nhưng nhân dân làng Sọ lại tiếp tục hòa mình vào công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược. Làng Sọ từ tiền tuyến nay đã trở thành hậu phương của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
2.1.3. Một đơn vị làng là hậu phương của kháng chiến chống Mĩ
Trải qua vai trò là tiền tuyến ác liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp rồi phải quằn mình trong cuộc cải cách ruộng đất, làng Sọ chính thức trở thành hậu phương của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Nguyễn Xuân Khánh dành trọn vẹn phần III: Về cõi nhân gian của cuốn sách để nói về những năm tháng đó. Cả phần III, gồm tám chương nhỏ: Ngày giỗ tổ, Tâm linh, Chuẩn bị lên đường, Nhà sư bộ đội, Duyên nhà Phật, Hai đối thủ, Gặp gỡ, Về cõi nhân gian.
Ngày giỗ sư tổ Vô Chấp năm đầu tiên sau những ngày tháng cải cách diễn ra tại làng Sọ thật yên bình. Ngoài những người ở nhà chùa: sư cụ Vô Úy, sư bác Khoan Độ, chú tiểu An nay cũng là sư thầy An và cô Nguyệt, ngày giỗ sư tổ Vô Chấp năm nay có mặt rất đông người dân làng Sọ, người đầu tiên là cô Thì. Đêm hôm trước ngày giỗ tổ, trong giấc mơ cô mơ thấy bà cụ Thầm về báo ngày mai là ngày giỗ tổ không được quên. Ngay tinh mơ sáng hôm sau, cô Thì đã chuẩn bị gà, gạo đội lên chùa. Hiếu giờ đã là vợ Trắm, con dâu của cô Thì và ông Lẫm. Ngày giỗ tổ Trắm đi họp trên huyện nhưng ở nhà Hiếu cũng xin bố mẹ chồng cho mình cùng đứa con bé tên Chép thay mặt ông nội chánh Long của mình lên chùa thắp hương trong ngày giỗ của sư tổ bởi trước đây sư tổ Vô Chấp chính là thầy của chánh Long. Huệ trải qua quãng ngày cơ cực, vất vả ngược xuôi để chạy trốn trong những ngày cải cách ruộng đất cũng đã tìm được người cha là sư Vô Trần, bà Nấm thì đã mất. Nay Huệ cũng được cử đi học lớp y sĩ để phục vụ trực tiếp cho cuộc kháng chiến. Trong ngày giỗ tổ do bận công việc quân sự Vô Trần không về được nên Huệ đã thay mặt cha mình về thắp nén hương để tưởng nhớ đến sư cụ. Trong ngày giỗ tổ có mặt cả bà Thêu và người chồng chính là anh đội Khoát ngày nào trong cuộc cải cách ruộng đất có thể hét ra lửa. Sau ngày sửa sai, dường như cả bà Thêu và đôi Khoát đều cảm thấy ân hận bởi họ nghĩ mình đã gián tiếp gây ra cái chết của cô bé Rêu tại giếng thơm của chùa nên dù là làm trong hợp tác nhưng cả hai cũng không sợ điều tiếng đã ra sức xin xây một chiếc miếu cạnh giếng thơm trong chùa. Và
trong ngày giỗ tổ ấy, sư thầy An chính thức có quyết định nhập ngũ, trở thành anh bộ đội cụ Hồ. Một không khí áp tình người diễn ra tại chính ngôi chùa làng Sọ, nơi trong cuộc kháng chiến chống Pháp cũng như trong cuộc cải cách ruộng đất luôn luôn được đặt trong tầm ngắm, được cho là phản động là mê tín.
An ngỡ ngàng trước tin mình chính thức trở thành tân binh, phải lên đường tham gia vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Những ngày đầu vào chiến trận, An nhút nhát, rụt rè bởi đối với môi trường thanh tịnh của nhà chùa- nơi mà An được thấm nhuần lối sống của đạo Phật thì chuyện đánh nhau, bắn giết nhau là điều tối kị. Hiểu tâm trạng của An, trước khi lên đường nhập ngũ, sư cụ Vô Úy dặn dò An: “Thầy dặn con điều này. Phật giáo là một lối sống. Mà đã là lối sống thì tu ở chùa cũng được, tu ở ngoài cũng được” [ 27, 652]. Thấy An còn phân vân, sư cụ nói tiếp: “Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, một bậc đại Bồ Tát ngày xưa cũng hai lần đánh quân Nguyên. Đánh giặc ư? Chắc chắn là bao nhiêu máu đã chảy. Nhưng cuối cùng người lên núi đi tu. Và có ai dám bảo người không phải là Bồ Tát. Và người dạy chúng ta: Cư trần lạc đạo thả tùy duyên. Cư trần ta hãy ở giữa cõi đời này mà vui đạo. Tùy duyên! Hãy tùy duyên mà hành đạo. Con vẫn thức đấy chứ. Hãy nhớ lấy hai chữ tùy duyên con ạ”. Trong những ngày đầu chiến đấu bên những người đồng đội, những người bạn như Tiến, Cường lại được môi trường và thực tế của cuộc chiến đấu rèn luyện, có lần An đã bị chính anh chính trị viên nói: “Hành động của đồng chí sẽ làm hại cả người khác. Vậy tôi xin nói thẳng từ bi ở đây là tự sát, là tội lỗi. Tỉnh lại đi. Tỉnh ngộ lại đi. Dung túng cho cái ác giết chúng ta, không những đồng chí có tội với nhân dân mà tôi nghĩ đồng chí có tội với cả đức Phật”. Nghe những lời nói đó, An chảy nước mắt nghĩ rằng mình “Đúng là ta tội lỗi”. Thế rồi suy nghĩ trở thành hành động. Tư tưởng nhà Phật cũng đã dạy cho An biết thế nào là Tùy duyên, Phật ở trong mỗi con người và sống theo tư tưởng của Phật giáo mà sư cụ Vô Úy đã truyền dạy chính là làm cho cuộc sống này tốt đẹp hơn. An đã lập được chiến công, bắn rơi một máy bay của kẻ thù, trở thành một chiến sĩ thực sự. Cùng với An, trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Trắm và Căn cũng tham gia vào kháng chiến. Trắm thì trải qua cuộc cải cách ruộng đất, có kinh nghiệm lại là người có tài năng nên sớm được cất nhắc trở
thành trung đội trưởng, còn Căn, anh trai của Huệ cũng tham gia kháng chiến và hi sinh tại chiến trường Xuân Lộc.
Trong những ngày xây dựng xã hội mới ở miền Bắc và tiếp tục đấu tranh chống đế quốc Mĩ ở miền Nam, làng Sọ có thật nhiều biến đổi. Sư cụ Vô Úy đã chết, chị Nguyệt của An đã đi lấy chồng, ngôi chùa cũng chỉ còn sư bác Khoan Độ. Sau ngày giải ngũ được hai năm, An được về làng Sọ về chùa. Nhưng khi về đến nơi, sư bác Khoan Độ đã trao lại lời dặn dò của sư cụ cho sư thầy An. Hai chữ Tùy duyên mà sư cụ truyền lại đã cuộc đời An sang một ngả rẽ khác. Anh đến tìm Huệ- nay là cô thương binh bị cụt một chân phải chống nạng rồi hai người đi đến một quả đồi ở vùng núi Tam Đảo. Họ quyết định khai hoang lập nghiệp tại đây. Huệ phát huy nghề y sĩ của mình để chữa bệnh cho nhiều người. Cũng tại đó sư thầy An đã gặp lại Đức - là đối thủ mà An được giao nhiệm vụ tiêu diệt trong một cuộc chiến. Nhưng vì ngủ say, Đức bỏ thoát giờ anh đến tìm lại An và cảm ơn cũng như tâm sự về cuộc đời của mình. Vậy là cuộc sống của An đã bắt đầu bám rễ nơi đây. Đạo Phật đã dạy hai chữ Tùy duyên và An đã nắm bắt tư tưởng ấy để làm trọn đạo nghĩa với sư phụ, trọn trách nhiệm với quê hương, đất nước.
So với làng Vũ Đại trong Chí Phèo của Nam Cao và làng Đông Xá trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, ngôi làng Sọ dưới chân núi Tam Đảo của Nguyễn Xuân Khánh đã trải qua những thời kì lịch sử sóng gió của dân tộc. Từ những năm tháng chống Pháp đến khi hòa bình lặp lại ở mền Bắc, công cuộc cải cách ruộng đất và đến những ngày kháng chiến chống Mĩ bùng nổ. Có lúc là hậu phương có lúc là tiền tuyến nhưng người dân làng Sọ cũng đã phải nếm trải những cay đắng, mất mát, những đau đớn đến quằn quại. Những con người nơi đây, kẻ sống, người chết, kẻ đến người đi, họ đã được nếm trải sóng gió lịch sử. Song, lúc vui, lúc buồn, lúc thăng lúc trầm, làng Sọ vẫn luôn che chở, luôn là chỗ dựa cho những con người nơi đây, giúp cho họ trải qua muôn vàn sóng gió. Có lẽ hiếm có nhà văn nào có thể khắc họa về một ngôi làng có sức khái quát và có chiều sâu như nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Không chỉ là người có tài quan sát mà đã từng trực tiếp trải qua những năm tháng ấy nên nhà văn đã viết ra bằng cái nhìn của một người trong cuộc.
2.2. Những cuộc phiêu lưu
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyễn Xuân Khánh - Một Hiện Tượng Văn Học Độc Đáo
- Một Đơn Vị Làng Trong Kháng Chiến Chống Pháp
- Tiểu thuyết Đội Gạo Lên Chùa của Nguyễn Xuân Khánh trong thành tựu văn chương thời đổi mới - 5
- Cuộc Phiêu Lưu Của Thế Hệ Những Người Trẻ Tuổi
- Thế Giới Nhân Vật Đa Dạng Về Số Phận Và Tính Cách
- Những Người Nông Dân Hướng Thiện Và Những Người Phụ Nữ
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
2.2.1. Cuộc phiêu lưu của những nhân vật chính
Theo giáo trình Lí luận văn học do giáo sư Trần Đình Sử chủ biên thì: “nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều trong tác phẩm, tham gia vào hầu hết các sự kiện chính được miêu tả, giữ vị trí then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện và là cơ sở quan trọng để nhà văn triển khai đề tài trung tâm hay tư tưởng nghệ thuật cơ bản của mình. Nhân vật chính thường được khắc họa đầy đặn các mặt, khiến cho độc giả nhớ mãi. Khi tóm tắt cốt truyện, người ta có thể bỏ qua nhiều sự kiện hoặc nhân vật phụ nhưng không bao giờ quên nhắc tới các nhân vật chính”. Cũng trong cuốn giáo trình này, giáo sư Trần Đình Sử cũng lấy những ví dụ cụ thể để minh chứng cho quan niệm của mình. Đó là Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng, Tú Bà, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến…trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Còn trong Bỉ vỏ của Nguyên Hồng thì nhân vật chính là Tám Bính và Năm Sài Gòn…Dựa vào quan niệm này thì tiểu thuyếtĐội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh xây dựng được một hệ thống nhân vật trong đó có các nhân vật được coi là nhân vật chính như: An, Nguyệt, sư cụ Vô Úy, sư bác Khoan Độ, sư thúc Vô Trần, Huệ, Trắm, Hiếu. Trong số những nhân vật chính đó, nổi lên hai nhân vật mà cuộc đời và số phận có liên quan đến hầu hết các sự kiện của tác phẩm, trở thành trục chính của mọi vận động, biến chuyển của cốt truyện, có thể được coi như nhân vật trung tâm - đó là An và Nguyệt.
2.2.1.1. Cuộc phiêu lưu của An và Nguyệt
An và Nguyệt vốn là hai chị em con ông bà xã Chích. Trong trận càn của giặc Pháp, ông xã Chích đã bị bọn giặc hành hình, giết chết vì phát hiện có anh du kích nấp trong hầm dưới bờ ao. Bà xã Chích vốn bị chứng hậu sản nên sau khi thấy cảnh chồng bị giải đi thì ngã lăn ra bất tỉnh. Sau cái chết của cha mẹ, hai chị em Nguyệt và An bỏ làng trốn đi. Hai chị em đã dạt đến ngôi chùa Sọ và được sư cụ Vô Úy, sư bác Khoan Độ cưu mang và che chở. An được sư cụ cho xuống tóc thành chú tiểu, còn Nguyệt dù đã thành tâm xin sư cụ cho xuống tóc đi tu nhưng sư cụ không đồng ý vì dường như sư cụ đã nhìn thấy tương lai
và sợi dây ràng buộc của cô với trần thế. Trong những ngày tháng giặc Pháp chiếm đóng tại làng Sọ, hai chị em Nguyệt và An nương tựa cửa Phật; Nguyệt được sư cụ tác hợp cho thầy giáo Hải nhưng vì sự kiểm soát gắt gao của bọn giặc Pháp nên Nguyệt sư bác Khoan Độ phải đưa Nguyệt trốn ra vùng du kích, bắt liên lạc với sư thúc Trần và bà Nấm. Sau đó, Nguyệt được thành người liên lạc cho cách mạng còn An thì luôn phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ vì sự kiểm soát gắt gao của giặc Pháp. Đến cải cách ruộng đất, Nguyệt xin về và ở lại chùa để chăm sóc cho sư cụ, còn An và sư cụ bị quy vào thành phần phải giáo dục nên bị bắt và giam ở trại giam đoàn ủy. Cũng tại đây sư cụ và An đã được chứng kiến cảnh tra tấn người dã man của những người cải cách. Đến khi chính phủ có sắc lệnh sửa sai, An cùng sư cụ mới được trả tự do. Rồi khi cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra, An nhập ngũ và trở thành anh bộ đội cụ Hồ. Những ngày đầu nhập ngũ, An bỡ ngỡ và có sự mâu thuẫn lớn trong tư tưởng bởi những năm tháng ở chùa, cậu đã được giáo dục triết lí nhà Phật, không sát sinh nhưng khi vào thực tế chiến đấu, từng giờ, từng ngày phải đối mặt với súng đạn, bắn giết. Những lúc khó khăn, cậu lại gửi thư về cho sư cụ Vô Úy vừa để hỏi thăm tình hình sức khỏe vừa để được nghe những lời khuyên răn từ sư cụ. Trong những ngày tháng chiến đấu bên đồng đội, An đã nghĩ tới lời dạy của sư cụ Tùy duyên lạc đạo và đã trở thành chiến sĩ cách mạng thực sự. Sau này khi chiến tranh kết thúc, cuộc sống những ngày hòa bình, thống nhất trở lại, An đã cùng Huệ- con của ông Trần và bà Nấm, cũng là người bạn thân thời thơ ấu đã kết duyên với nhau. Họ cùng nhau đến vùng đồi núi Tam Đảo để khai hoang, lập nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Còn về phần Nguyệt, sau những ngày tháng ở chùa, cô đã được sư cụ Vô Úy tác hợp cho Hạ- anh chàng có tướng siêu đực nhưng lại là người nhân nghĩa, biết ơn nghĩa.
Có thể nói bão tố của chiến tranh, của lịch sử đã cuốn cuộc đời của hai đứa trẻ bất hạnh Nguyệt và An đi rất xa. Mỗi người một số phận, họ đã sống, đã chứng kiến và nếm trải những thăng trầm của cuộc sống. Nhưng có một yếu tố đã ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống, cách nghĩ của họ - đó chính là triết lí Phật giáo. Dù sống ở đâu, vào thời điểm nào, họ luôn được triết lí Phật giáo soi đường, chỉ lối. Nhờ có Phật giáo với bóng mát từ bi mà cuộc đời của An và
Nguyệt mới được cứu vớt và họ mới có thể đứng vững được trước cơn bão tố của lịch sử và cuộc đời.
2.2.1.2.Cuộc phiêu lưu của các vị sư
Tư tưởng Phật giáo là sợi chỉ đỏ, là xương sống làm nên cuốn tiểu thuyết Đội gạo lên chùa. Chính vì vậy mà trong tác phẩm, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng được một hệ thống những nhân vật đại diện cho tư tưởng và triết lí của Phật giáo. Đó là những vị sư mà tiêu biểu nhất là sư cụ Vô Úy, sư thúc Vô Trần và sư bác Khoan Độ. Mỗi vị sư đều có một số phận khác nhau, cuộc đời của họ là những cuộc phiêu lưu đầy kì thú, nhưng họ đều gặp nhau ở một điểm đó là Phật giáo. Ba vị sư, giống như ba thế hệ nối tiếp nhau để tiếp nối tư tưởng Phật đã dạy.
Có thể nói, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh viết về sư cụ Vô Úy với tất cả tài năng và sự cảm phục. Một con người mà ngay từ nhỏ dường như đã được triết lí Phật giáo thấm nhuần và dẫn dắt. Trong cuốn tiểu thuyết, Nguyễn Xuân Khánh đã miêu tả chân dung của sư cụ Vô Úy: “Hòa thượng Vô Úy là một ông già nhỏ thó, đầu nhẵn bóng, da đỏ hồng hào, lông mày trắng toát. Hàm răng đen nhưng nhức, gần bảy chục tuổi rồi mà vẫn không gẫy một chiếc răng nào. Ông cụ có khuôn mặt rất tươi. Trông thấy cụ là trông thấy một nụ cười rất tươi. Cụ thường nhai trầu bỏm bẻm suốt ngày. Hòa thượng rất nghiêm cẩn trong mọi lúc. Đi đứng không bao giờ vội vàng. Lúc nào cũng khoan thai nhẹ nhàng…Có thể nói lúc nào sư cụ Vô Úy cũng đủng đỉnh, an nhàn, tự tại”[27, 267]. Nhưng có ai ngờ rằng ẩn sau cái dáng điệu nhàn nhã đủng đỉnh ấy lại là một cuộc đời như một câu chuyện phiêu lưu thật đặc biệt.
Sư cụ họ Lê, tên tục là Sinh. Sư cụ là con trai của ông Cử Mậu. Ông cử Mậu là người yêu nước từng tham gia phong trào Cần Vương nhưng bị bắt, tù đày ngoài đảo Côn Lôn mười năm mới được về. Năm ông bị đi đày, Sinh mới lên sáu. Trong những năm tháng xa cha, Sinh được bà nội nuôi nấng, bà vốn là con gái nhà khoa bảng, có học vấn lại thông tuệ nên bà rất chú trọng tới việc học tập của người cháu. Tuy không được đến trường lớp nhưng Sinh lại được bà nội truyền dạy nên nhanh chóng viết thông, đọc thạo. Hơn nữa vốn là người thông mình từ bé, học một biết mười nên không chỉ học những gì mà bà nội
truyền dạy, Sinh còn học thông thạo cả Tứ thư, Ngũ kinh mà ông cử Mậu để lại. Học thông thạo vốn chữ Nho ấy, ông còn bắt người anh của mình phải dạy cho mình cả chữ Pháp và chữ quốc ngữ, nên chẳng mấy mà Sinh thông thạo cả ba thứ chữ, thậm chí có thể dịch cả tiếng Pháp. Sống những tháng ngày nghèo khổ bên bà nội nên Sinh đã cùng bà ngoài việc đồng áng phải ghánh thuốc đi bán khắp nơi, ghánh thuốc gia truyền của hai bà cháu đã từng làm phúc cho nhiều người cũng giúp cho gia đình có đồng ra, đồng vào. Đặc biệt, bà nội Sinh vốn là người sùng đạo Phật nên ngày rằm hay mồng một nào bà cũng lên chùa Ổi thắp nhang, trong những lần ấy, Sinh thường theo bà lên chùa và không biết lúc nào những bài giảng kinh của sư cụ Vô Chấp đã có sức hấp dẫn, lôi cuốn mãnh liệt đối với Sinh.
Khi ông cử Mậu ra tù, trở về ông mở của hàng thuốc. Sinh cùng phụ giúp cha cũng từ đó người cha nhận ra được tài năng đặc biệt của con trai. Trong lần làng bên bị bùng phát dịch bện, Sinh đã lăn lộn ở ngôi làng đó hơn một tháng cho đến khi trận dịch kết thúc. Sư cụ Vô Chấp ở chùa Ổi biết chuyện đã rất vui mừng và trao cho Sinh chuỗi tràng hạt mà trưởng lão, thầy của cụ trao truyền lại. Năm tháng trôi qua, bà nội cũng qua đời, cha con ông cử Mậu lo ma chay rất chu đáo, ngày nào cũng lên chùa tụng kinh cho tới đủ bốn chín ngày. Xong giỗ đầu bà nội, một buổi sáng, Sinh quỳ lạy cha rất cung kính, quỳ rạp, đầu sát đất mà xin cha cho mình được theo nghiệp tu hành.
Nghe xong lời nói của người con trai, người cha không ngạc nhiên bởi ông đã hiểu được cái chí của Sinh, ông chỉ khẽ thở dài và gật đầu đồng ý. Được cha đồng ý, Sinh trút bỏ mọi thứ, chỉ mặc bộ quần áo nâu đến chùa, quỳ trước mặt sư tổ. Hòa thượng Vô Chấp nói: “Con đã đến rồi ư? Ta cứ mong mãi ngày hôm nay. Con đến chẳng chậm đâu. Có người đến chùa vì gặp nghịch cảnh. Có người vì chán cảnh trần thế. Riêng con, con có trán cảnh trần thế hay không ? ” [27, 260]. Nghe sư tổ hỏi, Sinh nói: “Bạch thầy! Con không trán mà rất yêu trần thế” [27, 260]. Sau khi nghe Sinh tâm sự những điều thành kính và chân thành từ trong lòng mình, sư tổ Vô Chấp đã đồng ý nhận Sinh làm đệ tử. Thế là từ đó, cuộc đời của Sinh đã gắn chặt với cái duyên nhà Phật.
Cuộc đời của sư cụ Vô Úy được hiện lên qua những trang văn ngắn gọn, dưới lời kể của chú tiểu An thật xúc động. Sư cụ quả là có duyên với nhà Phật từ thời thơ ấu. Không chỉ là một vị chân tu đắc đạo mà sư cụ Vô Úy còn là một thầy thuốc can đảm không quản ngại khó khăn, nguy hiểm để hoàn thành trách nhiệm. Trong cuốn tiểu thuyết, cuộc đời của sư cụ Vô Úy hầu hết là được kể lại qua sự gắn kết với các sự kiện, các nhân vật chính.
Sau khi từ biệt cha vào chùa, sư Vô Úy ở với sư Vô Chấp được ba năm, Vô Úy thưa với sư phụ mình rằng: “Con xin phép được tu tập theo hạnh đầu đà, được đi đó đi đây, gặp các bậc thiện tri thức cho tầm mắt được mở rộng”[27, 267]. Được phép của sư tổ Vô Chấp, sư Vô Úy khoác tay nải, chống gậy lên chùa Yên Tử. Tại đây, hòa thượng Vô Úy đã gặp sư bác Huyền Không và sư cụ Điếc. Sư cụ Điếc đã chỉ cho sư Vô Úy con đường theo nghiệp tu hành. Sau đó hào thượng Vô Úy tu ở am nhỏ trên núi Yên Tử, tại đây người có nuôi một chú hổ con và đặt tên cho nó là Khoan Hòa. Cũng tại đây, người đã nhận Khoan Độ làm đệ tử, giúp cho sư Khoan Độ trở lại con đường hoàn lương, làm người thiện.
Sau khi sư tổ Vô Chấp qua đời, sư cụ Vô Úy đã trở về chùa Sọ thay người làm trụ trì. Và từ đó sư cụ luôn làm những việc thiện, cứu giúp người dân lương thiện, thậm chí là cưu mang cả những số phận bất hạnh như bà vãi Thầm, chị em Nguyệt và An. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, sư cụ Vô Úy là người che chở cho cách mạng, cụ vẫn thường xuyên liên lạc với sư thúc Vô Trần. Không chỉ thế, cụ còn là điểm tựa tinh thần cho những người dân lương thiện làng Sọ, giúp họ có thêm sức mạnh vượt qua những ngày tháng đen tối nhất của dân tộc. Song trong kháng chiến chống Pháp, hòa thượng Vô Uý bị nghi là thành phần cách mạng nên đã bị bắt giam và tra tấn nặng nề. Đến khi cải cách ruộng đất, sư Vô Uý lại bị quy vào thành phần mê tín dị đoan, cần phải cải tạo, giáo dục lại. Nên cụ bị bắt giam ở nhà giam đoàn ủy và phải chứng kiến những tội ác khủng khiếp của chốn trần gian.
Khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, hòa thượng Vô Úy cũng hòa mình vào niềm vui của đất nước, của dân tộc. Cụ vẫn là điểm tựa, là niềm tin vào cuộc sống của những người dân nơi đây. Rồi chiến tranh lại diễn ra, cuộc kháng