Anh, Úc đã cập cảng Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu). Hay việc nhiều du khách đã hủy bỏ phòng đặt trước tại những khách sạn của thủ đô Vienna trong đầu năm 2000 vì lý do du khách dự đoán không an toàn và có thể bị đe dọa tính mạng trong việc Đảng cực hữu-phát xít vừa giành quyền tham gia trong chính phủ liên minh ở Áo. Qua các diễn biến này đã cho chúng ta thấy môi trường an ninh-an toàn mang ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển du lịch ở các quốc gia.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Phát triển du lịch hiện nay mang tính thời đại, là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới và du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của nến kinh tế quốc dân. Hoạt động du lịch là hoạt động xã hội của con người để hướng tới nhu cầu hưởng thụ và phát triển. Xu hướng phát triển du lịch chịu sự tác động trực tiếp của những thành tựu về phát triển khoa học-công nghệ và phát triển trên cơ sở của sự xuất hiện nền kinh tế tri thức. Việc phát triển du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế tri thức sẽ tăng cường khả năng chuyển giao công nghệ, trước mắt là đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Chính vai trò quan trọng như thế nên việc thực hiện các giải pháp để phát triển du lịch tỉnh An Giang cần được sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp, mọi thành phần kinh tế và các giải pháp phù hợp để thực hiện hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
Vì thế hoạt động du lịch dưới sự nghiên cứu đi sâu về cơ sở lý luận và vai trò của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội có một ý nghĩa to lớn để làm cơ sở khoa học kết hợp điểu kiện thực trạng ngành du lịch địa phương từ đó đề xuất các giải pháp tích cực để tác động ngành du lịch tỉnh An Giang phát triển hiệu quả. Ngoài ra, để ngành du lịch phát triển, luận án đã thông qua việc phân tích có căn cứ lý luận, đặc biệt là vấn để điều hành thực tiễn về hoạt động du lịch, mô hình phát triển du lịch cũng như kinh nghiệm rút ra từ phát triển du lịch của các quốc gia trên thế giới.
Như vậy, với nội dung chương I được thực hiện nhằm mục đích đưa những cơ sở lý luận, luận cứ để tạo điều kiện cho việc đề xuất các giải pháp phát triển du lịch một các hiệu quả nhất trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH AN GIANG:
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Ngành Du Lịch:
- Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Và Một Số Địa Phương Việt Nam Trong Phát Triển Du Lịch Và Bài Học Vận Dụng Cho Tỉnh An Giang:
- Kinh Nghiệm Về Phát Triển Du Lịch Tại Một Số Địa Phương Ở Việt Nam:
- Làng Nghề Trên Địa Bàn Tỉnh An Giang:
- Kết Quả Phát Triển Ngành Du Lịch Tỉnh An Giang Thời Gian Qua:
- Kết Quả Vận Hành Của Hệ Thống Du Lịch Tỉnh An Giang:
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên:
Môi trường thiên nhiên, địa lý, lịch sử, văn hóa, kinh tế và chính sách của tỉnh An Giang có tầm quan trọng tác động trực tiếp đến phát triển ngành du lịch của tỉnh An Giang. Tỉnh An Giang với cảnh quan thiên nhiên phong phú, khí hậu ôn hòa, có nhiều di tích lịch sử, phong tục-tập quán và văn hóa -truyền thống phong phú, độc đáo tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch trong thời gian tới.
An Giang là vùng đất giàu tiềm năng du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, tham quan và du lịch hành hương. Đây là tỉnh có những nét đặc sắc riêng của thiên nhiên, vừa có đồng bằng vừa có rừng núi, có tài nguyên khoáng sản, di tích lịch sử lâu đời mang dấu ấn của một nền văn hóa lúa nước cổ xưa. Theo số liệu điều tra khách du lịch đến tỉnh An Giang, có 62,5% ý kiến du khách cho rằng điều kiện thiên nhiên của tỉnh An Giang hấp dẫn và khá hấp dẫn [Phụ lục 3].
2.1.2. Vị trí địa lý và khí hậu:
- Vị trí địa lý:
An Giang là một tỉnh Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giữa hai dòng sông Tiền, sông Hậu và dọc theo hữu ngạn sông Hậu, thuộc hệ thống sông Mekong. Toạ độ địa lý từ 100 10’ đến 110 37’ vĩ độ Bắc và 1040 47’ đến 1050 35’ kinh độ Đông. Phía Đông và đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang. phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ, phía Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 95,05 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.406 km2, bằng 1,05% diện tích toàn quốc và bằng 8,71% diện tích toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (đứng thứ 4 trong vùng), dân số 2,4 triệu người. Là tỉnh nẳm giữa 3 trung tâm kinh tế lớn : Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ – Phnông Pênh ( Campuchia), cửa khẩu quốc tế có đường sông và đường bộ vào thủ đô PhnôngPênh với cự ly ngắn nhất. Bên cạnh vùng đồng bằng phù sa, An Giang còn có núi trãi dài trên 30 Km, rộng 13 Km. Đó là vùng bảy Núi ( Thất Sơn) ở các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên.
An Giang là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực ( gần 03 triệu tấn), ngoài cây lúa còn trồng các loại nông sản và nuôi trồng thủy sản nước ngọt như cá, tôm...An Giang nổi tiếng với các làng nghề thủ công truyền thống như tơ lụa Tân Châu, mắm Châu Đốc, mộc Chợ Thủ, Bánh phồng Phú Tân, khô bò và các mặt hàng tiêu dùng khác. Đặc biệt là nghề dệt vải thủ công lâu đời của đồng bào Chăm và nghề nuôi cá bè đặc trưng của vùng sông nước.
Giữa sông Tiền và sông Hậu tạo thành vùng cù lao, chiếm 30% diện tích đất tự nhiên. Vùng tứ giác Long Xuyên nằm ở phía Tây sông Hậu, chiếm 70% diện tích của tỉnh. Vùng vừa có đồng bằng vừa có núi. Nhiều khối núi lớn, không thành dãy như núi Dài, Cô Tô, cao nhất núi là Cấm 710m.
Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, và 9 huyện là An Phú, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên, và Tân Châu với 150 đơn vị xã, phường, thị trấn.
- Khí hậu:
Khí hậu tỉnh An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27oC; lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm, có năm lên tới 1.700 - 1.800 mm; độ ẩm trung bình 80% - 85% và có sự dao động theo chế độ mưa theo mùa. Qua điều tra thực tế cho thấy 68,6% du khách quốc tế cho rằng khí hậu tỉnh An Giang phù hợp với nhu cầu của họ. Đây là một trong những điều kiện để thu hút khách du lịch. Ngoài ra, tài nguyên này còn có lợi ích chữa bệnh, phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên khí hậu nhiệt đới ẩm cao, đòi hỏi các nhà quy hoạch du lịch, nhà kiến trúc, lưu ý trong việc quy hoạch các quần thể kiến trúc du lịch, đảm bảo yêu cầu thoáng mát, có cây xanh phù hợp. Bên cạnh cần có các giải pháp tích cực để khắc phục mùa vụ trong du lịch.
- Về Thủy Văn:
Nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào. Sông Tiền và sông Hậu chảy song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần 100 km, lưu lượng trung bình năm 13.800 m3/s. Bên cạnh đó có 280 tuyến sông rạch và kênh lớn, mật độ 0,72 km/km2. Song chế độ thủy văn của tỉnh phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước của sông Mê Kông. Hằng năm bị ngập lụt từ
tháng 8 đến tháng 11, gọi là “mùa nước nổi” nước dâng cao lên từ 1m đến 3m, có năm trên 4,5m. thời gian ngập lụt từ 2 - 4 tháng. Hệ thống giao thông thủy, bộ rất thuận tiện. Giao thông chính của tỉnh là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia và quốc tế, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và Vĩnh Xương. Đây là lợi thế cho quá trình mở cửa, phát triển và hội nhập nền kinh tế An Giang với các tỉnh trong nước, ngoài nước, nhất là khu vực Đông Nam Á.
Cùng với cảnh núi rừng hùng vĩ hoang sơ, An Giang còn là vùng đất của sông nước hữu tình do hai nhánh sông Tiền và Sông Hậu của sông Mêkông chảy qua. An Giang có hơn 2.500 Km đường thủy, đặc biệt những sông lớn bao quanh các cù lao và ưu thế nhất là cù lao Mỹ Hòa Hưng nơi quê hương Chủ Tịch Tôn Đức Thắng, bên cạnh có những kênh rạch nổi tiếng như Vĩnh tế, Thoại Ngọc Hầu ngày xưa và các kênh T4,T5,T6...ngày nay đã tạo điều kiện cho du lịch sông nước An Giang Phát triển.
An Giang có mùa nước nổi từ 3-5 tháng hàng năm. Tỉnh An giang đã tác động nhiều chính sách để khai thác mùa nước nội thông qua các mô hình sản xuất phong phú như trồng nắm rơm, nuôi cá (trong đăng, vèo, lồng), trồng ấu...tạo tính đa dạng, đặc thù của miền sông nước.
Nhìn chung, hệ thống thủy văn của tỉnh An Giang đã góp phần làm nên cảnh quan sông rạch phong phú. Điều này không chỉ giúp cho các nhà kinh doanh du lịch khai thác cảnh quan thiên nhiên mà nó còn ghi lại truyền thống lịch sử vẻ vang của nhân dân An Giang trong chống Mỹ vừa qua. Vì vậy, trong phát triển ngành du lịch khai thác nét độc đáo của nền văn hóa sông nước đặc thù An giang để góp phần vào việc duy trì và bảo tồn những bản sắc truyền thống của địa phương. Đây sẽ là một trong những phương thức tạo ra sản phẩm thay thế, tăng tính đa dạng của sản phẩm du lịch là một trong những cách giữ lại nét theo hướng khai thác tâm hồn trong xu thế phát triển hiện đại, kết hợp tính nét riêng biệt để thu hút du khách về tính đặc thù của du lịch An Giang.
2.1.3. Tài nguyên sinh vật:
An giang là tỉnh đồng bằng nhưng được thiên nhiên ưu đãi có nhiều núi tạo nên phong cảnh du lịch hấp dẫn như Núi Sam, Núi Cấm, Núi Cô Tô, Núi Két, Núi Sập...Những ngọn núi này không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên mà còn gắn liền với nhiều di tích lịch sử đã khắc sâu vào tâm linh của người dân đồng bằng Nam bộ, do vậy hằng năm thu hút lượng khách rất đông về thăm viếng.
Bên cạnh, An Giang còn có diện tích rừng khá lớn gần 12.000 ha, đặc biệt rừng tự nhiên ở các núi Phú Cường, Núi Cấm, Núi Cô Tô còn được bảo quản tốt tạo môi trường cho các loài động vật hoang dã về sinh sống như khỉ, heo rừng, chồn, thỏ, trăn và các loài chim...các khu rừng tràm đồng bằng ngoài chức năng phòng hộ cho nông nghiệp, còn là nơi trú ngụ và sinh sản lý tưởng cho các loài chim nước. Đặc biệt rừng tràm Trà Sư có đàn chim, cò sống và sinh sản lên đến hàng vạn con, trong đó có những loại chim quý như sếu đầu đỏ hàng năm về trú ngụ.
Ngoài tác động của rừng đối với môi trường, như làm thay đổi khí hậu trong vùng có lợi cho con người và thiên nhiên, rừng còn là nơi tạo ra nhiều cảnh quan hấp dẫn phục vụ các loại hình du lịch.
2.1.4. Tài nguyên du lịch nhân văn:
- Về dân cư, dân tộc, lễ hội:
Như phân tích trên, tài nguyên tự nhiên làm tăng tính hấp dẫn của loại hình du lịch sinh thái thì tài nguyên nhân văn sẽ làm tăng tính hấp dẫn của loại hình du lịch văn hóa. Nguồn tài nguyên văn hóa gồm có thành phần văn hóa vật chất và phi vật chất…mang lại giá trị nhân văn nhất định và tạo nét đặc trưng cho sản phẩm du lịch. Các giá trị văn hóa thể hiện qua bề dầy lịch sử của quá trình hình thành và phát triển, các di tích, các phong tục tập quán…tất cả sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển các loại hình du lịch và sẽ làm nên giá trị văn hóa của An Giang vì nó thể hiện giá trị của sự sáng tạo, phong phú và văn hóa được kết tinh lại tạo sức thu hút cao.
Với phong cảnh tự nhiên hấp dẫn và nhiều di tích gắn liền với truyền thống văn hóa, lịch sử, tập tục lễ hội cổ truyền dân tộc trãi đều trên toàn tỉnh đã được Bộ Văn Hóa công nhận và xếp hạng. Hệ thống sông ngòi chằng chịt là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sông nước, khám phá các tập quán, sinh hoạt trên sông của dân bản địa. Theo số liệu điều tra du khách đến tỉnh An Giang, có 60,0% ý kiến cho rằng nét độc đáo thu hút du khách đến tỉnh An Giang là văn hóa lễ hội [Phụ lục 3].
Cộng đồng các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ An Giang, dân tộc Kinh chiếm đông nhất (94,30%), người Khơmer ( 4,07%), người Chăm ( 0,65%), người Hoa (1,009%)...Mỗi dân tộc đều có những nét sinh hoạt văn hóa, lễ hội riêng của mình. Từ điều kiện lịch sử nên cơ cấu lễ hội tại tỉnh An Giang rất phong phú, ngành du lịch cần quan tâm tận dụng thế mạnh này để khai thác lễ
hội các dân tộc Chăm, Khmer, người Hoa…để phục vụ du lịch. Trong năm tỉnh An Giang có lễ cách mạng là ngày Kỹ niệm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng vào ngày 20/8 hàng năm và 14 lễ hội dân gian được tổ chức. Đặc biệt lễ hội Bà Chúa Xứ hàng năm thu hút trên ba triệu lượt khách. Người Chăm sống chủ yếu ở hai huyện Phú Tân và Tân Châu có các lễ hội: Romadol, lễ Hatgi (Roya Hadji)...Người Khơmer sống tập trung ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, thường tổ chức các lễ hội sôi động sau các mùa vụ như đua bò, tết Cholchnamthmay, lễ dolta, lễ cúng trăng và hội đua ghe...tại An Giang còn có các tôn giáo như Phật, Cao Đài, Công giáo, Hồi giáo, Phật giáo Hòa Hảo với các lễ hội dành riêng cho các tôn giáo này tạo tính phong phú, hấp dẫn tạo sự thu hút khách đến tham quan. Tuy nhiên các lễ hội sinh hoạt còn mang tính tự phát, chưa chuyên nghiệp và chưa thế hiện rõ nét tính độc đáo của sản phẩm du lịch về lãnh vực này.
Với tính phong phú của các lễ hội, tỉnh An Giang cần tiến hành quy hoạch các lễ hội và đầu tư vào chiều sâu hơn về các mặt như cần xác định nội dung, địa điểm, mục đích, ý nghĩa…của từng lễ hội cụ thể, đồng thời kết hợp với các chương trình biểu diễn khác để nâng cao tính phong phú, hấp dẫn như chương trình ẩm thực, các nghệ thuật dân tộc, biểu diễn trang phục cổ truyền. Đây không chỉ là khai thác để phát triển du lịch mà còn có ý nghĩa trong việc bảo tồn, nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương. Một số lễ hội tiêu biểu cụ thể như:
+ Lễ Dolta và Hội đua bò của người Khmer:
Lễ Dolta tức là lễ “cúng ông bà” của người Khmer nhằm mục đích cầu siêu cho người đã chết, lễ diễn ra từ 29 tháng 8 âm lịch đến ngày 01 tháng 9 âm lịch. Trong dịp này, hội đua bò được tổ chức thu hút trên chục ngàn người từ các nơi đến xem. Đây là môn thể thao đậm đà màu sắc dân gian của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi An Giang. Tục đua bò đã có từ lâu đời. Cuộc đua thường được tổ chức trên ruộng có nước xâm xấp, gọi là “đua bò bừa”. Ngày xưa, ngày lễ Dolta trùng vào dịp xuống giống vụ lúa Thu Đông nên bà con nào trong Phum, sóc có bò mang đến bừa cho thửa ruộng của ngôi chùa trong phum, sóc gọi là “bừa công quả”.
Về sau, hình thành tục đua được tổ chức tự phát ở nhiều nơi trong 02 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, thu hút cả chủ bò người kinh tham gia. Đến năm 1992 chính quyền 02 huyện này thống nhất tập hợp và tổ chức “Lễ hội đua bò”.
Hàng năm luân phiên tại 02 điểm trường đua thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn và xã Vĩnh Trung huyện Tinh Biên với qui mô lớn.
+ Tết Col Chơnam Thmây của đồng bào Khmer:
Đây là ngày Tết vào năm mới của người Khmer, còn gọi là là lễ “chịu tuổi”. Lễ vào đầu tháng”chét” theo Phật lịch-ngành Tiểu Thừa. Đây là thời gian khô ráo, mùa màng đã xong. Người Khmer đón năm mới với ý nghĩa cũng như các dân tộc khác.
+ Lễ hội của người Chăm:
Người Chăm ở An Giang hầu hết là tín đồ Hồi Giáo (Islam). Vì vậy các lễ hội của người Chăm được tiến hành theo Hồi lịch và được tổ chức hàng năm tại các Thánh đường ở mỗi địa phương. Lễ Ramadan là một trong những lễ hội lớn tập trung nhiều người tại Thánh đường.
Lễ Ramadan còn gọi là tháng Thánh lễ Ramadan từ ngày 1 tháng 9 đến ngày 30 tháng 9 Hồi lịch. Người Chăm gọi lễ này là “Pănơh” có nghĩa là “tháng nhịn ăn” hay “tháng ăn chay”. Đây là tháng để tín đồ kiểm điểm hành động và xám hối.
- Về di tích lịch sử-văn hóa:
Phát triển du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, vì vậy, những năm gần đây tỉnh đã và đang tập trung đầu tư, khai thác du lịch để phát triển nhanh các khu di tích văn hóa lịch sử như: Núi Sam (thị xã Châu Đốc), Núi Cấm (huyện Tịnh Biên), đồi Tức Dụp (huyện Tri Tôn), văn hóa Óc Eo (huyện Thoại Sơn) và khu lưu niệm Bác Tôn gắn với xây dựng làng du lịch sinh thái. Bên cạnh, tổ chức, mở rộng các loại hình du lịch, các dịch vụ giải trí, các dịch vụ phụ trợ du lịch, chú trọng việc nâng cao chất lượng phục vụ, trình độ nghiệp vụ, để tạo ra những sản phẩm du lịch mới, nhằm thu hút và kích thích tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của du khách về vật chất và tinh thần.
Chính vì vậy, trong những năm gần đây An Giang đã có nhiều cố gắng, nỗ lực phát triển nhanh ngành du lịch nhằm xây dựng An Giang trở thành một trong những điểm đến của Việt Nam đón chào khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng nhiều hơn.
Toàn tỉnh AnGiang có 26 di tích xếp hạng di tích quốc gia và 35 di tích xếp hạng di tích cấp tỉnh, tập trung:
Thành phố Long Xuyên:
Gồm Khu lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng là di tích lịch sử thuộc khu vực cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, Đình Mỹ Phước là di tích kiến trúc nghệ thuật, thuộc phường Mỹ LongTP Long Xuyên, Chùa Ông Bắc là di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc phường Mỹ Long.
Thị xã Châu Đốc:
Thuộc loại cụm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh ( trong khu vực xã Vĩnh Tế), gồm Di tích Lăng Thoại Ngọc Hầu, Miếu Bà Chúa Xứ, Di tích chùa Tây An, Di tích chùa Hang, Đình Châu Phú là di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc phường Châu Phú A.
Huyện Tri Tôn:
Là cụm di tích cách mạng nằm trong khu vực xã Ba Chúc, gồm Nhà mồ, Chùa Tam Bửu, Miếu An Định ( tức chùa Phi Lai), Đồi Tức Dụp là di tích thuộc núi Cô Tô, Chùa Xà Tón là di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc thị trấn Tri Tôn ( chùa Khơmer).
Huyện Phú Tân:
Gồm Chùa Giồng Thành ( Long Hưng Tự) là di tích lịch sử thuộc xã, Chùa Chăm là di tích khiến trúc nghệ thuật thuộc xã Phú Hiệp.
Huyện Châu Phú:
Gồm Đền thờ Quản Cơ Trần Văn Thành là di tích lịch sử, xã Thạnh Mỹ
Tây.
Huyện Chợ Mới:
Gồm Chùa Đạo Nằm xã Tấn Mỹ, Chùa Bà Lê ( tức Phước Hội Tư) là di
tích lịch sử thuộc xã Hội An, Cột Dây Thép là di tích lịch sử thuộc xã Long
Điền A.
Huyện Thoại Sơn:
Gồm 2 bia đá tượng Phật 04 tay là di tích kiến trúc nghệ thuật, xã vọng Thê, Bia Thoại Sơn là di tích lịch sử thuộc thi trấn Núi Sập.
Huyện Tịnh Biên:
Có Hòa Thành Cổ Tự là di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật ở xã Nhơn
Hưng.