Đặc Điểm Hải Văn Và Khí Hậu Vùng Biển, Đảo Kiên Giang


Lò, hòn Ngang, hòn Đụng, hòn Dầu, hòn Bỏ Áo, hòn Ông, hòn Dâm, hòn Tre, hòn Mốc, hòn Nhàn, hòn Hàn, ba hòn Nồm, hòn Khô, hòn Bãi Chệt, hòn Lớn, hòn Giang, hòn Mộc, hòn Sau, hòn Củ Tron. Trong đó khoảng 12 hòn có dân cư tập trung đông đúc. Tất cả các đảo cấu tạo từ đá macma xâm nhập, gồm 2 dãy song song theo hướng Bắc Nam, cách bờ biển An Biên 54 km về phía Tây, cách thành phố Rạch Giá 83 km đường biển. Quần đảo có lạch sâu hơn 6 m, thuận lợi cho tàu thuyền qua lại và trú ẩn. Đảo Nam Du lớn nhất (khoảng 14 km2) và cao nhất (đỉnh

308 m).

Hòn Tre có diện tích khoảng 400ha. Đảo có chiều dài 3,5 km, nơi rộng nhất chỉ khoảng 2 km, điểm cao nhất của đảo là 395m. Hòn Tre là trung tâm hành chính của huyện Kiên Hải, được biết đến với nhiều thắng cảnh đẹp như: bãi Chén, Động Dừa, Đuôi Hà Bá…Trên đảo thiên nhiên được đánh giá là khá hoang sơ và yên tĩnh. Hòn Rái thuộc huyện Kiên Hải, đảo có diện tích khoảng 12 km2, chiều dài đảo

6 km. Toàn đảo nhìn tổng thể như một quả núi có 7 điểm nhấp nhô, điểm cao nhất khoảng 405m. Một trong những thế mạnh để phát triển du lịch của đảo hòn Rái là nét thiên nhiên hoang sơ, núi rừng bao phủ, không khí hết sức trong lành, yên tĩnh.

Khu vực ven bờ bao gồm: QĐ. Hải Tặc (TX.Hà Tiên), QĐ. Bà Lụa, hòn Nghệ (huyện Kiên Lương)

Quần đảo Hải Tặc thuộc địa bàn xã Tiên Hải thị xã Hà Tiên, Quần đảo Hải Tặc có tổng diện tích đất nổi là 1.100 ha, bao gồm 16 hòn đảo nằm gần nhau cách bờ biển Hà Tiên 11 hải lý, cách đảo Phú Quốc 16 hải lý, trong đó lớn nhất là đảo Hòn Đốc. Hiện nay có khoảng 6 đảo là có cư dân sinh sống gồm: hòn Tre Lớn, hòn Tre Nhỏ, hòn Giang, hòn Ụ, hòn Đước và hòn Đồi Mồi, còn lại đều là đảo hoang.

Một trong những thế mạnh du lịch của quần đảo này là ngoài những nét hoang sơ của tự nhiên, xưa kia nơi đây đã từng là căn cứ của bọn cướp biển khét tiếng tại vùng biển Tây Nam cùng với các chứng cứ về kho báu của chúng đang chôn vùi tại đây. Với vị trí và thế mạnh của mình Hải Tặc đang là quần đảo rất có triển vọng về du lịch biển của cụm biển Hà Tiên.


Quần đảo Bà Lụa (Bình Trị) thuộc địa bàn 2 xã Sơn Hải và Bình An (Kiên Lương) cách ngã Ba Hòn 15km về hướng Đông, cách mũi hòn Chông – Bình An 7km về phía Tây. Quần đảo là một tập hợp của khoảng 43 đảo được cấu tạo chủ yếu từ đá vôi, trải qua quá trình xâm thực nhiều năm đã tạo ra các hình thù đặc sắc cho các đảo vì vậy nơi đây được mệnh danh là “tiểu Hạ Long” của phía Nam. Khu vực bao gồm các đảo: hòn Heo (ngoài), hòn Dê, hòn Ngang, hòn Đước, hòn Đụn, ba Hòn Lò, hòn Nhum Ông, hòn Nhum Bà, hòn Rễ Lớn, hòn Rễ Nhỏ, hòn Dừa, hòn Ba Dồ, hòn Thơm, hòn Đá Bạc, hòn Bờ Đập, hòn Ông Tiều, hòn Kiều Ngựa, ba hòn Đầm, hòn Đá Lửa, hòn Con Nghê, hòn Chướng, hòn Một, hòn Móng Tay, hòn Vông, hòn Khô, hòn Sơn Tế, hòn Sơ Rơ, hòn Lô Cốt... Có một số hòn ghép 2 hoặc 3 hòn mang chung một tên gọi, điển hình như hòn Giếng, hòn Đước và hòn Dương tên ghép là ba hòn Đầm. Các đảo ở đây có độ cao sàn sàn như nhau, hầu hết cấu tạo bằng đá vôi với những khối núi có hình dạng độc đáo.

Hòn Nghệ là một đảo thuộc xã hòn Nghệ huyện Kiên Lương. Đảo cách mũi Hòn Chông khoảng 15 km về phía Tây Nam. Cách quần đảo Bà Lụa 8km về phía Đông Nam cách bãi tắm chùa Hang (Kiên Lương) chừng 20km. Đảo có hình bầu dục, chiều dài 2.5km, rộng 1.6km, chu vi 7.5km, diện tích 3,8km². Đỉnh cao nhất đảo 338m. Đảo được cấu tạo thành từ đá sa thạch xen lẫn đá vôi karst. Thế mạnh phát triển du lịch của đảo hòn Nghệ đó là khí hậu trong lành, mát mẻ, cảnh vật yên tĩnh, đặc biệt là hệ sinh thái đa dạng với đầy đủ biển, núi, rừng, có nhiều loài động vật quý hiếm. Thiên nhiên hầu hết đều còn hoang sơ với nhiều nét độc đáo riêng đang chờ khám phá.

Ba Hòn là một thắng cảnh nổi tiếng thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, bao gồm: hòn Chông, hòn Trẹm và hòn Phụ Tử. Tuy gọi là hòn nhưng chỉ có hòn Phụ Tử là cách bờ khoảng 0,5km (hiện nay đang được trùng tu do bị đỗ sập ngày 09-08- 2006), hai hòn còn lại đã dính vào đất liền. Tuy nhiên đây là một địa điểm du lịch biển nổi tiếng của Kiên Lương. Các hòn có cấu tạo chủ yếu bằng đá vôi, dưới tác động của ngoại lực đã tạo ra các dạng địa hình đá vôi hết sức độc đáo, nhiều hang động và bãi tắm đẹp.


2.1.3. Đặc điểm hải văn và khí hậu vùng biển, đảo Kiên Giang‌

2.1.3.1. Hải văn‌

Biển Kiên Giang mang những đặc điểm chung của chế độ hải văn biển Tây đó là chế độ nhật triều không đều. Biên độ triều cực đại đạt 1,8 m (trạm Phú Quốc), triều sóc vọng (triều cường) thường có biên độ từ 1,4 đến 1,6 m, trong lúc đó triều trực thế (triều kiệt) hàng tháng có biên độ từ 0,4 đến 0,6 m. Do đặc tính sông, suối trên các đảo thường ngắn và dốc, lưu vực nhỏ nên khả năng tác động của triều vào sông suối không xa.

Độ mặn trung bình không quá 350/00, do ảnh hưởng của nước sông nên một số vùng gần cửa sông có độ mặn nhỏ hơn, đặc biệt là vào mùa mưa. Nhiệt độ trung bình nước biển khoảng 250C - 270C và ít biến động.

Chế độ sóng vùng biển Kiên Giang phụ thuộc vào chế độ gió mùa, gồm có 2 mùa rõ rệt:

+ Gió mùa Đông Bắc: Sóng biển có hướng Đông Bắc, Bắc Đông Bắc và Đông. Vùng biển Tây Nam các đảo như Phú Quốc, Thổ Chu có sóng hướng Đông Bắc với độ cao trung bình 1,1 – 3,0m, tần suất 10% vào tháng 7.

+ Gió mùa Tây Nam: Tạo hướng sóng Tây Nam và Tây Tây Nam, sóng có độ cao 1,1 -3,0m tần suất 16% vào tháng 8, độ cao lớn nhất có thể đạt 5m. Vào các tháng chuyển gió (tháng 3,4,10,11), hướng sóng thay đổi và có độ cao khoảng 0,5 – 1,0m, tần suất không quá 13%. Vào tháng 5 sóng có hướng Đông-Đông Nam, độ cao sóng nhỏ nhất (0,1 -0,4m) với tầng suất 24%.

Đặc điểm hải lưu: Vùng ven bờ các đảo thường chịu ảnh hưởng của hiệu ứng động lực-hiệu ứng ven đảo. Hiệu ứng này tạo quá trình vận động nước gây hiện tượng nước “trồi” và nước “chìm” và các dòng xoáy quanh các đảo, tuy nhiên mức độ tác động đáng kể.

Tình trạng xâm nhập mặn: Tình trạng xâm nhập mặn vào các sông suối trên đảo thường xảy ra từ tháng 12 – 4 trùng với thời kỳ mực nước sông suối xuống thấp, cũng là thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc với thời kỳ triều cường


mạnh nhất trong năm, xâm nhập sâu nhất là khoảng tháng 2, 3 tại các sông Cửa Cạn, Cửa Dương của Phú Quốc.

2.1.3.2. Khí hậu‌

Khí hậu vùng biển, đảo Kiên Giang có tính chất nhiệt đới gió mùa đặc trưng điều hòa và ổn định nhờ sự điều hoà của biển. Nhiệt độ trung bình của vùng biển, đảo hàng năm là khoảng 270C. Đây là giới hạn nhiệt độ rất thích hợp cho phát triển du lịch biển (250C-300C).


Hình 2 3 Nhiệt độ các tháng năm 2010 Nguồn Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang Biên 1

Hình 2. 3: Nhiệt độ các tháng năm 2010

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang Biên độ nhiệt hàng năm ổn định vào khoảng 30C. Số giờ nắng cao 2562,8 giờ (2010), năng lượng bức xạ nhận được khá lớn, trung bình hàng năm là 130-150

kcal/cm2.

Độ ẩm trung bình 82% đây là thông số lý tưởng để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho du khách. Sự chênh lệch độ ẩm giữa các tháng trong năm trên 10%. Thời kỳ ẩm nhất trong năm rơi vào tháng 7-8 (mùa mưa), độ ẩm cao nhất 86%, thời kỳ độ ẩm thấp nhất rơi vào tháng 2-3 độ ẩm thấp nhất 76%.

Bảng 2. 1: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2010 (Đơn vị: %)

Tháng

01

02

03

04

05

06

07

08

09

10

11

12

TB

Độ ẩm

80

79

75

76

79

84

86

86

85

85

84

81

81,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang


Khí hậu có sự phân hóa theo địa hình chủ yếu là ở Phú Quốc, Hòn Tre những núi có cao độ lớn (từ 300m trở lên) thường có nhiệt độ thấp hơn đôi chút so với những nơi khác cùng khu vực.

Kiên Giang ở vùng vĩ độ thấp, có độ dài của ngày lớn. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kéo dày đến tháng 10.

+ Vào mùa mưa số giờ nắng trung bình 4-6 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình ở đất liền từ 1.600 - 2.000 mm/năm, ở hải đảo từ 2.400 - 2.900 mm/năm. Có đến 60% lượng mưa trong năm tập trung từ tháng 7 - 10. Đỉnh của mùa mưa là vào tháng 8 (từ 300 - 500mm).

+ Vào mùa khô số giờ nắng trung bình mỗi ngày là 7-8 giờ/ngày. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 2. Mùa khô tuy có nhiệt độ khá cao, có ngày nhiệt độ lên đến 330C, nhưng do sự điều hòa của biển nên tính chất khắc nghiệt của khí hậu cũng vì thế mà giảm đi.

Kiên Giang có các loại gió hoạt động chủ yếu là:

+ Gió Tây-Nam thổi từ vịnh Bengan hoạt động trùng với mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Hướng gió thịnh hành là hướng Tây-Nam, mang theo nhiều hơi nước và gây mưa, tốc độ gió trung bình 3-4,8m/s.

+ Gió Đông-Bắc có nguồn gốc lục địa phía Bắc, hoạt động từ tháng 12 đến tháng 4. Tốc độ gió trung bình 3m/s. Đặc tính lạnh và khô do chứa ít hơi nước.

Ngoài chế độ gió theo mùa, Kiên Giang còn có gió đất và gió biển thổi theo ngày và đêm hoạt động liên tục và rất ổn định, tốc độ trung bình 2,5-3m/s.

Kiên Giang có chế độ ẩm sương mù không đáng kể, trong năm chỉ có 7-10 ngày có sương mù, chỉ vào các tháng mùa khô vì mặt đất bị khô, trời ít mây về đêm bị mất nhiệt nhanh gây nên các sương mù vào sáng sớm và tan nhanh.

Nhận xét chung: vùng biển, đảo Kiên Giang rất đa dạng về thành phần tự nhiên. Vùng biển rộng lớn với rất nhiều đảo tập hợp thành các cụm. Khí hậu có nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch.


2.2. Tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang‌

Với những lợi thế về đặc điểm tự nhiên của vùng biển, đảo. Kiên Giang có tiềm năng để phát triển tổng hợp nhiều loại hình du lịch trong đó nổi bậc là:

2.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái‌

Du lịch sinh thái biển, đảo là một trong những loại hình du lịch có tiềm năng lớn nhất. Các đảo tại Kiên Giang có sự phong phú, đa dạng đặc sắc về hệ sinh thái từ rừng tràm trên đất ngập mặn tại Kiên Lương và Phú Quốc, rừng trên núi đá ở hầu hết các đảo, rừng trên núi đá vôi (Hà Tiên, Kiên Lương), đến các HST như: HST rạn san hô, HST thảm cỏ biển với loài động vật biển quý hiếm (san hô, ngọc trai, đồi mồi, tôm, cá, nhuyễn thể…). Sự đa dạng về HST tạo ra sức hút lớn cho loại hình du lịch sinh thái đối với du khách.

Bên cạnh các HST tự nhiên còn có các HST nhân tạo có khả năng thu hút du khách lớn như vườn tiêu, vườn trái cây tại Phú Quốc, hòn Tre.

Khu dự trữ sinh quyển lớn nhất Đông Nam Á với diện tích 1,1 triệu ha của Kiên Giang thuộc các địa bàn Phú Quốc, Kiên Hải, Kiên Lương, An Minh và Vĩnh Thuận. Khu DTSQ Kiên Giang có 6 hệ sinh thái đặc thù, hệ động thực vật có khoảng 2.340 loài, trong đó 1.480 loài thực vật với 116 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ và 57 loài đặc hữu; khoảng 860 loài động vật với 78 loài quý hiếm, 36 loài đặc hữu. Đây là lợi thế to lớn để Kiên Giang phát triển du lịch sinh thái biển, đảo đồng thời giúp Kiên Giang tăng cường khả năng ứng phó trước nguy cơ của biến đổi khí hậu.

Bên cạnh sự đa dạng về HST động, thực vật trên địa bàn biển, đảo Kiên Giang còn có rất nhiều dạng cảnh quan đặc sắc thu hút du khách như: đồng bằng trung du, đồi núi, sông, suối tập trung tại Phú Quốc và một số đảo.

Trên vùng biển Kiên Giang có khoảng 143 hòn đảo nổi, trong đó chỉ có khoảng 43 đảo là có dân cư sinh sống, còn lại là đảo hoang tập trung nhiều nhất tại các QĐ. Bà Lụa, QĐ. Hải Tặc, QĐ. Nam Du và các đảo vệ tinh xung quanh đảo Phú Quốc. Các đảo này hầu như không có người ở, thiên nhiên hoang sơ với nhiều cây rừng, đá núi với nhiều hình dạng, nhiều đảo vẫn chưa được đặt tên. Du lịch


Kiên Giang có thể tận dụng các đặc điểm này để phát triển loại hình du lịch khám phá đảo hoang, du lịch ra đảo kết hợp với các tour du lịch sinh thái để phục vụ cho các đối tượng thích phiêu lưu, mạo hiểm, thích chinh phục và khám phá tự nhiên.

Phát triển loại hình du lịch sinh thái biển, đảo Kiên Giang không những góp phần tăng doanh thu và tạo thương hiệu cho du lịch biển Kiên Giang mà còn có ý nghĩa trong việc bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên du lịch, cơ sở của sự phát triển bền vững.

Những địa bàn có tiềm năng phát triển mạnh về du lịch sinh thái là:

Đảo Phú Quốc: Phú Quốc là đảo có tiềm năng du lịch sinh thái lớn nhất của tỉnh với hệ động thực vật đa dạng và phong phú với nhiều HST cảnh quan đặc trưng như: HST rừng nguyên sinh nhiệt đới; HST rừng ngập mặn ven biển tập trung phía Bắc đảo. HST cỏ biển, HST rạn san hô, tập trung nhiều tại các bãi biển phía Nam đảo và QĐ. An Thới.

Đặc biệt vườn quốc gia Phú Quốc3nằm phía Bắc đảo với hệ thực vật khá

phong phú chủ yếu là rừng thường xanh mọc trên địa hình đồi núi thấp với tổng số lượng lên tới vài trăm loài, bao gồm: Các loài cây đại mộc (tràm, đậu, vên vên, dầu song nàng, dầu cát, cầy, dẻ, săng sót, da, bứa,…), các loài phong lan quý (Lan Vân Hài, Ái Lan Lá Dẹp, Âm Lan Núi…), các loài dược thảo quý (hà thủ ô, bí kỳ nam, cam thảo, nhân trần, đỗ trọng, sa nhân…) và một số loài sống kí sinh khác (phong lan, dương xỉ, dây leo bông trắng…). (phụ lục 3)

Bên cạnh một hệ thực vật phong phú, hệ động vật ở đây cũng rất đa dạng bao gồm: 30 loài thú, trong đó 5 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như: Sói rừng, khỉ Bạch, vượn Pillê…; 200 loài chim với 4 loài được ghi vào danh mục Đỏ của tổ chức IUCN và 3 loài ghi vào sách Đỏ Việt Nam; 50 loài bò sát, trong đó 9 loài được ghi vào danh mục IUCN và 18 loài ghi vào sách Đỏ trong nước…và đồng thời nằm trong khu dự trữ sinh quyển lớn của Việt Nam.


3 Vườn quốc gia Phú Quốc được thành lập theo Quyết định số 91/2001/QĐ-TTg ngày 8 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc đảo Phú Quốc thành Vườn Quốc gia Phú Quốc.


HST biển của Phú Quốc cũng rất đa dạng với các rạn san hô có hình dáng, kích cỡ khác nhau. Nơi đây có gần 100 loài san hô cứng, gần 20 loài san hô mềm và 62 loài rong biển (phụ lục 4). Thêm vào đó, khu hệ cá trong các rạn san hô biển cũng rất dồi dào với các loài cá mú, cá bướm và một số loài khác, trong đó, có một số loài rất quan trọng và quý hiếm như: trai tai tượng, ốc đun cái, đồi mồi, bò biển (dugong)…

Ngoài sự đa dạng về động thực vật, Phú Quốc còn có nhiều cảnh quan thiên nhiên rất đặc sắc như: suối Tranh, suối Đá Bàn, suối Tiên, mũi Gành Dầu, núi Chúa cao 565m nằm trong dãy Hàm Ninh (phía Bắc đảo), sông Dương Đông. Đây là những thắng cảnh tự nhiên hết sức độc đáo, có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách trong và ngoài nước.

Ngoài ra tại Phú Quốc còn có lợi thế về các tài nguyên du lịch nhân văn có thể kết hợp khai thác làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn cho các tour du lịch sinh thái biển, đảo. Các tài nguyên nhân văn nổi bật bao gồm các di tích lịch sử - văn hoá như: dinh Cậu, nhà lao Cây Dừa, Sùng Hưng cổ tự, bảo tàng Cội Nguồn, đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Các đặc sản xứ đảo hấp dẫn như: hồ tiêu, nước mắm Phú Quốc, rượu sim, chó Phú Quốc, ngọc trai. Đây là những sản phẩm du lịch nổi tiếng của đảo Phú Quốc được nhiều du khách ưa chuộng (phụ lục 8.3).

Sự kết hợp giữa các yếu tố tự nhiên đa dạng với các tài nguyên nhân văn độc đáo đã nên sức hấp dẫn đặc biệt cho loại hình du lịch sinh thái tại đảo Phú Quốc. Loại hình này thích hợp với các đối tượng yêu thiên nhiên, thích khám phá và tận hưởng không khí trong lành, không gian yên tĩnh.

Tuy nhiên, hiện nay, loại hình du lịch sinh thái tại Phú Quốc đang đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa đến khả năng phát triển bền vững trong tương lai:

- Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của đảo hiện nay đã làm biến đổi tiêu cực đến các HST cảnh quan, nhiều HST đang bị xâm hại nghiêm trọng như: HST rừng nguyên sinh, HST rạn san hô tại đảo Phú Quốc…

- Biến đổi khí hậu, nắng nóng kéo dài gây nguy cơ cháy rừng cao. Sự tàn phá tài nguyên và khai thác thiếu ý thức của người dân như: chặt phá rừng nguyên sinh,

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí