Căn và Rêu. Mỗi người có một số phận khác nhau nhưng họ là những người bạn thân của nhau, biết chia sẻ, giúp đỡ, nương tựa vào nhau trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Trong số những đứa trẻ đó, An là nhân vật chính, đóng vai trò quan trọng việc dẫn dắt nội dung, diễn biến của cốt truyện. Nguyễn Xuân Khánh đã dùng bút pháp miêu tả để khắc họa ngoại hình của An: “một chàng trai cao cao, gầy gầy. Đầu cạo trọc nhẵn. Môi đỏ. Mắt sáng. Trán rộng. Trẻ măng mà đã có những nếp nhăn…nước da ngăm ngăm” [27, 365]. Rõ ràng với ngoại hình đó, thoạt nhìn người đọc sẽ tưởng tượng ra một chàng thư sinh chứ không phải một nhà sư. Nhưng ẩn sâu bên trong dáng vẻ thư sinh ấy lại là một cuộc đời bất hạnh, ngay từ nhỏ đã phải chịu nhiều đắng cay, mất mát. Chính vì thế mà trước cái chết của cha mẹ và những người dân trong làng, những cái xác không đầu đổ ào trong vũng máu từ chiếc miếu cô hồn ra đã ám ảnh cậu khiến cậu không sao quên được. Dù được sống bên sư cụ Vô Úy, được sự che chở của nhà chùa nhưng An vẫn luôn luôn day dứt “tâm hồn tôi đang khóc nhưng không tài nào chảy ra nước mắt được”. Những tưởng tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của An như tờ giấy trắng nhưng trong lần từ nhà giam ĐơBê chứng kiến thân hình lở loét, một phần sống, chín phần chết của sư cụ Vô Úy, An đã tự hỏi “Từ bi ư?, Hận thù ư?, Sống thế nào mới là phải. Tôi đã nói tôi không phải là tờ giấy trắng” [27, 375]. Sau này, cuộc kháng chiến chống Mĩ nổ ra, An lên đường nhập ngũ. Phải chiến đấu với kẻ thù, An chưa thể thích nghi được ngay vì nếp sống nhà chùa đã ăn sâu trong tâm hồn cậu. Nhưng sư cụ đã căn dặn An lời dạy của sư tổ Trần Nhân Tông Cư trần lạc đạo thả tùy duyên. An đã dần thích nghi và trở thành anh bộ đội cụ Hồ thực thụ.
Hiếu và Rêu là thuộc gia đình địa chủ. Hiếu là con của lý Phượng với bà Bệu, còn Rêu là con cụ chánh Long với bà Thêu. Xét về quan hệ gia đình, Rêu là cô của Hiếu: Rêu là đứa trẻ được nhà văn miêu tả: “Nó gầy gò, nhỏ bé, xinh xinh giống hết như mẹ, cũng da trắng môi hồng, cũng tóc đen như gỗ mun, cũng đôi mắt đen long lanh” [27, 498]. Rêu là người đi đến đâu là bừng sáng ở đó, ngày đầu tiên vào lớp học của thầy Hải, dường như Rêu đã làm cho không khí vui tươi, phấn khởi hẳn lên. Không chỉ là cô bé xinh đẹp, mỏng manh, yếu đuối mà cô còn thông minh và hát rất hay. Mỗi khi cô cất giọng hát thì nó trong
trẻo như thủy tinh, véo von, trong vắt. Còn Hiếu, một cô bé có vẻ mạnh mẽ hơn, gan lì hơn. Cho dù mẹ cấm cô không được đến nhà địa chủ chánh Long nhưng cô vẫn lén đến gặp ông nội, nấu cơm cho ông nội ăn rồi khóc thương cho ông khi bị anh Đội Khoát cho trói quặt khuỷu tay và cả mồm.
Trong cuộc cải cách ruộng đất, cả Rêu và Hiếu đều phải chứng kiến người mẹ của mình đấu tố cha mình, ông mình thành địa chủ. Cảnh đấu tố diễn ra thật khủng khiếp cùng với cách cư xử thiếu tình người của Thêu và Bệu khiến tâm hồn trong sáng của cô bé Rêu không chịu được phải trẫm mình xuống giếng thơm trong chùa để giải thoát còn Hiếu thì đau khổ nhưng không thể làm gì được.
Về phía Huệ và Căn, đây là hai đứa trẻ con ông Trần và bà Nấm. Hai đứa trẻ này hiện lên với những cá tính khác nhau ngay từ khi còn bé. Căn nóng nảy không chịu được những lời trên đùa của bọn trẻ con khi nói về cha mẹ mình. Căn đã đánh An vô cớ bởi anh ghét nhà sư. Hơn nữa An lại rủ Huệ đi chơi, bắt ve sầu nên Căn càng căm ghét An hơn. Căn và Huệ cũng phải chịu những mất mát trong cuộc cải cách ruộng đất vì bà Nấm bị quy vào thành phần quốc dân đảng nên bị bắt giam để chuẩn bị đấu tố. Huệ phải theo mẹ đi trốn, chứng kiến cảnh bà Nấm đồng ý cho tên vạn đò hàm hiếp để bảo vệ mình, Huệ như đau thắt trong tim. Rồi hai mẹ con cùng lên chiếc thuyền thúng bỏ trốn. Bà Nấm bị chết mất xác, Huệ may mắn hơn được người dân cứu sống. Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ nổ ra, Hiếu tham gia làm y tế trong chiến trường khốc liệt, cô đã cụt mất một chân. Còn Căn là đại đội trưởng và hi sinh anh dũng trong chiến trường Xuân Lộc.
Là đứa trẻ có xuất thân khác hẳn với Rêu và Hiếu, Trắm là con ông Lẫm và Cô Thì thuộc thành phần bần cố nông. Khi cải cách ruộng đất diễn ra, Trắm tham gia vào đội du kích và với lòng lương thiện của mình, an giúp mẹ con bà Nấm bỏ trốn, cứu thầy giáo Hiếu khỏi bị con dòi trắng hếu chui vào tai khi bị bắt lội xuống hố phân người ở trai giam đoàn ủy và cả sư cụ Vô Úy khi bị suy kiệt sức lực vì ăn uống quá kham khổ. Nguyễn Xuân Khánh đã miêu tả “Trắm mười bảy tuổi mà như chàng trai hai mươi. Mặt mũi sáng sủa. Nhanh nhẹn, hoạt bát. Ngực nở như vú đàn bà. Tay như tay vượn, lưng như lưng gấu” [27].
Đó là vẻ đẹp của một người nông dân cường tráng, khỏe mạnh. Hơn nữa An còn phát hiện ra Trắm là người rất nhân hậu: “Anh là người hành động và suy nghĩ một cách hồn nhiên. Anh không thể làm ác hoặc vu oan cho bất kì ai. Cái hồn nhiên của anh chính là cái lương tri của con người” [27, 616]. Sau này, Trắm và Hiếu đã lấy nhau, họ xây dựng nên một gia đình hạnh phúc. Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ nổ ra, Trắm tham gia vào kháng chiến và trở thành anh xã đội nhanh nhẹn, hoạt bát.
Với việc xây dựng hình tượng những nhân vật đại diện cho thế hệ trẻ, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh muốn khẳng định vẻ đẹp của những con người được sinh thành trong những năm tháng đen tối nhất của lịch sử dân tộc. Dù còn trẻ tuổi nhưng với lí tưởng sống đúng đắn họ đã trở thành thế hệ vững vàng trong những chặng đường của lịch sử. Biết đoàn kết, che chở, thương yêu nhau, cảm thông với nhau…đó là những phẩm chất ngời sáng giúp họ vượt qua mọi khó khăn, trở thành những công dân có ích cho đất nước.
3.1.1.4. Những người nông dân hướng thiện và những người phụ nữ
Trong hệ thống những nhân vật đại diện cho cái thiện không thể không kể đến những người nông dân một nắng hai sương, gắn bó với ruộng đồng và những người phụ nữ - những nhân vật đặc sắc góp phần làm cho cốt truyện thêm sinh động, hấp dẫn. Bằng ngòi bút miêu tả ngoại hình, tính cách và nội tâm xuất sắc của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh những nhân vật này hiện lên thật sinh động.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Đơn Vị Làng Là Hậu Phương Của Kháng Chiến Chống Mĩ
- Cuộc Phiêu Lưu Của Thế Hệ Những Người Trẻ Tuổi
- Thế Giới Nhân Vật Đa Dạng Về Số Phận Và Tính Cách
- Nhân Vật Có Sự Xen Cài, Chuyển Hóa Giữa Cái Thiện Và Cái Ác
- Đội Gạo Lên Chùa - Kết Cấu Cổ Điển Mà Hiện Đại
- Tiểu thuyết Đội Gạo Lên Chùa của Nguyễn Xuân Khánh trong thành tựu văn chương thời đổi mới - 12
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Ông cụ Xuân, một quái nhân được vẽ bằng những nét vẽ tạo hình “cao chừng mét tám, chân tay vạm vỡ”. Với vẻ bề ngoài như vậy, ông Xuân muốn lấy vợ cũng khó, phải bỏ làng mà đi nhưng bên trong con người có tướng dáng đồ sộ ấy lại là tấm lòng lương thiện. Chính ông Xuân đã hai lần đánh xe bò đến chở sư cụ Vô Úy từ nhà giam trở về với một thái độ, cử chỉ ân cần, trìu mến. Hạ- con trai ông Xuân “bàn tay thì quăn queo sần sùi, màu sắc đỏ như máu. Đường trái tim không có. Nó phù hợp với đường trí não thành một đường, lưng gấu, đôi cánh tay dài như vượn, lộ nhãn, lộ xỉ, lộ hầu”. Đó là người đàn ông có cái tướng siêu đực nhưng cũng là người đàn ông rất trọng nghĩa. Hạ phải đi tù vì dám đốt căn nhà của ông bà trưởng bạ Hiệp cho mình vì trong cải cách ruộng
đất, vợ Hạ - cô Xim đã vô ơn, đấu tố ông bà trưởng bạ Hiệp là địa chủ bóc lột mình. Cũng chính Hạ đã không đồng tình với người bạn tù rủ mình ăn cắp tượng của nhà chùa và bị chúng đánh cho một trận thừa sống thiếu chết. Người đã dũng cảm đối mặt với thực tại, cảm ơn Tư Đờn - người đàn ông đã chăm sóc vợ con mình trong những ngày ở tù. Còn ông Lẫm, chồng của cô Thì- một người nông dân thuần hậu với ngoại hình “xấu xí, người đen như cột nhà cháy, tóc tai bù xù bẩn thỉu, lúc nào cũng đội chiếc nón mê và lăn lộn ngoài đồng” [27, 517].
Bên cạnh những người nông dân chân lấm, tay bùn, xấu xí ấy nhưng trong họ ẩn chứa những nét đẹp phẩm chất ấy, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh còn ưu ái xây dựng hình tượng những người phụ nữ. “Bởi đàn bà là một vật quý hiếm. Tạo hóa đã sinh ra người đàn bà đẹp để dâng hiến tô điểm cho cuộc sống trần gian”. Vì thế, nhân vật phụ nữ trong tác phẩm Đội gạo lên chùa đều toát lên vẻ đẹp nữ tính, căng tràn nhựa sống.
Cô Thêu năm 18 tuổi đã “có cái hông tròn lẳn bao nhiêu là hứa hẹn, đôi vú thây lẩy mà lại săn chắc đủ để tạo nên sự mĩ miều từ những đường cong vừa phải, to vừa phải, xanh mướt sức sống, đôi mắt sáng mà dịu gợi những khát khao đằm thắm, nó hé lên cái cửa sổ tinh tế chứ không ánh lên sắc tựa dao cau” [27, 473]. Vẻ đẹp của cô Thêu đã khiến cụ chánh Long bỏ cái thành kiến là nước làng Sọ làm sao mà không sinh ra được mĩ nhân. Đối với cụ chánh, cô Thêu đúng là một mĩ nhân. Vì thế mà dù đã hơn 60 tuổi và có năm vợ nhưng cụ chánh Long lấy bằng được Thêu làm vợ thứ sáu. Hay như Bà Bệu, vợ lẽ của Lý Phượng: “Thời con gái, bà không đẹp nhưng là người đàn bà rực rỡ. Cái sức xuân phây phây lúc nào cũng hừng hực lộ trên con người bà. Mặt tròn vành vạnh, da mượt má màu hoa đào. Thân thể mỡ màng, tươi tắn, lúc nào cũng như sẵn sàng mời gọi” [27, 468]. Tuy không sở hữu cái vẻ đẹp sắc nước, nghiêng trời của một mĩ nhân nhưng bà Bệu lại có vẻ đẹp của sự tươi trẻ, phóng túng. Còn cô Thì, con bà vãi Thầm, vợ của ông Lẫm lại là người đàn bà “nhỏ nhắn, chắc lẳn, mới choai choai thôi mà đã thắt đáy lưng ong đầy hứa hẹn trở thành một người đàn bà xinh đẹp”. Đến khi lấy anh Lẫm thì vẻ đẹp ấy lại bung nở “đẹp lồng lộng, ngồn ngồn, hơn hớn”. Vẻ đẹp ấy khiến anh Lẫm bị lôi cuốn, mê
hoặc. Hay khi miêu tả vẻ đẹp của cô Nấm trong cảm nhận của Vô Trần dưới đêm trăng “khuôn mặt trẻ trung, tròn vành vạnh và trắng ngát”. Vẻ đẹp “khỏe mạnh, đôi mắt lúng liếng và khuôn mặt bụ bẫm” đã hút hồn Vô Trần. Khi chạc ba nhăm tuổi, vẻ đẹp của cô Nấm càng mặn mà hơn, cô giống như người đàn bà thôn quê khác với “khuôn mặt tròn trịa, phúc hậu. Vóc dáng vững chãi nhanh nhẹn. Nét mặt lúc nào cũng tươi tắn, dễ dãi nở một nụ cười, bàn tay cô đỏ như son. Cổ tay cũng tròn và trắng. Làn da cũng ấm và mát”. Đó là vẻ đẹp đậm đà, hồn hậu, vẻ đẹp đó luôn làm cho người khác có cảm giác sống với người như thế ta không biết chán…Sống với người ấy ta không muốn chết…Sống với người ấy ta chỉ muốn sống. Còn những nhân vật người phụ nữ nữa cũng được nhà văn khắc họa với những nét tính cách khá đặc biệt, đó là Khoai, người phụ nữ ăn mày được Khoan Độ cứu giúp, Xim vợ của Hạ, anh chàng có tướng siêu đực và Mai, cô vợ của Tiến- người cùng tổ chiến đấu với An trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Trong bộ dạng của kẻ ăn mày bẩn thỉu đã che khuất cái vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người Khoai. Phải đến khi cô đi tắm gội hết lớp hôi hám, bẩn thỉu trên người, Độ mới nhận ra vẻ đẹp “nguyên hình là con bướm vàng xinh xắn”, đặc biệt đứng cạnh Khoai một mùi hương tỏa ra thật dễ chịu. Đứng trước người đàn bà ấy, Độ nhận ra “Người đàn bà, dù hoàn cảnh làm cho xấu xí đi, vẫn toát ra được sự mềm mại, sự yếu đuối, sự dịu dàng, sự an bình, sự hấp dẫn khó tả”. Để rồi Khoai trở thành người đàn bà đằm thắm trong cuộc giao hoan “Cái đêm ân nghĩa mặn nồng. Thân xác họ đã thề thốt với nhau những lời nặng tình nhất. Họ chẳng nói lời thề non hẹn biển, nhưng họ biết rằng từ giây phút ấy, đời họ đã gắn chặt với nhau”. Với sự khéo léo của mình, Khoai đã cảm hóa được Độ, Khoai đã khuyên được Độ không đi ăn cắp, ăn trộm, phải kiếm sống bằng đôi tay của mình để tích đức cho con. Còn về Xim, cô gái đã quan hệ với Hạ trên đồi Xim bát ngát trong những lần đi chăn trâu cho nhà ông bà trưởng bạ. Sau này khi đã là vợ Hạ, vì Hạ phải đi tù nên Xim nương tựa vào người đàn ông khác có tên là Tư Đờn. Khi Hạ trở về, khó xử, Xim quyết định trả nghĩa cho Hạ lần cuối. Sau nhiều năm đi tù về, trước “người đàn bà phây phây, rực rỡ cơn lũ bản năng đã cuốn phăng ý chí của Hạ để rồi hai cái cơ thể trần truồng đang
cuốn lấy nhau, quằn quại, giẫy giụa ngay trên mặt đất mát rượi. Hắn như đóng đinh vào người đàn bà. Có lúc người đàn bà nghẹt thở trong cơn hạnh phúc. Mụ như bị bóp cổ rên ằng ặc vì sung sướng. Mụ quẫy đạp đùng đùng đến nỗi một cái gì đó vỡ choang mụ chẳng hay. Họ làm tình ồn ĩ và dữ dội đến nỗi con chó xù của hắn nuôi đi hoang ở đâu về phải sán lại để chứng kiến. Nó tưởng đôi người là hai con quái vật” [27, 805- 806]. Sau cuộc trả nghĩa cuối cùng ấy cho người chồng cũ, Xim quyết định tìm cho Hạ một người vợ và đó chính là Nguyệt, cô gái ở chùa Sọ được sư Vô Úy cưu mang .
Trong những năm tháng chiến tranh chống đế quốc Mĩ diễn ra ác liệt, vẫn có những người đàn bà hiện lên với một vẻ đẹp quyến rũ lạ thường mặc cho mưa bom, bão đạn. Đó là Mai, vợ của Tiến. Trong lần Tiến được nghỉ phép, tranh thủ về nhà thăm mẹ và vợ, người vợ đã tranh thủ gần gũi chồng trước khi ra đi không hẹn ngày trở lại “Người vợ kéo người chồng ngồi xuống cái nệm thơm ngát ấy, cô ôm lấy anh. Và đôi môi nóng hổi của cô, bàn tay nóng hổi của cô. Chợt làm Tiến hiểu ra tại sao Mai lại nói rằng đến cái lùm cây này mới chịu chia tay”. Dưới ánh sáng chập chờn của pháo sáng từ biển hắt vào tuy yếu ớt nhưng cũng đủ để Tiến chiêm ngưỡng tấm thân mĩ miều của vợ, một niềm kiêu hãnh thầm kín mà anh sẽ chẳng bao giờ nói ra. “Ánh sáng không lọt qua vòm cây nhưng từ ngoài hắt vào cũng đủ để Tiến nhìn thấy cả núm vú hồng hồng của vợ, nhìn thấy cả cặp nhũ hoa của nàng. Ôi! Cái màu trắng tinh khiết, ngọc ngà. Chúng là thứ màu ngà voi tinh khiết nõn nà. Giặc bắn tên lửa rất gần nhưng hai vợ chồng quên hết. Họ không một chút sợ hãi”. Dư vị ngọt ngào của cuộc ân ái đó đã theo Tiến vào chiến trường. Với những người phụ nữ như Khoai, Xim và Mai, Nguyễn Xuân Khánh đã dùng ngòi bút khắc họa họ với những bản năng mạnh mẽ, với bản năng ấy, nó có sức cảm hóa, thức tỉnh và hướng thiện con người như Độ, Hạ và Tiến.
Bên cạnh những người phụ nữ luôn mơn mởn sức sống, sức cuốn hút ấy, có một hệ thống nhân vật người phụ nữ nữa cũng là hiện thân có cái thiện. Đó chính là những phật tử. Bà nội của sư Vô Úy- một người phụ nữ thông tuệ, biết chữ Nho, lại sinh trưởng trong gia đình khoa bảng nên chính bà là người đã dạy dỗ Vô Úy trở thành một người thông hiểu, lễ nghĩa đến như vậy. Đặc biệt, bà là
người rất sùng tín đạo Phật, không ngày rằm hay mồng một nào là bà quên đến chùa làm lễ, chính những việc làm ấy đã giúp cho câu cháu Lê Sinh tức thiền sư Vô Úy sau này đã nhận ra mình không thể sống thiếu cửa Phật. Hay bà Thu - mẹ của Tây lùn Bernard, một người từng xin sư thầy Diệu Tâm cho được xuống tóc quy y nhưng vì không có duyên với của Phật nên bà không được sư Diệu Tâm cho xuống tóc. Song sau này khi lý Cẩm, em trai của bà chết, người con trai Bernard của mình thì làm quá nhiều việc thất đức nên bà đã suốt ngày tụng kinh, gõ mõ những mong các vị bồ tát có thể che chở cho con. Rồi những Phật tử ở phố hàng Chiếu, chợ Đồng Xuân…cũng không quên đến chùa để tìm thấy sự tĩnh tâm, thấy nơi yên bình có thể nương tựa. Có thể nói những phật tử chính là hiện thân cho cái thiện, cho sức mạnh từ bi của đạo Phật.
Có thể nói bằng bút pháp miêu tả ngoại hình nhân vật đặc sắc, Nguyễn Xuân Khánh đã khắc họa được những người nông dân chấn lấm, tay bùn cần mẫn nhưng cũng rất hiền lành, chất phác, đôn hậu. Bên cạnh đó, hình ảnh những người phụ nữ hiện lên đầy sức sống, sức hấp dẫn khiến cốt truyện trở nên hấp dẫn, sinh động hơn. Những phật tử trung thành với triết lí Phật pháp. Họ chính là hiện thân cho cái thiện trong hoàn cảnh xã hội chiến tranh và bão táp lịch sử.
3.2.2. Những nhân vật đại diện cho cái Ác
Những nhân vật đại diện cho cái Ác được coi là những nhân vật có bản chất đối lập lại với những nhân vật đại diện cho cái Thiện. Mặc dù không có khái niệm cụ thể nhưng nhân vật ác có nhiều điểm tương đồng với khái niệm nhân vật phản diện trong tác phẩm văn học. Theo giáo sư Trần Đình Sử trong cuốn: Lí luận văn học thì: “Nhân vật phản diện (còn gọi là nhân vật tiêu cực) có những phẩm chất ngược với nhân vật chính diện, bị miêu tả trong tác phẩm với thái độ phê phán, phủ định” [37, 88]. Ví dụ như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến…trong Truyện Kiều của Nguyễn Du; Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, Võ Thể Loan trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu; Bá Kiến trong Chí Phèo của Nam Cao… Dựa vào sự tương đồng của nhân vật ác với nhân vật phản diện thì trong tác phẩm Đội gạo lên chùa, ta thấy nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng được hệ thống nhân vật đại diện cho cái Ác
như: bọn địa chủ tay sai và nhân vật đội Khoát trong cải cách rộng đất.
Nói đến địa chủ tay sai không thể không nói đến Lý Phượng và Quản Mật, con trai của cụ chánh Long. Đặc biệt là nhân vật Quản Mật- tay sai đắc lực, tên chó săn cho bọn giặc Pháp. Khi bọn giặc Pháp tràn tới làng Sọ, chúng lập bốt trên đỉnh núi Thằn Lằn, Thalan và Bernard là những người chỉ huy P.C Huyện. Chúng đã nhanh chóng thiết lập một hệ thống tay sai, đó chính là bọn cường hào, địa chủ. Khi đó ở làng Sọ có hai dòng họ lớn dường như ngầm đối đầu với nhau. Dòng họ Bùi phát về đường thi cử, khoa bảng và khi kháng chiến bùng nổ, họ theo cách mạng. Còn dòng họ Nguyễn đứng đầu là cụ chánh Long lại có tiềm lực về kinh tế, phát về đường cường hào, lí trưởng. Tuy là người đứng đầu dòng họ nhưng dường như cụ chánh Long không can thiệp nhiều đến công việc của người Pháp chỉ có hai người con của cụ là Lý Phượng và Quản Mật, đặc biệt là Quản Mật thì theo hẳn người Pháp, trở thành tay sai đắc lực của chúng, quay lại để đàn áp chính đồng bào của mình. Quản Mật tuyên truyền giúp giặc Pháp: “Ngày mười lăm, ông Mật lùa dân đến trường học, diễn thuyết về chính nghĩa và quốc gia, hô hào thanh niên nhập ngũ, ủng hộ quốc trưởng Bảo Đại” [27, 163] Quản Mật nói: “Tội gì mà đi cày. Đi lính đầy đủ cơm ăn áo mặc, mỗi tháng còn được lĩnh năm trăm đồng Đông Dương gửi về mà nuôi vợ con. Lên cai, lên đội lập tức lương gấp ba, gấp bốn. Gia đình còn được chính phủ che chở, ưu ái” [27, 163]. Khi cuộc chiến tranh du kích của ta diễn ra ngày càng quyết liệt thì Quản Mật càng trở nên táo tợn hơn. Vì hắn là người địa phương, lại có thêm bọn bảo hoàng địa phương, cùng với mấy người lính gan lì, nên đem quân phục kích đón lõng bộ đội huyện từ bên kia sông Đào về làng. Mật nói: “Ở trong vòng kiểm soát của bốt Đình Sọ, Việt Minh đừng hòng làm chủ ban đêm”. Chính Mật đã tra tấn dã man đồng bào của mình “Ngày hai mươi nhăm, ba người mặc quần áo nâu bị giết ở trên đê. Bụng bị mổ. Phơi xác cả ngày để dân đi làm đồng nhìn thấy”. Mật đã cùng lính bảo hoàng đốt hết nhà dân khiến xóm Điếm lửa cháy ngút trời.
Không chỉ tàn bạo mà còn là những kẻ hèn nhát, đến khi bọn giặc Pháp thất thủ, phải rút lui khỏi làng Sọ thì Lý Phượng và Quản Mật đã vơ vét tài sản