Thế Giới Nhân Vật Đa Dạng Về Số Phận Và Tính Cách

trưởng bạ là địa chủ ức hiếp mình nên Hạ giận quá, đốt căn nhà ông bà trưởng bạ trước đây cho và sau đó anh bị bắt đi tù vì hành động chống đối công cuộc cải cách. Đến khi ra tù, mẹ con Xim đã ở với người đàn ông khác có tên là Tư Đờn. Anh chấp nhận nhường vợ con cho Tư Đờn vì công lao đã chăm sóc vợ con anh và ra ở riêng một chỗ làm nghề sửa xe đạp. Sau này, Hạ được Xim - vợ cũ của mình tác hợp cho Nguyệt và được sư cụ đồng ý.

Có thể nói với nhân vật những người nông dân, tác giả Nguyễn Xuân Khánh đã khắc họa cuộc đời và số phận của họ một cách rất chân thực và sinh động. Họ đã góp phần làm cho nội dung cuốn tiểu thuyết thêm sinh động và hấp dẫn.

Chương 3

“ĐỘI GẠO LÊN CHÙA”- NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT

3.1. Thế giới nhân vật đa dạng về số phận và tính cách

Khi tìm hiểu tác phẩm thuộc thể loại tự sự nói chung và tiểu thuyết nói riêng, chúng ta không thể không tìm hiểu hệ thống nhân vật mà nhà văn đã dày công xây dựng. Nhân vật được coi như linh hồn của tác phẩm, là yếu tố quan trọng hàng đầu thể hiện tập trung nhất, sâu sắc nhất quan niệm nghệ thuật và cách cắt nghĩa, lí giải về cuộc đời, con người của nhà văn. Hay nói cách khác nhân vật là chìa khóa mở cánh cửa hiện thực và khám phá bí ẩn của cuộc sống con người, đồng thời là yếu tố nghệ thuật mang ý nghĩa tư tưởng, thể hiện ý đồ sáng tạo của nhà văn. Trong cuốn Lý luận văn học do GS Phương Lựu chủ biên (NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003) đã khái quát quan niệm nay như sau: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Thông qua nhân vật mà nhà văn: khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kì vọng về con người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó”.

Với tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh đã viết về một chặng đường lịch sử hơn 30 năm của dân tộc từ kháng chiến chống Pháp, cải cách ruộng đất, kháng chiến chống Mĩ đến những năm đầu khi hòa bình, thống nhất đất nước. Với thời gian lịch sử tương đối dài, nhà văn đã khắc họa được cuộc sống, số phận, tính cách rất phong phú của một hệ thống đông đảo nhân vật gắn liền với những biến động của lịch sử. Và trong khi tìm hiểu về thế giới nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này, chúng tôi xin đưa ra cách tiếp cận bằng việc phân chia các tuyến nhân vật: nhân vật đại diện cho cái Thiện; nhân vật đại diện cho cái Ác; nhân vật có sự đan cài và chuyển hóa giữa cái Thiện và cái Ác và nhân vật phối hợp giữa tư tưởng và tính cách.

3.1.1. Nhân vật đại diện cho cái Thiện

3.1.1.1. Những bậc tu hành- hiện thân tuyệt đối của cái Thiện

Có thể nói, trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, các vị chân tu như: thiền sư Vô Úy, sư thúc Vô Trần, sư tổ Vô Chấp, cụ sư Điếc ở chùa Yên Tử, trong đó nổi bật nhất là sư cụ Vô Úy chính là hiện thân tuyệt đối cho cái Thiện. Nhân vật Thiện hay nhân vật chính diện trong văn học được hiểu là những nhân vật có bản chất lương thiện, luôn đứng ra che chở, bênh vực và bảo vệ cho cái yếu, cái bất hạnh. Đối với các bậc chân tu trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh đã sử dụng ngòi bút miêu tả ngoại hình đến khắc họa nội tâm sâu sắc để làm nổi bật lên bản chất Thiện tuyệt đối của họ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Trước hết về ngoại hình, người Việt chúng ta thường có câu: “Trông mặt mà bắt hình dong” hay “Chọn mặt gửi vàng”. Chính vì vậy mà các nhà văn khi xây dựng nên nhân vật của mình thường rất chú ý đến việc miêu tả ngoại hình. Làm sao để thông qua ngoại hình, nhân vật phần nào đã toát lên được phẩm chất, tính cách. Như trong Tam quốc diễn nghĩa, tác giả La Quán Trung đã khắc họa hình tượng nhân vật Trương Phi mình cao tám thước, đầu báo, mắt tròn, râu hùm hàm én, tiếng vang như sấm, dáng đi như ngựa phi, có sức mạnh bằng mười vạn quân. Đọc những dòng miêu tả ngoại hình của Trương Phi, người đọc có thể cảm nhận được đây là một người anh hùng chính trực nhưng có phần nóng nảy. Hay như khi miêu tả nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều, Nguyễn Du khắc họa với những đặc điểm như: Râu hùm, hàm én, mày ngài/ Vai năm tấc rộng thân mười thước cao… Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài. Ngoại hình Từ Hải đã nói lên phần nào bản chất anh hùng, tài năng phi thường của chàng…

Vị trụ trì ngôi chùa Sọ - thiền sư Vô Úy là con người thuần hạnh, rất mực chân tu được thể hiện qua ngoại hình “là một ông già nhỏ thó, đầu nhẵn bóng, da đỏ hồng hào, lông mày trắng toát. Hàm răng đen nhưng nhức, gần bảy chục tuổi rồi mà vẫn không gẫy một chiếc răng nào. Ông cụ có khuôn mặt rất tươi. Trông thấy cụ là trông thấy một nụ cười rất tươi. Cụ thường nhai trầu bỏm bẻm suốt ngày. Hòa thượng rất nghiêm cẩn trong mọi lúc. Đi đứng không bao giờ vội vàng. Lúc nào cũng khoan thai nhẹ nhàng…Có thể nói lúc nào sư cụ Vô Úy

Tiểu thuyết Đội Gạo Lên Chùa của Nguyễn Xuân Khánh trong thành tựu văn chương thời đổi mới - 8

cũng đủng đỉnh, an nhàn, tự tại” [27, 366- 267]. Ngay cả chú tiểu An - người được cụ cưu mang cũng cảm nhận “Nhìn cụ tôi suốt ngày bỏm bẻm nhai trầu, không ai có thể ngờ cụ thông thạo chữ Hán, chữ quốc ngữ và ngay cả chữ Tây” [27, 330]. Ngoại hình ấy đã toát lên vẻ gần gũi, lạc quan với đời và sự thông tuệ của một vị sư. Trông thấy sư cụ là trông thấy sự an bình, hồn nhiên, vô sự. Cứ tưởng như đời cụ thật bằng phẳng, chẳng hề có sóng gió. Có thể nghĩ như mặt nước hồ thu…Sư thúc Vô Trần khi mười tám tuổi cũng có ngoại hình “mặt sáng như trăng ràm, ăn nói mềm dẻo, bàn tay những ngón dài lúc nào cũng đỏ như son, lúc nào cũng ấm áp”. Đến khi đã trưởng thành, trở thành một nhà sư cách mạng: “người dong dỏng cao, dáng thư sinh…đôi lông mày rất đen, đôi mắt tươi tắn sáng quắc” [27, 165]. Rồi khi trở thành chính ủy “Đó là một con người cao lỏng khỏng, xương xương, lưng hơi cong ra phía sau. Đôi mắt có lòng đen, lòng trắng phân minh, thứ con mắt có ánh sáng dịu” [27, 777]. Qua ngoại hình, người đọc cảm nhận được một nhà sư cách mạng với tính tình thẳng thắn, cương trực. Hay như cụ sư Điếc trên chùa Yên Tử, người mà hòa thượng Vô Úy đã gặp trên đường tu hành của mình. Nguyễn Xuân Khánh đã khắc họa: “Cụ sư Điếc ở chùa Yên Tử là một vị Bồ Tát, cả cuộc đời theo nghiệp tu hành, người chỉ còn da bọc xương, mặt đã tiêu hết thịt, tai điếc nên không nghe bằng tai mà chỉ cần nhìn ánh mắt và hành động là có thể đoán điều người khác muốn nói. Tuy vậy nhưng đôi mắt cụ thì vẫn ngời sáng”. Chắc chắn rằng ẩn sâu bên trong ngoại hình như vậy sẽ là một bậc chân tu với những trải nghiệm vô cùng sâu sắc và thâm thúy.

Bên cạnh việc miêu tả ngoại hình thì nhà văn Nguyễn Xuân Khánh khắc họa nhân vật các vị chân tu thông qua số phận. Số phận được hiểu là “phần mà mỗi cá nhân có thể được hưởng, không cộng thêm, không thể trừ đi, do rất nhiều quy luật tự nhiên và ngẫu nhiên trong sự vận động của quá trình sống của người đó đem lại”. Sinh ra ở thế kỉ đầy chiến tranh và biến động của lịch sử dân tộc, mỗi nhân vật trong Đội gạo lên chùa đều có một số phận khác nhau. Số phận ấy ít nhiều bị chi phối bởi yếu tố lịch sử, xã hội. Với sư cụ Vô Úy. Người có tên tục là Sinh, họ Lê, dòng dõi Nho gia, có cụ tổ đỗ Hoa Thám. Quê ở thôn Nhiễm cạnh Hà Nội. Cha của sư Vô Úy là ông Lê Mậu đỗ cử sau tham gia

phong trào Cần Vương bị bắt và đày ra Côn Đảo. Vô Úy ngay từ nhỏ sống với bà nội, tuy không được đến trường học nhưng lại được bà nội vốn là người thông tuệ dạy chữ cộng thêm trí thông minh của mình nên chẳng mấy chốc đã thuộc cả Tứ thư, Ngũ kinh. Bước chân vào con đường tu hành, Vô Úy mang theo trong mình những kí ức, những kỉ niệm về gia đình, về cái chết của mẹ và em Choắt. Người ta thường đến với cửa Phật khi chán đời, khi không còn chỗ tựa nương thì Vô Úy đến với của Phật chính từ niềm yêu cuộc sống, yêu cái Thiện: “Suốt đời, con chỉ nguyện làm theo điều thiện và theo Phật pháp. Chính nhờ có đạo Phật mà con mới đủ ý chí và nghị lực để học hành và góp sức cùng bà nỗi giữ lấy nề nếp tổ tông” [27, 259]. Còn số phận của sư thúc Vô Trần thì khá đặc biệt. Ngay từ nhỏ, Vô Trần đã một mực xin đi tu nhưng đến năm mười bảy, mười tám tuổi bị sức cuốn hút của cô Nấm nên đã phá giới về với thế tục. Sau đó trở thành nhà sư cách mạng, có lúc bị nghi ngờ, bị truy đuổi, bị quy chụp là quốc dân đảng. Vô Trần vẫn cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc nhưng trớ trêu thay khi cải cách ruộng đất lại bị quy là quốc dân đảng khiến vợ con phải bỏ trốn, vợ bị bọn vạn đò hãm hiếp, chết mất xác trên sông, cô con gái thì may mắn được cứu sống. Tuy nhiên trải qua nhiều ngã rẽ của cuộc đời, Vô Trần vẫn để lại ấn tượng đẹp trong lòng bạn đọc. Đó là người thông minh, nhiệt tình, bản lĩnh và quyết đoán. Đã từng cống hiến tài năng và công sức cho hai cuộc kháng chiến của dân tộc để rồi hào bình lặp lại lại bị chết do một khối u trong bụng.

Có thể thấy qua nghệ thuật miêu tả ngoại hình và số phận nhân vật xuất sắc, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng được hình ảnh những vị chân tu

- hiện thân tuyệt đối cho cái Thiện. Ở họ không chỉ có sự từ bi, nhân ái mà còn có những triết lí sống sâu sắc, là điểm tựa vững chắc cho bao người trong hoàn cảnh bão tố chiến tranh và lịch sử.

3.1.1.2. Những người được cảm hóa bởi cái Thiện

Tư tưởng từ bi của đạo Phật là tư tưởng căn bản. Từ bi được ví là một con đường cho người tu học bước lên, một phương tiện cho họ sử dụng, một mảnh đất cho họ vun xới. Con đường càng rộng rãi, phương tiện càng tinh xảo, mảnh đất càng phì nhiêu thì trí tuệ lại càng nẩy nở và thăng tiến nhanh hơn. Trong

tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, tư tưởng Phật giáo là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, có sức mạnh dẫn đường chỉ lối cho suy nghĩ, hành động của nhiều người. Không chỉ thế nó còn có sức mạnh cảm hóa được nhiều người quay trở lại với lối sống đúng đắn. Một trong những nhân vật tiêu biểu được cảm hóa bởi cái thiện trong Đội gạo lên chùa chính là sư bác Khoan Độ. Ngoài ra những nhân vật như Thuồng Luồng và đàn em cũng là những người được cảm hóa bởi cái thiện và sức mạnh từ bi của đạo Phật.

Từng là thủ lĩnh của một nhóm cướp được sự cảm hóa của hào thượng Vô Úy, Khoan Độ nguyện đốt một ngón tay như một lời thề nguyện trung thành bảo vệ Phật pháp. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã miêu tả ngoại hình của Khoan Độ: “người đen nhẻm, tóc rễ tre, mắt trắng dã, cao lớn, tay dài như vượn, da thịt rắn chắc tựa gỗ lim…cái đầu nhẫn thín…Sư Độ có tướng mạo dữ dằn, có đôi mắt lồi trắng dã. Thân hình ông cao lớn trông chỉ thấy xương là xương. Chân tay như khúc tre đực lắp vào cơ thể”. Với dáng vẻ bề ngoài như thế, ai gặp Độ lần đầu cũng cảm thấy khiếp sợ. Ngay cả dân làng Sứa, nơi Độ sinh ra không ai muốn gần gũi anh, người ta lảng tránh anh, ngay cả ông cụ làng Chằn - cha của Độ cũng đã từng đứt từng khúc ruột để cắt gân hai gót chân anh những mong đứa con trai duy nhất của mình có thể bớt đi tính ngỗ nghịch mà thành một con người bình thường. Sau lần bị cha cắt gân, Độ được ví như con thú hoang nhưng con thú hoang ấy đã được bàn tay từ bi của Phật pháp mang anh từ cõi chết trở về với sự sống, về với bản chất lương thiện vốn tiềm ẩn trong con người anh. Nhưng ẩn sau cái vẻ thô giáp, dữ tợn kia lại là con người có tiếng cười sảng khoái, hồn nhiên, một còn người có bản chất lương thiện. Sau khi được hòa thượng Vô Úy cho xuống tóc đi tu trở thành sư bác Khoan Độ, sư Khoan Độ đã một lòng trung thành với Phật pháp, chăm sóc, bảo vệ cho sư cụ Vô Úy, che chở giúp đỡ cho những số phận bất hạnh do chiến tranh đem lại như Nguyệt, An. Thậm chí Khoan Độ còn thay trời hành đạo, cùng đàn em giết chết tên Tây lùn Bernard tàn bạo trừ họa cho nhân dân làng Sọ. Khi sư cụ Vô Úy viên tịch, sư bác Khoan Độ đã làm trụ trì ở ngôi chùa Sọ

Bên cạnh sư Khoan Độ, nhân vật Thuồng Luồng cũng là hiện thân cho con người được cảm hóa bởi cái Thiện. Là một tên đô vật khét tiếng mạnh mẽ, hung

bạo, từng là đàn anh của nhóm cướp chuyên đi cướp giật của những nhà giàu có nhưng Thuồng Luồng cũng đã được cảm hóa ngay từ ngày đầu gặp hòa thượng Vô Úy. Trong lần cõng Khoan Độ chạy vào cái am nhỏ trên núi Yên Tử

- nơi hòa thượng Vô Úy tu hành, con hùm mồ côi Khoan Hòa của sư Vô Úy đã tỏ sự không đồng ý sự có mặt có Thuồng Luồng. Nó thường gầm gừ mỗi khi nhìn thấy anh. Sư Vô Úy đã từng nói với Thuồng Luồng: “Con hãy nhớ lấy câu này. Tại sao con Côi của ta, đối với con, lại cứ gầm ghè như vậy. Con hiểu ý ta chứ. Thuồng Luồng, đầu vẫn sát mặt đất, suy ngẫm rồi trả lời. Dạ, vâng. Con hiểu”. Những lời nói của sư Vô Úy chỉ có lòng Thuồng Luồng hiểu, bản thân sư Vô Úy hiểu “nhưng có lẽ nhà sư đã rải vào tâm từ vào đến tận sâu thẳm trong tâm hồn anh ta”. Sau này khi Thuồng Luồng lấy vợ, trong một lần vắng nhà, vợ anh ta bị bọn giặc giết khi đang có mang. Thuồng Luồng quyết định rửa tay, gác kiếm không làm nghề cướp bóc mà cùng với Sáu Nhỏ, người em vợ làm nghề cưa xẻ. Đến khi được sư Khoan Độ thổ lộ về cái chết của thầy Hải. Thuồng Luồng và Sáu Nhỏ đã quyết định giúp Khoan Độ giết chết tên Tây lùn Bernard trả thù cho người con anh dũng của làng Sọ cũng như nhân dân làng Sọ.

Có thể nói, bằng việc ngòi bút xây dựng ngoại hình cũng như tính cách, số phận nhân vật sư bác Khoan Độ và Thuồng Luồng cùng bọn đàn em của anh ta, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã minh chứng cho sức mạnh của Phật giáo với tư tưởng từ bi. Tư tưởng từ bi không chỉ cứu vớt cuộc đời họ mà còn giúp họ quay trở về với con đường chính nghĩa.

3.1.1.3. Những người trẻ tuổi

Đội gạo lên chùa là cuốn tiểu thuyết dày trang được nhà văn Nguyễn Xuân Khánh xây dựng bởi một hệ thống nhân vật đông đảo. Mỗi một tuyến nhân vật, thế hệ nhân vật lại đại diện cho một tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm. Trong đó thế hệ những người trẻ tuổi cũng là thế hệ đại diện cho nhân vật thiện. Thông qua thế hệ những người trẻ tuổi, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh như muốn nhắn gửi tới người đọc niềm tin yêu, sự tự hào về một thế hệ những con người tuy bị bão tố chiến tranh và lịch sử chà sát nhưng họ đã dựa vào hoàn cảnh để vun đắp lòng nhân đạo và sự mạnh mẽ, cứng rắn. Thế hệ những

người trẻ tuổi phải kể đến là: thầy giáo Hải, Nguyệt, An, Rêu, Hiếu, Trắm, Căn, Huệ. Họ là những người trẻ tuổi những đã phải chứng kiến những biến động khủng khiếp của lịch sử dân tộc. Có người vượt được qua cơn bão tố đó nhưng cũng có người hi sinh phần xương máu của mình cho đất nước, có người lại phải giải thoát bằng cái chết.

Trong số những nhân vật trẻ tuổi ấy, thì thầy giáo Hải và Nguyệt là lớn tuổi hơn cả. Họ đã được đính ước với nhau thành vợ chồng nhưng chiến tranh đã khiến họ mãi mãi không đến được với nhau. Nguyễn Xuân Khánh đã dùng ngòi bút với cảm hứng ngợi ca để xây dựng hai nhân vật này. Thầy giáo Hải là người con của dòng họ Bùi - một dòng họ nổi tiếng với con đường học hành, thi cử. Thầy giáo Hải thông minh và theo con mắt của sư cụ Vô Úy thì là “người tốt, đáng tin cậy”. Trong chiến tranh, thầy giáo Hải dạy chữ cho trẻ con làng Sọ. Khi bọn giặc Pháp tràn tới, thầy giáo Hải làm thông ngôn cho đại úy Thalan. Trong khi làm thông ngôn, thày Hải vẫn bí mật làm liên lạc cách mạng nhưng không qua mắt được tên Tây lùn Bernard xảo trá, tàn bạo. Hắn cho bắt và hành hình dã man thầy Hải để đe dọa cho người dân. Thầy Hải đã trở thành liệt sĩ với sự hi sinh dũng cảm cho dân tộc. Người vợ chưa cưới của Hải- cô Nguyệt cũng là nạn nhân của chiến tranh, cả cha và mẹ đều bị chết trong một trận càn, phải trốn khỏi làng nhưng may mắn được sư cụ Vô Úy cưu mang, đùm bọc. Nguyệt được miêu tả với vẻ đẹp toàn bích: “gương mặt dễ coi, có một thân hình nảy nở, duyên dáng…nước da ngà, mớ tóc đen óng ả chảy xuống kheo chân…Đôi gò má lúc nào cũng hồng hồng…cái cổ kiêu ba ngấn trắng nõn nà…con mắt thì lóng la lóng lánh [27, 154]. Không chỉ là người có dung nhan xinh đẹp, cô còn là người dám hi sinh mình cho nhiệm vụ của cách mạng. Trước sự kiểm soát gắt gao của giặc Pháp, Nguyệt trốn ra vùng du kích và làm nhiệm vụ liên lạc cho cách mạng. Trước cái chết của thầy Hải, cô phải chị một nỗi đau khủng khiếp nhưng cô vẫn vững bước vượt qua ở lại nhà chùa chăm sóc sư cụ, bà vài Thầm. Đến sau này, sư cụ đã đồng ý gả cô cho Hạ - người nông dân hiền lành, chất phác, lương thiện.

Bên cạnh thầy Hải và Nguyệt, thế hệ những người trẻ tuổi đóng vai trò là nhân vật chính diện trong cuốn tiểu thuyết này còn có: An, Huệ, Trắm, Hiếu,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/02/2023