Dưới Góc Độ Thực Hiện Trong Thực Tiễn Quản Lý Công Chức:

137

quan có thẩm quyền quản lý công chức, cơ quan sử dụng công chức...; nghĩa vụ và quyền lợi của công chức chưa được quy về từng nhóm và cụ thể, nhiều điều khoản về quyền lợi công chức còn phải trích dẫn theo Luật Lao động; đạo đức công chức mới chỉ dừng lại ở việc quy định những điều công chức không được làm (chưa đủ), còn thiếu các quy định về quan hệ quy tắc ứng xử của công chức, thái độ và trách nhiệm của công chức trong công vụ; quy định về thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của công chức, trách nhiệm của công chức trong thi hành công vụ....

Pháp lệnh cán bộ, công chức cũng chưa quy định rõ ràng chế độ công vụ được thực hiện theo hệ thống chức nghiệp hay hệ thống việc làm. Việc hình thành hệ thống chức nghiệp của chế độ công chức mới chỉ dừng lại ở quy định bằng văn bản lập quy của Chính phủ hoặc của Bộ được giao quản lý nhà nước về công chức. Nhiều nội dung của công tác quản lý công chức mới dừng lại ở quy định chung và trao thẩm quyền quy định chi tiết cho Chính phủ, mà đúng ra những quy định này phải được quy định cụ thể ở Pháp lệnh hoặc Luật. Công tác tuyển chọn và đào thải công chức trong nền công vụ chưa được quy định cụ thể. Pháp lệnh cán bộ, công chức cũng chưa quy định về nội dung, phương pháp, các mức phân loại và trách nhiệm người đứng đầu trong việc đánh giá công chức. Trách nhiệm và địa vị pháp lý của công chức cũng chưa được xác định một cách rõ ràng.

b2) Về chế độ tuyển dụng công chức:

Việc tuyển dụng công chức căn cứ vào: nhu cầu công tác, chỉ tiêu biên chế, tiêu chuẩn và điều kiện của ngạch công chức. Người trúng tuyển phải qua chế độ công chức dự bị theo quy định. Theo thời gian và cống hiến, công chức có thể tiến lên theo hệ thống ngạch chức danh công chức. Tuy nhiên hiện nay trên thế giới, chế độ công chức theo hệ thống chức nghiệp đã không thể đại diện cho một nền công vụ hiện đại. Thay vào đó là chế độ công vụ được tổ chức theo hệ thống việc làm hoặc kết hợp giữa hệ thống chức nghiệp và hệ thống việc làm. Vì vậy, với xu hướng CCHC và vai trò của nhà nước trong nền KTTT, việc tổ chức chế độ công chức như hiện nay theo hệ thống chức nghiệp là không còn phù hợp, cần phải được đổi mới. Nếu không sẽ làm

138

cản trở, trì trệ việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức. Đội ngũ công chức được tổ chức theo hệ thống chức nghiệp sẽ không thể đáp ứng và phù hợp với một nền kinh tế thị trường đầy năng động, linh hoạt; không phù hợp với một nền hành chính chuyển từ cai trị, quản lý sang một nền hành chính lấy phục vụ nhân dân làm mục tiêu của mình.

Bên cạnh đó, quá trình thực hiện việc tuyển dụng hiện nay còn thiếu nhiều quy định về nội dung và hình thức thi công chức trong từng ngành chuyên môn. Nội dung thi tuyển công chức còn nặng về việc kiểm tra kiến thức theo kiểu học thuộc lòng. Chưa chú trọng vào việc lựa chọn người có năng lực. Nội dung thi chưa làm rõ việc lựa chọn công chức theo tài chuyên (hẹp và sâu) hay là theo tài rộng; chưa kiểm tra xác định năng lực phản ứng, ứng xử của người dự thi... Ngân hàng đề thi tuyển công chức đến nay vẫn chưa được xây dựng, dẫn đến đề thi do Hội đồng tuyển dụng các Bộ, ngành và địa phương xây dựng có chất lượng không đồng đều nhau. Việc biên soạn tài liệu cung cấp cho người dự thi chưa được triển khai để thực hiện thống nhất trong cả nước. Điều đó có nghĩa là tiêu chí đánh giá trong quá trình tuyển chọn công chức hiện nay là không thống nhất. Việc tổ chức tuyển dụng công chức được phân cấp cho tất cả các Bộ, ngành và địa phương là một vấn đề cần được nghiên cứu sửa đổi.

b3) Về thi nâng ngạch công chức

Quy định về việc tổ chức thi nâng ngạch công chức có thể thấy có một số tồn tại và hạn chế sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

- Chỉ tiêu dự thi được phân bổ cho các Bộ, ngành và địa phương từ năm 1998 đến nay phần nhiều là vẫn thực hiện theo cơ chế "xin- cho". Các Bộ, ngành và địa phương căn cứ vào nhu cầu của cơ quan mình và theo ý muốn chủ quan để đề nghị số lượng chỉ tiêu cử công chức dự thi, mà chưa tính toán sát với nhu cầu của các cơ quan trực thuộc. Cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào nhu cầu và đề nghị của các Bộ, ngành và địa phương cộng với khả năng tổ chức kỳ thi của mình để phân bổ chỉ tiêu dự thi. Do đó việc xác định chỉ tiêu dự thi của cơ quan nhà nước chưa thực sự khoa học và chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Nguyên nhân chính dẫn đến trạng này là do chưa xây dựng

139

Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế - 19

được phương pháp xác định cơ cấu ngạch công chức trong cơ quan nhà nước. Do đó không thể tính toán một cách chính xác nhu cầu của các Bộ, ngành và địa phương để phân bổ chỉ tiêu dự thi.

- Việc nhiều cơ quan (7) đứng ra tổ chức thi nâng ngạch cho công chức theo chuyên ngành đã làm cho công tác thi nâng ngạch không được tổ chức thành một công nghệ hành chính, thiếu đội ngũ chuyên nghiệp về thi nâng ngạch. Việc tổ chức thi nâng ngạch do Hội đồng thi nâng ngạch công chức tiến hành, kết thúc kỳ thi thì Hội đồng tự giải tán. Do đó, công chức được cử tham gia thành viên Hội đồng, hoặc tham gia tổ chức thi nâng ngạch đều là những người làm bán chuyên hoặc kiêm nhiệm- điều này ảnh hưởng đến tính chuyên nghiệp trong tổ chức thi nâng ngạch.

- Các quy định về điều kiện và tiêu chuẩn tham dự kỳ thi nâng ngạch còn chưa phù hợp với thực tiễn (như quy định thời gian giữ ngạch công chức và hệ số tiền lương đang hưởng là chưa thống nhất, một số quy định về chứng chỉ trong tiêu chuẩn ngạch không phù hợp với điều kiện hiện nay; Quy định về các loại chứng chỉ trong hệ thống các ngạch công chức chưa được chuẩn hóa).

- Việc tổ chức thi nâng ngạch mới chú trọng đến kiến thức về quản lý nhà nước, kiến thức về nghiệp vụ chuyên ngành mà chưa chú trọng đến năng lực và kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ của công chức dự thi và chưa gắn với những quy định về tri thức, hiểu biết, nhiệm vụ quy định tại tiêu chuẩn ngạch dự thi.

- Một số Bộ, ngành được giao quản lý ngạch theo ngành chưa tổ chức kịp thời việc thi nâng ngạch, dẫn đến cơ cấu công chức chậm được cải thiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cơ quan, chưa đảm bảo tương thích giữa vị trí công tác với chức danh ngạch công chức, ảnh hưởng đến quyền lợi của công chức.

- Kỷ luật phòng thi trong quá trình tổ chức thi chưa nghiêm, có lúc có nơi giám thị coi thi vẫn để công chức dự thi mang tài liệu vào phòng thi hoặc trao đổi trong khi thi. Việc quy định các Bộ quản lý chuyên ngành tổ chức thi nâng ngạch là một vấn đề cần nghiên cứu để đảm bảo tính khách quan. Vì nếu chuyên ngành đó chỉ có công chức thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ đó thì tính khách quan của Hội đồng thi và Ban coi thi do Bộ đó thành lập sẽ bị giảm đi so với nếu do một tổ chức độc lập khác thực hiện.

140

b4) Về chế độ đánh giá công chức:

Mặc dù từ năm 1998 Nhà nước đã quy định chế độ đánh giá công chức hàng năm và được thực hiện tương đối có nề nếp, nhưng chất lượng và kết quả của công tác đánh giá còn nhiều hạn chế.

Nội dung và tiêu chí đánh giá chưa chú trọng đến hiệu quả và kết quả thực hiện công vụ của công chức. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chưa được đề cao và quy định rõ trong đánh giá công chức. Người đứng đầu là người phân công, bố trí, giao nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ nhưng không được trao toàn quyền trong đánh giá công chức. Quyền đánh giá công chức bị chia xẻ với toàn thể thành viên trong cơ quan, vì các thành viên được ghi phiếu phân loại trong cuộc họp. Tỷ lệ công chức được đánh giá theo các loại xuất sắc, khá, trung bình và kém không gắn với kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan. Điều đó làm xuất hiện tình trạng "dĩ hòa vi quý", tỷ lệ công chức đạt loại xuất sắc và khá thì cao trong khi mức độ hoàn thành nhiệm vụ được cấp trên giao cho cơ quan lại thấp. Chưa có quy định hướng dẫn đánh giá công chức trước khi bổ nhiệm; sau khi kết thúc thời gian biệt phái; đánh giá công chức khi xử lý kỷ luật; đánh giá khi cử công chức dự thi nâng ngạch; đi tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá khi thực hiện quy hoạch;....

b5) Về công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức lãnh đạo

Quy chế về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức lãnh đạo còn một số nội dung chưa được hướng dẫn cụ thể, gây nhiều khó khăn trong khâu thực hiện như:

- Thủ tục, hồ sơ bổ nhiệm lại chưa được quy định rõ ràng. Khi thực hiện xem xét bổ nhiệm lại có làm lại toàn bộ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm đầy đủ như bổ nhiệm lần đầu không? hay chỉ bổ sung những hồ sơ mới, đặc biệt là bản đánh giá kết quả công tác trong thời hạn được bổ nhiệm.

- Việc bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo cần phối hợp tốt kế hoạch luân chuyển, điều động công chức. Quy chế về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển... công chức lãnh đạo hiện nay chưa có quy định về quy hoạch, luân chuyển công chức lãnh đạo và các chế độ, chính sách đối với công chức được điều động, luân chuyển.

141

- Về quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo mất rất nhiều thời gian, phải xin ý kiến nhiều cấp, nhiều nơi. Đặc biệt đối với các trường hợp phải lấy ý kiến Thường vụ tỉnh uỷ, của Đảng uỷ địa phương nơi cư trú. Có trường hợp công chức sống ở một nơi nhưng hộ khẩu thường trú lại ở nơi khác nên khi lấy xác nhận gặp rất nhiều khó khăn hoặc đối với một số ngành dọc như Hải quan, Thuế, Ngân hàng.... việc quy định lấy ý kiến của cấp uỷ đảng tại địa bàn (tỉnh uỷ, thành uỷ) khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với công chức lãnh đạo cấp trưởng của ngành dọc trên địa bàn tỉnh, thành phố đã làm cho công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại bị chậm trễ, mất nhiều thời gian và công sức, đặc biệt khó khăn hơn khi Bộ, ngành thực hiện luân chuyển công chức lãnh đạo từ địa phương này sang địa phương khác.

- Việc lấy phiếu tín nhiệm đã thể hiện tính tích cực, công khai, dân chủ, phát huy được trí tuệ tập thể, hạn chế những biểu hiện độc đoán, gia trưởng. Nhưng do chưa phân biệt rõ cơ chế lãnh đạo theo hình thức tập thể với hình thức thủ trưởng nên đã làm hạn chế đi tính chủ động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của người điều hành (chế độ thủ trưởng).

- Về đối tượng công chức chủ chốt (là những người được tham dự bỏ phiếu): Quy chế chưa đưa ra được thành phần công chức chủ chốt. Do đó, mỗi cơ quan quy định một cách. Có nơi quy định công chức chủ chốt là tất cả công chức lãnh đạo của cơ quan. Có nơi lại quy định đối tượng rộng hơn....

b6) Về phân công, phân cấp quản lý công chức và quyền hạn, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan HCNN.

Việc phân công, phân cấp quản lý công chức được quy định trên cơ sở phân định giữa nhiệm vụ quản lý nhà nước với thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Nội dung quản lý nhà nước mới chỉ dừng lại ở ban hành thể chế, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, việc phân cấp quản lý công chức còn phải dựa trên cơ sở từng bước chuyển từ quản lý nhân sự sang quản lý nguồn nhân lực giữa các cấp hành chính từ Trung ương đến cơ sở; đồng thời xác định rõ mô hình các cấp hành chính trong tổ chức các cơ quan nhà nước. Việc phân công, phân cấp trong quản lý

142

công chức như hiện nay mặc dù đã thể hiện sự đổi mới trong quản lý công chức nhưng vẫn có hạn chế trong việc phát triển nguồn nhân lực công vụ. Dưới góc độ vĩ mô trong phạm vi quốc gia, Nhà nước còn gặp khó khăn trong việc điều hòa nguồn nhân lực do những lợi thế so sánh tạo ra giữa các khu vực, các ngành. Việc phân cấp cho địa phương (Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) tổ chức thi tuyển công chức là hợp lý. Nhưng ở cấp Chính phủ, việc giao cho các Bộ đều có thẩm quyền tổ chức thi tuyển công chức cần phải nghiên cứu thêm.

Mặt khác, hiện nay luật pháp của Việt Nam ban hành có nhiều văn bản quy định trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra các vụ, việc trong cơ quan được giao quản lý, phụ trách. Ví dụ như quy định tại Luật phòng chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Nhưng quyền hạn của người đứng đầu thì lại chưa được quy định hoặc nếu có thì không rõ ràng và đầy đủ. Dẫn đến trong sử dụng và quản lý công chức, người đứng đầu bị hạn chế về thẩm quyền lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, khen thưởng, đánh giá công chức nhưng lại phải chịu trách nhiệm đối với các sai phạm của công chức dưới quyền.

b7) Về chế độ tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác đối với công chức Mặc dù chế độ tiền lương đã được cải cách năm 2004 nhưng đến nay,

chính sách tiền lương vẫn còn một số hạn chế sau:

- Tiền lương công chức còn thấp, chưa đủ trang trải cho các nhu cầu thiết yếu và chưa trở thành nguồn thu nhập chính của công chức.

- Vai trò kích thích của tiền lương còn mờ nhạt, sức ỳ của của chủ nghĩa bình quân còn lớn trong chế độ tiền lương. Tiền lương không có ý nghĩa khuyến khích, động viên công chức làm việc, sức thu hút, hấp dẫn và giữ chân công chức của chính sách tiền lương đối với việc phát triển nguồn nhân lực công vụ chưa đủ mạnh, chưa thể thu hút nhân tài tham gia vào nền công vụ.

- Chính sách tiền lương chưa gắn với các chính sách liên quan như cải cách hành chính; tinh giản bộ máy và biên chế; tiêu chuẩn hóa công chức....

b8) Về tiêu chuẩn hóa công chức

143

Hiện nay quy định về tiêu chuẩn công chức nói chung chưa được quy định thành một điều khoản trong văn bản luật về quản lý công chức. Hệ thống tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ các ngạch công chức được ban hành từ năm 1993 đến nay, đã quá lâu nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện và kịp thời, gây khó khăn cho công tác tuyển dụng, nâng ngạch công chức; đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và quy hoạch công chức.

Tiêu chuẩn công chức mới chú trọng nhiều vào lý lịch, nhân thân, văn bằng, chứng chỉ, thâm niên kinh nghiệm....mà ít chú ý đến năng lực cá nhân.

Vì vậy, cần có một kế hoạch để sửa đổi, bổ sung tổng thể hệ thống ngạch chức danh nghiệp vụ các ngạch công chức cũng như xác định rõ tiêu chuẩn công chức trong giai đoạn hiện nay.

b9) Về đào tạo, bồi dưỡng công chức

Mặc dù quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức đã được thể chế hóa tại các văn bản quy phạm pháp luật nhưng chế độ đào tạo, bồi dưỡng tại các văn bản này (cụ thể là Pháp lệnh cán bộ, công chức) còn chung chung, chưa được quy định cụ thể rõ ràng chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức như một trách nhiệm trong việc quản lý và phát triển đội ngũ công chức của các cơ quan nhà nước, đồng thời việc đào tạo, bồi dưỡng công chức chưa được quy định như một chế độ đối với công chức- vừa mang tính nghĩa vụ vừa mang tính quyền lợi đối với công chức.

Các quy định của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức mới dừng lại ở mức độ ban đầu quy định về quy chế đào tạo, bồi dưỡng; quy chế thẩm định chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng; ... mà chưa quy định rõ đối tượng nào tham gia đào tạo, đối tượng nào tham gia bồi dưỡng, thời gian đào tạo, bồi dưỡng áp dụng đối với từng đối tượng, nội dung và yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đối với từng đối tượng, tiêu chuẩn của giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng, ...... Bên cạnh đó, mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chưa được đổi mới phù hợp với yêu cầu của quá trình phát triển (công nghiệp hóa, hiện đại hóa) và hội nhập quốc tế.

b10) Công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động quản lý công chức còn

144

chưa được nhận thức đầy đủ giữa các cấp, các ngành và chưa được tiến hành một cách thường xuyên.

2.2.3.3. Dưới góc độ thực hiện trong thực tiễn quản lý công chức:

Đánh giá hệ thống thể chế quản lý công chức dưới góc độ thực hiện trong thực tiễn quản lý có thể thấy các quy định trong hệ thống thể chế quản lý công chức đã được các Bộ, ngành và địa phương thực hiện nghiêm chỉnh, đưa vào nền nếp; các quy định của hệ thống thể chế tương đối phù hợp với yêu cầu của thực tiễn quản lý công chức; về cơ bản, các nội dung quản lý công chức được thể chế tương đối đầy đủ tạo thành một hệ thống văn bản QPPL. Điều đó thể hiện ở một số nội dung sau:

Công tác quản lý công chức của các Bộ, ngành và địa phương đã được quy định theo phân công, phân cấp của nhà nước, tuy nhiên việc triển khai cụ thể việc phân công, phân cấp quản lý công chức ở các Bộ, ngành và địa phương còn chậm hoặc chưa được thực hiện triệt để.

Việc quy định chế độ tuyển dụng công chức qua kỳ thi cạnh tranh đã được đông đảo các cơ quan nhà nước và người dân ủng hộ. Phương thức tuyển dụng công chức qua kỳ thi mang tính cạnh tranh là một bước chuyển mang tính cải cách so với việc phân phối theo kế hoạch trước đây. Cơ bản các kỳ thi tuyển công chức đã được các cơ quan tổ chức đúng theo quy chế, quy định; đảm bảo nguyên tắc công khai, khách quan, công bằng và chất lượng.

Từ năm 1998 đến nay, với việc quy định thi nâng ngạch, các cơ quan được giao thẩm quyền quản lý công chức đã tổ chức được nhiều kỳ thi nâng ngạch cho công chức theo đúng quy định và đạt kết quả tốt.

Công tác đánh giá công chức đã được thực hiện nghiêm chỉnh, mặc dù còn hạn chế nhưng nhờ thực hiện chế độ đánh giá này mà các cơ quan đã từng bước nâng cao chất lượng quản lý công chức. Công chức được cử đi học, đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng ngạch, xem xét bổ nhiệm.... đều căn cứ trước tiên vào kết quả đánh giá hàng năm.

Các vấn đề khác như thực hiện việc khen thưởng, xử lý kỷ luật, thôi việc, chế độ tiền lương và các đãi ngộ khác đối với công chức về cơ bản đều tuân

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2022