Khắc Hoạ Nhân Vật Qua Miêu Tả Ngoại Hình

tan, vùng rừng được giải phóng song đời sống của đồng bào chưa thể bình yên, những kẻ phản động thoát ra rừng sau này sẽ trở thành kẻ cầm đầu nổi phỉ làm cho cả vùng lâm vào cảnh nồi da nấu thịt.

Nếu như tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945-1975 lấy cái chung để đánh giá cái riêng, lấy số phận cộng đồng để định đoạt số phận cá nhân, thì ngược lại, hướng đi chung của các tiểu thuyết đương đại là từ số phận cá nhân mà soi chiếu trở lại lịch sử và cộng đồng. Nhìn vào đề tài thì hướng đi của Thổ phỉ Trên đỉnh đèo giông bão theo một vòng tròn đồng tâm với Đồng bạc trắng hoa xoè Vùng biên ải của Ma Văn Kháng. Nhưng nhà văn lại triển khai theo mạch cốt truyện riêng, không lặp lại việc thương thuyết với thổ ty và tiễu phỉ như hai cuốn tiểu thuyết kia, Đoàn Hữu Nam khơi sâu vào vấn đề khác: vấn đề thu phục lòng dân. Nhiều năm bị buộc chặt với thổ ty bởi luật tục, miếng ăn, sự mông muội và nỗi sợ cố hữu khiến người dân "sống trong nô lệ tự nguyện" và không dễ gì theo Việt Minh. Muốn giành dân, người cách mạng chỉ có con đường "ba cùng", hiểu dân và làm cho dân hiểu. Như vậy, theo cách ví của Gamzatov thì ở đây, tác giả đã không đi vào lối mòn của tiền nhân mà đã mở cho mình được một lối đi riêng qua khu rừng văn học.

Cũng với cốt truyện xâu chuỗi từ các sự kiện lịch sử, Đoàn Hữu Nam đã tái hiện một thời kỳ với nhiều phức tạp, rối ren, đen tối của dân tộc – thời kì tiễu phỉ của đồng bào dân tộc thiểu số ở phía Bắc nước ta qua tiểu thuyết Thổ phỉ.

Cốt truyện cũng được kết cấu thông qua ba tuyến nhân vật: bọn thổ phỉ, những người cách mạng và quần chúng nhân dân. Tác giả cho ba tuyến nhân vật này phát triển theo thời gian vật lý và xẩy ra trong một không gian vừa phải (châu Phòng Tô). Ba tuyến nhân vật đó đan xen nhau, các nhân vật, các sự kiện được tác giả đẩy theo từng nấc dẫn đến cao trào. Cả thổ phỉ, cả dân chúng đều thấy không thể nào sống như vậy được nữa. Đó là lúc lũ thổ phỉ sắp bị tiêu diệt và quần chúng đã hướng theo cách mạng. Kết thúc truyện, phỉ đầu hàng, Phòng Tô được giải phóng, gia đình cụ Choong ngũ đại đồng đường lại được đoàn tụ.

Tác phẩm xoay quanh cốt truyện về thời kỳ đấu tranh gian khổ, huynh đệ tương tàn tại vùng Tây Bắc của đất nước. Đó là bối cảnh chiến đấu ác liệt trong tiễu phỉ ở vùng Phòng Tô, vùng đất có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong cục diện kháng chiến chống Pháp, tiễu phỉ của đất nước. Qua sự kiện nổi phỉ trên địa bàn Hồ Thầu – Phong Thổ, Đoàn Hữu Nam đã dựng lên một loạt bối cảnh đấu tranh tư tưởng giữa ta, giữa địch, giữa ta với ta, giữa địch với địch, lật ngược lật xuôi việc nổi phỉ, tiễu phỉ, tập trung lý giải việc nổi phỉ và cuộc đấu tranh giành đất, giành dân đầy gian nan của những chiến sĩ cách mạng trong các giai đoạn lịch sử đó. Cốt truyện cũng tập trung một phần đáng kể giới thiệu về dân tộc Dao, một dân tộc cần cù, dũng cảm, trọng lý lối, ham học chữ, song nhu mì, cả tin. Trong lúc thời thế nhộn nhạo, mất phương hướng, do áp lực mù quáng cùng nhiều lý do khác nhau của người Dao cũng như nhiều người khác ở Phong Thổ đã bị lôi kéo hầu hết vào chiêu bài toàn dân làm phỉ, gây nên cảnh hoang mang, nghi kị chính quyền mới, nghi kỵ mọi người. Với đường lối và phương châm, phương pháp mềm dẻo, cương quyết cộng với sức mạnh của đất nước dồn cho việc tiễu phỉ cuối cùng ta cũng đánh tan bọn phỉ, lấy lại được bình yên cho nhân dân, song để có được chiến thắng này ta phải tốn không ít thời gian, xương máu và tiền của.

Có thể nói, mặc dù lấy yếu tố lịch sử làm sườn cốt, nhưng tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam không khuôn cứng trong những sự kiện lịch sử mà rất linh động trong việc triển khai cốt truyện đan xen giữa lịch sử và đời tư, hiện thực và huyền thoại. Cốt truyện tiểu thuyết Thổ phỉ mặc dù mang hơi hướng sử thi, kết cục cuối cùng “ta thắng địch thua cả nhà sum họp”, nhưng vẫn đan xen các yếu tố về đời tư như số phận của nhân vật Pham, Đàu…, về hiện thực đậm nhạt khác nhau. Tiểu thuyết Thổ phỉ không chỉ là bản hùng ca từ bi kịch lịch sử một vùng đất mà còn là tiểu thuyết đậm tính hư cấu nghệ thuật đặt ra câu hỏi dằn vặt: Tại sao con người cứ phải đánh nhau? Đây cũng là tư tưởng đậm tính nhân văn mà nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc.

68

Nhìn chung, do xây dựng cốt truyện liên quan đến các vấn đề lịch sử mà Đoàn Hữu Nam đã đem đến cho người đọc một cảm giác chân thực khi tiếp cận với tác phẩm của anh. Và đặc biệt, quan trọng hơn nữa, lịch sử đã trở thành một phương tiện hiệu quả để nhà văn soi chiếu các vấn đề của xã hội, những góc khuất trong thân phận con người. Những vấn đề này nếu không được đặt vào bối cảnh lịch sử thì khó có thể được soi chiếu một cách vừa chân thực và lại vừa sâu sắc như vậy.

3.1.2. Kiểu cốt truyện đời tư

Bên cạnh cốt truyện gắn liền với yếu tố lịch sử, các sự kiện lịch sử là xương sống để nhà văn cấu trúc lên tác phẩm của mình thì cốt truyện gắn với sự kiện đời tư, gắn với những số phận cụ thể của con người cũng được Đoàn Hữu Nam quan tâm. Kiểu cốt truyện đời tư được xây dựng và triển khai bằng những chi tiết, sự kiện bám sát vào cuộc sống riêng tư của nhân vật, qua thân phận đời tư của nhân vật mà nhà văn thể hiện cái nhìn về nhân sinh và thế giới. Trong tiểu thuyết Tình rừng, cốt truyện xoay quanh chân dung một con người mới, một điển hình mới trong cộng đồng người Mông. Đó là nhân vật Phù – một thanh niên người Mông ở bản Cang xa xôi heo hút. Phù chân thành, cởi mở, cương trực song số phận éo le, phải sống trong sự giằng xé day dứt với

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

luật tục, với người chị dâu mất chồng, với hậu quả của quá khứ mê muội.

Đó là hai cô giáo trẻ từ miền xuôi lên vùng cao dạy học. Hai người phải trải qua bao khó khăn, thiếu thốn, khổ ải cả về tình cảm lẫn điều kiện vật chất song vẫn kiên trì bám trụ gây dựng trường sở đón con em đến học và góp phần đưa ánh sáng văn minh tới bản làng.

Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam - 10

Cùng những biến cố thăng trầm của lớp học, của từng số phận, cuối cùng tình yêu mãnh liệt, mộc mạc giữa Phù và cô giáo Hoa đã vượt qua tập tục hà khắc, định kiến của tộc người, dòng họ để đến được với nhau.

Để triển khai được các tình huống, tính cách và đời sống nhân vật, tác phẩm đã đồng thời khắc họa được không gian trong thời kỳ biến chuyển lịch

sử, xã hội ở vùng cao qua hơn nửa thế kỷ đồng thời giới thiệu khá sắc nét phong tục, tập quán, cách sống, suy nghĩ của người Mông, và vượt lên trên hết là cái tình của Rừng dành cho người biết sống một đời sống vì mọi người.

Cũng sử dụng cốt truyện mang yếu tố đời tư, cá nhân những không giống với Tình rừng, Dốc người là tiểu thuyết viết về thời hậu chiến. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kỳ gian khổ đã cuốn hầu hết mọi con người, vùng đất, từ miền xuôi tới miền ngược vào vòng xoáy của nó. Sau Đại thắng mùa xuân năm 1975, mỗi con người, mỗi địa phương đều phải đối mặt với góc khuất sau chiến tranh, phải bắt đầu một thử thách mới mà ở mặt trận này đòi hỏi ở họ lòng dũng cảm, tình yêu quê hương, yêu đồng chí, đồng bào không kém gì thời bom rơi, đạn nổ.

Tiểu thuyết đi sâu khai thác khía cạnh chiến tranh đã lùi xa nhưng những di chứng của nó vẫn còn nhức nhối, những con người trong cuốn tiểu thuyết phải vật lộn với những thử thách mới của cuộc sống bình thường, với cái xấu, cái ác, với những định kiến lạc hậu và với chính những bi kịch cá nhân của bản thân để vươn lên mà sống.

Tác phẩm phản ánh một mặt nghiệt ngã của đời sống xã hội sau chiến tranh đó là thân phận của người lính nhưng cũng tô đậm và làm sáng ngời tình nghĩa thuỷ chung như nhất của những con người sống có trách nhiệm. Bi kịch xảy ra với Thắng - người lính trở về làng sau 10 năm xa cách. Trải qua những tháng ngày chinh chiến, Thắng trở về lành lặn nhờ sự cứu mạng của Định. Nhưng chiến tranh chưa rời bỏ anh, nó hiện hữu ngay trên những bức ảnh trên bàn thờ nhà Thắng. Mẹ và em gái Thắng bị máy bay Mỹ sát hại. Thế là anh trở nên cô đơn ngay chính quê hương mình. Thắng vùi nén nỗi đau trong trái tim lặn lội đi tìm gia đình Định (người đồng đội từng thề sống chết có nhau, giờ đã hy sinh) để trao lại kỷ vật cuối cùng. Cái nghèo khó, ốm đau của gia đình Định đã làm Thắng day dứt. Với trách nhiệm của người lính và sự hàm

ơn cứu mạng của Định đã khiến Thắng ở lại với bản Tả Gia. Hơn hai tháng

giáp tết năm ấy, bằng sức vóc khoẻ mạnh của chàng trai trẻ, Thắng đã làm được nhiều điều cho gia đình bà Định, anh đã chiếm được tình cảm của tất cả mọi người trong ngôi nhà ấy, nhất là Mỵ, người vợ goá của Định.

Tình cảm của bà cụ Định, của thằng Yên, của Mỵ và hoàn cảnh đưa đẩy đã níu chân anh ở lại với Tả Gia rồi trận sốt rét ác tính của Thắng chỉ là “cú hích” để cho hai trái tim rạo rực kia cháy bùng thành ngọn lửa. Vượt qua những nỗi xót xa, chua chát tủi cực, vượt lên trên những thành kiến, Mỵ và Thắng cũng nên vợ nên chồng.

Những tưởng cuộc đời Thắng trôi đi êm ả trong vòng tay của người thiếu phụ rẻo cao, nhưng tai hoạ đổ dồn xuống đầu Thắng đúng lúc anh đang say sưa tận hưởng hạnh phúc của mình, đang hồi hộp đợi chờ đứa con ra đời. Cả bản theo sự kích động của Mo Phú đã kéo đến lấp giếng, đuổi Thắng ra khỏi bản. Đúng lúc ấy, Mỵ trở dạ đẻ. Niềm hạnh phúc mà Thắng khao khát mong chờ ấy thật khủng khiếp vì nó chỉ là một khối thịt – di chứng của chất độc màu da cam trong những ngày là bộ đội Trường Sơn vẫn bám lấy anh dai dẳng, xua đuổi Thắng rời bỏ bản làng người Dao.

Lần hồi về quê, trong một đêm vật vã đau đớn, Thắng chứng kiến cuộc sống của Tâm - người mà mẹ anh đã nhận làm con nuôi và có ý chờ đợi anh trở về - với sự bình yên của cuộc đời cô. Anh thấy mình không có quyền được làm hỏng sự bình yên ấy, không thể để Tâm phải gánh chịu những đau khổ mà Mỵ đã phải chịu. Thắng lại lặng lẽ ra đi lần hồi kiếm sống, chịu bao nỗi đắng cay vất vả, cuối cùng anh cũng trở về được Tả Gia xum họp cùng gia đình và Mỵ

Cốt truyện trong Dốc người khá đa dạng, tác giả dịch chuyển các không gian khá nhanh, các câu chuyện đồng hiện trong một thời gian ở những miền quê khác nhau, từ miền xuôi lên miền núi, các sự kiện lịch sử dù mờ nhạt nhưng vẫn hiện hữu thấp thoáng trong nỗi đau của những người dân vô tội. Nổi bật lên trong đó là thân phận của con người, là văn hoá dân gian. Những

phong tục, lễ nghi của người vùng cao, được miêu tả khá đặc sắc. Đó là một phiên chợ Bắc Hà sặc sỡ sắc màu, nồng nàn men rượu với tiếng sáo du dương ngọt ngào hay lễ cúng năm mới với tiếng lầm rầm và những chữ nôm Dao loằng ngoằng của ông thầy. Đặc biệt, những trang viết miêu tả lễ cấp sắc cho thằng Yên đem lại cho câu chuyện một hương vị là lạ, khiến cho Dốc người sẽ là một bài ca cảm động về mảnh đất Lào Cai về tình yêu với con người Lào Cai.

Tóm lại, cốt truyện trong tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam không thuần nhất, đơn tuyến mà luôn có sự pha trộn giữa yếu tố đời tư và yếu tố lịch sử. Việc phân thành hai kiểu loại cốt truyện gắn với sự kiện lịch sử và cốt truyện gắn với sự kiện đời tư cũng chỉ là tương đối. Bởi trong cốt truyện lịch sử, người đọc vẫn bắt gặp yếu tố đời tư và trong kiểu cốt truyện đời tư người đọc vẫn cảm nhận thấy những chi tiết, dấu ấn của lịch sử, dù mờ nhạt. Điều này cho thấy sự hoà nhập của nhà tiểu thuyết trong dòng chảy của văn học đương đại, cốt truyện mở rộng hơn, không gò bó hay khuôn mẫu vào một loại hình cụ thể nào. Nó cũng tạo cho nhà văn có thể mở rộng biên độ phản ánh hiện thực thêm đa dạng, phong phú.

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Nghệ thuật xây dựng nhân vật là những thủ pháp để miêu tả, khắc họa những con người với đầy đủ chân dung, tính cách và số phận. Nhà văn sử dụng tất cả những hiểu biết từ giải phẫu sinh lí đến tâm lý, tình cảm của con người, kể cả những hiểu biết về các mối quan hệ xã hội để tạo nên những nhân vật sống động và chân thực. Từ đó, mỗi nhân vật không chỉ còn dừng lại ở mức độ là một hình tượng văn học, mà nó tạo cảm giác như một con người đời thực.

Có thể nói rằng Đoàn Hữu Nam rất thành công với nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của mình. Thông qua việc khắc hoạ nhân vật từ góc độ ngoại hình, tính cách, tâm lý, đặc biệt là việc sử dụng những chi tiết kì ảo để xây dựng nhân vật tác giả đã tạo nên một thế giới nhân vật đặc sắc, sinh

động, đa dạng.

3.2.1. Khắc hoạ nhân vật qua miêu tả ngoại hình

Ngoại hình là một trong những phương diện cơ bản để khắc họa nhân vật. Qua việc miêu tả nhân vật, nhà văn có thể khơi gợi cho người đọc những liên tưởng chính xác về một con người, một thực tế tồn tại giữa cuộc đời. Đối với người viết, việc miêu tả ngoại hình nhân vật không đơn thuần là vẽ lên trước mắt người đọc một con người sơ cứng, đơn giản mà dựng lên chân dung một con người chân thực, một cá thể sinh động, hấp dẫn thể hiện được quan niệm, tư duy nghệ thuật của tác giả ở trong đó.

Trong tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam, nhân vật trung tâm được miêu tả ở nhiều góc cạnh khác nhau, mối quan hệ khác nhau, đặc biệt là những chi tiết đặc trưng cho nét bên ngoài của các nhân vật như vóc dáng, khuôn mặt, đến mái tóc và ánh mắt… đó là những phương diện rất dễ nhận biết ở nhân vật.

Khi xây dựng nhân vật, Đoàn Hữu Nam cũng chú ý tới việc khắc họa ngoại hình nhân vật. Bởi, ngay từ diện mạo, nhân vật đã gây một sự chú ý, ám ảnh trong lòng người đọc. Các nhân vật trong tiểu thuyết của ông phần lớn để lại ấn tượng như vậy. Đó có thể là một đứa trẻ khác thường, dị dạng về ngoại hình, với “thân nó ngắn chủn, nặng nề. Hai cẳng chân dài ngoẵng, gầy guộc như hai cái tăm cắm vào củ khoai. Hai cẳng tay đầy lông lá dài chấm hai đầu gối, hệt như tay vượn. Khuôn mặt ngắn lông lá viền quanh minh chứng cho sự lại giống” [24, tr.134]. Ấn tượng nhất có lẽ là khuôn mặt của thằng: “Hai cánh mũi trồi hếch lên như hai cái cửa hầm. Ngược lại cái sống mũi tẹt lõm hẳn xuống như bị ai đó giáng vào đó một chày”[24,tr.134]. Nó như ma quỷ hiện hình là con quỷ nhập tràng, là bóng ma ám ảnh cuộc đời của lão Vắn. Chính hình dáng này đã hé lộ cho người đọc về bản tính của nó sau nay, một tên tay sai khét tiếng reo rắc tai hoạ đến cho dân lành và cho cả những người thân yêu của hắn.

Những hành động quái dị đầy tàn ác của thằng Lù Tà sau mỗi lần về nhà

thăm bố đã tố cáo bản chất bất nghĩa của hắn:

“…mỗi lần về nhà, cái thằng ngỗ ngược giời vật không chết ấy ít khi đánh động, hoặc đi vào lối cửa, mà nó thường ném vút sợi dây qua ngọn cột cái đầu hồi, vun vút leo lên gác. Từ trên gác, nó dõi theo từng cử chỉ của lão, rồi nghĩ ra những trò ma quái để hù doạ. Khi thì nó nhảy thụp từ trên sàn xuống làm cho lão hết hồn. Lúc nó lấy cái chày phang mạnh vào phên vách, làm lão giật mình ngã bổ chửng. Khi nó ném cum lúa sạt qua mang tai... Cứ mỗi lần nghĩ đến chuyện nó về, là một lần tim gan lão thót lên rần rật.”[24, tr. 140]. Thú vui của nó là hành hạ, doạ nạt làm cho kẻ mà nó gọi là cha phải khiếp sợ trong thảm hại thì nó mới hả. Bản tính nhân vật được bộc lộ thông qua hành động rất cụ thể và sinh động.

Cô bé Đàu khi còn ngây thơ, trong sáng được khắc hoạ „vô tư, trong sáng, mũm mĩm như bắp ngô căng sữa.... hai chân sáo lúc nào cũng nhảy tâng tâng, giọng nói lúc nào cũng nhí nhảnh, hồn nhiên…” [25, tr. 184]. Nhưng sau khi gặp cảnh bị ba tên phỉ hãm hiếp, giờ chỉ còn là hình ảnh:“Cô giơ hai tay ôm lấy mặt, hai bàn tay bịt không kín khuôn mặt thành ra hình ảnh múa may quay cuồng của ông thầy cúng già cứ hiện lên mồn một" [25, tr. 184]. Chỉ bằng hành động "giơ hai tay ôm lấy mặt", người đọc đã cảm nhận được nỗi đau đớn tủi nhục mà một người con gái đang phải chịu đựng.

Tất cả đã được Đoàn Hữu Nam tập trung miêu tả tỉ mỉ và mang vẻ riêng có sức hấp dẫn độc đáo.

3.2.2. Khắc hoạ nhân vật qua miêu tả nội tâm

Bên cạnh viêc miêu tả ngoại hình nhân vật, nhà văn Đoàn Hữu Nam đã tập trung khắc họa nội tâm nhân vật. Theo quan điểm của Đoàn Đức Phương, nội tâm là khái niệm dùng để “chỉ toàn bộ cuộc sống bên trong của nhân vật, đó là những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, những phản ứng tâm lí của bản thân nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc thể nghiệm trên bước đường đời của mình”. Lermontov cho rằng “Lịch sử tâm hồn con người dù là tâm hồn bé nhất cũng hầu như thú vị và bổ ích hơn lịch sử của cả một dân tộc”.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí