Tiểu thuyết Đội Gạo Lên Chùa của Nguyễn Xuân Khánh trong thành tựu văn chương thời đổi mới - 5

cải cách ruộng đất là nói tới một giai đoạn nhạy cảm của lịch sử nước nhà. Công cuộc cải cách ruộng đất đã để lại một ấn tượng đậm nét trong tâm trí người Việt Nam về một giai đoạn lịch sử có rất nhiều thương tổn trong đời sống tinh thần và các mối quan hệ xã hội. Trong văn học, đây là đề tài từng được sự quan tâm của nhiều nhà văn như: Những ngày bão táp (1956) của Hữu Mai, Sắp cưới (1957) của Vũ Bảo, Ông lão hàng xóm (1957) của Kim Lân… Thế nhưng do là đề tài nhạy cảm nên các tác phẩm trên không tránh khỏi sự phê phán của các cấp lãnh đạo…Từ đầu thập niên 1980, mới có sự đề cập dè dặt đến vấn đề này như trong tác phẩm: Những thiên đường mù (1983) của Dương Thu Hương, Ác mộng (1990) của Nguyễn Ngọc Bội, và nhất là Ba kẻ khác (2006) của Tô Hoài. Song với Đội gạo lên chùa, người đọc mới được tiếp cận một bức tranh gần như toàn cảnh với tất cả mọi góc khuất của nó. So với những phần khác của cuốn tiểu thuyết, đây là phần có nội dung ngắn gọn hơn cả nhưng lại có sức khái quát lớn về một thời kì lịch sử tưởng chừng như an bình nhưng thực ra lại vô cùng khủng khiếp trong kí ức mỗi con người. Và bởi nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là người đã sống, chứng kiến tận mắt những ngày tháng ấy nên những trang viết của ông thật sâu sắc và cảm động.

Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, tiếp đến là cuộc cải cách ruộng đất được đánh dấu bằng sự kiện: “Sáng hôm ấy, khi mặt trời lên tới đầu ngọn tre, thì có một anh bộ đội quần áo chỉnh tề đến chùa, đầu đội mũ lá bọc vải, bên ngoài lần vải giăng lưới ngụy trang” đến chùa để báo cho sư cụ tin hiệp định Giơ-ne-vơ đã được kí, thực dân Pháp đã thất bại và phải công nhận hòa bình cho ta. Sư cụ thì lên thượng điện đọc kinh còn chú tiểu An được sư cụ giao cho nhiệm vụ đánh năm tiếng chuông báo cho dân làng được biết. Nghe tiếng chuông chùa như một tín hiệu vui, “người dân bỏ việc đồng áng, chạy vội về làng rồi các cụ già áo the quần trắng, quạt che đầu đã kéo nhau ra chùa để đón mừng cái tin vui trọng đại ấy”. Thế là những năm tháng làng Sọ bị giày xéo dưới chân thực dân Pháp đã kết thúc. Người người đều vui tươi phấn khởi, đâu đâu cũng vang lên: Chiến thắng Điện Biên, Hò kéo pháo, Kết đoàn, Tình bằng có cái trống cơm. Rồi đình làng bị Tây dùng làm bốt mấy năm qua giờ được

các cụ bô lão góp sức phá bốt, phá hàng rào dây thép gai, lấp giao thông hào để trả lại đúng dáng vẻ của ngôi đình. Một không khí vui tươi bao trùm khắp làng Sọ từ các cụ già đến những trẻ nhỏ. Đâu đâu cũng vang lên những lời hát, những điệu múa. Nhưng đêm hôm đó tại sân chùa bỗng vang lên một lời bài hát mới, một bài hát lạ - lời bài hát ca tụng cố nông, bần nông. Lời bài hát như dự đoán một sự kiện quan trọng sắp sửa diễn ra tại làng Sọ - sự kiện cải cách ruộng đất.

Làng Sọ xuất hiện một nhân vật mới - anh Khoát, “một người đàn ông trạc bốn mươi tuổi, ăn mặc quần áo nâu, đội cái mũ lá chùm vải xanh, phủ lưới bên ngoài, lưng đeo ba lô, vai đeo xà cột”- anh Khoát là cán bộ cải cách ruộng đất. Vai trò của đội Khoát cũng giống như Huỳnh Cự trong tiểu thuyết Ba người khác của nhà văn Tô Hoài. Cán bộ cấp dưới của đoàn ủy - những người sẽ trực tiếp thực hiện công cuộc cải cách ruộng đất ở các ngôi làng. Trong thời kì kháng chiến, ruộng đất tập trung hầu hết trong tay địa chủ phong kiến, người dân phải làm thuê cho họ để mưu sinh. Khi hòa bình lặp lại công việc đầu tiên để chuẩn bị cho xây dựng một xã hội mới chính là cải cách ruộng đất, xóa bỏ giai cấp phong kiến, tiêu diệt các thành phần bị xem là bóc lột, phản quốc (theo Pháp, chống lại đất nước), phản động (chống lại chính quyền) như địa chủ, Việt gian, cường hào, các đảng đối lập. Cải cách ruộng đất được thực hiện vào những năm 1953–1956. Cải cách ruộng đất trước hết là tịch thu tài sản, đất đai của những người được quy vào thành phần địa chủ và chia cho bần nông, cố nông; đồng thời tiến hành đấu tố và xử tội họ. Mà một trong những việc làm để hoàn thành nhiệm vụ cải cách ruộng đất là vận động người dân đấu tố địa chủ. Anh Khoát xuất hiện đầu tiên ở nhà cô Thì, con gái của ông cụ Khố và bà vãi Thầm để bắt rễ, xâu chuỗi. Qua câu chuyện với cô Thì và thằng Trắm, anh Khoát còn có ý hỏi về bà Thêu và chủ tịch Nấm. Đây chính là những người đầu tiên mà anh Khoát muốn nhắm đến trong cuộc cải cách ruộng đất tại làng Sọ.

Làng Sọ trải qua bão táp của chiến tranh tưởng chừng đến đây sẽ có một cuộc sống yên bình. Nhưng nó lại tiếp tục phải chứng kiến cảnh đấu tố địa chủ thật khủng khiếp. Trước những lời động viên của anh đội Khoát: “Hôm nay,

Đảng ta phóng tay phát động quần chúng. Cải cách ruộng đất sẽ đập tan bè lũ địa chủ phong kiến và phản động. Địa chủ sẽ bị đánh gục. Tôi tuyên bố giải thể mọi tổ chức cũ. Cả Đảng lẫn chính quyền, đoàn thể. Từ hôm nay, dân cầy nghèo được vùng lên. Đó là người chủ đích thực của nông thôn. Nào những ai có khổ hãy tố khổ. Ai bị bóc lột hãy tố giác bọn bóc lột. Ai nợ máu hãy đòi nợ máu. Đảng ta phóng tay phát động. Ai có tội dù ở cấp nào cũng bị vạch tội. Không được bao che. Cắt đứt mọi liên quan với bọn bóc lột, bọn phản động”. Những người dân làng Sọ như đang “hớp từng câu nói, như hớp được làn không khí trong lành bổ dưỡng bỗng nhiên từ trời cao rơi xuống”. Thế rồi sân đình, nơi giặc Pháp chọn làm bốt trong cuộc chiến tranh thì nay đã được tu sửa và chuẩn bị cho những cuộc tố khổ.

Người tố khổ đầu tiên là bà Nguyễn Thị Bệu, mẹ của Hiếu, vợ lẽ của bá Phượng, tức con dâu của chánh Long. Là một người đàn bà “tuy không đẹp nhưng là người đàn bà rực rỡ” nên được bá Phượng yêu chiều nên Bệu ăn nói văng mạng, chẳng kiêng nể gì ai, dám chửi cả tổ tiên nhà vợ cả. Cụ chánh Long tức quá chửi bá Phượng không biết dạy vợ. Bệu bị ba người em trai của vợ cả đến nhà bắt xin lỗi, phải lạy sống vợ cả nhưng Bệu chẳng những không xin lỗi lại còn réo nhà ông tiên chỉ lên mà chửi. Đúng lúc đó Chánh Long về, tức giận quá thẳng tay tát cho Bệu một cái hộc cả máu mồm. Giận quá, mất khôn, thị Bệu đã kể lể rất tục. Nhưng vì anh ruột của Bệu là một nhà cách mạng nên bá Phượng dù xấu hổ, dù căm tức lắm nhưng cũng không dám làm gì, chỉ dám đuổi Bệu ra khỏi nhà. Vì sự việc như vậy mà hôm nay, thị Bệu đã tố khổ gia đình bá Phượng. Bệu tố cả họ hàng nhà chánh Long đánh đập thị ra sao. Nào là thằng Phượng đấm vào mặt làm tôi hộc máu, thằng tiên chỉ nắm lấy tóc tôi quăng tôi ngã song soài ra đất…Nó cầm một bát cứt nhét vào mồm tôi…Một không khí sôi sục căm giận bốc lên, rồi những tiếng hô “Đả đảo địa chủ chánh Long. Đả đảo địa chủ bá Phượng. Đả đảo địa chủ cường hào gian ác”. Bệu xõa tóc rũ rười, ngất lên ngất xuống rồi tiếp tục tố cả chánh Long. Bệu cho rằng chánh Long cũng chẳng kém gì thằng con: Nó đến nhà tôi…Nó nói nhân

nghĩa, ngon ngọt. Rồi lão gạ gẫm tôi. Lão bảo nếu tôi bằng lòng, thì lão sẽ cho

tôi ba mẫu chứ không phải mẫu rưỡi”. Chẳng biết những lời Nguyễn Thi Bệu nói thực hư ra sao chỉ thấy rằng cô bé Hiếu, con gái bà ngồi ở chỗ tối nhất góc đình để che giấu những giọt nước mắt, dù không muốn vẫn cứ ào ạt trào ra. “Cô khóc như mưa như gió. Không phải khóc vì căm thù mà vì xấu hổ”. Thế rồi lời của người mẹ kia lại hoàn toàn đối lập với suy nghĩ của cô con gái: “Mẹ ơi sao mẹ lại vu khống ông. Đã đành là mẹ uất ức. Nhưng ông con là người tử tế”. Nhưng rồi cuộc tố khổ vẫn tiếp tục diễn ra với một động lực vô cùng to lớn từ anh Khoát: “Căm thù là tốt. Nhưng phải biết biến căm hờn, biến những tiếng khóc thành hành động cụ thể. Hành động ở đây là gì: là tố cáo cho bằng hết tội ác thằng địa”. Buổi tố khổ hôm ấy không chỉ có Nguyễn Thị Bệu nhằm vào chánh Long mà còn có hai người tá điền nữa tố cáo chánh Long đã dùng roi cặc bò đánh mỗi người hai chục roi. Lưng sưng vù, một tuần lễ phải nằm sấp.

Cuộc tố khổ ấn tượng thứ hai cũng nhắm vào chánh Long đó là cuộc tố khổ của bà Thêu. Bà Thêu là vợ lẽ thứ sáu của chánh Long, vốn cũng là một phụ nữ đẹp, con nhà nghèo. Nhưng vì vây cánh nhà chánh Long lớn nhất ở làng Sọ, hơn nữa ông trưởng họ cũng tán thành với chánh Long và vẽ ra cho bà mẹ già, mù dở của Thêu một tương lai sáng lạn. Nào là cơ ngơi riêng, nào là có ruộng nương riêng, nào là bà cụ sẽ được phụng dưỡng đầy đủ cho tới khi nhắm mắt xuôi tay. Thế rồi bà cụ cũng đã đồng ý gả cô con gái của mình cho chánh Long làm vợ lẽ thứ sáu. Một cuộc giao kèo rất rõ ràng. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, dù không ưng nhưng bà Thêu cũng phải chấp nhận. Nắm được tình hình như vậy, anh đội Khoát- cán bộ cốt cán suốt ngày ở nhà bà Thêu để bồi dưỡng: “Gốc rễ của chị là cố nông. Chị lấy làm lẽ thứ sáu. Lẽ thứ sáu tức là một loại người ở không công. Vừa phải hầu hạ xác thịt cho địa chủ. Vừa phải lam lũ ngoài đồng. Chị phải tố cáo là nó hiếp chị”. Không ổn, bởi chánh Long đã cưới hỏi bà Thêu đàng hoàng, ai chả biết. Vì thế anh đội Khoát lại dàn dựng cho bà Thêu một kịch bản hoàn chỉnh: “Thế thì lão ngủ với chị khác gì lão hiếp. Chỉ khác là hiếp sau khi cưới…Thế thì chị đổi thời gian đi. Tố là lão hiếp chị hôm bà cụ đi ăn giỗ. Lão đến chơi, chị ở nhà một mình. Lão đè chị ra. Chị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

van lạy mãi, lão không tha. Chị khóc lão cũng không tha. Lão đã cướp mất đời

con gái của chị”. Nhưng vì không chắc chắn Rêu có phải là con gái của mình nên cụ chánh Long lặng lẽ rời xa, ít khi lui đến nhà bà Thêu. Người đàn bà hừng hực sức xuân thì đã bị bỏ rơi. Như vậy dựa vào kịch bản mà chính anh đội Khoát dựng nên và đạo diễn nên bà Thêu “vốn đôi mắt đẹp là thế mà tối hôm ấy cũng long lên song sọc, sắc như con dao cau. Chị kể lể, chị nghiến răng kèn kẹt, rồi chị lăn ra bất tỉnh, sùi bọt mép”. Một không khí ngùn ngụt căm thù dâng lên. “Đả đảo địa chủ chánh Long. Nợ máu phải trả bằng máu”.

Tiểu thuyết Đội Gạo Lên Chùa của Nguyễn Xuân Khánh trong thành tựu văn chương thời đổi mới - 5

Như vậy là sau những cuộc đấu tố, anh đội Khoát đã tổng kết lại rõ ràng chánh Long mắc ba tội: bóc lột, chiếm đoạt và hãm hiếp. Chỉ cần thêm tội nợ máu nữa thì có thể đưa lão lên hàng ác bá, một thứ địa chủ tội to nhất, thứ tội mà trời không dung, đất không tha. Thế là Khoát lại tính toán thêm cho cụ chánh cái tội nợ máu, câu kết với kẻ thù để giết thầy thông ngôn Hải. Thế là “Bây giờ Khoát đã trở thành ông trời con ở cái làng Sọ này rồi. Anh đi trong làng luôn giữ một vẻ mặt nghiêm nghị. Đối với các gia đình rễ, chuỗi, anh ban cho họ một nụ cười. Còn đối với các gia đình trung nông cứng hoặc phú nông, thì họ len lét sợ sệt và chào anh rất cung kính, nhưng anh không cười mà chỉ cho họ một gương mặt lạnh tanh và cái gật đầu khe khẽ”. Thu thập đủ bằng chứng và dàn dựng kịch bản xong, giờ phút hành hình chánh Long đã đến và bây giờ là cuộc hành hình, xử bắn địa chủ.

Đấu trường xử bắn chánh Long cũng rất đặc biệt, đó là cây muỗm mà theo mọi người thì chỉ có anh đội Khoát, đã có ba đợt đi cải cách ruộng đất nên có kinh nghiệm mới có thể nghĩ ra đấu trường như vậy. Chánh Long bị xử bắn trước mặt đông đảo người dân làng Sọ, trong đó có cả sư cụ, sư bác, chú tiểu An, cô Nguyệt- những người ở chùa. Trong lần xử bắn ấy, đội Khoát nói với sư cụ Vô Úy: “Cụ phải nghiêm túc khi nhân dân đấu tranh. Ráng mà tiếp tục học hỏi tinh thần của bần cố nông. Tôi biết các vị thầy chùa hay lần tràng hạt trong những lúc như thế này. Tôi nhắc để cụ nhớ: hôm nay không lần tràng hạt”. Sư cụ vẫn điềm nhiên theo dõi cuộc hành hình không nói không rằng với đội Khoát. Về phần địa chủ chánh Long, tuy chấp nhận bị xử bắn nhưng xin được chết trong tư thế có thể nhìn thấy dân làng. Đội Khoát làm ơn cho chánh Long

chết trong tư thế: bị treo ngược cái lưng bán cho trời, cái mặt cúi xuống đất. Tức là vẫn là theo cái tư thế của người nhà quê đi cày “Ông già địa chủ từ từ được nhấc lên khỏi mặt đất. Khi thân hình ông chạm cành cây, người ta mới thấy cái tư thế ấy thật ngược ngạo. Cái bụng cong thõng xuống. Hai khuỷu tay kéo lên khỏi lưng trong như hai cái càng châu chấu. Cái thân người, đôi chân, đôi tay bị trọng lượng kéo xuống nên gần như bất động. Chỉ có cái đầu, cái cổ là vẫn tự do hoạt động…trông ông già như đang bay”. Thế là kết thúc cuộc đời của một đại địa chủ hung ác - theo lời của anh cán bộ tức Đội Khoát cũng là kết cục của công cuộc cải cách ruộng đất mà từ đầu đến cuối được dàn dựng theo kịch bản mà đội Khoát viết nên.

Ngoài chánh Long bị đấu tố ra, ông bà trưởng bạ Hiệp cùng bà mẹ suốt đời làm phúc cũng bị quy vào thành phần địa chủ và phải đem ra đấu tố. Bà cụ mẹ ông trưởng bạ đã treo cổ tự vẫn ngay trong đêm trước ngày bị đem ra đấu tố. Bà Nấm cũng là đối tượng mà đội Khoát nhắm tới, bị quy là trùm quốc dân Đảng và cần phải giáo dục lại. Bị bắt, trói chờ ngày đấu tố nhưng may mắn bà Nấm được Trắm cứu thoát nên hai mẹ con bà đã phải bỏ làng trốn về Hà Nội. Cũng trong lần bỏ trốn ấy, bà Nấm đã bị chết mất xác ở sông Hồng còn Hiếu thì may mắn được người dân bên bãi bồi sông Hồng cứu sống.

Chết như chánh Long đã là cách trừng phạt ghê gớm mà những người làm cải cách ruộng đất đã nghĩ ra nhưng cách trừng phạt với những người bị giải lên cấp trên như trại viên Lê Văn Hiếu và Nguyễn Văn Tân trước sự chứng kiến của sư cụ và chú tiểu An thì còn đáng sợ hơn rất nhiều. Đội du kích và những nhà cải cách ruộng đất tập trung tất cả trại viên trong đó có cả sư cụ và chú tiểu An trước một cái hố rộng cuối vườn. “Đó là cái hố chứa phân. Hơn ba trăm con người hàng ngày đại tiện ở ba cái hố xí công cộng. Cứ một tuần lại phải mang những thùng phân từ hố xí ra đổ xuống hố lớn ở vườn rau xa nhà. Khi hố xí đầy thì cắt lá xanh phủ lên trên, rồi lấp đất, chờ cho phân hoai sẽ ghánh đi bón ruộng”. Lê Văn Hiếu và Nguyễn Văn Tân được cho là thành phần nguy hiểm hơn cả nên đã phải bước xuống cái hố đầy phân ấy, những con ròi nhung nhúc chui cả vào mồm, vào mũi, vào tai của những người bị đầy xuống những cái hố đó. Trước những tiếng kêu thảm khốc của con người phút hành hình, sự sợ hãi

tột cùng và sự cầu xin cho nên thày Hiếu và anh Tân mới được lên bờ. Và khi họ lên bờ, chú tiểu An đã dùng chiếc áo phẩy nhẹ lũ dòi khỏi hai chiếc đầu lâu kì dị. “Hai khuôn mặt đầy dòi bọ trắng nhởn ngọ nguậy, phút chốc đang từ hình dạng ma quỷ đã trở lại thành những khuôn mặt người. Thầy giáo Hiếu lại trở về thầy giáo Hiếu. Anh Tân lại ra anh Tân”. Mặc dù cả hai đã chạy ào ra suối mà ngụp mà lặn, họ vặt những búi chó đẻ rồi ra kì cọ, hòng mong mùi thơm hắc của cỏ cây sẽ xóa đi mùi thum thủm mà dòng nước dù trong sạch thế nào không thể làm phai được. Nhưng không may mắn khi thầy Hiếu bị ròi chui vào tai và đang có nguy cơ chui cả vào óc. Trước sự kêu la ầm ĩ của thầy Hiếu, y sĩ đã phải trói thầy xuống chõng tre mà khám bệnh song vẫn khó khăn. Cuối cùng vẫn phải phán cho đi bệnh viện chuyên khoa ở Ô Rờ Lờ mới xong. Nhưng may mà có Trắm - con trai của cô Thì và ông Lẫm, người đã được thừa hưởng kinh nghiệm lấy dáy tai của Vô Trần trong những ngày còn ở Hà Nội gắp giúp con dòi ra khỏi tai, chỉ chậm một chút thôi, con dòi chui vào óc thì không hòng cứu chữa. Nghe nói trong cách mạng nhờ có nghề lấy dáy tai mà có lần ông Trần thoát khỏi tay mật thám Tây. Ông không muốn thất truyền cái nghề mọn nhưng quý báu ấy mà thằng Căn, con trai ông thì bàn tay chuối mắn nên sẽ không bao giờ thành tài nên đã truyền nghề cho Trắm. Cũng sau lần gắp được con dòi ra khỏi tai thày Hiếu, Trắm được cất nhắc hơn rất nhiều.

Còn về phần sư cụ Vô Úy sau lần xử tội khủng khiếp ấy cũng đã ốm đi rất nhiều. “Sư cụ gầy rộc hẳn đi. Lúc nào cũng hâm hấp sốt. Rồi tiếp theo là những cơn ho xé thịt, xé gan. Những cơn ho dịu đi thì nhường cho những cơn đau bụng”. May mà nhờ thân thiết với trạm trưởng Trắm nên Trắm thường tìm được trứng gà cho chú tiểu An để làm món trứng gà lá mơ tam thể chữa bệnh cho sư cụ Vô Úy. Nhưng cũng chỉ được một thời gian, thân hình của sư cụ chỉ còn da bọc xương cũng không bắt đi lao động được nữa. Sư cụ đi ngoài ra máu và ở hậu môn lúc nào cũng dỉ ra thứ nước đỏ lờ lờ. Bị cách li sang phòng giam khác để tránh lây lan bệnh, may mà có Trắm xin cho nên chú tiểu An được sang chăm sóc cho sư cụ. Thế rồi tin chính phủ ra sắc lệnh sửa sai được Trắm báo tin đến nhưng sư cụ Vô Úy đã ốm quá rồi nên chú tiểu An cũng chẳng lấy gì làm vui. Trắm chợt hiểu, cái vui bồng bột qua đi, anh đã xem tình hình của

sư cụ và nhanh chóng di lấy một bát nước luộc xương lợn đầy váng mỡ vàng cho sư cụ uống. Mặc dù chú tiểu An lo sợ vì sư không bao giờ sát sinh, không ăn thịt nhưng Trắm đã không câu nệ, cậy mồm sư cụ ra, bón từng thìa nước đầy váng mỡ kia, vừa bón vừa thì thầm: “Hay rồi!...Sư cụ liếm môi…Nước trần tục đấy…Nước của đời người chúng con đấy…Cụ nếm rồi…Con tin là cụ sẽ khỏi”. Nhờ có bát nuớc xuýt ấy, bát nước vật chất váng mỡ ấy mà sư cụ Vô Úy đã quay trở lại cuộc đời. Cũng lần ấy mà chú tiểu An lại hiểu thêm ý nghĩa của chữ “Tùy duyên”. Cũng nhờ có chữ “Tùy duyên” ấy mà sư cụ đã được sư bác Khoan Độ và chú tiểu An, Trắm đưa lên chiếc xe bò trở từ cõi chết về.

Như vậy là bão táp của những ngày cải cách đã đi qua làng Sọ. Những ngày cải cách ấy gây nhiều đau thương mất mát chẳng thua kém gì những ngày giặc Pháp dày xéo, thậm chí nó còn là nỗi đau do chính người dân cùng mang chung trong mình dòng máu đem lại. Địa chủ chánh Long bị chết kéo theo đó lại cái chết của cô bé Rêu tại giếng thơm của làng Sọ. Sư cụ Vô Úy, chú tiểu An, thầy Hiếu, cậu Tân rồi bao người dân khác nữa phải chịu cảnh giam cầm, xử tội khủng khiếp nhất mà những người cải cách đã nghĩ ra để giáo dục những người chưa có tư tưởng bần, cố nông. Hơn nữa, cuộc cải cách cũng đã cho người đọc được thấy mối quan hệ giữa con người với con người quả là phức tạp. Lòng tham, sự thù hận, sự nông nổi thiếu hiểu biết là nguyên nhân khiến cho những giá trị đạo đức bị chính những người dân làng Sọ chân chất quanh năm làm ăn kia bị chà đạp. Cũng qua những ngày tháng cải cách ấy, một không khí ngột ngạt, lo âu, sợ hãi cũng bao trùm toàn làng Sọ chẳng kém gì không khí của những ngày giặc Pháp chiếm đóng. Anh đội Khoát cùng đội ngũ rễ, chuỗi cốt cán giúp người đọc hiểu hơn về cải cách ruộng đất ở Việt Nam những ngày sau hòa bình lặp lại ở miền Bắc. Con mắt của nhà cải cách đâu đâu cũng nhìn thấy những thành phần cần giáo dục bởi họ chưa mang tư tưởng bần cố nông. Thậm chí nhà cải cách còn phải có tài dàn dựng cho người nông dân những vai diễn tố khổ thật hay, thật tốt để khép đúng tội cho địa chủ, để họ có thể nhận cái án xử bắn. Sắc lệnh sửa sai của chính phủ được ban hành, công cuộc cải cách ruộng đất chấm dứt, không còn đấu tố, không còn tra tấn, không còn cực hình cũng như những hình thức trừng phạt khủng khiếp với con người nữa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/02/2023