Phát triển du lịch ở bất kì một vùng hoặc lãnh thổ nào cũng phải đặc trong mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống lãnh thổ du lịch toàn quốc, từ cấp quốc gia đến cấp vùng, địa phương, khu và điểm du lịch.
Du lịch tỉnh Kiên Giang được coi như một bộ phận của các hệ thống du lịch có quy mô lớn hơn và cấp phân vị cao hơn là hệ thống du lịch Nam Bộ và hệ thống du lịch cả nước. Du lịch Kiên Giang với tư cách là một bộ phận của hệ thống cấp cao hơn phải vận động theo quy luật của toàn hệ thống và việc nghiên cứu đầy đủ các thuộc tính du lịch của hệ thống có giá trị thực tiễn để vận dụng vào tổ chức và kinh doanh du lịch.
Quan điểm này được vận dụng vào luận án thông qua việc phân tích thực trạng và định hướng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng, quốc gia và khu vực.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp là một quan điểm quan trọng trong nghiên cứu du lịch. Nếu như quan điểm hệ thống giúp nhà nghiên cứu có ý thức đặt vấn đề nghiên cứu cụ thể của mình trong một hệ thống nhất định thì quan điểm tổng hợp sẽ chỉ đạo họ đặt nó trong mối quan hệ với các ngành khác.
Hệ thống du lịch là một hệ thống mở phức tạp gồm có cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài, được tạo thành bởi nhiều yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử và con người, có mối quan hệ qua lại mật thiết, gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh. Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang phải được thực hiện trong mối quan hệ tổng hợp với các loại hình du lịch, kinh tế - xã hội và môi trường.
Quan điểm này được vận dụng vào luận án ở khía cạnh phân tích các tiềm năng du lịch biển, đảo và tác động của nó tới các thành phần lãnh thổ du lịch tỉnh Kiên Giang.
5.1.3. Quan điểm phát triển bền vững
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang - 1
- Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang - 2
- Vai Trò Của Tài Nguyên Du Lịch Đối Với Sự Phát Triển Du Lịch
- Quá Trình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Sản Phẩm Du Lịch Diễn Ra Đồng Thời
- Tiềm Năng Và Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch Biển, Đảo Tỉnh Kiên Giang
Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.
Phát triển bền vững có tính chiến lược lâu dài, là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của đảng và chính sách của nhà nước. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, vì vậy sự phát triển của bản thân ngành du lịch phải gắn với sự phát triển chung của toàn xã hội. Trọng tâm của phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững là phát triển cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường.
Phát triển du lịch biển, đảo Kiên Giang phải gắng với việc tôn tạo và bảo vệ các tài nguyên du lịch và các yếu tố môi trường. Các kế hoạch và cơ chế quản lí phải phù hợp với việc khai thác các giá trị tự nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và các khu danh thắng không những ít bị xâm hại bởi các hoạt động phát triển du lịch mà còn được bảo tồn và tôn tạo tốt hơn.
Quan điểm này được vận dụng vào luận án thông qua thông qua việc đánh giá đánh giá phát triển du lịch biển, đảo Kiên Giang và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch biển, đảo Kiên Giang nhằm hướng tới mục tiêu phát triển hài hòa, cân đối giữa các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường, thích ứng với những biến động của nền kinh tế thị trường đang bất ổn và những biến đổi của khí hậu đe doạ sự phát triển bền vững trong tương lai.
5.1.4. Quan điểm lịch sử - Viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi và phát triển theo quá trình của nó. Quan điểm này được vận dụng trong quá trình phân tích các giai đoạn chủ yếu. Kiên Giang có hệ thống tài nguyên biển, đảo đa dạng và phong phú cộng với nhiều nét văn hóa cộng đồng đặc sắc.
Những đặc điểm này tạo ra thuận lợi lớn cho sự phát triển du lịch. Nghiên cứu quá khứ để có được những đánh giá đúng đắn hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển mới có cơ sở để đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững và hiệu quả.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu
Để có được những thông tin phong, chính xác, các tài liệu được thu thập từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau như: tài liệu dữ trữ quốc gia và trung ương, tài liệu của các cơ quan cấp tỉnh và các cơ quan tổ chức, các điểm du lịch.
Các tài liệu luôn được bổ sung, cập nhật và được chọn lọc, thống kê và tổng hợp, liên kết các mặt, các bộ phận thông tin để tạo ra một số thông tin mới đầy đủ và sâu sắc là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện các nghiên cứu trong luận án
Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu được thực hiện tốt là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện các phương pháp khác đạt hiệu quả.
5.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và tính xã hội hóa sâu sắc. Phân tích hệ thống nhằm thấy rõ vai trò, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố các thành phần trong hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường đối với phát triển du lịch cũng như mối liên hệ du lịch của địa phương trong hệ thống lãnh thổ du lịch của vùng và cả nước.
5.2.3. Phương pháp điều tra thực địa
Điều tra thực địa là phương pháp truyền thống và hiệu quả của địa lý học và được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu địa lý du lịch nhằm tích lũy tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, phương pháp này luôn được coi trọng nhằm có được cái nhìn thực tế về sự phát triển của du lịch biển, đảo Kiên Giang và những đặc trưng của lãnh thổ nghiên cứu. Các hoạt động chính của phương pháp này bao gồm: quan sát, mô tả, ghi chép, chụp ảnh thực địa…
5.2.4. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp đặc thù của nghiên cứu địa lý nói chung và du lịch nói riêng. Phương pháp này được sử dụng từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng của quá trình nghiên cứu. Các mối liên hệ thời gian, không gian, số lượng, chất lượng
của các đối tượng địa lý du lịch được thể hiện trong luận án thật khó có thể diễn tả một cách ngắn gọn bằng lời nếu không có sự hỗ trợ của bản đồ.
6. Đóng góp chủ yếu của luận án
- Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết chung về phát triển du lịch biển, đảo .
- Phân tích được các tiềm năng lợi thế cho phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang.
- Đánh giá thực trạng về du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang.
- Đề xuất được các giải pháp phát triển cho du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới theo hướng phát triển nhanh và bền vững.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án tập trung vào 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch biển, đảo
Chương II: Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang
Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BIỂN, ĐẢO
1.1. Một số vấn đề về du lịch
1.1.1. Khái niệm và phân loại du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch (Tourism)
Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Đứng ở những góc độ nghiên cứu khác nhau sẽ có những định nghĩa khác nhau về thuật ngữ du lịch, sau đây là một số định nghĩa được xem là phổ biến nhất:
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourist Organization)
“Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”.
Tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở Roma (21/8-05/09/1963), các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau:
“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt.
- Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi)
Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, …
- Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế)
Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doah mang lại hiệu quả rất lớn có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch. Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cả các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế. Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết, … Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác.
Căn cứ theo hiến pháp số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã khẳng định:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
Như vậy, có khá nhiều khái niệm du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội hàm chứa 2 yếu tố cơ bản sau:
- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ bao gồm mục đích
phục hồi, nâng cao sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh… kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ du lịch.
- Du lịch là một lĩnh vực kinh doanh bao gồm các dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời của du khách.
Du lịch không chỉ đơn thuần là một ngành kinh tế mà nó còn là một hiện tượng xã hội góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc và thúc đẩy hòa bình quốc tế…vì vậy, mục tiêu quan tâm hàng đầu không chỉ là hiệu quả kinh tế cao để từ đó tận dụng và khai thác triệt để, quá mức mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội kinh doanh mà chúng ta phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch như đối với giáo dục hay các lĩnh vực văn hóa khác. Du lịch chỉ thực sự phát triển bền vững nếu chúng ta có thể dung hòa 2 yếu tố trên một cách tốt nhất.
1.1.1.2. Phân loại du lịch (loại hình du lịch)
Hoạt động du lịch có thể được phân thành các nhóm khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí đưa ra, các tiêu chí này thường phụ thuộc vào mục đích phân loại và quan điểm chủ quan của từng người.
Hiện nay, các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo những tiêu chí cơ bản sau:
- Phân loại theo môi trường tài nguyên: Du lịch tự nhiên (du lịch biển, đảo; du lịch miền núi; du lịch sinh thái- du lịch xanh; du lịch nông thôn..). Du lịch nhân văn (du lịch lễ hội; du lịch công trình kiến trúc đương đại, bảo tàng; du lịch làng nghề truyền thống…).
- Phân loại theo mục đích chuyến đi (du lịch nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe, chữa bệnh, kinh doanh, thể thao, nghiên cứu khoa học…).
- Phân loại theo lãnh thổ hoạt động (du lịch quốc tế; du lịch nội địa).
- Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch (du lịch miền biển, đảo; du lịch núi; du lịch đô thị; du lịch thôn quê).
- Phân loại theo phương tiện giao thông (du lịch xe đạp; du lịch ôtô; du lịch tàu hỏa; du lịch tàu thủy, du thuyền; du lịch máy bay; du lịch đi bộ…).
- Phân loại theo loại hình lưu trú (khách sạn, motel, nhà trọ thanh niên, camping, bungalow, homestay, làng du lịch…).
- Phân loại theo lứa tuổi du khách (du lịch thiếu niên, thanh niên, trung niên, người cao tuổi).
- Phân loại theo độ dài chuyến đi (du lịch ngắn ngày; du lịch dài ngày).
- Phân loại theo hình thức tổ chức (du lịch tập thể; du lịch cá nhân; du lịch gia đình; du lịch tuần trăng mật...).
- Phân loại theo phương thức hợp đồng (du lịch trọn gói; du lịch từng phần; du lịch tự túc, du lịch bụi…).
1.1.2. Chức năng của du lịch
1.1.2.1. Chức năng xã hội
Đối với xã hội, du lịch có chức năng giữ gìn, phục hồi sức khỏe và tăng cường sức sống cho con người. Trong một chừng mực nào đó du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng khả năng lao động cho con người. Theo công trình nghiên cứu về y sinh học của Crivosev, Dorin 1981, nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư giảm trung bình 30%. Đặc biệt đối với một số bệnh phổ biến cho thấy du lịch có tác dụng rõ rệt. Bệnh tim mạch giảm 50%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hóa giảm 20%.
Trong quá trình đi du lịch con người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi với nhau hơn. Những đức tính tốt của con người như chân thành, hay giúp đỡ, dũng cảm… sẽ có dịp được thể hiện. Du lịch là điều kiện để mọi người xích lại gần nhau hơn, qua du lịch mọi người hiểu nhau hơn, tăng cường đoàn kết cộng đồng. Điều này biểu hiện rất rõ ở lứa tuổi thanh thiếu niên, ở những cơ quan xí nghiệp có chế độ làm việc ít tập trung hay làm việc căng thẳng theo dây chuyền v.v…
Những chuyến đi du lịch, tham quan các di tích lịch sử, các công trình văn hóa có tác dụng giáo dục lòng yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Khi tiếp xúc trực tiếp với các công trình văn hóa của dân tộc, được sự giải thích của các hướng dẫn viên, cư dân địa phương, cộng với sự cảm thụ của từng cá nhân từ đó du khách sẽ