Sự sẵn sàng đón tiếp du khách: sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch thể hiện ở ba nhóm điều kiện chính: các điều kiện về tổ chức, về kỹ thuật và điều kiện về kinh tế. Các điều kiện ấy ảnh hưởng lớn đến việc tiếp đón và phục vụ khách du lịch.
1.4.4. Một số loại hình du lịch biển, đảo
Du lịch biển, đảo là một loại hình du lịch tổng hợp được tiến hành thông qua việc khai thác tất cả những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, tuy nhiên những giá trị du lịch tự nhiên vẫn là yếu tố nổi trội tạo nên sự đặc trưng và hấp dẫn cho loại hình du lịch này. Dựa trên những đặc điểm khai thác của du lịch của biển, đảo người ta có thể phát triển một số loại hình du lịch sau:
- Du lịch tắm biển.
- Du lịch nghỉ dưỡng biển.
- Du lịch sinh thái biển, đảo.
- Du lịch thể thao biển.
- Du lịch khám phá đảo hoang.
- Du lịch giải trí và mua sắm.
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Thu Thập, Thống Kê Và Tổng Hợp Tài Liệu
- Vai Trò Của Tài Nguyên Du Lịch Đối Với Sự Phát Triển Du Lịch
- Quá Trình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Sản Phẩm Du Lịch Diễn Ra Đồng Thời
- Đặc Điểm Hải Văn Và Khí Hậu Vùng Biển, Đảo Kiên Giang
- Danh Sách Các Bãi Biển Đang Được Khai Thác Tại Kiên Giang
- Tiềm Năng Phát Triển Một Số Loại Hình Du Lịch Khác
Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.
- Du lịch hội nghị, tổ chức sụ kiện, triển lãm hoặc kết hợp MICE (Meetings, Incentives, Conventions and Exhibitions).
Tiểu kết chương 1
Thông qua cơ sở lý thuyết về du lịch và phát triển du lịch có thể rút ra một số kết luận cơ bản như sau:
Du lịch là một ngành kinh tế đầy triển vọng phát triển trong những thập kỷ tới. Trong số các loại hình du lịch hiện nay, du lịch biển, đảo là loại hình sẽ được phát triển mạnh trong thời gian tới, xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của loại hình du lịch này, không chỉ các nước phương Tây mà ngay các quốc gia Á Đông cũng ngày càng ưa chuộng.
Thêm vào đó là tiềm năng và khả năng khai thác của loại hình du lịch này cũng rất lớn nhất là các nước vùng nhiệt đới ven biển, trong đó có Việt Nam.
Xuất phát từ lợi thế tiềm năng và nhu cầu xã hội rất nhiều quốc gia đang tập trung nghiên cứu, đầu tư cơ sở vật chất-kỹ thuật hạ tầng để phát triển loại hình du lịch đầy tiềm năng này.
Đây sẽ là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển cho ngành du lịch và nền kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam.
Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO TỈNH KIÊN GIANG
2.1. Khái quát về biển, đảo tỉnh Kiên Giang
2.1.1. Giới thiệu về tỉnh Kiên Giang
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên là 6.269 km2. Tọa độ của tỉnh vào khoảng từ 104040' – 105032' kinh độ Đông và 9023’55" – 10032’30" vĩ độ Bắc. Như vậy Kiên Giang nằm trọn trong vành đai nội chí tuyến với kiểu khí hậu nhiệt đới đặc trưng.
+ Phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới khoảng 56 km.
+ Phía Đông và Đông Nam giáp với 3 tỉnh An Giang, Cần Thơ và Hậu
Giang.
+ Phía Nam giáp với 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.
+ Phía Tây giáp vịnh biển Thái Lan.
Kiên Giang cách TP. Hồ Chí Minh 250 km đường bộ và 45 phút đường hàng không (TP. Hồ Chí Minh - Phú Quốc), cách trung tâm TP. Cần Thơ 115km đường bộ, TP. Long Xuyên 70km, TP. Cà Mau 100km.
2.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên
Địa hình Kiên Giang khá đa dạng (đồng bằng, núi, biển, đảo), nhìn chung có thể chia làm 2 khu vực: Phần đất liền địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và phần hải đảo có địa hình khá phức tạp, gồm nhiều đảo và đồi núi nằm rải rác trên vùng biển.
Khí hậu mang tính nhiệt đới ẩm hải dương với nền nhiệt độ ổn định ở mức khoảng 270C. Khí hậu có 2 mùa (mùa nắng và mùa mưa).
Kiên Giang có 2 nhóm đất chính: Nhóm đất hình thành tại chỗ (đất pheralit và đất sialit – pheralit) được hình thành do quá trình phong hoá nham thạch, khoáng vật tại chỗ dưới tác động cơ học, hoá học trong tự nhiên và nhóm đất phù sa bồi tụ do phù sa sông Cửu Long bồi đắp.
32
Tỉnh có nguồn sinh vật đa dạng và phong phú (sinh vật trên cạn và dưới nước), Kiên Giang có khu dự trữ sinh quyển lớn nhất Đông Nam Á, có vườn quốc gia Phú Quốc và là 1 trong 4 ngư trường biển trọng điểm của Việt Nam.
Kiên Giang có nguồn khoáng sản khá phong phú chủ yếu là phi kim2, nhiên
liệu (khoảng 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại khoáng sản thuộc các nhóm nhiên liệu, phi kim, kim loại).
2.1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính: TP. Rạch Giá, TX. Hà Tiên và 13 huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, An Minh, Vĩnh Thuận, Phú Quốc, Kiên Hải, U Minh Thượng, An Biên, Giang Thành.
Kiên giang có dân số đông 1.708 ngàn người (2010) sinh sống chủ yếu là ở nông thôn. Kết cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào và gia tăng hàng năm với tốc độ khá nhanh. Kiên Giang có trên 15 dân tộc chủ yếu là: Kinh, Khmer, Hoa...cùng với các tôn giáo như: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài và Hoà hảo.
Cơ cấu kinh tế của Kiên Giang đang có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh giai đoạn 2005 – 2010 đạt 12,6%.
Trong cơ cấu các ngành kinh tế, nông nghiệp đứng đầu với ngành trồng trọt cây lương thực là chủ yếu, kế đến là nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản, là tỉnh có sản lượng hải sản đứng đầu tại đồng bằng sông Cửu Long.
Công nghiệp chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, đá, vôi), công nghiệp chế biến thuỷ hải sản và nông sản.
Ngành dịch vụ phát triển mạnh trong những năm gần đây với nhiều hoạt động trong đó nổi bậc nhất là ngành du lịch.
2 Toàn tỉnh có hơn 200 ngọn núi đá vôi, trữ lượng 440 triệu tấn, duy nhất có ở đồng bằng Sông Cửu Long, là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất xi măng.
23,6
42,91
33,49
Năm 2008
Năm 2010
26,27
38,19
35,54
Nông nghiệp
Công nghiệp Dịch vụ
Hình 2. 2: Sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế tỉnh Kiên Giang
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang
2.1.2. Các bộ phận vùng biển, đảo Kiên Giang
Vùng biển, đảo Kiên Giang có diện tích 63.290 km2 , với đường bờ biển dài khoảng 200km trải dài từ Hà Tiên – Kiên Lương – Hòn Đất – TP. Rạch Giá – Châu Thành – An Biên – An Minh. Tuy nhiên do đặc điểm tự nhiên khác nhau nên chỉ có bờ biển tại địa bàn Hà Tiên, Kiên Lương là có giá trị du lịch. Đảo phân bố tại địa bàn các huyện: Phú Quốc, Kiên Hải, Hà Tiên và Kiên Lương.
2.1.2.1. Biển và bờ biển
Kiên Giang có diện tích lãnh hải là 63.290 km2 và 200km đường bờ biển do đặc điểm địa hình chủ yếu là bồi tụ nên biển Kiên Giang có độ sâu trung bình thấp nơi sâu nhất chỉ khoảng 80m, đáy biển tương đối bằng phẳng.
Biển thể hiện rõ các yếu tố của vùng biển nhiệt đới, nước biển ấm, sinh vật biển đa dạng và phong phú như: các loài cá nổi, sinh vật phù du, san hô, cỏ biển, một số loài đặc chủng (bò biển, vích, đồi mồi…).
Bờ biển Kiên Giang khá nông lại chịu sự bồi lắng thường xuyên của các vật liệu trầm tích nên rất dễ bị bồi lấp nhiều hòn đảo đã dính vào đất liền như: hòn Chông, hòn Trẹm (huyện Kiên Lương), hòn Me (huyện Hòn Đất).
Kiên Giang có khoảng 42 bãi biển tự nhiên tập trung tại các địa bàn: đảo Phú Quốc, ven biển Hà Tiên, Kiên Lương, các QĐ (Bà Lụa, Hải Tặc, An Thới, Thổ
Châu, Nam Du) và các đảo nhỏ (hòn Tre, hòn Nghệ, hòn Rái). Chất lượng tự nhiên của các bãi biển không đồng nhất và có thể chia ra làm 2 khu vực:
Khu vực xa bờ: phân bố chủ yếu ở Phú Quốc và các QĐ xa bờ (QĐ. An Thới, QĐ. Hải Tặc, QĐ. Nam Du, QĐ. Bà Lụa, QĐ. Thổ Châu). Nước biển tại các bãi biển này trong hơn so với khu vực gần bờ. Cát có màu vàng nhạt hoặc trắng đục, hạt độ vừa phải. Nếu so với các bãi biển khác ở khu vực miền Trung thì chất lượng tự nhiên ở mức khá tốt có thể cạnh tranh hiệu quả.
Khu vực gần bờ: bao gồm các bãi biển nằm gần đất liền (Mũi Nai – Hà Tiên, bãi Dương – Kiên Lương, bãi Chén – hòn Tre). Do ảnh hưởng của phù sa sông, nằm gần bờ, nước biển có chứa nhiều phù sa đổ ra từ các cửa sông nên độ trong của nước biển bị hạn chế thường có màu nâu đục, cát tại các bãi biển này có màu nâu hoặc vàng do lẫn nhiều bùn cát, hạt độ vừa phải (phụ lục 8.1). Nếu so với chất lượng của các bãi biển ở Nha Trang, Phan Thiết, Đà Nẵng, Huế thì chất lượng tự nhiên chỉ ở mức trung bình. Độ trong nước biển hạn chế, bãi biển có nhiều đá ngầm và nhiều loài giáp xác, rong rêu.
2.1.2.3. Đảo và quần đảo
Theo thống kê, Kiên Giang có khoảng 148 hòn đảo lớn nhỏ phân bố dưới dạng các đảo và quần đảo thuộc địa bàn các huyện (Phú Quốc, Kiên Hải, Kiên Lương và Hà Tiên) với tổng diện tích các đảo nổi là 63.174 ha, được chia làm 2 khu vực:
Khu vực xa bờ bao gồm: đảo Phú Quốc, QĐ. An Thới và QĐ. Thổ Châu (huyện Phú Quốc), QĐ. Nam Du, hòn Tre, hòn Rái (huyện Kiên Hải). Trong hệ thống các đảo xa bờ nổi bậc là đảo Phú Quốc với diện tích tự nhiên và quy mô dân số lớn nhất trong hệ thống đảo ven bờ Việt Nam (589,36 km2). Chu vi bờ biển khoảng 150 km, đảo có dạng hình tam giác đặc biệt, chiều dài theo hướng Bắc – Nam là 50 km, chiều rộng nhất theo hướng Đông – Tây ở phía Bắc đảo là 27 km,
theo hẹp về phía Nam tạo thành mũi nhọn. Phú Quốc là hòn đảo có vị trí cửa ngõ của Nam Bộ, cách Hà Tiên 45km, Rạch Giá 120km, TP. Hồ Chí Minh 350km, cách cảng Sihanouk Ville (Campuchia) 3km, vùng phát triển du lịch của Thái Lan khoảng 500km, miền Đông Malaysia 700km, cách Singapo 1.000km. Với khoảng
cách này Phú Quốc phát triển đường hàng không và đường biển, tiện lợi cho việc giao lưu kinh tế và nối tuyến du lịch với các đảo vùng vịnh Thái Lan và các tỉnh, thành phố phía Nam. Đặc biệt khi dự án kênh đào Kra (Thái Lan) được hoàn thành thì Phú Quốc đầu mối trung chuyển hàng hóa của tuyến đường hàng hải quốc tế từ Đông – Tây.
Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan yên bình, quanh năm nhiệt độ cao, ít có thiên tai, nằm trong vùng địa chất ổn định đây là điều kiện cho Phú Quốc phát triển du lịch quanh năm. Địa hình đa dạng với núi, rừng, sông, suối, đồng bằng. Phú Quốc là đảo có giới sinh vật đa dạng bậc nhất cả nước với vườn quốc gia Phú Quốc, nằm trong khu dự trữ sinh quyển lớn nhất Đông Nam Á.
Quần đảo An Thới nằm phía Nam đảo Phú Quốc với khoảng 18 đảo nhỏ bao gồm: hòn Vang, hòn Vông, hòn Xưởng, hòn May Rút, hòn Gầm Nhì, hòn Móng Tay, hòn Trang, hòn Tây, hòn Đông, hòn Đá Bàn, hòn Kim Quy, hòn Khô, hòn Dăm Ngoài, hòn Dăm Trong, hòn Dừa. Quần đảo An Thới chỉ cách Phú Quốc khoảng 15 phút ngồi tàu, với tổng diện tích đất nổi khoảng 7,64 km2. Nước biển sâu và trong xanh với những rặng san hô đẹp, cùng với nét hoang sơ núi rừng, nơi đây nhiều đảo vẫn chưa được đặt tên.
Quần đảo Thổ Châu thuộc xã Thổ Châu huyện Phú Quốc được coi là ở cực Tây Nam nước Việt Nam. Quần đảo có khoảng cách xa đất liền nhất trong hệ thống các đảo trong vùng biển Kiên Giang. Quần đảo gồm 8 đảo (hòn Cao Cát, hòn Mô, hòn Cao, hòn Từ, hòn Nước, hòn Keo Ngựa,…) đặc biệt có hòn Nhạn được chọn làm điểm chuẩn A1 của đường cơ sở dùng để xác định lãnh hải Việt Nam có ý nghĩa an ninh quốc phòng quan trọng. Thổ Chu là đảo có diện tích lớn nhất QĐ, điểm cao nhất là 167m. Quần đảo cách Mũi Cà Mau 80 hải lý, cách đảo Phú Quốc 100 km về phía Tây Nam. Thổ Châu được bao phủ bởi thảm thực vật hết sức đa dạng và phong phú xung quanh đảo là những bãi cát trắng tinh, nước biển trong xanh, dưới nước là HST biển (cỏ biển, san hô) vô cùng đặc sắc.
Quần đảo Nam Du thuộc xã An Sơn huyện Kiên Hải. Quần đảo bao gồm khoảng 20 đảo nhỏ bao gồm: hòn Nam Du, hòn Mấu, hòn Đô Nai, hòn Đập, hòn