Danh Sách Các Bãi Biển Đang Được Khai Thác Tại Kiên Giang


rừng phòng hộ, đánh bắt hải sản ven bờ vào mùa sinh sản, khai thác bằng thuốc nổ, xung điện... đã làm tổn hại nghiêm trọng đến các HST, nhiều loại đang có nguy cơ tuyệt chủng. Tình trạng hủy hoại tài nguyên của du khách tại nhiều điểm du lịch

….tất cả những điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của loại hình du lịch này của đảo trong tương lai.

Tại khu vực ven bờ của Hà Tiên và Kiên Lương: đây là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng từ lâu được đông đảo du khách biết đến. Đây là lợi thế để phát triển khai thác loại hình du lịch tham quan sinh thái

Tại khu vực ven biển Hà Tiên, ngoài tắm biển tại Mũi Nai du khách có thể tham quan 9 thắng cảnh còn lại trong quần thể Hà Tiên thập cảnh nổi tiếng đó là: núi Pháo Đài, núi Bình San, chùa Tam Bảo, lũy Giang Thành, núi Thạch Động, núi Đá Dựng, đầm Đông Hồ, rạch Vượt, bãi Ớt, ngoài ra còn có lăng Mạc Cửu.

Đây là những thắng cảnh đẹp và nằm gần nhau tạo thành 1 quần thể đa dạng, rất thuận lợi cho hoạt động tham quan của khách du lịch. Đến đây ngoài việc thưởng ngoạn cảnh sắc tự nhiên du khách còn được biết các giai thoại về lịch sử khai phá và xây dựng từ xa xưa, hiểu biết nhiều hơn về vùng đất và con người nơi đây.

Tuy nhiên, hiện nay, dưới tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội và sự phá hủy của tự nhiên đã làm cho các HST rừng ven biển dần mất đi, nhiều thắng cảnh tại Hà Tiên mất đi vẻ nguyên sơ vốn có của nó như: Thạch Động, núi Bình San… gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động du lịch tham quan.

Tại khu vực ven biển Kiên Lương cũng có nhiều lợi thế để phát triển loại hình du lịch tham quan. Địa hình ở đây có cấu tạo chủ yếu từ đá vôi nên dễ bị bào mòn, cộng với sự tác động mạnh mẽ của khí hậu miền nhiệt đới đã tạo cho khu vực ven biển Kiên Lương có nhiều thắng cảnh tự nhiên kỳ thú, có tiềm năng lớn để phát triển du lịch tham quan: hòn Phụ Tử, chùa Hang, hang Kim Cương, nằm trong KDL Hòn Phụ Tử.

Tương tự như Hà Tiên, một số thắng cảnh thiên nhiên đã bị phá hủy do tác động của tự nhiên như thắng cảnh hòn Phụ Tử nay đã bị sập “hòn Phụ”. Các điểm


du lịch còn lẫn lộn với các hoạt động kinh tế biển khá lộn xộn nên gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý du khách khi tham quan.

Tại các đảo và QĐ còn lại: tại hệ thống các đảo (hòn Tre, hòn Nghệ, hòn Rái) và QĐ (Bà Lụa, Hải Tặc, Nam Du, Thổ Châu, An Thới) thiên nhiên được đánh giá là khá trong lành, hoang sơ và yên tĩnh. Trên các đảo có nhiều loại cây rừng và các loại cây ăn trái người dân trồng (xoài, mít, chôm chôm…), đặc biệt Thổ Chu là đảo có HST rừng nhiệt đới rất đa dạng chỉ đứng sau đảo Phú Quốc. Một số đảo có nhiều cảnh quan đặc sắc có sức hấp dẫn lớn như: đá Chuông, đá Bà Già (hòn Tre), những hang động thạch nhũ kỳ thú, kết hợp với các ngôi chùa tại hòn Nghệ thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái và tham quan.

Ngoài ra với số lượng các đảo hoang lớn tập trung tại các QĐ xa bờ tạo điều kiện phát triển kết hợp du lịch sinh thái với khám phá đảo hoang tuy nhiên do khoảng cách quá xa, mất nhiều thời gian cho việc di chuyển và không có cơ sở lưu trú cho khách, các dịch vụ hỗ trợ du lịch hầu như chưa có đã gây ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả khai thác cho các địa bàn này.

Nguy cơ lớn nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của loại hình du lịch sinh thái biển, đảo của Kiên Giang hiện nay là diễn biến khí hậu ngày càng phức tạp, hoạt động khai thác du lịch quá mức đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều loài sinh vật, một số HST đang bị xâm hại nghiêm trọng như: HST rừng nguyên sinh, HST rạn san hô, HST rừng ngập mặn ven biển...nhiều loài động thực vật đang bị tận diệt.

2.2.2. Tiềm năng phát triển du lịch tắm biển‌

Kiên Giang có khoảng 32 bãi biển có tiềm năng để phát triển khai thác loại hình tắm biển. Các bãi biển Kiên Giang phân bố chủ yếu tại đảo Phú Quốc, khu vực ven bờ TX. Hà Tiên, Kiên Lương, số còn lại phân bố ven hệ thống các đảo: hòn Tre, hòn Nghệ, hòn Rái, các quần đảo (An Thới, Hải Tặc, Bà Lụa, Thổ Châu, Nam Du).


Bảng 2. 2: Danh sách các bãi biển đang được khai thác tại Kiên Giang

STT

Tên bãi biển

Địa bàn

Diện tích tự nhiên (m2)

1

Bãi Sao

Khu phố 4, thị trấn An Thới, Phú Quốc

1.500.000

2

Ông Lang

Ấp ông Lang, xã Của Dương, Phú Quốc

72.500

3

Bãi Khem

Khu phố 4, thị trấn An Thới, Phú Quốc

500.000

4

Mũi Đất Đỏ

Khu phố 4, thị trấn An Thới, Phú Quốc

3.000.000

5

Bãi Trường

xã Dương Tơ - huyện Phú Quốc

228.520.000

6

Bãi Bà Kèo

Dương Đông -Phú Quốc

80.000

7

Bãi Dài

xã Gành Dầu - Phú Quốc

60.000

8

Rạch Vẹm

xã Gành Dầu - Phú Quốc

410.000

9

Bãi Vòng

xã Hàm Ninh - Phú Quốc

140.000

10

Hòn Rỏi

xã Hòn Thơm - Phú Quốc

130.000

11

Bãi Dương

xã Bãi Thơm - Phú Quốc

160.000

12

Đá Chồng

xã Bãi Thơm - Phú Quốc

46.000

13

Vịnh Đầm

xã Dương Tơ - Phú Quốc

60.000

14

Vũng Bầu

ấp Vũng Bầu, xã Cửa Cạn - Phú Quốc

190.000

15

Bãi Cửa Cạn

ấp Vũng Bầu, xã Cửa Cạn- Phú Quốc

135.000

16

Rạch Tràm

Bãi Thơm, Phú Quốc

2.000.000

17

Thuận Yên

Thuận Yên - HàTiên

480.000

18

Tiên Hải

Tiên Hải - Hà Tiên

58.000

19

Bãi Nò

Pháo Đài - Hà Tiên

41.750

20

Hòn Rể Nhỏ

xã Bình An - Kiên Lương

248.327

21

Hòn Phụ Tử

xã Bình An - Kiên Lương

1.727.000

22

Mũi Hòn Heo

ấp Bãi Ớt, xã Dương Hòa- Kiên Lương

50.000

23

Ba Hòn Cò

Đảo Ba Hòn Cò - Kiên Lương

500.000

24

Hòn Kiến Vàng

Bình An, Kiên Lương

18.600

25

Hòn Rễ Lớn

Bình An, Kiên Lương

398.369

26

Hòn Dê

Sơn Hải, Kiên Lương

94.677

27

Hòn Mấu

Hòn Mấu - Nam Du - Kiên Hải

4.563

28

Bãi chén

Hòn Tre – Kiên Hải

6.250

29

Bãi Ngự

An Sơn – Kiên Hải

4.523

20

Bãi Cây Mến

An Sơn – Kiên Hải

2.169

31

Bãi Bàng

Lại Sơn – Kiên Hải

3.240

32

Bãi Bấc

Lại Sơn – Kiên Hải

4.367

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang - 8

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang.


Kiên Giang có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định nên các bãi biển Kiên Giang có lượng nhiệt lớn quanh năm. Các bãi tắm ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai như bão hay sóng thần vì thế tạo sự an toàn cho du khách.

Chế độ hải văn của biển Kiên Giang rất phù hợp cho hoạt động tắm biển. Do nằm trong vùng biển nhiệt đới nên nhiệt độ nước biển của các bãi tắm tại Kiên Giang luôn được duy trì ổn định quanh năm ở mức từ 27 - 290C. Theo Tổ chức du lịch thế giới (WTO), đây là giới hạn nhiệt độ lý tưởng để phát triển du lịch tắm biển. Các bãi tắm ở Kiên Giang có thể tiến hành khai thác du lịch quanh năm. Đây là lợi

thế so sánh lớn của các bãi tắm của Kiên Giang so với nhiều bãi biển tại khu vực phía Bắc thường bị ảnh hưởng bởi mùa Đông lạnh.

Chế độ sóng tại các bãi tắm ở mức trung bình nhỏ (0,1 – 0,4m từ tháng 1 – 5) do nằm trong vịnh Thái Lan và một số bãi tắm bị khuất gió do sự che chắn của các đảo lớn. Sóng biển vừa phải là điều kiện thích hợp cho phát triển hoạt động tắm biển, tắm nắng.

Địa hình vùng biển, đảo Kiên Giang khá nông, thềm lục địa kéo dài nên không gian của các bãi tắm được mở rộng. Áp dụng cách tính của Boullón (1985) vào các bãi biển có tiềm năng khai thác tại Kiên Giang ta có được sức tải tiềm năng PPC (Potential carrying capacity) của các bãi biển là 876.003 lượt khách/ngày và sức tải thực tế RCC (Real Carrying Capacity) là 409.900 lượt/ngày (phụ lục 2). Sức chứa của các bãi biển lớn là điều kiện cho phép Kiên Giang phát triển loại hình du lịch tắm biển với quy mô lớn.

Các bãi biển Kiên Giang được phân chia ra thành một số khu vực, mỗi khu vực có những lợi thế riêng về tự nhiên.

Bãi biển khu vực đảo Phú Quốc do nằm ngoài khơi đại dương nên chất lượng tự nhiên của các bãi tắm tại Phú Quốc được đánh giá là tốt nhất và có tiềm năng khai thác lớn nhất tại Kiên Giang và khu vực phía Nam.

Thềm lục địa ven các đảo rộng và số lượng bãi tắm nhiều tạo nên sức chứa lớn cho các bãi tắm tại Phú Quốc với sức tải thực tế (RCC) khoảng 229.761 lượt khách/ngày (chiếm 56% sức tải thực tế các bãi biển của tỉnh). Do địa hình Phú


Quốc chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam nên các bãi biển được chia ra làm 2 phía Đông và Tây do vậy có thể hoạt động luân phiên quanh năm khi gió mùa Tây – Nam hoặc Đông – Bắc hoạt động mạnh.

Cát tại các bãi tắm tại Phú Quốc có màu trắng hoặc vàng, hạt độ vừa phải, nước biển trong xanh, nhiệt độ vừa phải (27 - 280C). Các bãi tắm luôn đầy nắng rất thích hợp cho tắm nắng và tắm biển. Tại các bãi tắm có rất ít các dòng nước xoáy và các loài sinh vật nguy hiểm như: cá Mập, cá Kiếm…

Xung quanh khu vực bãi tắm, thiên nhiên rất hoang sơ, yên tĩnh, khí hậu trong lành. Đây là thế mạnh đặc trưng thu hút du khách nhất của các bãi tắm tại Phú Quốc. Tắm biển tại Phú Quốc mang đến cho du khách cảm giác mát mẻ và gần gũi với thiên nhiên, đây là lợi thế nổi bật của các bãi biển tại Phú Quốc. Vì thế khu vực các bãi biển còn là những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.

Với những ưu thế tự nhiên nêu trên có thể khẳng định chất lượng của các bãi tắm tại Phú Quốc không hề thua kém so với các bãi biển miền Trung. Chất lượng tự nhiên các bãi biển tại Phú Quốc cho phép phát triển mạnh loại hình du lịch tắm biển cả về quy mô và chất lượng, hướng vào tất cả các đối tượng từ bình dân đến khách cao cấp đặc biệt là khách phương Tây.

Các bãi biển có tiềm năng lớn để phát triển du lịch tắm biển tại Phú Quốc là: bãi Trường, bãi Sao, bãi Khem, bãi Dài, bãi Vòng, bãi Cây Dừa, bãi Đất Đỏ, bãi Xép, bãi Cửa Cạn, bãi Vũng Bầu, bãi Đại, bãi Thơm. Đây đều là những bãi tắm có chất lượng tự nhiên tốt và còn khá hoang sơ.

Tại Phú Quốc tuy có nhiều bãi biển nhưng chưa được khai thác triệt để theo hướng chuyên nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tại các bãi tắm đang được khai thác còn nhiều hạn chế vì thế chưa thu hút được nhiều khách cao cấp so với Nha Trang hay Phan Thiết. Một số bãi biển hoạt động tắm biển chỉ mang tính tự phát thiếu sự kiểm soát.

Bãi biển khu vực ven bờ: khu vực ven bờ của Kiên Giang có 2 bãi biển nổi tiếng từ lâu đó là bãi Dương tại KDL hòn Phụ Tử (Kiên Lương) và bãi Nô, bãi Bằng tại khu du lịch Mũi Nai (Hà Tiên).


Lợi thế của các bãi biển này là nằm ven đất liền thuộc 2 khu du lịch lớn của Kiên Giang là KDL Mũi Nai và KDL Hòn Phụ Tử gắn liền với nhiều thắng cảnh. Vì vậy du khách có thể vừa tham quan vừa tắm biển, không phải mất thời gian và tiền bạc cho việc di chuyển ra các đảo xa bờ, khả năng cung ứng các dịch vụ phục vụ tắm biển (nước ngọt, dụng cụ tắm biển…) thuận lợi hơn do nằm trong đất liền nên giá cả sẽ cạnh tranh hơn so với các bãi tắm xa bờ.

Các bãi tắm ven bờ rất phù hợp với khách nội tỉnh, khách đến từ đồng bằng sông Cửu Long với các dịch vụ ở mức trung bình.

Khu vực các bãi tắm có nhiều rong, rêu, rác thải do người dân và khách du lịch vứt xuống biển, đặc biệt khi gió mùa Tây – Nam hoạt động mạnh mức độ ảnh hưởng trở nên nghiêm trọng, nhất là tại Mũi Nai. Hạn chế trên đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hút du khách của các bãi tắm ven bờ, đặc biệt là khách đến từ TP. Hồ Chí Minh, khu vực miền Trung và khách quốc tế.

Các bãi biển của các đảo và QĐ còn lại: bao gồm các bãi biển thuộc các địa bàn các QĐ (Hải Tặc, Bà Lụa, Nam Du, Thổ Châu, An Thới) và một số đảo nhỏ như: hòn Tre, hòn Rái, hòn Nghệ.

Cũng tương tự như tại Phú Quốc các bãi biển khu vực này có các yếu tố tự nhiên tương đối thuận lợi cho khai thác tắm biển như: Bãi cát sạch, nhiệt độ vừa phải, nước biển trong, sóng biển không quá lớn... một số bãi biển có đặc điểm địa chất đặc biệt như bãi Chén (hòn Tre). Nhiều bãi biển còn khá hoang sơ và yên tĩnh tạo ra sức hút lớn đối với du khách.

Khó khăn của các bãi tắm khu vực này là sức chứa bãi biển nhỏ và phân bố lẻ tẻ và cách xa nhau làm mất thời gian và chi phí đi lại cho du khách, gây khó khăn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng và liên kết khai thác.

Nhận xét chung: bên cạnh những thuận lợi nêu trên các bãi biển tại Kiên Giang có một số hạn chế chung đó là:

Do các bãi tắm ở Kiên Giang khá nông lượng bùn cát nhiều do đó khi gió mùa hoạt động mạnh lượng bùn đất bị cuốn lên nhiều làm giảm sức hút của các bãi tắm


hoặc thời điểm gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh số lượng khách tắm biển giảm rất nhiều.

Tại các bãi tắm tình trạng vệ sinh vẫn còn chưa được đảm bảo tình trạng vức rác bừa bãi tại khu vực các bãi tắm vẫn còn xảy ra gây phản cảm cho du khách (phụ lục 8.2).

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ tắm biển tại các bãi tắm vẫn còn hạn chế: thiếu khu vực tắm nắng, lều nghỉ mát, trang thiết bị phục vụ tắm biển, hệ thống cảnh báo an toàn, nước ngọt phục vụ…vẫn chưa đảm bảo

Loại hình du lịch tắm biển vẫn chưa thực sự đóng vai trò chủ đạo trong chương trình các tour mà chủ yếu là lồng ghép với du lịch sinh thái và thể thao.

2.2.3. Tiềm năng phát triển du lịch thể thao‌

Kiên Giang có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch thể thao biển, đảo. Các bãi biển của Kiên Giang có sức chứa lớn, không gian rộng rãi, thoáng mát

.Khí hậu trong lành và điều hoà thuận lợi cho tiến hành các hoạt động thể thao trên bãi biển như: bóng đá, bóng chuyền bãi biển; các trò chơi tập thể mang tính đồng đội, trò chơi dân gian hoặc tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa, văn nghệ, thể thao ngoài trời.

Nước biển trong xanh, nhiệt độ nước biển vừa phải, cộng sự đa dạng của giới sinh vật biển, đặc biệt là các HST rạn san hô, HST cỏ biển là điều kiện thuận lợi cho phát triển một số hình thức thể thao biển như: câu cá, câu mực, lặn biển khám phá đại dương, bơi thuyền, lướt ván bằng ca nô, diều lượn, nhảy dù…

Trên một số đảo, địa hình khá đa dạng có nhiều núi, sông, suối, sinh vật phong phú là điều kiện phát triển một số hình thức như: leo núi, đi bộ xuyên rừng, tắm suối, săn bắn…

Tại Phú Quốc, biển xung quanh các đảo có độ sâu không lớn, nước trong, nhiệt độ vừa phải cộng với sự đa dạng của HST biển ven bờ, có nhiều tôm, cá, sò, ốc... tạo thuận lợi cho phát triển các loại hình như: lặn biển, câu cá, câu mực, du thuyền quanh các đảo. Phát triển một số loại hình thể thao trên cạn như: leo núi tại dãy Hàm Ninh; săn bắn tại các vườn săn bắn; đi bộ khám phá rừng nguyên sinh;


tắm suối tại suối Tiên, suối Đá Bàn, suối Đá Ngọn,…. bãi biển rộng lớn còn là không gian để tổ chức nhiều hoạt động thể thao như: bóng chuyền, diều lượn, tổ chức các sự kiện văn hóa, văn nghệ ngoài trời. Ngoài ra còn có tiềm năng phát triển một số hình thức thể thao mới như: đua ngựa, đua chó, đánh golf…dành cho các đối tượng khách thể thao.

Tại Phú Quốc tuy là đảo phát triển mạnh nhất loại hình du lịch này nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, còn thua so với các điểm du lịch tại miền Trung. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch thể thao biển, đảo vẫn còn hạn chế, các sản phẩm du lịch thể thao biển vẫn chưa thực sự đa dạng.

Các đảo xa bờ còn lại bao gồm các đảo thuộc QĐ. Hải Tặc, Bà Lụa, Nam Du, Thổ Châu. Có nhiều lợi thế về bãi biển ở đây tương đối sạch hơn so với khu vực Hà Tiên, Kiên Lương, chất lượng tự nhiên và môi trường của các bãi cát khá tốt. Không gian ở đây thoáng mát và dễ chịu rất thích hợp cho các hoạt động ngoài trời. Các đảo có triển vọng phát triển là: hòn Heo, hòn Rễ Lớn, hòn Rễ Nhỏ (QĐ. Bà Lụa). hòn Đốc, hòn Tre, hòn Vinh, hòn Đước (QĐ. Hải Tặc). Đây là những đảo có diện tích tương đối lớn và có dân cư sinh sống, vì vậy có thể hình thành được các dịch vụ đáp ứng nhu cầu thể thao biển cho du khách. Các môn thể thao có thể khai thác như: Bóng chuyền bãi biển, bơi thuyền, câu cá, lướt sóng bằng ca nô.

Tại các đảo nhỏ như: hòn Tre, hòn Nghệ, hòn Rái và các QĐ còn lại có thể phát triển loại hình streking kết hợp với các tour khám phá đảo hoang tại QĐ. An Thới, QĐ. Nam Du và QĐ. Thổ Châu, để du khách khám phá thiên nhiên…gắn liền với các hình thức như: câu cá, lặn biển để ngắm đại dương hoặc tìm kiếm các loại hải sản (hàu, tôm, cua) để chế biến thành các món ăn. Loại hình này hướng vào các đối tượng là khách du lịch bụi theo nhóm nhỏ, khách thích phiêu lưu mạo hiểm.

Tại các đảo xa bờ chất lượng tự nhiên của các bãi biển khá hơn nhưng do khoảng cách xa, không gian hẹp, giao thông không thuận tiện lại thiếu thốn về cơ sở vật chất kỹ thuật nên gặp khó khăn rất lớn trong loại hình du lịch này.

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí