Như vậy: “ Sản phẩm du lịch là toàn bộ những hàng hóa và dịch vụ do các tổ chức có chức năng kinh doanh du lịch sản xuất và cung ứng nằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” (Nguyễn Quyết Thắng, 2015).
Có thể hiểu sản phẩm du lịch là các sản phẩm đơn lẻ do từng đơn vị kinh doanh du lịch cung ứng cho du khách hoặc tập hợp các sản phẩm đơn lẻ từ các đơn vị kinh doanh sản xuất khác nhau tạo thành mối liên kết để đáp ứng được nhu cầu của du khách trong một chương trình cụ thể.
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với các cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động tại một cơ sở hay một địa điểm cụ thể nào đó. Theo Nguyễn Quyết Thắng (2015), sản phẩm du lịch sẽ mang những đặc điểm riêng biệt:
Thứ nhất, sản phẩm du lịch có tính cố định: để hình thành nên sản phẩm du lịch thì phải dựa vào điều kiện tài nguyên du lịch sẵn có tại địa điểm đó, do đó các đơn vị kinh doanh du lịch sẽ cung cấp những sản phẩm du lịch gắn liền với nơi có tài nguyên và khách du lịch sẽ đến nơi để tận hưởng những dịch vụ và tiện ích tại điểm. Vì vậy, sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển từ nơi này sang nơi khác như các sản phẩm, hàng hóa thông thường.
Thứ hai, sản phẩm du lịch đa phần là dịch vụ: sản phẩm du lịch mang tính vô hình, đó là những dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách du lịch, hướng dẫn, giải trí…các dịch vụ này sẽ được cung cấp đồng thơi cho du khách, có sự tham gia của du khách trong quá trình tạo ra sản phẩm. Chất lượng của sản phẩm du lịch sẽ tùy thuộc vào cảm tính của khách hàng sử dụng dịch vụ nên sẽ không có sự đồng nhất và không thể lưu trữ như những loại hàng hóa thông thường khác.
Thứ ba, sản phẩm du lịch có tính thời vụ: đây là một tính chất đặc biệt của sản phẩm du lịch vì nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan của thiên nhiên và chủ quan của các hoạt động văn hóa tại địa phương. Chẳng hạn, du khách muốn đi trượt tuyết thì phải dựa vào tình hình thời tiết cũng như thời gian mùa đông đến mới có sản phẩm tour cung ứng phù hợp; hoặc muốn tham gia lễ hội Chọi Trâu tại Đồ Sơn thì phải đến ngày 9 tháng 8 âm lịch hàng năm mới diễn ra lễ hội… Bên cạnh đó,
nhu cầu du lịch cũng có tính thời vụ nên sản phẩm du lịch từ đó cũng mang thính thời vụ theo.
Thứ tư, sản phẩm du lịch mang tính tổng hợp: để tạo nên được sản phẩm du lịch cho khách hành luôn cần sự hợp tác của nhiều đơn vị cung ứng khác nhau, từ các đơn vị kinh doanh lưu trú đến đơn vị nhà hàng, các điểm tham quan, vận chuyển… cùng phối hợp và cung ứng sản phẩm nhằm làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
2.1.3. Động cơ du lịch và các điều kiện phát triển du lịch Việt Nam
2.1.3.1. Động cơ du lịch
Động cơ du lịch chỉ nguyên nhân tâm lý khuyến khích con người thực hiện du lịch, đi du lịch tới nơi nào, theo loại hình du lịch nào, thường được biểu hiện ra bằng các hình thức nguyện vọng, hứng thú, yêu thích, săn lùng điều mới lạ, từ đó thúc đẩy nảy sinh hành động du lịch (Trần Văn Thông, 2003).
Việc nghiên cứu động cơ du lịch của du khách là vấn đề tìm hiểu vì sao mọi người có nhu cầu đi du lịch. Tùy theo mức độ tâm lý có thể phân tích được mối quan hệ giữa cung và cầu trong du lịch, theo đó họ sẽ có những động cơ du lịch khác nhau. Theo Trần Văn Thông (2003), có 5 loại động cơ khiến con người sẽ lựa chọn hình thức đi du lịch:
+ Động cơ về thể chất và tinh thần: do nhu cầu được nghỉ ngơi sau thời gian làm việc, nhu cầu được chữa bệnh, vui chơi, giải trí, vận động, phục hồi sức khỏe… con người sé đưa ra quyết định đi du lịch để thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu đó của họ.
+ Động cơ giao tiếp: động cơ này bắt nguồn từ nhu cầu muốn mở rộng mối quan hệ, thăm thân nhân, bạn bè hoặc kết bạn, tìm cảm giác mới lạ cũng như cải thiện mối quan hệ trong giao tiếp, củng cố hoặc làm bền vững thêm các mối quan hệ đó.
+ Động cơ văn hóa: hoạt động du lịch sẽ giúp họ tìm hiểu về văn hóa – xã hội, các di tích lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội của những nơi họ đến, thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, bổ sung kiến thức.
+ Động cơ danh tiếng, địa vị xã hội: những hoạt động nghiên cứu, khảo sát khoa học thông qua những chuyến đi du lịch sẽ tạo thêm danh tiếng của người tham gia, thực hiện được nguyện vọng thu hút sự chú ý, tán thưởng và khẳng định thêm uy tín trong cộng đồng.
+ Động cơ kinh tế: du lịch hiện nay ảnh hưởng rất nhiều đến mọi mặt kinh tế của đất nước. Do vậy, du lịch để tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác, thị trường để đạt được lợi ích kinh tế cũng đang được đẩy mạnh.
Với những động cơ cụ thể trên, các đơn vị kinh doanh lữ hành cần dựa vào đó để vạch ra kế hoạch, chiến lược cho từng nhóm đối tượng, phù hợp với động cơ, mục đích mà du khách mong muốn. Từ đó, tìm kiếm được thị trường phù hợp và đưa ra các chương trình du lịch thích hợp, đáp ứng được nhu cầu cụ thể mà khách hàng lựa chọn.
2.1.3.2. Điều kiện phát triển du lịch Việt Nam
Chính trị
Du lịch hiện nay được xem là một ngành công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy mà không chỉ ở Việt Nam, các nước trên thế giới cũng đang nổ lực đẩy mạnh kinh tế du lịch. Trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được phê duyệt theo Quyết định số 201/QĐ-TTg, ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ, nước ta đã khẳng định các quan điểm phát triển du lịch cụ thể:
- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.
- Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế, chú trọng du lịch quốc tế đến, tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.
- Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tổn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh quốc
phòng, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đâu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trung các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.
Với những quan điểm cụ thể, quyết liệt của Chính phủ đã cho thấy tầm ảnh hưởng của ngành du lịch đối với quốc gia là vô cùng quan trọng. Việc thúc đẩy du lịch, đưa hình ảnh Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong nước và quốc tế sẽ góp phần nâng tầm vị trí của nước ta trên bản đồ du lịch thế giới.
Kinh tế
Hoạt động du lịch liên quan đến rất nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch phát triển sẽ kích thích đầu tư của các đơn vị kinh doanh, từ đó hình thành nên các mối quan hệ kinh tế trong nước lẫn quốc tế, góp phần phát triển giao thông, tăng thu nhập thuế cho quốc gia, thúc đẩy sự phát triển của các địa phương. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đã thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc, đặc biệt là ngành du lịch.
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội của Tổng Cục Thống Kê năm 2017 thì:
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2017 ước tính đạt 494,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,6% tổng mức và tăng 11,9% so với năm 2016. Một số địa phương có doanh thu tăng khá: Nghệ An tăng 22,7%; Hải Phòng tăng 18,3%; Khánh Hòa tăng 16,5%; Lâm Đồng tăng 14,2%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 10,3%; Hà Nội tăng 8,2%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng khá do lượng khách quốc tế và du lịch trong nước năm nay tăng mạnh.
Bên cạnh đó, doanh thu du lịch lữ hành năm 2017 ước tính đạt 35,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 10,4% so với năm trước. Nhu cầu du lịch trong và ngoài nước cùng với lượng khách quốc tế đến nước ta tăng mạnh đã góp phần tăng thu cho hoạt động du lịch lữ hành. Một số địa phương có doanh thu tăng khá:
Khánh Hòa tăng 23,8%; Bình Dương tăng 22,6%; Quảng Ninh tăng 17,7%; Hà Nội tăng 9,5%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 9,5%.
Đây là những tín hiệu đáng mừng cho ngành dịch vụ của Việt Nam. Từ những chỉ số trên có thể thấy tác động mạnh mẽ của du lịch đến các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội và môi trường tại nước ta. Tạo bước phát triển mạnh mẽ cho ngành du lịch nội địa.
Văn hóa – xã hội
Đất nước Viêṭ Nam vớ i bề dày văn hoá hơn 4000 năm là điều kiên tốt để phát
triển du lic̣ h theo hướ ng khai thác các di tích lich sử văn hoá, lễ hôi, dân tôc
hoc,
cũng như các hoaṭ đôṇ g văn hoá thể thao khác. Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, với cộng đồng 54 dân tộc cùng những phong tục lâu đời, những lễ hội nhiều ý nghĩa gắn liền sinh hoạt cộng đồng, đa dạng văn hoá vùng miền với những nét đặc trưng riêng,…là nguồn tài nguyên độc đáo
cho phát triển du lịch. Hiện nay, toàn ngành đang phát huy tối đa các giá trị văn hóa vốn có của dân tộc để mang hình ảnh Việt Nam rộng khắp cả nước và trên thế giới.
Tự nhiên
Việt Nam có tiềm năng phát triển du lịch đa dạng và phong phú, với vị trí nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương, cùng bờ biển dài hơn 3.000km, Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất Thế Giới. Cùng với các di sản thiên nhiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (Unessco) công nhận là những bước ngoặt quan trọng tạo sự thu hút đối với du khách.
Cơ sở hạ tầng:
Với những khó khăn sau công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Việt Nam đang nổ lực phát triển từng bước để vươn tầm với các nước trong khu vực. Trong những năm gần đây, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở nước ta đã được nâng cấp, góp phần nâng cao tốc độ khai thác trên các tuyến đường bộ; rút ngắn thời gian trên các tuyến đường sắt, đường sông; tăng lượng hàng hóa thông qua các cảng
biển; tăng lưu lượng hành khách và hàng hóa thông qua các cảng hàng không. Giao thông địa phương phát triển góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Ngành lữ hành muốn phát triển cần phải phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy, Chính phủ đã nỗ lực xây dựng nhiều hơn các hệ thống giao thông, hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phục vụ cho ngành dịch vụ du lịch phát triển hơn nữa trong tương lai.
2.1.4. Tính thời vụ của du lịch và sự tác động của tính thời vụ đến du lịch nội địa.
2.1.4.1. Tính thời vụ của du lịch
Thời vụ du lịch chính là những biến động lặp đi lặp lại hàng năm theo một quy luật của cung và cầu dưới tác động của một số nhân tố xác định (Trần Đức Thanh, 2003).
Như vậy, dựa trên sự biến động của nhu cầu du lịch giữa các ngày trong tuần, tháng trong năm sẽ tạo ra các khoảng thời kỳ có lượng khách khác nhau. Thời vụ du lịch tồn tại ở tất cả các nước không riêng gì Việt Nam. Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch tùy thuộc vào thể loại du lịch phát triển tại điểm đó. Quy luật của thời vụ du lịch thông thường là: trước mùa du lịch chính – mùa du lịch chính – sau mùa du lịch chính – ngoài mùa du lịch (Nguyễn Quyết Thắng, 2015). Độ dài của thời vụ du lịch là không giống nhau, tùy thuộc vào các điểm du lịch, nhu cầu, thời tiết hoặc các điều kiện khác nhau của mỗi địa phương, mỗi vùng.
2.1.4.2. Sự tác động của tính thời vụ đến du lịch nội địa Việt Nam
Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Vì vậy, lợi thế của du lịch Việt Nam là rất lớn. Đường bờ biển kéo dài thuận lợi cho việc kinh doanh biển phát triển quanh năm. Sự khác biệt về địa hình của Việt Nam cũng là những ưu thế để thiết kế các tour du lịch theo tính chất của vùng miền đó. Tuy nhiên, sự khác biệt văn hóa vùng miền, mức chi tiêu của du khách trong nước và mức sống khác nhau giữa thành thị - nông thôn đã tạo
nên sự khác biệt trong tiêu dùng du lịch, từ đó khiến cho Việt Nam có nhiều thời vụ du lịch trong một năm. Mùa du lịch chính của khách nội địa Việt Nam là các tháng đầu năm và các tháng hè vì chủ yếu đối tượng khách này đi nghỉ dưỡng, lễ hội, tham quan hoặc nghỉ biển (Nguyễn Quyết Thắng, 2015).
Thời vụ ngắn trong du lịch nội địa đã khiến cho việc sử dụng tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch không đạt hết công suất gây lãng phí lớn (Vũ Tuấn Cảnh và cộng sự, 2000). Vào cao điểm du lịch của nước ta thì phòng tại các khách sạn, resort thường trong tình trạng thiếu, nhà hàng không đủ sức phục vụ, các điểm tham quan ùn ứ, đội ngũ nhân viên tại các điểm nghỉ dưỡng, tham quan không thể tăng cường đột biến để phục vụ, hướng dẫn viên thiếu trầm trọng và phương tiện vận chuyển hạn chế. Trong khi đó, các tháng thấp điểm như tháng 9, 10, 11, 12 thì phòng thừa, nhà hàng trống, đội ngũ phục vụ thì không có nhiều việc để làm…sự chênh lệch trong giai đoạn cao điểm và thấp điểm du lịch dẫn đến chất lượng dịch vụ giảm xuống, không đáp ứng đủ và đúng nhu cầu của du khách. Đới với du khách, tính thời vụ làm hạn chế khả năng tìm được nơi thích hợp với thời gian và ý thích của mình. Theo Nguyễn Văn Đính (1998), tỷ trọng các chi phí cố định trong giá thành của sản phẩm du lịch ảnh hưởng đến chính sách giá thành và cản trở lợi thế cạnh tranh trong các mùa du lịch khác nhau. Hạn chế thời vụ trong du lịch đang là bài toán khó của ngành du lịch quốc gia.
2.2. Hành vi tiêu dùng du lịch.
2.2.1. Đinh nghia
về dich vu,
chất lương dich vu
2.2.1.1. Định nghĩa dịch vụ
Theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2009), dịch vụ du lịch là kết quả mang lại nhờ hoạt động tương tác giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ du lịch và khách du lịch. Đồng thời thông qua các hoạt động tương tác đó sẽ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng dịch vụ du lịch. Có thể phân biệt giữa hàng hóa và dịch vụ như bảng 2.2:
Bảng 2.1. Sự khác biệt giữa hàng hóa và dịch vụ
Dịch vụ | |
Được sản xuất. | Được thực hiện. |
Được chế tạo ở các cơ sở, thường không có sự tham gia của khách hàng. | Được thực hiện tại nơi cung cấp dịch vụ và có sự tham gia của khách hàng. |
Hàng hóa được phân phối tới những nơi khách hàng sinh sống. | Khách hàng di chuyển đến những nơi có dịch vụ. |
Việc mua bán sẽ chuyển đổi quyền sở hữu và quyền sử dụng. | Việc mua bán sẽ chuyển quyền tiếp cận tạm thời với thời gian và địa điểm sắp xếp trước. |
Hàng hóa có dạng hữu hình tại thời điểm bán và có thể được kiểm tra trước khi bán. | Dịch vụ là vô hình tại thời điểm bán, thường không thể kiểm tra trước. |
Có thể dự trữ sản phẩm dành cho việc tiêu thụ trong tương lai | Dịch vụ không thể dự trữ được. |
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình du lịch tour nội địa của du khách nghiên cứu tại công ty TNHH du lịch Lửa Việt - 1
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình du lịch tour nội địa của du khách nghiên cứu tại công ty TNHH du lịch Lửa Việt - 2
- Lược Khảo Tài Liệu Nghiên Cứu Và Điểm Mới Của Đề Tài
- Các Bước Đánh Giá Các Lựa Chọn Đến Quyết Định Mua Sắm
- Các Yếu Tố Quyết Định Giá Trị Dành Cho Khách Hàng
- Bảng Tổng Hợp Thang Đo Về Yếu Tố Quyết Định Chọn Tour Nội Địa Của Du Khách Tại Công Ty Du Lịch Lửa Việt.
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Nguồn: TS. Hà Nam Khánh Giao, 2011
2.2.1.2. Chất lượng dịch vụ
Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về chất lượng dịch vụ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lượng dịch vụ được xem như khoảng cách giữa mong đợi về dịch vụ và nhận thức của khách hàng khi sử dụng dịch vụ (Parasurman, Zeithaml and Berr, 1985, 1988).
Theo quan điểm hướng về khách hàng, chất lượng dịch vụ đồng nghĩa với việc đáp ứng mong đợi của khách hàng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Do vậy, chất lượng được xác định bởi khách hàng, đáp ứng được các yêu cầu mà khách hàng