Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang - 2

3.2.2. Về địa bàn du lịch biển, đảo 92

3.2.3. Định hướng phát triển các trục không gian và tuyến du lịch biển, đảo 94

3.2.4. Về thị trường khách du lịch 95

3.2.4.1. Thị trường khách du lịch nội địa 95

3.2.4.2. Thị trường khách du lịch quốc tế 96

3.3. Những giải pháp phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang 97

3.3.1. Nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng 97

3.3.1.1. Giao thông 97

3.3.1.2. Điện, nước sinh hoạt 100

3.3.2. Phát triển và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật 100

3.3.2.1. Cơ sở lưu trú 100

3.3.2.2. Nhà hàng và cơ sở ăn uống 102

3.3.2.3. Khu vui chơi, giải trí và mua sắm 102

3.3.3. Đẩy mạnh quảng bá du lịch 103

3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực 105

3.3.5. Phát triển cộng đồng du lịch 106

3.3.6. Quy hoạch, tổ chức và quản lý 107

3.3.7. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 108

Tiểu kết chương 3 110

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111

A. KẾT LUẬN 111

B. KIẾN NGHỊ 112

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT‌


Thuật ngữ

Kí hiệu viết tắt

Du lịch

DL

Du lịch bền vững

DLBV

Hệ sinh thái

HST

Phát triển bền vững

PTBV

Quần đảo

Thành phố

TP

Thị xã

TX

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG‌

Bảng 2. 1: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2010 (Đơn vị: %) 40

Bảng 2. 2: Danh sách các bãi biển đang được khai thác tại Kiên Giang 47

Bảng 2. 3 : Số lượng cơ sở lưu trú tại một số địa bàn du lịch biển, đảo 65

Bảng 2. 4: Chỉ tiêu cơ sở lưu trú tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2005 - 2011 68

Bảng 2. 5: Lượng khách du lịch tại các địa bàn du lịch biển, đảo (ĐV:người) 73

Bảng 2. 6: Phân bố lao động tại các địa bàn du lịch biển, đảo (ĐV: người) 81

Bảng 2. 7: Doanh thu tại một số địa bàn du lịch biển, đảo (ĐV: triệu đồng) 83


DANH MỤC CÁC HÌNH‌


Hình 2. 1: Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang 32

Hình 2. 2: Sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế 34

Hình 2. 3: Nhiệt độ các tháng năm 2010 40

Hình 2. 4: Lượng khách và doanh thu du lịch tỉnh Kiên Giang 69

Hình 2. 5: Số lượng lao động trong ngành du lịch tỉnh Kiên Giang 70

Hình 2. 6: Lượng khách du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang 71

Hình 2. 7: Lượng khách lưu trú tại một số địa bàn du lịch biển, đảo 74

Hình 2. 8: Lượng lao động khu vực biển, đảo so với toàn tỉnh 80

Hình 2. 9: Biểu đồ thể hiện so sánh doanh thu của du lịch biển, đảo 83

Hình 3. 1: Bản đồ quy hoạch không gian phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang 93


MỞ ĐẦU‌


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu‌

Việt Nam là quốc gia có nhiều thế mạnh về tài nguyên biển, đảo, với 3260 km bờ biển chạy dọc chiều dài đất nước với những bãi tắm, vũng, vịnh có giá trị khai thác du lịch lớn, và hơn 2.770 hòn đảo rải rác ven bờ với hệ sinh thái cảnh quan cùng đa dạng, đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển các loại hình du lịch biển.

Thế nhưng mãi đến những năm gần đây, nguồn tài nguyên này mới thực sự được đánh thức và quan tâm khai thác đúng nghĩa bằng các sự kiện: Năm du lịch quốc gia 2011 với chủ đề “du lịch biển, đảo”, tiếp đó là hàng loạt những hoạt động nghiên cứu, quảng bá và quy hoạch phát triển của các địa phương, quốc gia về du lịch biển, đảo chúng ta mới thực sự nhận thức được hết tiềm năng và vai trò to lớn của biển, đảo đối với ngành du lịch Việt Nam. Đã đến lúc biển, đảo làm nên hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Hiện nay, Kiên Giang được đánh giá là tỉnh tiềm năng về du lịch biển, đảo lớn nhất tại đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh thế mạnh về nông nghiệp đã có từ lâu tại nhiều huyện của tỉnh. Do nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm, điều hoà cộng với sự đa dạng và độc đáo của địa hình, địa mạo, đặc biệt là vùng biển rất giàu tiềm năng du lịch. Hiện nay, du lịch biển, đảo đang mở ra cho Kiên Giang nhiều thời cơ để thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế - xã hội khu vực ven biển và các đảo xa bờ.

So với những điểm sáng về du lịch biển, đảo của Việt Nam như: vịnh Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang hay Phan Thiết. Du lịch biển Kiên Giang đang trong giai đoạn đầu phát triển nên đang vấp phải rất nhiều khó khăn, hạn chế cần phải giải quyết. Các tài nguyên du lịch tuy phong phú nhưng mức độ khai thác còn hạn chế và hiệu quả du lịch mang lại chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh. Vì vậy, có thể khẳng định lợi thế về tài nguyên chỉ là điều kiện cơ bản cần thiết. Điều kiện đủ để tạo sự phát triển cho du lịch biển, đảo Kiên Giang là phải có sự nghiên cứu, đánh giá thật tổng hợp và sâu sắc các đặc điểm tiềm năng tự nhiên,


kinh tế - xã hội, chỉ ra được các thuận lợi và khó khăn để có những phương án quy hoạch và khai thác tối ưu để các tài nguyên này tạo sự phát triển cho du lịch biển, đảo Kiên Giang là điều hết sức cần thiết.

Xuất phát từ thực tế trên, tôi quyết định chọn du lịch Kiên Giang làm hướng nghiên cứu với đề tài xác định cụ thể là: “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang”.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu‌

2.1. Mục tiêu nghiên cứu‌

Trên cơ sở tổng quan các nguồn tài liệu và công trình có liêm quan đến đề tài. Mục tiêu chủ yếu của luận án là đánh giá tiềm năng du lịch biển, đảo của tỉnh Kiên Giang để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu‌

- Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch biển, đảo.

- Bước đầu xác định và đánh giá các tiềm năng để phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang. Nêu lên thực trạng phát triển của du lịch biển, đảo tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

- Đề xuất các định hướng chủ yếu và các giải pháp phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.

3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu‌

Giới hạn không gian nghiên cứu: Không gian bao quanh địa giới hành chính của tỉnh Kiên Giang bao gồm 13 đơn vị hành chính, trong đó tập trung vào các đơn vị hành chính có tiềm năng du lịch biển, đảo nổi trội như: huyện Phú Quốc, huyện Kiên Lương, huyện Kiên Hải và TX. Hà Tiên.

Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về tiềm năng và các định hướng, giải pháp nhằm phát triển du lịch biển, đảo trong phạm vi không gian một số địa bàn tại tỉnh Kiên Giang.


4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu‌

Du lịch là một trong những ngành kinh tế tổng hợp đang được nhiều chuyên gia nhà khao học và các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Trên thế giới, dưới góc độ địa lý du lịch, các nhà nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các hướng, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch.

Đáng chú ý là một số công trình của các nhà địa lý cảnh quan của trường đại học tổng hợp Matxcova đã nghiên cứu các vùng cho thích hợp cho mục đích nghỉ dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô (trước đây). Các nhà địa lý Anh, Mỹ và Canada cũng đã tiến hành đánh giá sử dụng tài nguyên phục vụ mục đích giải trí du lịch.

Ở Việt Nam, nghiên cứu về du lịch mới được đề cập nhiều vào những năm 1990, khi hoạt động du lịch Việt Nam dần khởi sắc. Một số công trình đã đề cập những khía cạnh khác nhau của du lịch như: Tổ chức lãnh thổ du lịch của Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1998) công trình đã nêu tổng quan cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ du lịch, khái quát sự phân hóa lãnh thổ du lịch Việt Nam và giới thiệu các vùng du lịch Việt Nam. Cuốn tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam do Phạm Trung Lương chủ biên đã hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn trong đánh giá tài nguyên môi trường du lịch Việt Nam. Cuốn tổng quan du lịch của TS. Đào Ngọc Cảnh đã hệ thống cơ sở lý luận phát triển du lịch, cơ sở chung để nghiên cứu các loại hình du lịch. Cuốn quy hoạch du lịch, tài nguyên du lịch của Bùi Thị Hải Yến chủ biên cung cấp những vấn đề lý luận và bức tranh chung về phát triển du lịch và tài nguyên du lịch Việt Nam. Địa lý du lịch do Nguyễn Minh Tuệ chủ biên đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch và các vùng du lịch Việt Nam.

Công trình chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020, của Viện Nghiên Cứu phát triển du lịch Việt Nam. Đã xác định rõ quan điểm, mục tiêu những định hướng và giải pháp căn bản cho du lịch Việt Nam, trong đó nhấn mạnh tiềm năng, vai trò và vị trí chiến lược của du lịch biển, đảo Việt Nam trong thời gian tới


Những công trình trên đã phân tích cơ sở lý luận cho phát triển du lịch, đánh giá tổng hợp tài nguyên cho phát triển du lịch, dự báo nhu cầu chiến lược phát triển du lịch, đánh giá vai trò kinh tế - xã hội của phát triển du lịch. Những công trình nêu trên là tài liệu quý báu để làm cơ sở khoa học nghiên cứu cho luận án.

Du lịch biển, đảo Kiên Giang chỉ mới manh nha phát triển trong những năm gần đây do đó các công trình khoa học nghiên cứu về loại hình du lịch này chưa nhiều, tuy nhiên đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan như: luận án tiến sĩ của Trương Minh Chuẩn nghiên cứu đặc điểm tài nguyên – môi trường và cảnh quan địa lý trong việc phát triển bền vững du lịch sinh thái trên đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang. Đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Du Lịch Việt Nam. Báo cáo tổng hợp hội thảo quốc tế về liên kết phát triển du lịch biển, đảo và sông vùng đồng bằng sông Cửu Long là những tài liệu bổ ích phục vụ cho đề tài luận án tiềm năng, định hướng và giải pháp phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang.

Tổng hợp lịch sử nghiên cứu vấn đề có thể khái quát:

- Du lịch đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trên thế giới và nước ta quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chuyên sâu về du lịch biển, đảo hầu như còn rất ít.

- Việc nghiên cứu ứng dụng phát triển du lịch biển, đảo áp dụng cho những tỉnh cụ thể như Kiên Giang hiện chưa có.

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu‌

5.1. Quan điểm nghiên cứu‌

5.1.1.Quan điểm tổng hợp lãnh thổ‌

Quan điểm tổng hợp lãnh thổ là một trong những quan điểm được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu du lịch. Nét đặc trưng quan trọng của hệ thống lãnh thổ du lịch là tính hoàn chỉnh về chức năng và lãnh thổ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023