Bảo Vệ Môi Trường Và Phát Triển Bền Vững


lưu trú có ảnh hưởng lớn đến việc thỏa mãn các nhu cầu du lịch và kéo dài thời gian lưu trú của du khách tại các điểm du lịch. Xuất phát từ hiện trạng hoạt động còn hạn chế của các cơ sở lưu trú trên các địa bàn du lịch biển. Chúng ta cần tập trung làm tốt một số giải pháp sau:

Ưu tiên đầu tư có trọng điểm tại các địa bàn có lợi thế về du khách như: đảo Phú Quốc, ven biển Hà Tiên, Ba Hòn và ven biển TP Rạch Giá. Có các chính sách ưu đãi nhằm thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư nước ngoài vào việc đầu tư xây dựng các khách sạn từ 3 – 5 sao, khu nghỉ dưỡng, resort, spa…Khuyến kích các thương hiệu khách sạn nổi tiếng vào đầu tư khai thác.

Xây dựng các cơ sở lưu trú có quy mô và chất lượng phù hợp tiềm năng du lịch tự nhiên, điều kiện cơ sở hạ tầng và nhu cầu của du khách tại các điểm, khu du lịch.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động, xếp loại thẩm định chất lượng của các cơ sở lưu trú tại các địa bàn du lịch biển của tỉnh.

Không ngừng hiện đại hóa các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ trong các cơ sở lưu trú, thường xuyên tu sửa và đổi mới. Đảm bảo tính hài hòa, thẩm mỹ, mức độ tiện nghi phù hợp với tiêu chuẩn của các cơ sở lưu trú, nhất là các khách sạn từ 1 – 5 sao.

Xây dựng các cơ sở lưu trú kết hợp với nhiều dịch vụ hỗ trợ khác: ăn uống, vui chơi, giải trí, thư giãn…để đáp ứng tốt hơn nhu cho du khách.

Hỗ trợ và khuyến khích các cơ sở lưu trú đăng ký nhãn hiệu Bông Sen Xanh, đảm bảo vệ sinh, thân thiện với môi trường trong hoạt động của các cơ sở lưu trú

Nâng cao chất lượng phục vụ (trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, thái độ phục vụ…) của đội ngũ nhân viên trong các cơ sở lưu trú.

Tại các địa bàn có tiềm năng lớn về khách nội địa nên tập trung phát triển các nhà nghỉ, khách sạn bình dân với giá cả và chất lượng phù hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Đối với các đảo xa xôi chưa đủ điều kiện để xây dựng các cơ sở lưu trú quy mô lớn, phát triển các loại hình lưu trú đơn giản như: nghỉ tại các ngôi nhà dân có điều kiện phục vụ du khách (homestay), dựng lều cắm trại tại các đảo tuy nhiên cần


Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang - 15

phải có lực lượng giám sát và bảo vệ đảm bảo an toàn cho du khách. Các loại hình này vừa tạo nét dân giã, mạo hiểm vừa phù hợp với điều kiện hạn chế về vật chất kỹ thuật tạo hiệu quả cao cho ngành du lịch, rất thích hợp cho những nhóm du lịch nhỏ thích mạo hiểm.

3.3.2.2. Nhà hàng và cơ sở ăn uống‌

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thưởng thức ẩm thực của du khách chúng ta cần phải:

Đổi mới và hiện đại các trang thiết bị phục vụ tại các cơ sở ăn uống phù hợp với thói quen của từng vùng miền, khu vực và quốc tế, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

Cải tiến và đa dạng cả về hình thức và chất lượng của các món ăn hướng đến xây dựng các món ăn đặc trưng tạo thương hiệu cho miền biển Kiên Giang bằng việc tìm kiếm và thu hút các đầu bếp có tay nghề cao từ các vùng miền và quốc tế về làm việc.

Tăng cường kiểm tra, đánh giá định kỳ chất lượng hoạt động của các cơ sở ăn uống: nguyên liệu đầu vào, mức độ vệ sinh, an toàn thực phẩm, giá cả dịch vụ ăn uống phải ổn định, được niêm yết rõ ràng, tránh tình trạng lừa đảo, tăng giá đột ngột vào lúc cao điểm…có các hình thức xử lý vi phạm thích đáng với các cơ sở vi phạm.

Không ngừng bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ tại các điểm ăn uống chất lượng cao, nhất là trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật…). Cung cách phục vụ phải mang tính chuyên nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo mức độ hài lòng cao cho du khách.

Nên tổ chức các cuộc thi hoặc lễ hội ẩm thực biển tại các địa bàn du lịch biển của Kiên Giang nhằm mục đích tăng cường chất lượng, quảng bá món ăn và hình ảnh du lịch biển Kiên Giang.

3.3.2.3. Khu vui chơi, giải trí và mua sắm‌

Có chính sách thu hút và ưu tiên cho các dự án đầu tư vào các lĩnh vực vui chơi, giải trí và mua sắm chất lượng cao tại các địa bàn du lịch có tiềm năng lớn


(Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương), nhất là tập đoàn kinh doanh, lữ hành có thương hiệu trên thế giới.

Phát triển TT. Dương Đông trở thành trung tâm mua sắm và giải trí chất lượng cao tại Phú Quốc.

Đa dạng hóa các loại hình vui chơi giải trí kết hợp mua sắm tại các đảo, nhất là các loại hình giải trí về đêm bởi các trung tâm giải trí và mua sắm lớn sẽ là lựa chọn đầu tiên cho du khách trong điều kiện thời tiết xấu không thể tiến hành các hoạt động du lịch ngoài trời.

Kiểm tra rà soát giá cả của các dịch vụ du lịch để đảm bảo sự hợp lý, nên có sự so sánh với các điểm du lịch khác nhằm đảm bảo tính cạnh tranh. Giá cả hàng hóa tại các điểm du lịch cần phải được niêm yết rõ ràng, có sự kiểm tra thường xuyên đảm bảo đúng chất lượng, tránh tình trạng hàng giả, hàng nháy nhất là các sản phẩm có thương hiệu và giá trị cao.

Nghiên cứu đầu tư khai thác các loại hình thể thao, giải trí biển với quy mô và chất lượng phù hợp tại các địa bàn có tiềm năng và nhu cầu du lịch lớn.

Nên tổ chức các cuộc thi thể thao biển (bóng chuyền, đua thuyền, lướt ván bằng ca nô…) tại các địa bàn có tiềm năng để thu hút du khách và quảng bá hình ảnh du lịch.

3.3.3. Đẩy mạnh quảng bá du lịch‌

Đây là khâu ngành du lịch biển Kiên Giang vẫn còn hạn chế so với nhiều địa bàn du lịch trên cả nước vì thế trong thời gian tới chúng ta cần nhanh chóng tập trung vào các giải pháp sau:

Thành lập các website riêng và phối hợp với các trang web du lịch nhằm giới thiệu và quảng bá các thông tin về du lịch biển, đảo Kiên Giang (hình ảnh, các tour, tuyến điểm du lịch, các chương trình khuyến mãi, sự kiện du lịch hấp dẫn…).

Phối hợp với các đài truyền hình, truyền thanh và các tổ chức du lịch để tổ chức thường xuyên hoặc định kỳ các sự kiện văn hóa, hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm, cuộc thi thể thao, lễ hội hay festival biển tại các địa bàn du lịch biển Kiên


Giang. Phấn đấu đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa lớn của vùng và cả nước tại các điểm du lịch biển.

Thông qua các phương tiện và cơ quan thông tin để tổ chức các cuộc thi với các chủ đề nhằm tìm hiểu và tôn vinh vẻ đẹp biển, đảo Kiên Giang với những giải thưởng hấp dẫn.

Tổ chức chương trình cho các công ty lữ hành, các chuyên gia du lịch nước ngoài đến tìm hiểu nghiên cứu tiềm năng du lịch biển, đảo để hợp tác đầu tư và đặt văn phòng đại diện theo quy định của nhà nước.

Hợp tác với các công ty lữ hành trong và ngoài nước để giới thiệu, bán và kết nối các chương trình du lịch điểm du lịch biển trên địa bàn Kiên Giang, đặc biệt là đối với Campuchia.

Tạo điều kiện để các đoàn làm phim, đoàn nghiên cứu… trong và ngoài nước hoạt động nhằn giới thiệu vẻ đẹp của biển, đảo.

Nâng cao chất lượng phục vụ của ngành du lịch nói chung để nâng cao uy tín, thương hiệu du lịch biển, đảo Kiên Giang.

Đầu tư phát hành rộng rãi các ấn phẩm, cẩm nang du lịch giới thiệu về con người, cảnh quan và các sản phẩm du lịch biển Kiên Giang để tặng miễn phí cho khách du lịch tại các sân bay, bến cảng, các địa điểm hỗ trợ, tư vấn du lịch, các khách sạn, nhà hàng…

Xây dựng các chương trình hành động cụ thể để quảng bá, xúc tiến du lịch với các chủ đề, khẩu hiệu, biểu tượng cho du lịch biển, đảo của tỉnh.

Mỗi đảo và cụm du lịch phải lựa chọn hình thành được một hoặc vài sản phẩm du lịch đặc trưng tránh sự trùng lấp nhằm tạo thương hiệu và sự cạnh tranh với các địa bàn khác.

Đối với một số đảo không có điều kiện phát triển tổng hợp các loại hình du lịch thì nên đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật theo hướng chuyên môn hóa, kết hợp quảng bá để tập trung phát triển một loại hình du lịch đặc trưng nhất.


3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực‌

Con người là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch, trình độ và năng lực chuyên môn quyết định đến chất lượng sản phẩm du lịch và tạo sự hài lòng thu hút du khách. Chính vì vậy công tác đào tạo nghiệp vụ chuyên môn du lịch cho nguồn nhân lực có vai trò quan trọng để phát triển du lịch biển Kiên Giang. Các giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bao gồm những nội dung cụ thể sau:

Trước hết cần thu hút lao động có trình độ cao trong nghề kinh doanh du lịch bằng cách tạo môi trường làm việc hấp dẫn, mức lương ổn định, có các chế độ đãi ngộ lớn… xây dựng các chính sách thu hút nhân lực có chất lượng cao cho ngành.

Lâu dài từng bước nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch thông qua các buổi tấp huấn, hội thảo chuyên đề tại các cơ quan, các điểm và các cơ sở trực tiếp phục vụ du khách. Có thể kết hợp tham gia với các địa phương khác, khu vực và quốc tế. Hoạt động này sẽ có tác dụng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh, tạo điều kiện trao đổi thông tin, kinh nghiệm, vừa có tác dụng quảng bá và nâng cao uy tín cho ngành du lịch Kiên Giang thông qua tổ chức các hội nghị, sự kiện có liên quan đến du lịch.

Đào tạo nâng cao năng lực có thể phân chia thành nhiều thành phần với các trình độ khác nhau thậm chí tập trung đào tạo nghề và trình độ ngoại ngữ nhằm trang bị kỹ năng căn bản về du lịch cho lao động gián tiếp và người dân trong vùng có tham gia du lịch. Tạo điều kiện cho họ phát huy tài năng phục vụ cho sự phát triển du lịch (các nghệ nhân, nghệ sĩ địa phương…).

Tăng cường lực lượng cán bộ quản lý du lịch tại Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch, các phòng thuộc thị xã, thị trấn và các huyện. Bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ đương nhiệm kết hợp có các chính sách ưu đãi tuyển dụng cán bộ trẻ có năng lực làm nguồn cho công tác quản lý và hoạch định chính sách.

Đẩy mạnh việc xây dựng, phát triển trường nghiệp vụ du lịch trên địa bàn tỉnh hay liên kết đào tạo. Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo


nhân lực cho ngành du lịch trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập và làm việc trên địa bàn quê hương mình. Đảm bảo môi trường đào tạo phải mang tính chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu thực tế. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra đội ngũ nhân lực trẻ có trình độ chuyên môn cao, năng động đáp ứng được các yêu cầu hội nhập phát triển của ngành du lịch hiện nay và tương lai.

Có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp du lịch tự đào tạo, tái đào tạo đội ngũ nhân viên thông qua các giải pháp ưu đãi về thuế.

Mở các lớp tập huấn cho cộng đồng về kiến thức nghiệp vụ du lịch, bảo vệ tài nguyên.

Tranh thủ sự hỗ trợ từ các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của tổng cục du lịch, các tổ chức, dự án quốc tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức về du lịch.

3.3.5. Phát triển cộng đồng du lịch‌

Chất lượng cộng đồng dân cư có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của các điểm du lịch biển của tỉnh. Mỗi người dân có thể là một hướng dẫn viên không chuyên, một nhân chứng lịch sử hay một người phát ngôn chuyên nghiệp để quảng bá marketing hình ảnh biển đảo đến với du khách thông qua những câu chuyện, những kinh nghiệm và hiểu biết rất thực tế từ chính cuộc sống hằng ngày của họ mang lại. Dân cư địa phương có thể là lực lượng sẵn sàng giúp đỡ du khách lúc cần thiết, có thể giúp cho biển, đảo Kiên Giang luôn xanh và sạch đẹp thông qua ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng. Họ là những người trực tiếp tạo ra nhiều sản phẩm du lịch vật chất và tinh thần độc đáo.

Tóm lại cộng đồng chính là một trong những yếu tố rất quan trọng để tạo uy tín, lòng tin và chiếm lĩnh tình cảm du khách là chìa khóa làm nên sự thành công không chỉ cho các điểm du lịch biển, đảo Kiên Giang mà cả nước nói chung.

Thế nhưng thực tế không phải ai cũng có thể ý thức được hết vai trò lớn lao của mình và cũng không phải ai cũng có thể làm được một cư dân du lịch. Đây vẫn còn là vấn đề nan giải và cần nhiều thời gian không chỉ cho ngành du lịch Kiên Giang.


Để làm tốt điều này cần có sự tham gia của cả cộng đồng, cơ quan, tổ chức, đoàn hội trong địa bàn các khu du lịch (Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, các cơ quan quản quản lý, giám sát du lịch…). Thông qua các hoạt động và hình thức tuyên tuyên truyền rộng rãi và thường xuyên. Trước hết phải làm cho người dân ý thức được vai trò và tầm quan trọng của họ, để người dân có thể thấy được mình cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển của các điểm du lịch và bản thân mỗi người dân phải ý thức được trách nhiệm của mình về việc làm hài lòng và tạo ấn tượng tốt đối với du khách. Mỗi người dân phải là một đại diện cho sự thân thiện và mến khách, phải thể hiện được nét văn hóa trong sinh hoạt và ứng xử tại các điểm du lịch.

Để làm tốt điều này bên cạnh tuyên truyền chính quyền địa phương và các tổ chức, công ty du lịch cần có những hành động cụ thể như thành lập những quỹ cộng đồng địa phương, những chương trình hỗ trợ… tạo điều kiện cho tất cả những người dân đều được hưởng những lợi ích từ du lịch mang lại. Du lịch càng phát triển thì đời sống của người dân cũng ngày càng cải thiện, có như thế ý thức cộng đồng du lịch mới thực sự cao và có tác dụng tốt đối với sự phát triển du lịch.

Thực hiện mô hình xã hội hoá du lịch, khuyến kích tạo mọi điều kiện để người dân tham gia vào các hoạt động du lịch theo khả năng của họ cụ thể như:

Tại các vườn tiêu, nhà thùng, điểm sản xuất rượi Sim tạo đào tạo để người dân ở đây trở thành các hướng dẫn viên trực tiếp quảng cáo và tiếp thị cho sản phẩm của mình. Người dân làm hướng dẫn viên trong các tour câu cá, câu mực, tham quan làng chài…để tạo cho cộng đồng dân cư có thêm công ăn việc làm và một cộng đồng du lịch thân thiện.

3.3.6. Quy hoạch, tổ chức và quản lý‌

Đây là công tác cực kỳ quan trọng có tác dụng định hướng và thúc đẩy tạo điều kiện cho du lịch biển, đảo phát triển nhanh và đúng hướng phù hợp với chủ trương chính sách phát triển du lịch của tỉnh và quốc gia.

Chính quyền địa phương phải là lực lượng đi đầu trong công tác quản lý và quy hoạch, sự quản lý và quy hoạch hiệu quả sẽ có tác dụng to lớn và lâu dài đối với việc định hướng phát triển du lịch.


Tăng cường liên kết hợp tác vùng và quốc gia trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù giữa các địa phương…Tránh sự phát triển chồng chéo, lộn xộn trong các sản phẩm du lịch biển, đảo gây sự nhàm chán đối với du khách, đồng thời chính quyền địa phương còn là lực lượng bảo vệ cho các quyền và lợi ích cho hoạt động du lịch.

Liên kết các tour du lịch tham quan biển, đảo với du lịch sông nước để thay đổi cảm giác và phát huy thế mạnh đặc trưng của du lịch biển, đảo Kiên Giang và đồng bằng sông Cửu Long: cụ thể trước mắt chúng ta có thể xây dựng tuyến giao thông đường sông từ TP. Rạch Giá – khu du lịch sinh thái rừng tràm U Minh Thượng (dọc theo sông Xẻo Rô).

Phát triển du lịch biển, đảo phải đảm bảo trật tự xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền biên giới quốc gia. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng bởi rất nhiều phần tử phản động thường đội lốp du khách xâm nhập vào các địa bàn du lịch của tỉnh để tuyên truyền chống phá chính quyền, gây dựng cơ sở.

Bên cạnh giữ vững biên giới cứng, chúng ta còn phải giữ vững được biên giới mềm, giữ gìn và phát huy được các giá trị nhân văn biển, đảo độc đáo chống lại sự xâm nhập của các luồng văn hóa độc hại, tệ nạn xã hội, nhất là đối với thế hệ trẻ họ là đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng.

Có các kế hoạch và biện pháp chủ động phòng chống các căn bệnh lạ từ nhiều vùng lãnh thổ du nhập thông qua khách du lịch, các bệnh truyền nhiễm…

3.3.7. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững‌

Một trong những yếu tố sống còn của ngành du lịch đó là môi trường. Ở đây, chúng ta nhìn nhận dưới 2 góc độ là các loại chất thải và mức độ khai thác tài nguyên du lịch.

Công tác thu gom và xử lý chất thải: đẩy mạnh công tác thu gom và xử lý chất thải tại các điểm du lịch, các khu dân cư và khu sản xuất tại các địa bàn có hoạt động du lịch bằng nhiều biện pháp như: đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải, nước thải để hạn chế thải ra môi trường ở mức thấp nhất. Đặc biệt phải có các thiết bị hỗ trợ và tăng cường đội ngũ lao động làm công tác vệ sinh, thu gom chất thải tại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023