn Hiếu và Rêu là những cô bé thuộc con cháu gia đình địa chủ chánh Long nhưng cả hai đều là những cô bé nhạy cảm và có tấm lòng nhân đạo. Đây là phẩm chất ngời sáng của những người trẻ tuổi giữa những tháng ngày mà cái độc ác, cái tàn nhân hoành hành. Hiếu, cháu nội của chánh Long, con gái của Lý Phượng và bà Bệu đã thương xót ông vô cùng khi chứng kiến cảnh ông nội bị chính mẹ mình đấu tố, rồi cảnh cụ chánh Long bị trói, bị hành hình. Còn Rêu thì không thể chịu được cảnh chính mẹ mình đã đấu tố cha, vu oan cho cha những tội ác do chính đội Khoát dàn dựng. Tâm hồn cô vốn đã khó chịu nổi trước cái chết tàn nhẫn mà những người cải cách gây ra cho cha, thì lại càng không thể chịu được sự chà sát của hình ảnh bà Thêu và anh đội Khoát trần truồng quấn lấy nhau ngay trong đêm cha cô bị xử bắn. Rêu quyết định trẫm mình xuống giếng Thơm trong chùa Sọ để giải thoát cho cuộc đời đầy cay đắng, tội lỗi.

Về phần Trắm, người con trai cả của cô Thì và ông Lẫm, đây là một người nhân hậu, hồn nhiên. Khi cải cách ruộng đất diễn ra ở làng Sọ, vì là thành phần bần cố nông, Trắm được vào đội du kích. Chính anh đã cứu giúp mẹ con bà Nấm trốn thoát, cứu thày Hiếu khỏi cái chết do con dòi chui vào tai, cứu sư cụ Vô Úy từ cõi chết về với cuộc sống. Trắm đã lấy Hiếu và xây dựng nên một gia đình hạnh phúc. Đến khi kháng chiến chống Mĩ diễn ra, Trắm cũng tham gia và trở thành xã đội trưởng nhanh nhẹn, tích cực.

Với những nhân vật trẻ tuổi, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã khắc họa cuộc phiêu lưu đầy trắc trở nhưng cũng vô cùng lí thú. Có những người không chịu được bão táp của lịch sử, của chiến tranh phải ngã xuống nhưng cũng có những người đã vượt qua để trở thành những người trưởng thành cống hiến cho sự nghiệp chiến đấu và bảo vệ, xây dựng đất nước.

2.2.2.3. Cuộc phiêu lưu của đội Khoát, Bernard và Thalan

Đội Khoát là cán bộ cải cách ruộng đất, một người có sức mạnh ghê gớm, là nỗi sợ hãi của nhiều người trong cuộc cải cách ruộng đất ở làng Sọ. Để hoàn thành nhiệm vụ, đội Khoát đã bắt rễ gia đình cô Thì, ông Lẫm, bà Thêu và bà Bệu để tố khổ, đấu tố địa chủ chánh Long. Chính đội Khoát là người đã dàn

dựng những kịch bản hoàn chỉnh bởi anh là người đã có kinh nghiệm trong hai đợt cải cách. Sau khi cuộc cải cách kết thúc, đội Khoát lấy cô Thêu- người vợ thứ sáu của cụ chánh Long và cũng là người đã được anh bắt rễ. Sau đó, đội Khoát trở thành phó ty nông nghiệp.

Với hai nhân vật Bernard và Thalan, họ là những người đại diện cho bọn thực dân Pháp, là những kẻ cướp nước ta. Thalan là chỉ huy trưởng bốt P.C Huyện- một người Pháp thuần túy, nhẹ nhàng với chính sách cai trị mềm dẻo. Còn Bernard - tên Tây lai, mang trong mình dòng máu Việt của người mẹ là bà Thu và mang trong mình dòng máu người Pháp của ông chuẩn úy Jean Martinot, người đã sang Đông Dương từ đầu thế kỉ hai mươi, có nhiều công trong cuộc bình định thuộc địa, nên được nhận huân chương bắc đẩu bội tinh. Bernard là phó chỉ huy bốt P.C Huyện nhưng là nhân vật có tính cách rất phức tạp. Trong anh ta luôn có sự đấu tranh giữa hai dòng máu da vàng và da trắng, anh ta ra sức phủ nhận phần máu da vàng trong mình để khẳng định mình thuộc về dòng máu cao quý của người da trắng. Trong khi làm phó chỉ huy bốt P.C Huyện, Tây lùn Bernard nổi tiếng là kẻ độc ác và tàn nhẫn. Đối lập với chính sách cai trị mềm dẻo của Thalan, Bernard lại có chính sách cai trị độc ác, dã man. Hắn đã giết nhiều người cách mạng trong đó có thầy thông ngôn Hải, người đã bí mật làm liên lạc cách mạng. Cuối cùng để trả thù cho thầy Hải cũng như nhiều người dân vô tội, sư Khoan Độ cùng đàn em Thuồng Luồng, Sáu Nhỏ đã phục kích, giết chết Tây lùn Bernard, kết thúc cuộc đời của một kẻ xâm lược vô cùng tàn bạo.

2.2.2.4. Cuộc phiêu lưu của những người nông dân

Bên cạnh những nhân vật chính, các vị chân tu, những nhân vật trẻ tuổi, trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh còn xây dựng hình tượng những người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả một nắng hai sương, nghèo khó phải tần tảo để mưu sinh. Nhưng họ cũng góp phần làm cho cuốn tiểu thuyết trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Họ là bà vãi Thầm, ông Khố, cô Thì, ông Lẫm, ông Xuân, Hạ, Xim…

Bà vãi Thầm, người được sư cụ Vô Úy cưu mang, cho ở ngôi nhà lá trong chùa chính là vợ của ông cụ Khố. Người đàn ông nghèo khổ, di cư từ Thái Bình lên, suốt ngày ông bì bõm ngoài đồng để kiếm sống. Ông Khố có cái tên như vậy bởi quanh năm suốt tháng ông cụ chỉ có cái khố, không có bộ quần áo nào. Quê ở Thái Bình, bố của ông Khố tức ông nội của Thì cũng bị chết vì đói. Sau này, Khố đến làng Sọ và cũng chẳng có nghề gì, suốt ngày mùa cua bắt ốc ở ngoài đồng, ngoài ruộng, có những lúc người ta còn bắt gặp cụ nằm cả trên những cái mộ mới tinh mà ngủ. Cuộc sống đói khát quá khiến con người ấy chết thật cơ cực, lạnh lẽo. Sau khi chết, ông để lại cái gia tài toàn là lờ, với giỏ, với đó, với lưới. Ông cũng để lại cho bà Thầm cô con gái tên Thì. Khi thì lớn lên, ông Khố thấy Lẫm là anh chàng là người hiền lành, chăm chỉ lại to khỏe nên ưng ý bắt Thì phải lấy Lẫm. Nhưng Thì ngún nguẩy nói: “Con chịu thôi. Anh ấy to lớn thế kia! trông xấu lắm” [27, 457]. Sau này, cô Thì đồng ý lấy anh Lẫm làm chồng và đẻ sòn sòn một đàn con từ thằng Trắm, cái Bống, thằng Rô, cái Mè, và thằng cu út tên là Săn Sắt. Với cái gia tài ấy mà sau này Lẫm mới biết mò cua, bắt tép kiếm sống và nuôi cái gia đình với một đàn con như vậy. Sau cái chết của ông cụ Khố, bà Thầm lên sống hẳn ở chùa.

Mỗi vùng quê lại có những con người đặc biệt trở thành đặc trưng. Họ đã làm nên những giai thoại thậm chí là huyền thoại, làm cho mỗi ngôi làng lại có màu sắc riêng. Đối với làng Sọ, bố con ông Xuân là trường hợp như vậy. Họ được cho là những quái nhân bởi thân hình to lớn quá khổ. Ông Xuân cao chừng một mét tám, chân tay vạm vỡ, chẳng biết quê quán ở đâu, chỉ biết lưu lạc đến làng Sọ và làm thuê cho người ta. Ông Xuân cũng đã từng để ý đến những cô gái trong làng nhưng ai cũng sợ bởi cái tướng dáng quái nhân của ông. Cuối cùng ông Xuân phải bỏ lên mạn ngươc, ông gặp cô gái Mường đẫy đà như cái bồ. Dù to béo như vậy nhưng sau khi lấy ông Xuân, người đàn bà đó cũng suốt ngày ốm lơ, ốm lửng rồi chết. Nhưng trước khi chết, cô ta cũng để lại được cho ông Xuân cậu con trai tên Hạ. Ông Xuân ẵm đứa con trở về, ông bà trưởng bạ Hiệp liền rang tay cứu giúp. Sau đó Hạ được ông bà trưởng bạ gả Xim - một đứa ở khác của ông bà cho. Nhưng vì Xim đã vô ơn, đấu tố ông bà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/02/2023