Các sản phẩm du lịch biển còn mang tính đơn điệu, chủ yếu là dựa vào các yếu tố tự nhiên có sẵn là chính, các tài nguyên du lịch tự nhiên chưa được chế biến thành các sản phẩm du lịch mới lạ, đặc trưng.
Số lượng khách du lịch đến với các địa bàn du lịch biển có tăng nhưng không đồng đều giữa các địa bàn, tỷ lệ khách quốc tế còn thấp, chủ yếu là khách nội địa. Mức chi tiêu của du khách còn thấp, thời gian lưu trú tại các điểm du lịch chưa dài.
Một số loại hình du lịch phát triển chưa thực sự rõ nét, một phần do hạn chế về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, một phần do công tác tổ chức khai thác còn kém hiệu quả vì thế nhiều dạng tài nguyên vẫn chưa được khai thác tốt.
Mức độ đầu tư tại các điểm du lịch còn hạn chế và chưa đều, chủ yếu hiện nay đang tập trung vào các địa bàn có tiềm năng lớn như: Đảo Phú Quốc, ven biển Hà Tiên và Kiên Lương, phần lớn là các dự án trong nước, chưa thu hút được nhiều dự án nước ngoài và các tập đoàn lữ hành có thương hiệu.
Nguồn nhân lực trong ngành du lịch còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng nhất là trình độ ngoại ngữ. Đội ngũ cán bộ quản lý và khai thác tài nguyên du lịch còn thiếu so với yêu cầu.
Tại nhiều điểm du lịch chất lượng vệ sinh môi trường, ý thức cộng đồng du lịch của người dân còn chưa đảm bảo gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý du khách.
Các cụm du lịch vẫn chưa tạo ra cho mình được những sản phẩm du lịch biển, đảo đặc trưng vì thế không gây được hứng thú lớn cho du khách.
Tiểu kết chương 2
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Cơ Sở Lưu Trú Tại Một Số Địa Bàn Du Lịch Biển, Đảo
- Số Lượng Lao Động Trong Ngành Du Lịch Tỉnh Kiên Giang
- Lượng Lao Động Khu Vực Biển, Đảo So Với Toàn Tỉnh
- Định Hướng Phát Triển Các Trục Không Gian Và Tuyến Du Lịch Biển,
- Bảo Vệ Môi Trường Và Phát Triển Bền Vững
- Một Số Tiêu Chí Khí Hậu Tỉnh Kiên Giang Qua Các Năm
Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.
Thông qua việc phân tích tiềm năng và hiện trạng phát triển của loại hình du lịch biển, đảo của Kiên Giang có thể rút ra một số kết luận như sau:
Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng du lịch biển, đảo lớn nhất tại tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ và thuộc loại lớn trên cả nước và khu vực nổi bật nhất là đảo Phú Quốc, Hà Tiên và Kiên Lương.
Tài nguyên du lịch biển, đảo Kiên Giang cho phép khai thác tổng hợp nhiều loại hình du lịch để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng nổi bật nhất là: du lịch tắm biển; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái-khám phá đảo hoang; du lịch thể thao biển.
Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch biển, đảo trên các địa bàn có tiềm năng du lịch còn rất nhiều khó khăn và hạn chế.
Mức độ khai thác các tài nguyên biển, đảo phục vụ cho phát triển du lịch còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO TẠI TỈNH KIÊN GIANG
3.1. Cơ sở xây dựng định hướng
3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch quốc gia
Trong hội thảo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” do viện nghiên cứu phát triển du lịch tổ chức, ông Nguyễn Văn Tuấn – Tổng cục trưởng cục du lịch khẳng định: “Phát triển du lịch biển là ưu tiên hàng đầu của ngành du lịch Việt Nam’’. Do đó, trong đề án phát triển du lịch biển, đảo giai đoạn 2011 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam sẽ hình thành 5 khu vực du lịch biển có sức cạnh tranh cao trong khu vực đó là: Hạ Long – Cát Bà; Lăng Cô – Sơn Trà – Hội An; Nha Trang – Cam Ranh; Phan Thiết – Mũi Né và Phú Quốc.
Với quan điểm: “Phát triển du lịch nhanh và bền vững, ưu tiên phát triển du lịch biển, đảo đặc thù với chất lượng cao, Phát triển du lịch biển, đảo luôn gắn với mục tiêu an ninh quốc phòng. Phát triển du lịch biển phải đăt trong quan hệ phát triển tổng thể chung về kinh tế - xã hội”.
Mục tiêu phát triển du lịch biển giai đoạn 2011 – 2020 trở thành ngành động lực phát triển kinh tế của mỗi địa phương có tài nguyên biển.
Phấn đấu đến năm 2020, du lịch biển Việt Nam phải đứng vào nhóm nước có du lịch biển phát triển nhất khu vực như: Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia. Như vậy, phát triển du lịch biển đảo Kiên Giang trở thành một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và kinh tế biển nói chung, tạo đà thúc đẩy bộ mặt kinh tế- xã hội vùng biển Kiên Giang phát triển.
3.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang
Trong quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 đã khẳng định mục tiêu tổng quát là: “Ưu tiên phát triển du lịch và vận tải đường biển”. Trong mục tiêu cụ thể là: “Phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn; đầu tư xây dựng các khu du lịch trọng điểm của tỉnh ở Hà Tiên, Kiên Lương, Rạch Giá, U Minh Thượng. Trong đó, xây dựng đảo Phú Quốc trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, giao thương quốc tế hiện đại, chất lượng cao trong khu vực. Phấn đấu số lượng khách du lịch đạt 6,1 triệu lượt khách năm 2015 và đạt 10 triệu lượt khách vào năm 2020”.
Ngoài ra trong nội dung quy hoạch cũng đã khẳng định về việc đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch biển, đảo. Nội dung quy hoạch cũng đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch của tỉnh.
Có thể khẳng định Đảng và nhân dân Kiên Giang đang thực sự ý thức được thế mạnh và vai trò của du lịch biển, đảo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Vì vậy, du lịch biển, đảo Kiên Giang đang được quan tâm đầu tư và khai thác. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để du lịch biển, đảo Kiên Giang phát triển nhanh trong thời gian tới.
3.1.3. Nhu cầu du lịch
Hiện nay, du lịch biển, đảo đang trở thành loại hình du lịch thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách bao gồm cả khách phương Tây và phương Đông. Trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế như hiện nay, xu hướng giao lưu và hợp tác với nhiều chính sách mở cửa đã tạo điều kiện cho du lịch biển, đảo Kiên Giang có nhiều cơ hội để quảng bá, hợp tác đầu tư, khai thác và phát triển.
Nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, kéo theo thu nhập ngày càng tăng cùng với đó là những nhu cầu giải trí, thư giãn, tái sản xuất sức lao động cũng ngày một cao. Du lịch biển, đảo để tìm về với thiên nhiên trong lành của những hòn đảo xanh, hòa mình vào biển trời bao la, yên bình để thư thả tâm hồn sau những ngày làm việc căng thẳng và ồn ào, cùng với đó là những dịch vụ du lịch giải trí biển hấp dẫn đang là xu hướng du lịch mạnh nhất hiện nay.
Theo đánh giá sơ bộ của Sở Thương Mại - Du Lịch tỉnh Kiên Giang năm 2010, dự báo năm 2015 về khách du lịch: số lượng du khách tăng nhanh qua các năm từ
230.000 lượt khách vào năm 2010 dự báo sẽ đạt 800.000 lượt khách vào năm 2015,
trong đó Phú Quốc là địa bàn trọng điểm với khoảng 40% du khách. Nhu cầu nghỉ ngơi, tham gia các loại hình du lịch biển ngày càng cao, khả năng chi tiêu của du khách ngày càng lớn. Đây được xem là đòn bẫy để phát triển kinh tế - xã hội vùng biển đảo Kiên Giang.
Thực tế trên là cơ sở đồng thời cũng là động lực để xây dựng chiến lược và giải pháp phát triển cho du lịch biển, đảo Kiên Giang thời gian tới.
3.1.4. Tiềm năng và hiện trạng
So với các địa bàn du lịch biển trong nước và khu vực, biển đảo Kiên Giang có nhiều tiềm năng vượt trội để phát triển trở thành trung tâm du lịch biển, đảo của cả nước tại phía Nam.
Thông qua phần đặc điểm tự nhiên vùng biển, đảo ta thấy Kiên Giang có rất nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch biển, đảo so với nhiều địa phương trong cả nước: khí hậu nhiệt đới ổn định và dễ chịu, vùng biển rộng, số lượng các đảo nhiều, tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng cả trên cạn và dưới nước, thiên nhiên vùng biển, đảo đa dạng và phong phú với nhiều dạng cảnh quan đặc sắc, thêm vào đó là sự đa dạng và đặc sắc của các yếu tố lịch sử, xã hội đã làm tăng thêm sức hút cho du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang.
Các tài nguyên du lịch của Kiên Giang cho phép phát triển tổng hợp nhiều loại hình du lịch biển, đảo trong đó nổi bật là du lịch sinh thái, tham quan; du lịch tắm biển, thể thao, khám phá đảo hoang; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch giải trí và mua sắm trong tương lai còn có thể phát triển mạnh loại hình du lịch MICE…Các loại hình này có thể phát khai thác ở tất cả các địa bàn biển, đảo.
Qua thực tế hiện trạng khai thác hiện nay cho thấy, các loại hình du lịch biển, đảo của Kiên Giang vẫn thực sự chưa được khai thác đúng với tiềm năng vốn có, nhiều nguồn tài nguyên còn bị bỏ ngõ. Phương thức khai thác chưa hiệu quả dẫn đến tình trạng lãng phí các nguồn tài nguyên nhưng hiệu quả du lịch không cao.
Từ thực tế trên cần phải có các định hướng và giải pháp phù hợp để khai thác tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch vốn có nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3.2. Định hướng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang
3.2.1. Về loại hình du lịch
Dựa trên những đặc trưng thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tình hình du lịch. Hiện nay, chúng ta cần tập trung phát triển mạnh những loại hình du lịch biển, đảo có thế mạnh như:
Du lịch sinh thái biển, đảo: đây là loại hình đã được khai thác từ lâu với những lợi thế về cảnh quan đa dạng và sinh vật phong phú, có thể phát triển ở hầu hết các đảo trên vùng biển, đảo Kiên Giang. Vì vậy trong thời gian tới cần tiếp tục đầu tư phát triển mạnh loại hình du lịch này với nhiều hoạt động và sản phẩm du lịch đa dạng hơn nhằm tận dụng tối đa các lợi thế tài nguyên. Phát triển du lịch sinh thái kết hợp với các loại hình khác như: tắm biển, thể thao biển, đảo. Phát triển du lịch sinh thái cần gắn với nguyên tắc phát triển bền vững nhằm duy trì và tôn tạo các tài nguyên du lịch, tránh tình trạng chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà khai thác quá mức các nguồn tài nguyên du lịch. Phát triển du lịch sinh thái kết hợp với các hình thức thể thao và nghỉ dưỡng sẽ làm tăng hiệu quả khai thác.
Du lịch tắm biển: trong thời gian tới cần phát triển loại hình du lịch tắm biển theo nâng cao hiệu quả chất lượng khai thác tại các bãi biển bằng cách tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho loại hình tắm biển theo hướng chuyên nghiệp đặc biệt là tại Phú Quốc. Tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh, lực lượng bảo vệ quản lý tại các bãi biển. Phát triển tắm biển gắn với du lịch sinh thái, du lịch thể thao tại các địa bàn.
Du lịch thể thao biển: phát triển du lịch thể thao biển, đảo theo hướng đa dạng hoá hơn nữa các hình thức nhằm tận dụng tối đa các lợi thế vốn cố. Tập trung khai thác mạnh các loại hình câu cá, lặn biển, khám phá đảo hoang, leo núi…, bằng cách tăng cường cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cao hơn so với hiện tại. Phát triển đa dạng hơn nữa các hình thức như: bóng chuyền, lướt ván bằng ca nô, đánh golf, tăng cường tổ chức các sự kiện văn hoá, văn nghệ ngoài trời, các lễ hội truyền thống tại các địa bàn du lịch biển, đảo...để làm tăng sức hút đối với du khách, tạo hình ảnh cho du lịch biển, đảo Kiên Giang.
Du lịch nghỉ dưỡng: phát triển mạnh hơn nữa loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tập trung ưu tiên phát triển các resort biển cao cấp từ 4 sao trở lên, khuyến khích các tập đoàn khách sạn nổi tiếng đầu tư trên các địa bàn có tiềm năng lớn như: Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương đưa các nơi này trở thành trung tâm nghỉ dưỡng của cả nước, chú trọng thành phần khách quốc tế và khách cao cấp. Tuy nhiên cần có sự quy hoạch và thẩm định các dự án xây dựng cơ sở nghỉ dưỡng tránh tình trạng phát triển ồ ạt quá mức làm xâm hại đến các cảnh quan tự nhiên.
Đa dạng hoá các loại hình nghỉ dưỡng, đối với những địa bàn có điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật còn hạn chế như: hòn Tre, Nam Du, Thổ Chu…du lịch biển Kiên Giang cần gắng với những loại hình nghỉ dưỡng đơn giản, tiết kiệm năng lượng, không cần cơ sở vật chất sang trọng nhưng có thể tạo cho du khách cảm giác thoải mái, gắn với thiên nhiên, và cuộc sống làng chài, vừa có chút gì đó mạo hiểm nhưng an toàn như: homestay, camping hướng vào các đối tượng thích mạo hiểm, khám phá thiên nhiên, với các dịch vụ bình dân.
Du lịch giải trí và mua sắm: đa dạng hoá hơn nữa các loại hình giải trí và mua sắm phù hợp với đặc điểm lợi thế của từng địa bàn. Tại Phú Quốc cần nâng cao hơn nữa uy tín và chất lượng của các đặc sản xứ đảo (nước mắm, rượi sim, hồ tiêu, chó Phú Quốc, ngọc trai, các loại hải sản), các mặt hàng vận chuyển từ đất liền phải gọn nhẹ, giá trị cao để giảm chi phí vận chuyển để tạo ra những sản phẩm mua sắm hấp dẫn và có sức cạnh tranh. Cần hình thành tại Phú Quốc và Hà Tiên một số trung tâm giải trí kết hợp mua sắm lớn (siêu thị, plaza, trung tâm thương mại…)
Trong thời gian tới cần phát triển tại Phú Quốc một số loại hình giải trí đặc biệt như: casino, đua chó, đua ngựa…để làm tăng lượng khách và doanh thu.
Du lịch MICE: phấn đấu đưa du lịch MICE thành loại hình du lịch quan trọng tại các địa bàn như: Phú Quốc, Hà Tiên, cần trang bị hiện đại về cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật nhất là các cơ sở lưu trú, ăn uống, phòng hội nghị và mạng lưới thông tin... phát triển gắn với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và mua sắm chất lượng cao.
3.2.2. Về địa bàn du lịch biển, đảo
Dựa trên lợi thế tiềm năng của các khu vực có tiềm năng du lịch biển. Chúng ta có thể phân chia thành các khu vực sau:
Cụm 1, Phú Quốc – Quần đảo An Thới – Thổ Châu: xác định đây là địa bàn du lịch biển trọng điểm của tỉnh, địa bàn đầu tư trọng điểm là đảo Phú Quốc với mức độ đầu tư cao, nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật đạt chuẩn quốc tế. Từ đó tạo đà thúc đẩy các QĐ vệ tinh phát triển. Các sản phẩm du lịch cụm đảo này có khả năng cạnh tranh với các trung tâm du lịch biển của cả nước và khu vực. Tập trung đầu tư khai thác mạnh tất cả các loại hình: Chủ yếu là nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái, tham quan di tích lịch sử, danh thắng, làng nghề, thể thao, giải trí, mua sắm, hội nghị, hội thảo, …
Xây dựng các khu du lịch sinh thái kết hợp thể thao biển tại bãi Thơm, Gành Dầu, rạch Tràm, rạch Vẹm, bãi Dài, bãi Vũng Bầu, bãi Cửa Cạn, bãi Ông Lang, bãi Khem, bãi Sao… các khu du lịch hỗn hợp tại bãi Vòng, vịnh Đầm; khu du lịch phức hợp Bãi Trường; các điểm du lịch đặc trưng nhà tù Phú Quốc, suối Tranh, suối Tiên, suối Đá Bàn, núi Chúa, núi Ra Đa, sông Dương Đông, các điểm làng nghề… Các khu mua sắm và giải trí phức hợp tại Dương Đông. Đối tượng phục vụ chủ yếu là khách quốc tế và khách nội địa có khả năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày với các dịch vụ đạt chuẩn quốc tế.
Cụm 2, ven biển Hà Tiên –Kiên Lương và các QĐ gần bờ: địa bàn đầu tư trọng điểm là khu vực ven biển Hà Tiên và khu vực Ba Hòn (Kiên Lương). Tại cụm này tập trung mạnh vào các loại hình du lịch: tham quan danh thắng, tắm biển, nghỉ dưỡng và thể thao biển, khám phá đảo hoang và mua sắm.
Xác định đối tượng chính đó là khách nội địa với số lượng lớn, thời gian lưu trú ngắn, chủ yếu là khách tham quan, mức chi tiêu trung bình.
Đây còn là địa bàn tiếp nhận và trung chuyển khách đường bộ từ Campuchia, Tp. Hồ Chí Minh, An Giang, Đồng Tháp…đi Phú Quốc và các QĐ vì vậy cần chú trọng vấn đề giao thông và các dịch vụ lưu trú cho du khách.