Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam - 13

miêu tả Pham và bố chồng tình cờ chui vào vương quốc rắn độc, người đọc vừa ám ảnh kinh dị lo sợ, vừa kích thích tìm tòi, khám phá.

Đoàn Hữu Nam viết những đoạn sexy rất tinh tế, thay vì miêu thuật “vua” Dao – thủ lĩnh Triệu Tá Sắn làm tình trần trụi, nhầy nhụa quần hôn với sáu đứa con gái thì anh dùng hình tượng con hổ đực giao phối với đàn hổ cái mang tính tự nhiên mà không thô lậu.

Hoặc những đoạn văn miêu tả “cuồng nhiệt bỏng rẫy” của cặp tình nhân Vương – Đàu, của Bắc – Pham dưới thác nước, dưới sông, dưới ánh trăng, trong nhà tranh…, rất tinh tế, hấp dẫn. Dường như dưới ngòi bút của nhà văn, tính dục mang cái đẹp và tràn ngập lãng mạn. Thậm chí anh tả cảnh ba thằng thổ phỉ hiếp cô gái Đàu trong rừng vắng… cũng không rẻ tiền, gây kích thích tò mò, mà chỉ như một chất liệu làm rõ thêm thú tính hoang dã của bọn thổ phỉ. Dù tác giả sử dụng nhiều câu phức hợp, nhưng tốc độ câu văn khá nhanh, không lê thê, dề dà, rất nhiều đoạn văn không chỉ đạt đến sự sâu sắc mà còn “cất cánh, phiêu bồng” .

Tiểu kết chương 3:

Nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam là một trong những phương diện quan trọng góp phần khẳng định tên tuổi của nhà văn này. Qua việc khảo sát một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật, chúng tôi nhận thấy Đoàn Hữu Nam đã biết kế thừa di sản của người đi trước, kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân gian và dân tộc đồng thời có những đóng góp riêng. Bên cạnh việc sử dụng cốt truyện lịch sử còn có cốt truyện đời tư. Nghệ thuật xây dựng nhân vật không chỉ được tác giả nhấn mạnh ở ngoại hình, nội tâm mà còn sử dụng đắc dụng yếu tố kì ảo để tạo nên một thế giới nhân vật phản diện sinh động, li kì. Ngôn ngữ nghệ thuật được tác giả kế thừa từ vốn văn hoá dân gian dân tộc thiểu số tạo nên ngôn từ độc đáo với lối viết đậm tính triết lý, lãng mạn, bay bổng.


KẾT LUẬN


1. Trong văn học Việt Nam đương đại có một khoảng riêng của văn học dân tộc và miền núi. Mặc dù không phải là nhà văn người dân tộc, nhưng với vốn sống của người từng gắn bó lâu năm với đồng bào dân tộc thiểu số cùng với lòng yêu mến, trân trọng, mong muốn gìn giữ những giá trị tinh thần của người dân tộc miền núi, Đoàn Hữu Nam đã góp vào khoảng riêng ấy những tác phẩm văn chương với những sắc màu không dễ lẫn. Sắc màu này tỏa ra không chỉ từ những vấn đề thời sự nóng hổi của miền núi trong cuộc đấu tranh tiễu phỉ và các thế lực phản cách mạng để bảo vệ cuộc sống hoà bình ấm no, với thiên nhiên tươi đẹp hay những gam trầm, gam nóng của những phong tục tập quán độc đáo mà còn từ hệ thống hình tượng nhân vật, cấu trúc ngôn từ, các thủ pháp nghệ thuật,… mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Mông, Dao, Giáy… đang sinh sống ở Lào Cai.

2. Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam đã đề cập đến bức tranh hiện thực về cuộc sống và con người miền núi hết sức sinh động. Đó là một hiện thực lịch sử gắn với một thời kì đau khổ của người dân những tỉnh miền núi phía Bắc dưới sự tàn bạo của nạn nổi phỉ. Tội ác của thổ phỉ đã được phơi bày đầy tàn khốc, gây kinh hoàng cho người đọc. Qua đó cũng làm nổi bật ý chí kiên cường bám đất bám bản của người dân miền núi. Bên cạnh đó, những phong tục tập quán của người Giáy, người Mông và đặc biệt là người Dao với lễ cấp sắc cũng để lại một dư vị riêng trong lòng người đọc về ý thức bảo tồn những giá trị văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Ngòi bút tài hoa của nhà tiểu thuyết cũng rất thành công khi tái hiện một thiên nhiên miền núi dữ dội, hoang dại với

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

mùa hổ động dục rung chuyển đất trời, những trận vòi rồng mãnh liệt hay sự nổi giận của những loài vật nhỏ bé tưởng như rất hiền lành tạo nên những cuộc tương tàn man dợ… Nhưng thiên nhiên miền núi cũng hết sức trữ tình thơ mộng trong bức tranh nhiều sắc màu của cỏ, cây, hoa, lá, hình sông thế núi, mong manh trong những bước chuyển mùa, quyến rũ, lãng mạn như những đoá lan rừng… Trong nền cảnh ấy, con người hiện lên với hai đối cực. Một bên là những kẻ thổ ty, thổ phỉ man dợ, cuồng vọng, khát máu, ngoan cố và một bên là những người dân có số phận đau thương nhưng luôn hướng đến ánh sáng và niềm tin, hướng về cách mạng. Điều mà nhà văn trân trọng, ngợi ca chính là ý chí vươn lên và lòng nhân ái bao dung của những người con dân tộc thiểu số miền núi. Rất nhiều cảm xúc đan xen đối với độc giả khi đọc thiểu thuyết Đoàn Hữu Nam, nhưng trên hết người đọc vẫn cảm nhận rõ nét niềm yêu mến và tự hào về vùng đất và con người trên mảnh đất miền núi Lào Cai của nhà văn.

3. Một nhà văn cùng viết về dân tộc và miền núi đã nhận xét Trên đỉnh đèo giông bão của Đoàn Hữu Nam là “một tiểu thuyết có văn”. Đây là một nhận xét chính xác. Điều đầu tiên đưa bạn đọc đến với những trang văn phải là từ câu chữ, ngôn từ, thủ pháp nghệ thuật… Đoàn Hữu Nam dù không được đào tạo bài bản, cũng không phải là người xuất chúng, những tiểu thuyết của anh đã có những thành công nhất định trên một số phương diện nghệ thuật. Cốt truyện của tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam khá truyền thống nhưng không hề cũ kĩ. Nhà văn đã sử dụng đan xen cốt truyện gắn với yếu tố lịch sử và cốt truyện gắn với yếu tố đời tư một cách linh hoạt, khá hấp dẫn. Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng được nhà văn thể hiện thành công qua những biểu hiện về hành động và thế giới nội tâm nhân vật. Đặc biệt Đoàn Hữu Nam đã tạo nên một ấn tượng riêng cho tiểu thuyết của mình qua việc sử dụng đắc dụng yếu tố kì ảo, lạ hoá để xây dựng nhân vật phản diện. Điều mà những tiểu thuyết viết về thổ phỉ của Ma Văn Kháng hay truyện viết về dân tộc miền núi của

Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam - 13

nhà văn Tô Hoài chưa xuất hiện. Nhưng những yếu tố lạ hoá như vậy đã từng xuất hiện trong kiểu “truyện đường rừng” của những nhà văn như Lan Khai, Thế Lữ ở giai đoạn trước 1945. Dường như Đoàn Hữu Nam đã biết kế thừa và phát triển theo một hướng riêng để làm nên đóng góp của mình. Phải chăng đây là yếu tố để cho tác giả “làm mới một đề tài đã cũ” (như lời đánh giá về tiểu thuyết Thổ phỉ của một nhà nghiên cứu)?

Bên cạnh đó, việc sử dụng ngôn ngữ mang đặc trưng văn hóa Dao, Mông, Phù Lá với lối ví von so sánh cùng với cách dùng từ ngữ giầu hình ảnh, đặc biệt là lối văn đậm tính triết lý, lãng mạn bay bổng đã tạo nên một Đoàn Hữu Nam mang một vẻ riêng, khá độc đáo.

4. Nghiên cứu tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam bên cạnh những đóng góp kể trên chúng tôi còn thấy có những hạn chế nhất định. Trước hết đó là cách kết thúc tác phẩm có phần đơn giản, theo lối truyền thống với kiểu kết thúc có hậu. Ngôn ngữ nhân vật nhiều khi còn chịu sự chi phối khá sâu của cái nhìn chủ quan tác giả nên chưa thực sự chân thực. Hi vọng điều này có lẽ sẽ được tác giả khắc phục trong những đứa con tinh thần tiếp theo của mình.

5. Văn học hiện đại vẫn đang vận hành hối hả cùng cuộc sống hiện đại với biết bao giao lưu tiếp biến văn hoá. Bộ phận văn học viết về dân tộc miền núi cũng ngày càng dầy thêm với những đóng góp của các cây bút trẻ. Dù tuổi đời không trẻ nhưng gia nhập vào làng văn và có tên tuổi trên văn đàn thì khá mới nên có thể coi Đoàn Hữu Nam là một cây bút trẻ. Anh là một nhà văn có cá tính sáng tạo, có niềm đam mê nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm của một người cầm bút, hơn nữa những quan niệm nghệ thuật của nhà văn đều được khơi nguồn từ một trái tim giàu lòng nhân đạo và sự cảm thông chia sẻ với những con người nơi núi rừng Tây Bắc - đặc biệt là Lào Cai – nơi nhà văn sống trọn cuộc đời. Tiểu thuyết của anh đã có những đóng góp đáng trân trọng cho dòng văn học nước nhà. Qua đó góp phần củng cố thêm cho mảng văn học viết về dân tộc và miền núi, khơi sâu lòng yêu quê hương, đất nước

và bồi đắp thêm những giá trị đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc cho con em cộng đồng các dân tộc thiểu số nhất là ở những tỉnh miền núi phía Bắc.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

[1]. Cao Thị Hảo, Ngô Quốc Tuấn (2011), “Yếu tố kì ảo trong một số tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, (số 3).

[2]. Cao Thị Hảo, Ngô Quốc Tuấn (2011), “Yếu tố kì ảo trong một số tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam”, Tạp chí Phan shi Păng, (số 5).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐH Quốc gia.

2. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 Những đổi mới cơ bản, NXB Giáo dục, Hà Nội

3. Nông Quốc Chấn (1999), Văn hóa các dân tộc từ một diễn đàn, NXB Văn hóa dân tộc.

4. Gia Dũng (2010), Một thế kỷ văn thơ Lào Cai, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội

5. Hà Minh Đức (1993), Lí luận văn học, NXB Giáo dục.

6. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục.

7. Tô Hoài (1994), “Văn học các dân tộc thiểu số - Thực trạng và vấn đề”,

Tạp chí Văn học, (số 9).

8. Vi Hồng (1980), “Bước phát triển mới của văn học các dân tộc ít người Việt Nam: con đường từ văn xuôi đến thơ, kịch bản”, Tạp chí Văn học, số 5.

9. Nhiều tác giả, Làm văn 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000.

10. Mã Giang Lân (1982), “Trường ca, vấn đề thể loại”, Tạp chí Văn học (6), tr. 48.

11. Mã Giang Lân (1988), Thử phân định ranh giới giữa trường ca và thơ dài, Tạp chí văn học số 5, 6.

12. Mã Giang Lân (2001), Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Phong Lê (1998) – Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại – NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

14. Phong Lê (2009), Đến với tiến trình văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (Đồng chủ biên – 2006), Văn học Việt Nam sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

17. Nguyễn Phương Liên, Vẻ đẹp của một cây bút vùng cao, ww.evan.com.vn.

18. Mai Liễu (2000), Văn học thiểu số trước thềm thế kỉ XXI, TC Văn hóa các dân tộc, (số 3).

19. Thạch Linh (2006), Đàn trời - Tiểu thuyết của Cao Duy Sơn, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.

20. Phương Lựu chủ biên (2003), Lý luận văn học, NXB GD, Hà Nội

21. Nguyễn Đăng Mạnh (1995), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Nxb Giáo dục.

22. Đoàn Hữu Nam (2000), Tình rừng - Tiểu thuyết - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.

23. Đoàn Hữu Nam (2001), Dốc người – Tiểu thuyết – NXB Công an nhân dân.

24. Đoàn Hữu Nam, Trên đỉnh đèo giông bão – Tiểu thuyết – NXB Quân đội nhân dân – 2004, NXB Lao động tái bản năm 2010.

25. Đoàn Hữu Nam (2010), Thổ phỉ - Tiểu thuyết – NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

26. Mai Hải Oanh (2009), Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Nxb Hội nhà văn – Hà Nội.

27. Hoàng Việt Quân (2002), Lịch trình Văn hóa văn nghệ tỉnh Lào Cai – Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.

28. Vũ Minh Tâm (1972), Văn xuôi miền núi, Một thắng lợi mới trong văn học các dân tộc thiểu số, Tạp chí văn học, số 5.

29. Dương Thuấn (1999), Nét mới của văn học dân tộc và miền núi, Tạp chí Văn hóa các dân tộc, số 1+2.

30. Dương Thuấn (2004), Nâng cao chất lượng văn học viết về dân tộc và miền núi là nhiệm vụ quan trọng hiện nay, Tạp chí Văn hóa các dân tộc, (số 6).

31. Dương Thuấn (2007), Nhìn nhận văn học dân tộc thiểu số như thế nào cho đầy đủ, Báo văn nghệ.

32. Lâm Tiến, Cách thể hiện con người, cuộc sống miền núi trong tác phẩm

Cao Duy Sơn, Tạp chí Non nước Cao Bằng.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí