Vài Nét Về Hoàn Cảnh Sáng Tác Tiểu Thuyết Đội Gạo Lên Chùa


sáng nhân vật có thực. Còn một loại khác, nhà văn xây dựng không khí xưa nhưng nhân vật là hư cấu. Có một vài nhân vật nhưng chỉ làm bối cảnh cho nhân vật hư cấu. Và lịch sử chỉ là cái đinh treo”[37].

Ông cũng khẳng định: “Tôi quan niệm tiểu thuyết lịch sử không phải là kể lại lịch sử, minh hoạ lịch sử mà là phản ánh những vấn đề của con người hiện tại vì chúng ta đang viết cho những người đang sống đọc, vì vậy cần đề cập đến những điều mà họ quan tâm. Người viết lịch sử không thể dựng lại đúng hiện thực mà chỉ là cách nhìn về lịch sử, và cách nhìn ấy, ngôn ngữ ấy được độc giả chấp nhận là được. Chính vì thế theo tôi loại tiểu thuyết thứ 2 có nhiều đất để người viết dụng võ và người đọc cũng thấy hấp dẫn. Trong tiểu thuyết tất cả là giả định để độc giả có quyền hư cấu tưởng tượng, độc giả là người tham dự vào tiểu thuyết, tạo ra những góc nhìn còn ẩn khuất trong lịch sử”[37]. Có thể thấy, với nhà văn Nguyễn Xuân Khánh lịch sử chỉ là “cái đinh treo”, là cái giá đỡ cho những kiến giải của nhà văn về con người, cuộc đời, quá khứ, hiện tại và tương lai. Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh không khô khan mà hấp dẫn người đọc bởi nhà văn đã hư cấu nhiều yếu tố như: hư cấu nhân vật lịch sử, hư cấu nhân vật không có thật, hư cấu sự kiện lịch sử. Điều này được nhà văn minh chứng trong ba tác phẩm: Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn Đội gạo lên chùa.

Với quan niệm “Tiểu thuyết lịch sử càng phải hư cấu. Hư cấu đến mức độ nào ư? Phải hư cấu đến độ chân thực. Chỉ có như vậy, nhà văn mới có thể giải mã được lịch sử, từ đó tạo ra thế giới của riêng mình”[11]. Đưa hư cấu vào tiểu thuyết lịch sử cùng với lối viết truyền thống đã tạo nên phong cách riêng của Nguyễn Xuân Khánh. Với lối viết gần với tự sự truyền thống và những cách tân độc đáo đã tạo nên tiểu thuyết mang dấu ấn Nguyễn Xuân Khánh. Và quan niệm này đã được nhà văn khẳng định một lần nữa trong toạ đàm “Lịch sử và văn hoá trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh” do viện văn


học tổ chức ngày 15/10/2012 nhà văn cũng đã phát biểu: "Hãy cho mọi người có quyền khác anh để mỗi người đều có chỗ đứng dưới ánh mặt trời. Đó chính là biểu hiện cao nhất của tinh thần dân chủ". "Cho tôi phát biểu dưới ánh mặt trời một ý nghĩ của tôi, thế thôi"[1].

1.2.3. Vài nét về hoàn cảnh sáng tác tiểu thuyết Đội gạo lên chùa

Đội gạo lên chùa dày 866 trang được nhà văn Nguyễn Xuân Khánh chấp bút khi đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm” cho ta thấy sự lao động miệt mài, nghiêm túc trên con đường sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.

Tác phẩm ra đời từ khát vọng viết về một ngôi làng mà nhà văn ấp ủ từ khi còn trẻ; từ những kiến thức, lối sống Phật giáo mà Nguyễn Xuân Khánh đã tìm hiểu, nghiên cứu trong các sách kinh của nhà Phật và những trải nghiệm trong cuộc đời từ những lần đi thăm viếng, dâng hương ở các ngôi chùa. Đặc biệt hơn là khoảng năm 1977, Nguyễn Xuân Khánh bị nghi là ung thư phải nằm ở viện E, nhà văn nằm cùng phòng với một sư cụ già khoảng 70

- 80 tuổi bị ung thư. Và điều ngạc nhiên là người đến trông nom cụ là một anh bộ đội vốn cũng đi tu nhưng đến tuổi nhập ngũ nên anh đã lên đường bảo vệ tổ quốc...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Trong cuộc toạ đàm ngày 20/06/2011, ý kiến của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã góp phần giúp độc giả hiểu rõ hơn về quá trình ra đời của Đội gạo lên chùa: „„Tôi Đội gạo lên chùa bằng tất cả vốn sống của cuộc đời mình, bằng tất cả sự trải nghiệm 79 năm của đời mình. Có những chi tiết đời giúp tôi nhặt được: năm 1977 tôi bị nghi ung thư, nằm viện, có sư ông nằm cùng phòng. Sư lại có chú tiểu theo chăm sóc, chú tiểu nguyên là bộ đội, đi lính về thì vào chùa. Tôi rỉ rả tâm sự cùng sư cụ và chú tiểu, và tiểu thuyết là sự thu nhặt, gắn kết, đúc rút, tỉa gọt…từ tất cả”[21].

Từ những hình tượng, sự việc có thật ngoài đời và những trải nghiệm cá nhân của mình nhà văn Nguyễn Xuân khánh đã bắt tay vào nhào nặn các nhân

Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua “Đội gạo lên chùa” - 6


vật, cốt truyện của Đội gạo lên chùa trên cái tứ ngôi làng lấy từ tiểu thuyết Làng nghèo (1958). Nguyễn Xuân Khánh viết về một ngôi làng nhưng thông qua một ngôi chùa trải qua những thăng trầm của lịch sử Việt Nam: kháng chiến chống thực dân Pháp, cải cách ruộng đất, kháng chiến chống đế quốc Mỹ, những ngày đầu đất nước thống nhất.

Tác phẩm được nhà văn khởi bút năm 2007 và hoàn thành vào năm 2011. Sau bốn năm lao động miệt mài với gần một nghìn trang bản thảo viết tay, tác phẩm Đội gạo lên chùa đã được ra mắt bạn đọc. Đây là một thành quả lao động nghệ thuật tâm huyết của Nguyễn Xuân Khánh, góp phần làm nên diện mạo của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.


Chương 2:

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT

ĐỘI GẠO LÊN CHÙA

2.1. Khái niệm nhân vật tiểu thuyết

Khi nghiên cứu, tìm hiểu các tác phẩm tự sự nói chung và tiểu thuyết nói riêng chúng ta không thể không tìm hiểu về những nhân vật mà nhà văn đã dày công xây dựng, khắc họa. Nhân vật chính là linh hồn của tác phẩm, là yếu tố quan trọng hàng đầu thể hiện một cách sâu sắc nhất, tập trung nhất quan niệm nghệ thuật và cách cắt nghĩa, lý giải về cuộc đời, về con người của nhà văn. Bởi văn học thông qua nhân vật để miêu tả thế giới một cách hình tượng và khái quát những quy luật về cuộc sống con người. Nhà văn thông qua nhân vật để truyền đi những thông điệp nghệ thuật của mình đến độc giả.

Với vị trí quan trọng của nhân vật trong tác phẩm văn học, các nhà lý luận đã đưa ra nhiều cách hiểu về nhân vật. Nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã đưa ra định nghĩa: “Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không có tên như thằng bán tơ, một mụ nào trongTruyện Kiều”[23].

Trong cuốn Lý luận văn học do Phương Lựu chủ biên (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003) cũng đưa ra quan niệm khái quát cho rằng: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học”[45]. Bất kỳ một tác phẩm văn học nào cũng đều phải có nhân vật. Thông qua nhân vật, nhà văn “khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kì vọng về con người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó”[45].


Trong cuốn Lý luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên, Nxb Giáo Dục, H.1997) cho rằng: nhân vật văn học, “đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người”[18].

Như vậy có thể thấy, nhân vật văn học chính là yếu tố trung tâm của tác phẩm văn học. Cho dù nhân vật đó là con người hay là hiện thân, hình bóng của con người; hoặc con vật thì tựu chung lại đều thể hiện con người và số phận con người. Nhân vật văn học là chiếc chìa khoá dẫn dắt độc giả vào một thế giới riêng của đời sống trong những thời kỳ lịch sử nhất định.

Nhân vật là yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm tự sự vì nhân vật là chỗ dựa của kết cấu và cốt truyện. Vì thế, nhân vật tiểu thuyết cũng chính là hạt nhân của sự sáng tạo nghệ thuật, là tâm điểm để nhà tiểu thuyết lý giải mọi vấn đề của đời sống cá nhân con người và xã hội. Trong cuốn Lý luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên, Nxb Giáo Dục, H.1997) đưa ra quan niệm về nhân vật tiểu thuyết: “Nhân vật tiểu thuyết có thể chỉ là sự hoá thân, là hình bóng, là mộng tưởng của chính tác giả như trong tiểu thuyết lãng mạn; cũng có thể xây dựng từ những nguyên mẫu của đời sống kết hợp với năng lực hư cấu sáng tạo riêng của nhà văn như trong tiểu thuyết hiện thực. Nhân vật có thể là nạn nhân của một hoàn cảnh xã hội, cũng có thể là chủ nhân chính của lịch sử đủ khả năng làm chủ vận mệnh của mình”[18, tr.191-192]. Nhân vật tiểu thuyết có thể được khai thác từ hình mẫu thực cũng có thể được hư cấu nhưng được bồi đắp thêm những phẩm chất mới, những nguồn sinh lực mới và sinh động hơn, chân thực hơn nguyên mẫu đời thường.

Văn học nghệ thuật luôn lấy con người làm đối tượng trung tâm nhưng con người được khai thác theo từng khía cạnh khác nhau tuỳ thuộc vào đặc


trưng thể loại. Tiểu thuyết với ưu thế của sự không giới hạn về không gian, thời gian đã giúp cho con người hiện lên một cách toàn diện, tỉ mỉ theo từng bước thăng trầm của số phận. Đây cũng chính là điều mà các nhân vật của thể loại khác khó có thể có được một cách đầy đủ, trọn vẹn. Trong giáo trình Lý luận văn học do Phương Lựu chủ biên (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003) đã đưa ra khái niệm khá sâu sắc về nhân vật tiểu thuyết: “Nhân vật tiểu thuyết là con người nếm trải”. Khái niệm này đã chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa nhân vật tiểu thuyết với nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung cổ. Nhân vật tiểu thuyết xuất hiện như là con người nếm trải tư duy, cũng chịu những đau đớn, dằn vặt của cuộc đời. Nhân vật tiểu thuyết luôn tồn tại và phát triển gắn liền với hoàn cảnh và được đặt trong nhiều hoàn cảnh. Nhân vật tiểu thuyết được miêu tả trong như một con người đang trưởng thành, đang thay đổi và do đời dạy bảo. Nhân vật tiểu thuyết sống trong một quãng đời dài cho nên trong khi hành động nhân vật đều “hứng đủ” mọi va đập của cuộc sống. Vì thế, nhân vật tiểu thuyết có cuộc đời, có số phận với đời sống đầy đặn cả về ngoại hình lẫn nội tâm, cảm xúc đến lý trí, suy nghĩ đến hành động. Do đó, nhân vật tiểu thuyết thường phong phú, đa dạng, phức tạp…và mang “dáng vóc bề thế mà các thể loại khác khó sánh kịp”[18].

Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là một tác phẩm bề thế viết về chặng đường hơn 30 năm của lịch sử dân tộc: từ kháng chiến chống Pháp, cải cách ruộng đất, kháng chiến chống Mỹ đến thời kỳ đầu hoà bình…Với thời gian lịch sử tương đối dài, tiểu thuyết đã giúp ta thấy được cuộc sống, số phận của những con người gắn liền với ngôi chùa Sọ, làng Sọ và cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc của những người Việt Nam yêu nước. Trong Đội gạo lên chùa Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng được hệ thống nhân vật khá phong phú, mỗi nhân vật đều có tính cách, số phận khác nhau gắn liền với những biến thiên của lịch sử. Đó đều là những con người dù


nhiều hay ít đều chịu sự tác động của lịch sử với những nếm trải: vui, buồn, đau khổ, thương yêu, lo sợ và có cả sự căm giận...Chẳng hạn nhân vật Vô Trần phải nếm đủ mọi cay đắng: bị mật thám truy lùng, vợ con bị đấu tố oan sai trong cải cách ruộng đất, con trai hi sinh trong chiến đấu, con gái thì bị thương…Hay nhân vật An ngay từ bé đã phải chứng kiến cảnh cha mẹ bị giết một cách man rợ, phải đi cải tạo trong cải cách ruộng đất, đi bộ đội phải đối mặt với cái chết… Qua mỗi nhân vật nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người, đó là những con người của đời sống thường nhật, con người đời thực chứ không phải con người khoác trên mình bộ áo chính trị. Thông qua đó nhà văn thể hiện những cách cắt nghĩa, kiến giải riêng của mình về con người, về lịch sử dân tộc, về nền văn hoá Việt.

2.2. Các kiểu nhân vật trong Đội gạo lên chùa

2.2.1 Nhân vật hành động “tuỳ duyên”

Có lẽ không phải ngẫu nhiên nhà văn Nguyễn Xuân Khánh chọn bốn câu thơ trích trong Cư trần lạc đạo phú của vua Trần Nhân Tông làm đề từ cho tiểu thuyết của mình. Đặc biệt là câu thơ “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên” (Ở giữa cõi trần vui với Đạo hãy tùy duyên) như một phương châm sống và xử thế của các nhân vật trong Đội gạo lên chùa. Duyên là sự tình cờ, ngẫu nhiên, còn tùy duyên là sự chủ động, tự quyết định của mỗi con người. Tùy duyên có thể hiểu là lối sống không thụ động mà dám đối mặt với những thử thách, những biến cố. Hai chữ tùy duyên đã đề cao ý thức cá nhân, quyền tự quyết của con người. Đứng trước mỗi tình huống cụ thể của cuộc sống con người được quyền chủ động tự quyết định hành động của mình tùy thuộc vào suy nghĩ, bản lĩnh và sự sáng suốt của mỗi người. Bởi “Niết bàn và Địa ngục nằm ngay trong cuộc đời này”[36, tr.326]. Trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng rất nhiều những nhân vật hành động tùy duyên. Những nhân vật này bị ném vào những tình huống “buộc phải


lựa chọn lấy một cách ứng xử có ý nghĩa quyết định đối với việc xác lập giá trị nhân cách”[17]. Tiêu biểu cho kiểu nhân vật này là nhân vật Vô Trần và chú tiểu An .

Trong Đội gạo lên chùa nhà văn Nguyễn Xuân Khánh tạo ra những ngã rẽ cho số phận các nhân vật của mình. Nhà văn muốn khẳng định trong cuộc đời mỗi con người luôn có nhiều ngã rẽ và điều cốt yếu là chúng ta sẽ chọn con đường, ngã rẽ nào để đi. Nhân vật sư Vô Trần trong tiểu thuyết như một minh chứng cho cách hành xử Tùy duyên lạc đạo. Trần là cậu bé thông minh, học giỏi nhưng khác các bạn cùng trang lứa ở niềm đam mê Phật học, yêu thích nhà chùa. Trần vốn là con của một người mẹ là “một Phật tử thuần hạnh”, vì thế cậu bé Trần có duyên với đạo Phật, với nhà chùa từ khi còn rất nhỏ tuổi. Sau những lần cũng mẹ đi lễ chùa Ổi, được nghe sư cụ giảng đọc kinh, được ngửi mùi hương trong chùa thì cậu bé thấy tâm hồn nhẹ nhõm, thanh thản. Vậy nên chú bé Trần mới hơn mười tuổi mà nhất quyết xin cha mẹ đi tu “con xin phép mẹ được cắt tóc đi tu. Lòng con đã nhuốm mùi thiền chỉ có vào chùa, con mới thấy lòng mình thanh thản”[36]. Mặc dù còn nhỏ tuổi, bố mẹ can ngăn nhưng chí Trần đã quyết và không ai ngăn cản được con đường đến với nhà Phật của cậu bé. Từ một cậu bé con nhà giàu, đang học năm thứ hai trường Pháp Việt, Trần trở thành đệ tử của Phật gia. Đó chính là cái duyên khó cưỡng lại được của Trần với nhà chùa và đây cũng chính là sự lựa chọn tuổi trẻ của Trần với tương lai của chính mình. Cậu bé Trần được đặt pháp danh là Vô Trần và trở thành đệ tử thông minh, sáng dạ và được sư Vô Chấp yêu mến và tự hào. Sư Vô Chấp đã từng băn khoăn về cậu bé Trần khi nhất quyết xin xuống tóc đi tu “Người càng cuồng nhiệt thông minh thì càng dễ thay đổi”[36]. Vì thế, sư Vô Trần không chỉ có duyên với Phật mà còn có duyên với đời. Bị tiếng khóc trong đêm mê hoặc và cuộc gặp tình cờ với cô Nấm khóc dì ở bãi tha ma đã khiến cho nhà sư trẻ có những cám giác khác lạ.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 29/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí