Quá Trình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Sản Phẩm Du Lịch Diễn Ra Đồng Thời


khách hàng. Người mua hàng không biết được thực chất sản phẩm của họ mua mà chỉ biết thông qua việc giới thiệu, quảng cáo.

Quan hệ mua bán trên thị trường du lịch là mối quan hệ mua bán gián tiếp. Các khâu chào giá, lựa chọn, cân nhắc, trả giá, quyết định mua bán đều thông qua các ấn phẩm – quảng cáo và kinh nghiệm của khách hàng, khác hẳn với việc mua bán thông thường.

1.3.3.2. Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời‌

Trên thị trường du lịch, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời. Quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm du lịch luôn diễn ra đồng nhất với nhau, cùng một thời gian và địa điểm.

Sản phẩm du lịch luôn gắn với một địa điểm cụ thể, không thể mang đi trưng bày hoặc tiêu thụ chỗ khác được. Mặt khác quan hệ thị trường giữa người mua và người bán diễn ra trong cùng một quá trình bắt đầu từ khi khách du lịch quyết định mua bán hàng đến khi khách trở về nơi thường trú của họ.

Đây là một đặc thù khác hẳn các thị trường hàng hóa khác. Trên thị trường hàng hóa, quan hệ thị trường sẽ chấm dứt khi khách hàng trả tiền, nhận hàng, mặc dù có thể có thêm dịch vụ hậu mãi nhưng chúng vẫn không giống với mua bán sản phẩm du lịch.

1.3.3.3. Sản phẩm du lịch có tính sử dụng tạm thời và không có tính sở hữu‌

Các sản phẩm du lịch đều có tính sử dụng tạm thời mà không có tính sở hữu. Điều đó có nghĩa là khách hàng chỉ mua quyền sử dụng sản phẩm trong một thời gian nhất định mà không có quyền sở hữu nó. Ví dụ: khách nghỉ dưỡng tại một phòng nghỉ trong resort trong một thời hạn nào đó thì khách được sử dụng phòng nghỉ đó cùng với các tiện nghi, dịch vụ nhưng hết thời gian thì khách phải làm thủ tục trả phòng cho nhân viên. Các sản phẩm du lịch khác như: dịch vụ tham quan, dịch vụ vận chuyển, v.v…cũng đều có tính sử dụng tạm thời như vậy.

1.3.3.4. Sản phẩm du lịch có những yếu tố đặc thù, không bị mất đi giá trị khi đã sử dụng‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.


Sản phẩm du lịch có những đối tượng rất đặc thù, không đủ các thuộc tính của hàng hóa và có thể “bán” nhiều lần. Đó là các giá trị nhân văn và các tài nguyên du lịch tự nhiên. Các “hàng hóa” này sau khi đã bán rồi, người chủ vẫn chiếm hữu nguyên vẹn giá trị sử dụng của nó, có chăng chỉ tổn hao chút ít và có thể phục hồi và tôn tạo.

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang - 5

1.3.3.5. Sản phẩm du lịch không thể lưu kho, tích trữ được‌

Khác với các hàng hóa thông thường, các sản phẩm du lịch không thể lưu kho hoặc tích trữ được. Thông thường, sản phẩm du lịch nếu không được tiêu thụ thì sẽ là sự mất doanh thu. Vì vây, hiệu quả kinh doanh du lịch phụ thuộc lớn vào quá trình tổ chức hoạt động du lịch.

1.3.3.6. Sản phẩm du lịch có tính thời vụ‌

Nhìn chung, sản phẩm du lịch có tính thời vụ rõ rệt. Điều đó thể hiện ở cung – cầu du lịch chỉ xuất hiện trong thời gian nhất định trong năm (mùa du lịch). Tính thời vụ du lịch do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan chi phối và là một bài toán rất khó tìm lời giải thích hợp nhất và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch. Khác hẳn với các lĩnh vực khác, trong du lịch khó có thể tăng cung của sản phẩm du lịch trong một thời gian ngắn mà không làm cho nó biến thể.

1.4. Du lịch biển, đảo‌

1.4.1 Khái niệm du lịch biển, đảo‌

Du lịch biển, đảo là một khái niệm có liên quan đến không gian và tài nguyên du lịch, dựa vào khái niệm về du lịch cộng với các đặc điểm của loại hình này có thể đưa ra khái niệm như sau:

Du lịch biển, đảo là loại hình du lịch được tiến hành nhằm tận dụng các hệ sinh thái cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên của vùng biển, đảo là chủ yếu kết hợp với các tài nguyên du lịch nhân văn có liên quan, thông qua các dịch vụ du lịch tạo ra các sản phẩm du lịch biển, đảo đa dạng để thoả mãn các nhu cầu du lịch cho du khách.


1.4.2. Vai trò của du lịch biển đảo‌

Du lịch biển, đảo là loại hình du lịch đang được đầu tư nghiên cứu, khai thác và phát triển mạnh ở nhiều quốc gia có lợi thế về biển, đảo trên thế giới. Chủ yếu là các nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới ấm áp. Trong đó, Đông Nam Á một khu vực có loại hình du lịch biển, đảo phát triển mạnh với những quốc gia như: Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia, Việt Nam, Singapo…phát triển du lịch biển, đảo đã mang lại những vai trò và tác động tích cực cho các quốc gia, thể hiện ở những mặt sau:

Thúc đẩy sự phát triển cho ngành du lịch và nền kinh tế của mỗi quốc gia. Du lịch biển, đảo luôn là loại hình có vai trò và tỷ trọng lớn cả về giá trị doanh thu, số lượng lao động, cơ sở hạ tầng- vật chất kỹ thuật… trong ngành du lịch ở các quốc gia có lợi thế về biển, đảo. Du lịch biển, đảo được xem là loại hình du lịch mũi nhọn, giữ vai trò chủ đạo của các quốc gia này và là giải pháp cứu cánh để vực dậy nền kinh tế kém phát triển cho các quốc gia ven biển hiện nay.

Du lịch biển, đảo là động lực thúc đẩy kinh tế biển của các địa phương phát triển mạnh mẽ. Du lịch biển, đảo phát triển kích thích các hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến tại chỗ của người dân địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu cho du khách. Nó không chỉ dừng lại ở sự phát triển về số lượng mà còn cả về chất lượng và hình thức để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Phát triển du lịch biển, đảo là điều kiện để các địa phương có thể xuất khẩu các sản phẩm kinh tế biển tại chỗ thu nhiều ngoại tệ một cách nhanh chóng với giá cao mà không cần phải vận chuyển.

Phát triển du lịch biển, đảo giúp nâng cao đời sống, cải thiện thu nhập và phúc lợi cho cộng đồng cư dân ven biển. Ngoài đội ngũ lao động chuyên nghiệp việc phát triển du lịch biển, đảo còn góp phần to lớn trong việc giải quyết việc làm cho cư dân địa phương họ có thể là những người lao động theo thời vụ, những người thợ trong các làng nghề thủ công, các đối tượng hỗ trợ cho các dịch vụ du lịch…đây sẽ là điều kiện để họ phát huy những năng lực và tiềm năng của mình để tạo thêm thu nhập.

Kích thích sự phát triển của cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật vùng ven biển, làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế - xã hội vùng ven biển. Để phát triển du lịch


bắt buộc phải phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật (giao thông, điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc, cơ sở y tế, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, mua sắm…), ngoài mục đích phục vụ du lịch còn nhằm phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu của chính cư dân địa phương.

Phát triển du lịch phải gắn liền với quan điểm phát triển bền vững. Du lịch biển, đảo lại càng phải chú ý đến vấn đề này. Việc khai thác và phát triển phải gắn liền với công tác bảo tồn và tôn tạo các loại tài nguyên du lịch một cách hiệu quả do đó phát triển du lịch biển, đảo sẽ góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường. Nâng cao môi trường văn hóa du lịch cho mỗi địa phương.

Trong bối cảnh hiện nay, phát triển du lịch biển, đảo còn có tác dụng quan trong trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền biên giới trên biển cho quốc gia.

Tuy nhiên, việc phát triển du lịch biển, đảo cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với môi trường và cộng đồng dân cư vùng ven biển cụ thể:

Tình trạng khai thác quá mức và thiếu quy hoạch xuất phát từ lợi ích trước mắt. Tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải từ hoạt động du lịch đã đe dọa đến sự phát triển của các hệ sinh thái cảnh quan vùng biển, đảo.

Tạo sự phân hóa giàu nghèo ngày càng cao tại các địa phương, một bộ phận người dân không theo kịp mức chi tiêu cao tại các khu du lịch nhất là những người không được hưởng lợi từ các hoạt động du lịch vì vậy đời sống người dân ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Làm gia tăng các tệ nạn xã hội, làm phức tạp hơn tình hình an ninh chính trị tại các địa điểm du lịch. Lối sống xa hoa hướng ngoại của bộ phận giới trẻ tại các địa phương.

1.4.3. Điều kiện phát triển du lịch biển, đảo‌

1.4.3.1. Những điều kiện chung‌

Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội : Du lịch biển, đảo chỉ có thể phát triển trong điều kiện hòa bình, chế độ chính trị và an ninh xã hội ổn định. Du khách chỉ thích đến những đất nước, vùng và địa phương có chế độ chính trị ổn định


và an ninh xã hội tốt khi đó họ sẽ có cảm giác yên tâm về tính mạng và tài sản của mình, thỏa sức tận hưởng và trải nghiệm các giá trị du lịch. Ngược lại sẽ ảnh hưởng rất xấu đến lượng du khách vì họ sẽ cảm thấy bất an vì có nguy cơ đe dọa đến sự an toàn của du khách.

Những điểm du lịch không có sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo, văn hóa…Du khách có thể gặp gỡ và tiếp xúc những người dân bản xứ thân thiện, hòa nhập vào các phong tục địa phương khi đó du khách sẽ cảm thấy mình được chào đón và không bị cô lập nơi xứ lạ.

Ngoài ra thiên tai ven biển như: bão, sóng thần, động đất…ảnh hưởng rất lớn đến lượng du khách tham quan, sóng thần ở Bali Inđônêxia là một ví dụ. Ngoài ra còn có các mối đe dọa từ sinh vật biển như: cá mập, sứa…

Sự phát sinh và lan tràn của nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển du lịch. Không chỉ du khách không dám đến những vùng dịch mà chính quyền y tế sở tại cũng sẽ có những biện pháp phòng chống lây lan bằng việc đóng cửa, phong tỏa các khu vực có ổ dịch. Các công ty lữ hành cũng không dám mạo hiểm tính mạng của khách vì mức bồi thường trách nhiệm chuyến đi ràng buộc họ.

Điều kiện kinh tế: một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung, bởi vì sự phát triển của du lịch phụ thuộc vào sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Bên cạnh những ngành sản xuất vật chất chung, ngành xây dựng…du lịch biển, đảo phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của kinh tế biển, giao thông biển và đường hàng không.

Kinh tế biển là nguồn cung ứng trực tiếp các loại thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ đại dương, cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến đồ lưu niệm (san hô, ngọc trai, vỏ các loại nhuyễn thể,…), các loại hương liệu (nước mắm, mắm niêm…). Kinh tế biển còn tạo ra nếp sống, lối văn hóa riêng của miền biển (văn hóa làng chài, lễ hội cầu ngư, nghinh ông….)

Khối lượng và tốc độ vận chuyển hành khách, mức độ an toàn và tiện nghi cộng với giá thành vận chuyển của các loại hình phương tiện giao thông ảnh hưởng


rất lớn đến sự phát triển của loại hình du lịch biển, đảo đặc biệt là giao thông đường biển (tàu cao tốc, ca nô các loại, du thuyền…)

Ngoài ra còn có giao thông bằng đường hàng không là những loại hình giao thông đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của loại hình du lịch biển, đảo. Bởi vì nó sẽ rút ngắn thời gian di chuyển, tiết kiệm được thời gian quý báu của những cuộc hành trình đặc biệt là ở những đảo xa. Sự tiện nghi và an toàn sẽ tạo cảm giác yên tâm và thoải mái cho du khách.

Chính sách phát triển du lịch: chính sách phát triển du lịch của mỗi quốc gia và từng địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch. Một quốc gia hay khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống người dân không thấp nhưng không có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương thì hoạt động du lịch sẽ không thể phát triển được.

1.4.3.2. Các điều kiện làm nảy sinh nhu cầu du lịch‌

Thời gian nhàn rỗi: thời gian nhàn rỗi (ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ phép, nghỉ hè, nghỉ lễ, thời gian rãnh trong những chuyến đi công tác, học tập…) là một trong những điều kiện quan trọng để nảy sinh nhu cầu du lịch. Con người không thể du lịch nếu không có thời gian nhàn rỗi, yếu tố này phụ thuộc vào lịch sử xã hội và luật lao động của mỗi quốc gia.

Khả năng tài chính của du khách tiềm năng: nền kinh tế phát triển sẽ làm cho con người có mức sống cao làm tăng khả năng thanh toán cho các nhu cầu về du lịch. Khi đi du lịch là người tiêu dùng các loại dịch vụ, hàng hóa vì vậy đòi hỏi phải có vật chất đầy đủ để thanh toán cho các dịch vụ du lịch. Khả năng tài chính của du khách tiềm năng ngoài thu nhập trực tiếp của bản thân còn phụ thuộc vào các chế độ phúc lợi xã hội.

Trình độ dân trí: sự phát triển của du lịch còn phụ thuộc vào trình độ văn hóa chung của người dân, trình độ văn hóa càng cao nhu cầu du lịch của người dân sẽ được nâng cao. Trình độ văn minh, văn hóa của người dân tại các quốc gia, các khu du lịch sẽ làm tăng khả năng phục vụ du khách, khả năng ứng xử một cách văn


minh và làm hài lòng du khách đi du lịch đến đó, làm cho hoạt động du lịch tăng thêm giá trị.

Trình độ văn hóa còn quyết định đến hành động, thái độ ứng xử của du khách đối với môi trường và cảnh quan nơi du lịch.

1.4.3.3. Khả năng cung ứng nhu cầu du lịch‌

Vị trí địa lý: khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn khách du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với việc nhận khách du lịch. Nếu nơi nhận khách du lịch ở xa điểm gửi khách sẽ tạo bất lợi trên ba khía cạnh chính. Thứ nhất, du khách sẽ trả thêm tiền di chuyển. Thứ hai, du khách phải rút ngắn thời gian lưu trú vì mất nhiều thời gian đi lại. Thứ ba, du khách sẽ bị hao tổn nhiều sức khỏe cho việc đi lại nhất là ôtô và tàu thủy.

Tuy nhiên trong một số trường hợp bất lợi này lại là có sức hấp dẫn đối với những khách hiếu kỳ thích sự tương phản cảnh quan, có nhiều thời gian và khả năng chi trả cao.

Vị trí địa lý còn quyết định đến điều kiện khí hậu, hệ sinh thái cảnh quan của các điểm du lịch ví dụ miền biển nhiệt đới sẽ có hệ sinh thái cảnh quan khác với miền biển ôn đới.

Quyết định đến tình hình chính trị, xã hội của từng khu vực du lịch. Có những khu vực địa lý có chế độ chính trị ổn định và ngược lại.

Khí hậu: khí hậu ôn hòa thường được du khách ưa thích, du khách thường tránh những nơi quá nóng hay quá lạnh, quá ẩm hoặc quá khô. Đối với du lịch loại hình du lịch biển, đảo rất thích hợp ở những khu vực có kiểu khí hậu nhiệt đới ôn hòa.

Du khách khi đi nghỉ biển thường chọn những dịp không mưa, nắng nhiều những không gắt, nước mát, gió vừa phải…số ngày mưa phải tương đối ít vào thời vụ du lịch biển. Điều đó có nghĩa là địa điểm, vùng hoặc đất nước du lịch cần có mùa du lịch tương đối khô. Một ngày mưa đối với du khách là một ngày hao phí cho mục đích của chuyến đi du lịch như vậy làm giảm hiệu quả của chuyến đi nghỉ biển.


Khách du lịch thường chuộng những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời, do vậy họ đổ đến những nước phía nam có khí hậu điều hòa và có biển. Nhiệt độ cao khiến con người có cảm giác khó chịu. Nhiệt độ không khí phải ở mức cho phép khách du lịch phơi mình được ở ngoài trời nắng là nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ nước biển từ 200C đến 250C được coi là thích hợp nhất đối với hoạt động du lịch tắm biển. Nếu nhiệt độ nước biển dưới 200C và trên 300C là không thích hợp. Trong các yếu tố của khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm có liên quan chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng chính đến cảm giác của con người.

Thủy văn: nước là yếu tố không thể thiếu được để duy trì sự sống của con người. Tuy nhiên đối với loại hình du lịch biển, đảo yếu tố hải văn đóng vai trò quan trọng chất lượng nước biển (mức độ trong lành, độ trong, độ mặn…), đặc tính sóng biển ảnh hưởng lớn đến các hình thức du lịch biển, đảo.

Hệ sinh vật biển: giới động thực vật ảnh hưởng lớn đến hệ cảnh quan vùng biển đảo bao gồm giới động thực vật trên các đảo, giới sinh vật biển. Đây là nhân tố góp phần thu hút khách du lịch đến tham quan và chiêm ngưỡng. Nhiều loại động vật có thể là đối tượng cho săn bắn du lịch. Có những loài quý hiếm là đối tượng để nghiên cứu.

Sự đa dạng của tài nguyên du lịch nhân văn vùng biển, đảo: phát triển du lịch biển, đảo bên cạnh yếu tố tự nhiên chiếm ưu thế thì các tài nguyên du lịch nhân văn cũng mang ý nghĩa quan trọng tạo ra sự đa dạng và phong phú cho hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn ở đây thường là các thành phố biển, các đình, chùa, lễ hội được tổ chức tại miền biển. Các tài nguyên có giá trị văn hóa thu hút không chỉ khách du lịch với mục đích tham quan nghiên cứu, mà còn thu hút đa số khách đi du lịch với các mục đích khác, ở các lĩnh vực khác và từ nơi khác đến.

Tình hình và sự kiện đặc biệt: có một số tình hình và sự kiện đặc biệt có thể thu hút du khách du lịch và là điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch. Đó là các hội nghị, đại hội, sự kiện văn hóa, liên hoan v.v…tất cả những hình thức đó đều ngắn ngủi, nhưng đóng vai trò có ích trong sự phát triển du lịch.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023