Khi khách du lịch bắt đầu đến Thái Lan, họ ấn tượng với cảnh trẻ em chơi đùa trên những cánh đồng xanh, khung cảnh những ngôi làng đầy cây xanh đẹp như tranh vẽ. Con đường đến với nền công nghiệp hoá, đặc biệt là công nghiệp hoá ngành du lịch Thái Lan đã dần phá huỷ đi hình ảnh đẹp này. Nền du lịch tự nhiên đã nhanh chóng biến mất khi những bãi biển nguyên sơ giờ bị ô nhiễm và tàn phá nặng nề. Có những bãi biển ở Pattaya còn không thể tắm được nữa vì sự ô nhiễm của nó. Bãi biển Pa Tong nổi tiếng ở Phuket đã ô nhiễm tới mức các loài cá và hải sản khác không thể sống đựơc. Kênh đào Mae Kah ở trung tâm Chiang Mai giờ đen đặc và ô nhiễm nặng nề.
Pattaya là một ví dụ điển hình cho việc du lịch không có khả năng kiểm soát đã phá huỷ môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Hiện nay số người du lịch đến Pattaya chỉ đứng thứ 2 sau Bangkok. Cứ 1 người trong 3 người đến Thái Lan sẽ đến Pattaya. Doanh thu của thành phố này từ du lịch năm 1991 là 15,000 baht, chiếm 15% tổng doanh thu từ du lịch của cả nước. Tuy nhiên sự ô nhiễm môi trường đã làm cho sức hấp dẫn khách du lịch đến địa phương này giảm đi. Nghiên cứu của ban Môi trường quốc gia đã chỉ ra rằng từ năm 1986, chất lượng nước biển ở Pattaya đã ở dưới mức chấp nhận được, bởi không có khả năng quản lý nước thải và rác thải. Chỉ có 10% dải san hô ngầm ở phía đông hòn đảo Lan (gần Pattaya) còn tồn taị. Những điều trên là nguyên nhân làm cho lượng khách đến Pattaya giảm đáng kể từ năm 1987. Điều mà xảy ra với Pattaya cũng phản ánh bức tranh thực tế mà Thái Lan đang phải đối mặt với, đó là vấn đề môi trường và quản lý thiên nhiên.
4.3. Vấn đề đạo đức, văn hoá, xã hội
Cùng với sự phát triển ngày càng cao của ngành công nghiệp du lịch Thái Lan, đi cùng với nó là sự giao lưu về văn hoá toàn cầu. Tính tích cực của nó là làm cho Thái Lan nhanh chóng hội nhập với nền văn minh thế giới, là nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá tạo nên tính đa dạng trong văn hoá dân tộc. Nhưng mặt trái của nó là sự mất ổn định về xã hội, dẫn đến nhiều bạo loạn, khủng bố xảy ra...Hơn nữa, do chạy theo nhu cầu của khách du lịch, mà ngành du lịch Thái Lan đã hướng theo nhu cầu của khách hàng, dẫn đến hiện tượng đạo đức bị đảo lộn, đặc biệt là vấn đề chuyển đổi giới tính nổi tiếng của Thái Lan...
Như vậy, bài học kinh nghiệm đúc rút ra từ mặt trái của quá trình phát triển du lịch của Thái Lan đó là : Trong quá trình phát triển du lịch của nước mình,
không được đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà cần phải phát triển du lịch một cách bền vững, phát triển du lịch đồng thời giữ vững ổn định trật tự, tránh những mặt trái ảnh hưởng nghiêm trọng làm suy đồi đạo đức xã hội đồng thời cần giữ gìn bảo vệ môi trường và thiên nhiên.
Tóm lại, chương 2 đã nêu được điều kiện, tình hình du lịch quốc tế, biện pháp và kinh nghiệm phát triển của du lịch Thái Lan, cả mặt thành công và mặt hạn chế. Những kinh nghiệm đó là 1 bài học quý giá trong quá trình phát triển du lịch của chúng ta. Từ những vấn đề được nghiên cứu ở chương 2, Chương 3 sau đây sẽ điểm qua tình hình du lịch quốc tế của Việt Nam và nêu lên một số giải pháp cho sự phát triển của ngành.
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN, THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DU LỊCH VIỆT NAM
I - ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG CỦA DU LỊCH VIỆT NAM
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Khách Du Lịch Đến Thái Lan Từ Các Khu Vực Năm 2005
- Thành Tích Mà Ngành Du Lịch Thái Lan Đã Đạt Được
- Chính Sách Xúc Tiến Quảng Bá Du Lịch Hiệu Quả Của Thái Lan
- Cơ Cấu Khách Quốc Tế Đến Việt Nam 7 Tháng Đầu Năm 2006
- Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Và Chính Sách Phát Triển Du Lịch
- Hình Thành Và Tăng Cường Vai Trò Của Các Hiệp Hội, Tăng Cường Hợp Tác Liên Ngành Trong Du Lịch
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
1. Điều kiện phát triển du lịch Việt Nam
1.1. Điều kiện về tự nhiên
Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên những vùng có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiêù hang động, ghềnh thác, đầm, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình), Hồ Ba Bể (Bắc Cạn), Vịnh Hạ Long đã hai lần được công nhận là di sản của thế giới, đảo Phú Quốc, bãi biển Nha Trang... rất thích hợp với nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch biển...
Với 3260 km bờ biển có 125 bãi biển, trong đó có 16 bãi tắm đẹp nổi tiếng như Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịu- Vũng Tàu). Và đặc biệt tạp chí Forbes năm 2004 đã bình chọn bãi biển Đà Nẵng là một trong sáu bãi biển đẹp nhất hành tinh [23].
Việt Nam có hệ sinh thái động thực vật phong phú và đa dạng. Tính đến nay cả nước có khoảng 107 khu rừng đặc dụng trong đó có 25 rừng quốc gia, 75 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hóa- lịch sử- môi trường với tổng diện tích là 2.092.466 ha. Đây là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái quý giá, nơi bảo tồn khoảng 12.000 loài thực vật, gần 7000 loài động vật với nhiều loại quý hiếm, trong đó có vườn quốc gia Ba Bể với hồ thiên nhiên được đánh giá vào loại lớn nhất thế giới đang đề nghị UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới [33].
Việt Nam có lợi thế đường biển dài nên rất thuận lợi cho phát triển du lịch đường biển. Nguồn suối nước khoáng cũng rất phong phú như: Suối khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), Hội Vân (Bình Định), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận),
Kim Bôi (Hoà Bình)...đây là một thuận lợi vô cùng to lớn cho Việt Nam phát triển loại hình du lịch kết hợp với chữa bệnh.
Nói về điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch, thì nước ta có điều kiện phát triển ngang bằng thậm chí hơn Thái Lan. Thứ nhất là về khí hậu, cùng ở trong khu vực địa lý nên Thái Lan và Việt Nam có khí hậu tương đối giống nhau, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhưng khí hậu của Việt Nam có phần đa dạng hơn Thái Lan vì có những vùng khí hậu rất giống với khí hậu ôn đới (Sapa, Đà Lạt...) trong khi đó khí hậu Thái Lan hoàn toàn là khí hậu nhiệt đới, hơn nữa nhiệt độ của Thái Lan có độ chênh lệnh nhiều hơn Việt Nam (Thái Lan chênh lệch giữa 2 mùa lên đến 19 độ trong khi Việt Nam chỉ là 13 độ). Thái Lan có 3 mùa trong năm, nhưng Việt Nam có 4 mùa (ở Miền Bắc) nên không khí và sắc thái quang cảnh đa dạng hơn Thái Lan. Từ tháng 5 đến tháng 9 thị trường du lịch của Thái Lan thường vắng khách do đây là mùa mưa triền miên kéo dài, khách du lịch thường rất ngại đến Thái Lan mùa này. Nhưng thời điểm này trong năm, du lịch Việt Nam vẫn có cơ hội phát triển vì không bị ảnh hưởng bởi khí hậu như Thái Lan. Thứ hai là về địa hình, địa hình Việt Nam và Thái Lan có nhiều điểm tương đồng với nhau, địa hình đa phần là núi (diện tích núi chiếm 3/4 tổng diện tích). Thứ ba là về vị trí, Thái Lan và Việt Nam đều nằm ở trung tâm Đông Nam Á nên vị trí tương đối giống nhau nhưng Thái Lan có phần thuận lợi hơn vì nằm ở vị trí “cửa ngõ” vào Châu Á. Khách du lịch muốn đi thăm quan khu vực Đông Nam Á thì thường đến Thái Lan trước rồi mới đến các nước khác. Thứ tư là về phong cảnh, có rất nhiều khách du lịch đến Việt Nam có nhận xét là họ thích phong cảnh tự nhiên của Việt Nam hơn, vì tự nhiên Việt Nam đẹp hơn và còn hoang sơ hơn so với Thái Lan. Ví dụ như để so sánh với Nha Trang của Việt Nam và Pattaya của Thái Lan. Hai điểm du lịch này của Thái Lan và Việt Nam đều có những nét giống nhau: Đều là thành phố du lịch nổi tiếng, ngoài khơi có tuyến du lịch đảo, thành phố chỉ cách bờ biển một con đường...Nhưng xét về cảnh quan thì Nha Trang có nhiều nét vượt trội hơn Pattaya: Bãi biển tươi sáng hơn, sạch sẽ hơn, không gian thoáng đãng hơn. Khung cảnh thiên nhiên ở đảo San Hô ngoài khơi Pattaya cũng không thể so sánh với Bãi Trũ, Hòn Tằm của vịnh Nha Trang, một trong những vịnh đẹp của thế giới. Ngoài ra còn có rất nhiều những nơi
có tiềm năng lớn để phát triển du lịch như Sapa, Phú Quốc, Đà Lạt, Phong Nha, Vịnh Hạ Long...đều có khả năng phát triển du lịch như những Pattaya, Phuket...của Thái Lan.
Nói tóm lại, thiên nhiên nước ta là một tiền đề vô cùng thuận lợi đối với sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp du lịch, là niềm ước mơ của nhiều quốc gia trên thế giới. Song, những nguồn tài nguyên du lịch đó vẫn còn đang nằm trong dạng “tiềm ẩn”, chưa thực sự phát huy hiệu quả đúng với vị trí của nó.
1.2. Điều kiện về văn hoá, chính trị, xã hội
1.2.1. Điều kiện về văn hoá
Việt Nam với lịch sử hơn 4000 năm văn hiến và một nền văn minh rực rỡ của nhân loại. Nền văn minh của trống đồng, của nghề trồng lúa nước ở đồng bằng sông Hồng nổi tiếng, cùng với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo nên những công trình văn hoá, kiến trúc, lịch sử, nghệ thuật, những thuần phong mỹ thuật, nhiều thể loại văn hoá nghệ thuật dân gian, tôn giáo, lễ hội, nghề thủ công đặc sắc, phong phú và đa dạng.
Di tích lịch sử: Có thể kể đến những di tích lịch sử nổi tiếng như: Đền Hùng( Phú Thọ)- nơi thờ các vua hùng, đền Cổ Loa( Đông Anh) nơi thờ Thục Phán An Dương Vương với sự tích nỏ thần đánh giặc, dựng nước Âu Lạc, xây dựng thành Cổ Loa, đền thờ Hai Bà Trưng, cố đô Hoa Lư( Ninh Bình)- kinh thành đầu tiên của chế độ phong kiến Việt Nam, kinh thành Thăng Long với bao chứng tích của các triều đại Lý- Trần- Lê, kinh đô Huế- ngoài giá trị kiến trúc còn là nơi chứng kiến triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, được UNESCO công nhận là di sản văn hoá của nhân loại. Điện Biên Phủ, đường mòn Hồ Chí Minh, địa đạo Củ Chi...những địa danh lừng lẫy chiến công trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ...
Lễ hội: Lễ hội nước ta rất đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn nhỏ trải rộng khắp đất nước trong 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng. Lễ hội nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất của Việt Nam. Ở Miền Bắc có các lễ hội như lễ hội Cổ Loa, lễ hội Chọi Trâu, lễ hội Chử
Đồng Tử- Tiên Dung, lễ hội Đền Hùng, lễ hội Yên Tử...ở Miền Trung có lễ hội vật làng Sình, lễ hội Quan Thế Âm, lễ hội Vật Cù ở Thanh Chương...ở Miền Nam có lễ hội Ka Tê, lễ hội đua Ghé Ngọ, lễ hội Núi Bà... [18]
Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hoá dân tộc cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Các loại hình nghệ thuật: Với chiều dài lịch sử, với nhiều dân tộc khác nhau, đất nước ta đã sản sinh nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, giàu bản sắc Việt Nam với các làn điệu dân ca như: Ca Huế, ca trù, quan họ, hát ví, hát then, tuồng cung đình, cải lương...với những điệu múa xoè, múa sạp, múa nón, múa trống, múa dân gian, múa rối nước...các loại hình đặc sắc như tranh Đông Hồ, Sơn Mài, Khảm trai...các loại nhạc cụ độc đáo như đàn đá, đàn nguyệt, đàn bầu, sáo trúc, đàn T’ rưng, Klông put, cồng, chiêng...Vừa qua, UNESCO đã công nhận văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Như vậy, cồng chiêng Tây Nguyên đã tiếp bước Nhã Nhạc cung đình Huế để trở thành di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu cao quý này [19].
Phong tục tập quán: Nước ta có 54 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có những bản sắc riêng độc đáo, mang giá trị văn hoá cao. Phong tục ăn uống, cưới hỏi, thờ cúng, cách xử sự giữa con người với con người, phong tục sinh hoạt của các dân tộc ít người như dân tộc Mường, Tày, Nùng, Dao, H’mông, Ba Na, E Đê...Sắc thái dân tộc, nền văn hoá đặc thù của 54 dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam là một kho tàng vô giá nếu biết khai thác tốt sẽ đem lại những nét riêng đầy sức hấp dẫn độc đáo cho một nền công nghiệp du lịch trẻ tuổi của Việt Nam. Đây là sức sống trường tồn và là yếu tố quyết định tính Việt Nam không bị đồng hoá, không bị lẫn với sự phát triển hiện đại của nền kinh tế quốc gia nói riêng và của toàn cầu nói chung. Đó là một thế mạnh mà du lịch Việt Nam cần bảo tồn và khai thác để phục vụ cho sự nghiệp phát triển du lịch của nước ta.
Làng nghề truyền thống và các món ăn dân tộc: Ở Việt Nam có hàng trăm làng nghề truyền thống với những sản phẩm đặc trưng mang tính nghệ thuật cao: Làng nghề chạm bạc Đông Xâm, làng tranh Đông Hồ, làng lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng, làng sơn mài Cát Đăng, làng nón bài thơ Tây Đô-Huế, làng hương Yên
Phụ, làng cốm Vòng, làng làm lược sừng Thuỵ Ưng... mỗi cái tên làng nghề lại đi kèm với sản phẩm đặc trưng của làng nghề đó.
Các món ăn dân tộc: Các món ăn dân tộc của Việt Nam cũng mang những nét rất riêng đặc trưng cho từng vùng miền của đất nước. Các món ăn miền Bắc có thể kể đến như là: Chả cá Lã Vọng, bánh tôm hồ Tây, bún thang, bánh trưng, bánh tro, bánh cuốn Thanh Trì, bánh cốm Nguyên Ninh, bánh gai, bánh đậu xanh Hải Dương...Các món ăn miền Trung như cơm hến Huế, cháo lươn xứ Nghệ, bánh khô mè Cẩm Lệ...Các món ăn Miền Nam như bánh tét, lẩu mắm Tây Đô, bánh hỏi, bánh khọt, bánh xèo, bánh cống Đại Tâm, bánh giá chợ Gồng...
Có thể nói nền văn hoá của Việt Nam rất đặc sắc, mang nhiều nét lạ rất hấp dẫn đối với khách du lịch, so với Thái Lan thì không hề thua kém, thậm chí còn được đánh giá là nhiều nét độc đáo hơn. Có nhiều tour du lịch văn hoá của Việt Nam như “Con đường di sản Miền Trung”, “Các cố đô Việt Nam”, “Con đường xanh Tây Nguyên”…đã thành công và trở thành thương hiệu cho ngành du lịch Việt Nam. Thế nhưng, nhìn chung du lịch Việt Nam vẫn chưa phát huy một cách hiệu quả kho tàng đầy hứa hẹn này [21] .
1.2.2. Điều kiện về chính trị, xã hội
Tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp và có tác động sâu sắc đến ngành du lịch thế giới, như: Chiến tranh Mỹ- Irắc, nạn khủng bố hoành hành ở rất nhiều quốc gia trên thế giới cùng với sự xung đột về sắc tộc, tôn giáo... Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn luôn được đánh giá là một điểm du lịch an toàn đối với du khách quốc tế. Sự ổn định về chính trị và xã hội với một chính đảng duy nhất, sự nghiệp quốc phòng an ninh được giữ vững đã tạo một điểm đến an toàn, thân thiện, thu hút khách du lịch. Đó là một thế mạnh lớn để phát triển du lịch của Việt Nam, đặc biệt là khi so sánh với Thái Lan, một đất nước có nhiều biến cố, bạo loạn, đình công...như vụ đình công lật đổ thủ tướng Thaksin Shinatra tháng 9 vừa qua,... Vì thế khi xét điều kiện về chính trị xã hội, thì rõ ràng Việt Nam có cơ hội phát triển du lịch nhiều hơn Thái Lan.
1.3. Điều kiện về nguồn lao động dồi dào
Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch, là nguồn cung cấp lao động cho ngành du lịch, là thị trường tiêu thụ sản phẩm
du lịch. Với nước ta, dân số đông khoảng 80 triệu dân, tháp dân số trẻ, độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao (khoảng 40 triêụ lao động). Lao động nứơc ta cần cù, thông minh, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, học vấn ngày càng cao.... Mặt khác, nhân dân ta nói chung và lao động nước ta nói riêng vốn sinh ra và lớn lên trong một đất nước có truyền thống lịch sử và bề dày văn hoá, yêu nước, nhân hậu, chịu khó...đặc biệt coi trọng thuần phong mỹ tục. Lực lượng lao động ở một số doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn được đào tạo qua các trường lớp, bồi dưỡng tại chỗ, hoặc gửi đi đào tạo ở nước ngoài có chất lượng tốt. Nhiều dự án nước ngoài tài trợ giúp Việt Nam phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam được ký kết (ví dụ như: 19/11/2001 dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam được ký kết giữa chính phủ Việt Nam và cộng đồng Châu Âu EU với tổng số vốn 12 triệu Euro, triển khai trong 6 năm). Phong trào học ngoại ngữ, tin học ở các trung tâm du lịch phát triển về cả quy mô, hình thức và chất lượng. Cả nước có 13 trường và trung tâm dạy nghề khách sạn và 9 trường đại học có khoa du lịch và được đào tạo về nghiệp vụ du lịch một cách bài bản.
Với đội ngũ lao động dồi dào và đang dần được hoàn thiện về chuyên môn, đây cũng là một điều kiện khả quan cho việc phát triển du lịch của Việt Nam.
2. Thực trạng du lịch Việt Nam
2.1. Những kết quả chủ yếu đã đạt được
2.1.1 Về số lượng du khách quốc tế
Những năm qua, đặc biệt là những năm gần đây, khi nước ta bước vào giai đoạn quốc tế hoá, toàn cầu hoá, hoạt động du lịch của nước ta đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Để có thể hiểu được tình hình lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm gần đây, ta có thể theo dõi biểu đồ sau:
Bảng 6 : Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ 2000-2005