Nhân Vật Có Sự Xen Cài, Chuyển Hóa Giữa Cái Thiện Và Cái Ác

cùng vợ con bỏ trốn vào Nam để tránh sự truy sát của cách mạng. Có thể nói những nhân vật như Quản Mật, Lý Phượng không khỏi gây tâm lí ức chế, bức xúc và căm ghét đối với độc giả. Chúng đối lập với sự cống hiến lớn lao, sự hi sinh anh dũng của bao người con đã ngã xuống vì tổ quốc như thầy giáo Hải, Căn, Vô Trần…

Nói nhân vật đại diện cho cái Ác không thể không kể đến vị cán bộ Đội trong cải cách ruộng đất mà tiêu biểu là đội Khoát - anh cán bộ có thể thét ra lửa trong cải cách ruộng đất, khiến cho ai trông thấy cũng phải nem nép lo sợ. Bằng thực tế lịch sử và những gì mà chính nhà văn đã trải qua, ông đã dựng nên một bức tranh hiện thực đen tối của những ngày tháng cải cách. Anh Khoát là người đại diện cho chính quyền nhưng lại mang phẩm chất của nhân vật phản diện, bởi đây chính là sự đánh giá thực tế của lịch sử. Chính anh là người đã bắt rễ với cô Thì, bà Thêu, cô Bệu đấu tố địa chủ chánh Long với những tội ác như: bóc lột, hãm hiếp, nợ máu trong khi những tội danh ấy đều một tay anh sắp xếp. Nhưng anh đội Khoát cũng đâu có phải người chân chính bởi chính anh đã dan díu với bà Thêu từ đó gián tiếp gây nên cái chết của cô bé Rêu đầy tội nghiệp. Với địa chủ chánh Long đã là một nhẽ, bởi dù sao, cụ chánh Long cũng đúng là thành phần địa chủ nhưng với những người như sư cụ Vô Úy, chú tiểu An, đội Khoát cũng lên mặt giáo huấn và cho họ là thành phần cần phải giáo dục, cải tạo lại. Vì thế mà sư cụ và chú tiểu An phải tập trung trong trại cải tạo, phải chứng kiến những cảnh tra tấn, hành hạ dã man có một không hai chốn trần thế. Nếu như trong kháng chiến chống Pháp, Tây lai Bernard là kẻ nổi tiếng độc ác, tàn bạo, giết người không ghê tay thì đội Khoát và những cán bộ cải cách còn nghĩ ra những cách hành hạ còn người đáng sợ hơn cả cái chết. Nhưng sau khi chính phủ có sắc lệnh sửa sai, cuộc cải cách ruộng đất kết thúc, đội Khoát không phải chịu những hậu quả do chính anh gây ra. Anh đội Khoát bây giờ là phó ty nông nghiệp, lấy bà Thêu làm vợ, cả hai vợ chồng đều tham gia công tác chính quyền. Phải chăng, đối với đội Khoát, dù gieo gió những vẫn không gặp bão. Thực tế thì đây là điều rất tế nhị và nhạy cảm với một thời kì lịch sử mà chính nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nêu lên trong tác phẩm của mình. Đó là những năm tháng dù miền Bắc không phải đấu tranh chống giặc

ngoại xâm nhưng lại là những năm tháng người dân Việt Nam sống trong sự bất an và nơm nớp lo sợ. Và chính những người cán bộ cải cách là những người gây nên đau khổ cho chính những người dân của mình. Câu hỏi nhà văn đặt ra là dù sinh ra là tầng lớp địa chủ nhưng đâu phải ai cũng độc ác. Sự áp đặt của lịch sử đã gây nên sự tổn thương và mất mát với nhiều người. Chắc chắn địa chủ chánh Long chết, sự tổn thương ấy đối với Hiếu và Rêu là quá lớn. Ngay cả Tiến, Cường, những người cùng tổ chiến đấu với An trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cũng là những người đã phải chị hậu quả của dư âm đó.

Trên đội Khoát còn có cả một đoàn ủy- một tổ chức có sức mạnh ghê gớm, có quyền sinh, quyền sát trong tay. Trong khi hòa thượng Vô Uý và chú tiểu An là những nhà tu hành đã giúp đỡ rất nhiều cho cách mạng thì khi cải cách ruộng đất diễn ra, họ cũng bị quy vào thành phần cần phải giáo dục lại và bị bắt vào trại cải tạo. Ông Đoàn ủy chính là người đã được sư cụ Vô Úy tại am Tịch Mịch trên núi Yên Tử cứu khi bị thương. Bây giờ là ông Đoàn ủy, người có đầy quyền uy, một hôm ông Đoàn ủy đã xuống thăm trại cải tạo và nói với sư cụ Vô Úy “Trại cải tạo này bảo rằng hai thầy trò cụ lao động rất chăm chỉ. Như vậy là tốt. Thế bày nhé: đừng nghĩ rằng bắt cải tạo vì chúng tôi muốn hành hạ sư cụ đâu. Chúng tôi muốn tốt cho các vị đấy. Những người như các vị thay đổi cái đầu là điều quan trọng. Cũng nên nhớ rằng đây là kỉ luật sắt. Ở đây không nương nhẹ tay với bất kì ai…Cụ hiểu ý tôi chứ” [27, 595]. Đoàn ủy - tổ chức có sức mạnh ghê gớm trong cuộc cải cách ruộng đất đã hành hạ con người một cách dã man. Anh Tân, người du kích trong kháng chiến chống Pháp, con người sống có tình nghĩa. Thầy giáo Hiếu, người Hà Nội, đậu tú tài, làm giáo viên cấp 2, đi theo kháng chiến suốt chín năm chống Pháp. Trong lần tâm sự với người bạn thân ông đã bày tỏ quan điểm của mình về cải cách ruộng đất: “Cải cách ruộng đất là cần thiết. Muốn lấy ruộng thì cứ việc lấy. Cần gì phải đấu tố, bắt giết, để sinh ra cái chuyện vô luân, con tố cha, vợ tố chồng”. Người bạn thân ấy đã phản thầy Hiếu vì muốn lên chức hiệu trưởng. Thầy giáo Hiếu bị điều tra lý lịch. Người ta điều cha ra bố mẹ Hiếu ở quê là thành phần địa chủ nhỏ còn Hiếu bị quy là phần tử bóc lột, phản ứng giai cấp có hành động tuyên truyền chống phá cách mạng. Thế là thầy giáo Hiếu và anh Tân cũng bị nhốt

vào trại cải tạo và bị bị ban chỉ huy trại cải tạo số 2 cho là hai trại viên thực sự phạm tội nên phải trị tội thật nặng. Họ bị bắt lội xuống cái hố phân người nhung nhúc những con dòi trắng xóa ngâm mình nửa tiếng. Thầy giáo Hiếu còn bị con dòi chui vào tai may mà có Trắm gắp ra giúp không thì nó chui lên óc chắc chắn sẽ mất mạng.

Có thể nói cuộc cải cách ruộng đất đã để lại những kí ức khó quên trong lòng người dân Việt Nam đặc biệt là những người được tận mắt chứng kiến. Đây là một giai đoạn lịch sử nhạy cảm của dân tộc. Đã có những nhà văn khai thác khá thành công đề tài này, tiêu biểu là Tô Hoài với Ba người khác. Nhưng nhà văn Nguyễn Xuân Khánh vẫn có cách khai thác rất riêng, rất mới của mình khiến người đọc có thể liên tưởng được hình ảnh anh đội Khoát, cán bộ cải cách thật tàn bạo, độc ác. Rồi một tổ chức đoàn ủy là nỗi sợ hãi của con người.

Với ngòi bút miêu tả đặc sắc, vốn kinh nghiệm và sự trải nghiệm phong phú, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã khắc họa được những nhân vật điển hình cho tội ác. Từ đó giúp người đọc có thể có cái nhìn toàn diện hơn về thời kì lịch sử đầy bão tố của dân tộc.

3.3.3. Nhân vật có sự xen cài, chuyển hóa giữa cái Thiện và cái Ác

Trong việc xây dựng nhân vật của mình, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh có một cái nhìn biện chứng, không rơi vào sự phiến diện, một chiều. Nghĩa là nhà văn có cái nhìn toàn diện những mặt tốt, mặt xấu, những ưu điểm, hạn chế của con người dựa trên những bằng chứng thực tế của cuộc sống và của lịch sử. Trong mỗi con người không phải lúc nào cũng hoàn toàn là thiện, cũng không phải hoàn toàn là ác mà do hoàn cảnh lịch sử, do sự ảnh hưởng của tư tưởng nào đó mà nó có sự xen cài và chuyển hóa của cả cái Thiện và cái Ác. Nhân vật tiêu biểu cho sự xen cài và chuyển hóa đó là cụ chánh Long và Tây lùn Bernard.

Trong thời kì cải cách ruộng đất, những người bị quy là thành phần địa chủ được hiểu đơn giản là những người nắm trong tay nhiều tài sản (tiền của, ruộng đất); những người có thuê người giúp việc hoặc có tư liệu sản xuất cho người khác thuê để thu tiền lời. Chính vì có tiền, có nhiều ruộng đất nên địa chủ thường mua chức, mua quyền để trở thành cường hào, lý trưởng từ đó dễ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

bề bóc lột đàn áp nhân dân. Đó là những nhân vật như vợ chồng Nghị Quế trong tiểu thuyếtTắt đèn của Ngô Tất Tố; hay Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao…Và nhân vật cụ chánh Long là một trong số người như vậy.

Trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, gia đình cụ chánh Long chính là tầng lớp cường hào, địa chủ trong làng Sọ. Người đứng đầu gia đình là cụ chánh Long. Trong cuộc cải cách ruộng đất, dưới sự sắp đặt của anh đội Khoát, cụ chánh bị quy là thành phần địa chủ với ba tội danh: bóc lột, hãm hiếp nợ máu và bị xử bắn làm tấm gương răn đe những địa chủ khác. Tuy nhiên khi xây dựng nhân vật này, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã nhìn thấy những phẩm chất tốt đan xen với những phẩm chất xấu.

Tiểu thuyết Đội Gạo Lên Chùa của Nguyễn Xuân Khánh trong thành tựu văn chương thời đổi mới - 10

Trước hết, chánh Long có đầy đủ điều kiện để trở thành một địa chủ đầu sỏ. Gia đình giàu có, có kẻ ăn người ở, có ruộng đất cho người khác thuê làm ăn. Bản thân cụ bị coi là người có máu dê, có tới sáu người vợ, thậm chí có những người rất trẻ, chỉ đáng tuổi con cụ và người nào cũng được tuyển chọn kĩ lưỡng nên rất đẹp. Cụ có hai người con là lí Phượng và Quản Mật đã theo Tây, làm tay sai cho bọn giặc Pháp. Trong khi dân làng lam lũ, cực khổ thì cụ chánh sống rất phong lưu, nhàn nhã. Cụ thường chống gậy ba toong đi dạo quanh làng. Vẫn làm lễ chúc thọ rất linh đình trong khi người nông dân phải kiếm từng bữa ăn qua ngày. Đúng là với những điều kiện và phẩm chất đó, thì cụ chánh bị quy thành tầng lớp địa chủ là xứng đáng. Nhưng bên cạnh những phẩm chất ấy thì cụ chánh cũng là người sống biết trên, biết dưới. Tuy rằng của của cải, giàu có hơn người nhưng cụ chánh Long chưa hề bóc lột, hành hạ một ai. Thậm chí cụ là người sống rất tình cảm. Dù có sáu bà vợ nhưng bà vợ nào cũng có cơ ngơi và tài sản riêng. Cụ cũng dành tình thương cho những người con, đưa cháu của mình; cụ còn cho Rêu và Hiếu những tài sản duy nhất còn lại khi hai người con là Quản Mật và lý Phượng đã vơ vét hết và bỏ trốn vào miền Nam. Ngay cả người con dâu bất kham thị Bệu của ông, vợ của lý Phượng, ông cũng rất công bằng, từng chia ruộng cho. Sau khi thị Bệu bị lý Phượng đuổi khỏi nhà, thị di tán lên Tuyên Quang thì cụ chánh vẫn cho người làm phần ruộng của thị Bệu sau đó quy ra vàng gửi lại hậu phương cho ba mẹ

con thị. Đối với sư cụ Vô Úy, người sư huynh đồng thời cũng là người bạn đồng môn với cụ thì cụ một mực kính trọng chứ không hống hách như những đứa con của mình.

Có thể nói, nhân vật chánh Long được nhà văn Nguyễn Xuân Khánh xây dựng với cả những nét tính cách xấu và tốt; thiện và ác. Nhưng đặt trong hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ thì cách sống, hoàn cảnh sống của cụ đối lập với cuộc sống của số đông người nông dân lao động nghèo khổ nên không được chấp nhận. Chính vì thế mà kết cục tất yếu với cụ chính là cái chết đau đớn và cô đơn trước sự ruồng rẫy, căm hận của mọi người. Chỉ có những người thực sự hiểu cụ mới nhỏ cho cụ những giọt nước mắt xót thương hay tụng kinh niệm Phật để linh hồn của cụ có thể siêu thoát nơi chín suối. Chắc hẳn nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã từng tận mắt chứng kiến, hoặc bằng những bằng chứng lịch sử rõ nét mới có thể xây dựng nhân vật này trong hoàn cảnh cải cách ruộng đất, rồi những cuộc đấu tố một cách rõ nét và sinh động đến như vậy. Với nhân vật này, nhà văn cũng đặt ra nhiều vấn đề khiến người đọc phải suy ngẫm về một giai đoạn lịch sử khủng khiếp của đất nước.

Nếu như xây dựng nhân vật chính diện, nhân vật đại diện cho cái thiện các tác giả thường sử dụng ngòi bút mang tính ngợi ca thì khi xây dựng nhân vật phản diện, nhân vật đại diện cho cái ác, các tác giả thường sử dụng ngòi bút châm biếm, phê phán để thông qua đó phần nào thể hiện thái độ, cách nhìn nhận, đánh giá của mình. Nhân vật Tây lùn Bernard như nói ở trên là nhân vật thuộc phía địch, là người mang trong mình hai dòng máu: da vàng và da trắng, Việt và Pháp nhưng trong con người ấy luôn có sự đấu tranh giữa hai dân tộc và cuối cùng Bernard dường như muốn phủ nhận tất cả những gì thuộc về dòng máu da vàng của người mẹ để khẳng định phẩm chất của mình thuộc về dòng máu da trắng cao quý và đẳng cấp của người cha. Vì vậy Bernard ý thức được rằng tâm hồn hắn trở thành một bãi chiến trường cho cuộc chiến giữa dòng máu nội và dòng máu ngoại. Và khi cuộc chiến ngã ngũ, hắn thành sát nhân tàn bạo thì hắn biện hộ cho mình “Đáng lẽ tôi là người thường đấy chứ. Nhưng ai đã phản bội tôi. Ai đã giết cậu tôi, đẩy mẹ tôi vào chỗ chết. Ai đã cư xử với tôi như một kẻ hạ đẳng. Mà ai hạ đẳng kia chứ”. Cho dù ngoại hình của Bernard đã

minh chứng cho dòng máu da vàng trong con người hắn. Đó là người đàn ông với chiều cao khiêm tốn, khoảng 1 mét 60 mái tóc đen của người Việt. Trong những năm tháng sống với người cậu là lý Cẩm, Bernard còn có cái tên rất Việt: Lê Na. Hơn nữa vì được học ở trường dành cho người Việt nên Bernard nói rất sõi tiếng Việt và có cách sinh hoạt đặc trưng của người Việt. Nhưng Bernard dần phủ nhận hoàn toàn. Hắn ăn nhiều, cái thân hình của hắn không còn nhỏ con nữa mà phì ra bệ vệ như một người Tây đích thực, đôi mắt xanh, mũi lõ ấy càng là minh chứng rõ ràng. Trong những năm tháng chỉ huy ở phòng

P.C Huyện, hắn biết nói tiếng Việt nhưng vẫn thuê người thông ngôn, và rất ít khi nói tiếng Việt, bởi theo hắn đấy là một cách để hắn chứng minh mình thuộc về dòng máu Pháp đẳng cấp và cao quý. Đặc biệt khi xây dựng nhân vật Bernard với tính chất phản diện, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh quan tâm đến việc thể hiện phẩm chất độc ác đến man rợ của tên Tây lùn này. Vì mang trong mình hai dòng máu, lại sống ở Việt Nam từ nhỏ, Bernard có những mánh khóe rất riêng. Nếu như đại úy Thalan, chỉ huy trưởng của hắn là người Pháp thuần túy với những nét phẩm chất tinh tế thì Bernard lại không có điều đó nên hắn có phần ghen ghét và ngầm ngầm mâu thuẫn. Người dân làng Sọ không sợ chỉ huy trưởng P.C Huyện Thalan bằng Tây lùn Bernard. Với những cách giết người man rợ, người dân làng Sọ chỉ cần nhìn thấy Bernard là đã kinh hồn bạt vía, trẻ con vốn hay xin kẹo hắn mà chỉ qua lần hắn lấy anh cán bộ Việt Minh làm bia tập bắn cho một tiểu đội thì trông thấy hắn từ xa đã chạy trốn. Xây dựng hình tượng Bernard, Nguyễn Xuân Khánh cho người đọc thấy được chân dung của một tên ác thú, hắn khiến người đọc liên tưởng đến nhân vật cảnh sát trưởng Gia- ve trong cuốn tiểu thuyết Những người khốn khổ của nhà văn Victo Huygô. Bernard giết người không ghê tay, hắn cho quân lính mổ bụng chị cán bộ cách mạng đang có mang, khiến cho cái mang trong bụng to bằng củ khoai cứ nguây nguây mãi mới chịu chết. Rồi chỉ có hắn mới nghĩ ra cách hành hình thầy thông ngôn Hải biến thầy Hải thành con thuyền cộng sản thả trôi sông khi bị phát hiện làm bí mật cách mạng. Sự độc ác của Bernard không trừ một ai, hắn đề phòng, cảnh giác với tất cả mọi người, từ những người trong chùa như sư cụ Vô Úy, sư bác Khoan Độ, đến chị em Nguyệt, An và cả bà vãi

Thầm. Sự cảnh giác đó là do Bernard sống ở Việt Nam từ nhỏ, hắn hiểu được cuộc chiến tranh du kích ở Việt Nam khốc liệt đến mức độ nào, một bà già, một đứa trẻ cũng có thể giết giặc bất kì lúc nào.

Để giải thích cho sự bạo tàn, ác độc của Bernard, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh để cho nhân vật này có sự dằng xé nội tâm khá căng thẳng. Song chính những gì ẩn sâu bên trong con người Bernard đã lí giải cho tính cách ưa bạo lực của hắn, cho trạng thái tâm lí vừa kiêu hành, vừa tự ti của hắn. Và đặc biệt hơn nó xuất phát từ mối thù hận khó lòng hóa giải trong con người hắn. Đó là mối thù hận với anh cán bộ Việt Minh, người đã giáo dục hắn khiến hắn cảm thấy mình bị hạ nhục, bị hạ thấp đẳng cấp. Đó cũng là mối thù hận vì hắn cho rằng chính anh cán bộ Việt Minh đó đã lấy cô Mận - người đàn bà của hắn. Mối hận đó còn do hắn cho rằng chính đạo Phật đã khiến mẹ hắn phải chết…Thực chất tất cả những mối thù hận trong con người Bernard đều bắt nguồn từ một nguyên do là hắn muốn từ chối, muốn phủ định dòng máu da vàng, dòng máu người Việt của mẹ hắn đã sinh ra, nuôi nấng, che chở cho hắn để khẳng định hắn thuộc về dòng máu người Pháp, dòng máu da trắng cao quý và đẳng cấp. Thế nhưng cũng chính những mối thù hận ấy là nguyên nhân dẫn đến cái chết thê thảm của hắn. Hắn không lường được điều đó bởi hắn ngạo mạn, hắn phủ nhận cả những điều mà triết lí Phật giáo đã răn daỵ: Gieo gió ắt gặp bão; Ác giả ác báo. Cái chết của Bernard là kết cục tất yếu mà hắn gây ra. Nhưng đồng thời nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cũng phần nào giúp người đọc giải tỏa những nỗi uất ức với những tội ác mà hắn gây ra với nhân dân nhân dân làng Sọ nói riêng, với dân tộc Việt nói chung.

Với những nhân vật có sự xen cài giữa cái Thiện và cái Ác, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã sử dụng ngòi bút miêu tả và phân tích nội tâm sâu sắc. Cùng với cái nhìn biện chứng, toàn diện khiến cho các nhân vật này được hiện lên một cách khá đậm nét. Nó phần nào cho thấy cái nhìn rất công bằng với con người và lịch sử dân tộc của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh.

3.3.4. Phối hợp nhân vật tính cách với nhân vật tư tưởng

Trong giáo trình Lí luận văn học do giáo sư Trần Đình Sử chủ biên, nhân vật tính cách hay còn gọi là nhân vật tròn là “loại nhân vật được khắc họa, nhìn

ngắm trên nhiều phương diện, đưa tới cho độc giả cảm tưởng thực, như cảm tưởng xuất hiện trong ta khi ta đi xung quanh một bức tượng tròn để chiêm ngưỡng nó”. Cũng trong cuốn sách này, nhân vật tư tưởng được cho là có “nhiều điểm tương đồng với nhân vật chức năng và có hạt nhân cấu trúc là một tư tưởng, một ý thức. Xây dựng loại nhân vật này, các nhà văn nhằm tới sự phát triển hoặc tuyên truyền cho một tư tưởng nào đó về đời sống, và việc phát biểu, tuyên truyền đó đôi khi được thực hiện lộ liễu, không cần che giấu”. Trong cuốn tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng những nhân vật có sự kết hợp của cả hai loại nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng. Xây dựng những nhân vật này, nhà văn muốn gửi gắm những tư tưởng chính trị, đạo đức, nhân sinh hay quan điểm nghệ thuật của mình.

Hầu hết các nhân vật trong cuốn tiểu thuyết Đội gạo lên chùa đều có sự kết hợp giữa tính cách và tư tưởng như: thiền sư Vô Úy, sư thúc Vô Trần, chú tiểu An đến những đứa trẻ như Hiếu, Rêu, Căn…nhưng có lẽ nổi bật nhất vẫn là hai nhân vật hòa thượng Vô Úy và chú tiểu An. Đây là hai nhân vật chính, nhân vật trung tâm xuất hiện xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Hòa thượng Vô Úy là hiện thân của triết lí Phật giáo, là điểm tựa vững chắc cho nhân dân làng Sọ trong bão táp của chiến tranh. Còn chú tiểu An là nạn nhân của thời cuộc, là người chứng kiến sự biến đổi, thăng trầm của lịch sử dân tộc qua suốt những năm tháng chiến tranh chống Pháp, cải cách ruộng đất, kháng chiến chống Mĩ và cả khi hòa bình lặp lại.

Tác giả Nguyễn Xuân Khánh viết Đội gạo lên chùa không phải để cổ vũ con người từ bỏ cuộc sống trần tục để đi tu, mà qua triết lí, lối sống Phật giáo chúng ta có thể rèn cho mình tâm từ, tâm bi, tâm hỉ, tâm xả. Hòa thượng Vô Úy là người nghĩ và làm đều xuất phát từ cái tâm của Phật với “Tâm từ thương yêu tất cả chúng sinh. Tâm bi thương xót những người đang gặp đau khổ. Tâm hỉ cùng vui với những người đang có điều vui, điều thành công. Người đạt đạo xa lạ với lòng ghen ghét và ghanh tị. Tâm xả không dính chấp những được thua ở đời. Khen cũng không vui, chê cũng chẳng buồn. Dù cay đắng hay ngọt bùi, dù sạch hay nhơ đều thản nhiên” [27,74]. Khi che chở cho An và Nguyệt, hòa thượng Vô Úy hiểu không dễ dàng gì mà hai đứa trẻ có thể vượt qua nỗi đau

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/02/2023