Thực Trạng Gdmt Thông Qua Hđtn Ở Các Trường Thcs Thị Xã Quảng Yên Tỉnh Quảng Ninh

Bảng 2.5: Đội ngũ GV THCS 3 năm qua



Năm học


T/Số lớp

T/Số giáo viên

Trình độ đào tạo

Xếp loại hàng năm

Danh hiệu

thi đua

ĐH

T.cấp

Tốt

Khá

TB

Yếu

Cấp Tỉnh

Cấp thị

2015-2016

256

559

172

387

0

165

356

38

0

16

57

2016-2017

254

550

271

279

0

213

301

36

0

19

62

2017-2018

250

525

316

209

0

202

296

27

0

26

70

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 7

(Nguồn: Báo cáo của Phòng GD&ĐT ĐT thị xã Quảng Yên)


Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng GV cơ bản đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, cả về chủng loại GV, tỷ lệ số GV đạt chuẩn và trên chuẩn cao, có tác dụng tốt đến nâng cao chất lượng giáo dục. Số GV dạy giỏi cấp tỉnh, cấp thị xã ngày càng cao, hàng năm có khoảng 90 GV được công nhận là GV dạy giỏi cấp tỉnh, thị xã thông qua các kỳ hội giảng. Tuy vậy, tỷ lệ GV được đánh giá trung bình vẫn còn, chứng tỏ sự cố gắng tự học, tự bồi dưỡng vươn lên của số GV còn hạn chế, tỷ lệ này chủ yếu rơi vào những GV nhiều tuổi, trình độ đào tạo thấp, sức khỏe hạn chế. Công tác tuyển dụng GV mới thay thế còn gặp khó khăn do số lớp và số HS giảm, định biên giảm, trong tuyển dụng không đủ chủng loại như GV Âm nhạc và Mỹ thuật, dẫn đến hiện tượng ở nhiều trường GV phải dạy chéo môn nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục hiện nay.

- Về cơ sở vật chất: Trong những năm qua thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt dưới sự chỉ đạo của thị ủy, UBND thị xã nên công tác đầu tư CSVC trường học được đẩy mạnh. Đến nay toàn thị xã có 12/19 (63,2%) trường THCS đạt chuẩn quốc gia. 100% trường THCS có phòng học cao tầng với hơn 250 phòng học cao tầng và mái bằng kiên cố. Số lượng các phòng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn ở các trường THCS đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường sử dụng phòng

học của HS làm phòng thực hành, phòng học bộ môn vừa không đảm bảo quy cách, kém an toàn và hiệu quả thấp.

Tính đến hết năm học 2017 - 2018 toàn thị xã có 46 phòng học bộ môn, 100 % số trường có ít nhất 1 kho thiết bị, 19 trường có phòng thư viện cho GV và HS, 19/19 trường có ít nhất 1 phòng học tin học. 100% số trường có công trình vệ sinh nước sạch cho GV và HS.

2.2. Tổ chức khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

- Đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV và học sinh THCS thị xã Quảng Yên về tầm quan trọng của GDMT thông qua HĐTN ở trường THCS.

- Đánh giá thực trạng quản lý và đề xuất biện pháp quản lý GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Để khảo sát thực trạng công tác quản lý GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, tác giả đã tiến hành khảo sát các đối tượng là CBQL, GV và HS của 5 trường THCS thị xã Quảng Yên, cụ thể như sau:

- CBQL : 10 người

- GV : 30 người

- HS : 100 người

2.2.3. Nội dung khảo sát

- Nhận thức của CBQL, GV và HS các trường THCS thị xã Quảng Yên về vai trò, tầm quan trọng của công tác GDMT thông qua HĐTN.

- Thực trạng về nội dung, hình thức, sự phối hợp của các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong công tác GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên.

- Thực trạng hiệu quả các biện pháp quản lý GDMT thông qua HĐTN của thầy và trò các trường THCS thị xã Quảng Yên.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Điều tra bằng phiếu.

- Phỏng vấn trực tiếp.

- Xử lý kết quả khảo sát bằng phương pháp thống kê, tính tỷ lệ % của số phiếu trả lời theo mẫu khảo sát.

2.3. Thực trạng GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm

2.3.1.1. Nhận thức của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng và mục tiêu của công tác GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh

Một trong những yếu tố quan trọng để GDMT thông qua HĐTN cho HS ở trường THCS đạt hiệu quả đó là CBGV phải có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và mục tiêu của công tác GDMT cho học sinh, trên cơ sở đó để xác định các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDMT thông qua HĐTN,… cho phù hợp và đạt hiệu quả. Để khảo sát vấn đề này chúng tôi tiến hành trao đổi, xin ý kiến của 40 giáo viên và cán bộ quản lý ở 5 trường THCS trên địa bàn thị xã Quảng Yên. Với 2 câu hỏi: Theo thầy cô việc GDMT thông qua HĐTN cho học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng có quan trọng và cần thiết không? và Theo các thầy cô GDMT thông qua HĐTN cho học sinh THCS nhằm những mục tiêu nào? Chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6: Nhận thức của CBGV về tầm quan trọng của công tác GDMT thông qua HĐTN cho học sinh THCS

Tầm quan trọng của công tác GDMT thông qua HĐTN cho học sinh THCS

Ý kiến của CBGV

SL

%

Rất quan trọng và cần thiết

32

80

Ít quan trọng, có cũng được, không có cũng được

5

12.5

Không quan trọng bằng những nội dung GD khác

3

7.5

Không quan trọng

0

0

Từ bảng 2.6 chúng tôi nhận thấy: Đa số CBGV được hỏi (chiếm tỷ lệ 80%) đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác GDMT thông qua HĐTN cho học sinh THCS, coi đây là một nội dung rất quan trọng và cần thiết trong công tác giáo dục toàn diện học sinh ở các nhà trường. Tuy nhiên vẫn có 5/40 giáo viên chiếm tỷ lệ 12.5% cho rằng GDMT thông qua HĐTN cho học sinh là nội dung ít quan trọng, có cũng được, không có cũng được. Đặc biệt vẫn có một tỷ lệ 7.5% số CBGV được hỏi cho rằng GDMT thông qua HĐTN cho học sinh không quan trọng bằng các nội dung giáo dục khác như: GD đạo đức, GD thẩm mỹ, GD thể chất, GD lao động… Điều này nói lên thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của công tác GDMT thông qua HĐTN cho học sinh trong các nhà trường chưa có sự thống nhất, một số giáo viên chưa nhận thức được một cách đầy và đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của công tác GDMT thông qua HĐTN cho học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng. Từ đó làm xuất hiện tâm lý ở một số giáo viên là xem nhẹ nội dung GDMT thông qua HĐTN trong chương trình giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay.

- Nhận thức của GV về mục tiêu GDMT thông qua HĐTN cho học sinh THCS:

Bảng 2.7: Nhận thức của CBGV về mục tiêu GDMT thông qua HĐTN cho học sinh‌

TT

Mục tiêu GDMT thông qua HĐTN cho học sinh THCS

Ý kiến của CBGV

SL

%

1

Thông qua HĐTN GD học sinh có kiến thức nhất định về môi

trường

40

100

2

Thông qua HĐTN hình thành một số kỹ năng BVMT cho HS

34

85

3

Thông qua HĐTN bồi dưỡng cho học sinh có thái độ tích cực đối

với vấn đề BVMT

30

75

4

Thông qua HĐTN xây dựng những hành vi đúng đắn ở HS đối với

môi trường và BVMT

32

80

5

Thông qua HĐTN làm cho HS có thói quen quan tâm đến những

vấn đề về môi trường và BVMT

22

55

Kết quả khảo sát cho thấy: Phần lớn các giáo viên được hỏi đều có nhận thức đúng về mục tiêu GDMT thông qua HĐTN cho học sinh THCS đó là: giúp cho học sinh có những kiến thức nhất định về môi trường và BVMT (100% ý kiến tán thành); Hình thành một số kỹ năng BVMT cho học sinh (85%); Bồi dưỡng cho học sinh những thái độ tích cực đối với vấn đề bảo vệ môi trường (75%); xây dựng hành vi đúng đắn ở học sinh đối với môi trường và BVMT (80%).

Tuy nhiên, với kết quả này chúng ta cũng nhận thấy, nhận thức của giáo viên vẫn thiên về mục tiêu kiến thức nhiều hơn, mặc dù nhận thức về mục tiêu GD thái độ và hành vi đúng đắn với môi trường vẫn ở tỷ lệ cao (80%) nhưng thấp hơn mục tiêu về kiến thức và kĩ năng (> 85%). Điều này phản ánh quan niệm chưa hoàn thiện về mục tiêu GD của chúng ta hiện nay vẫn thiên về kiến thức “hàn lâm” mà nhiều khi chưa chú trọng đúng mức mục tiêu giáo dục thái độ, hành vi và thói quen cho HS.

Đặc biệt ở kết quả trên cho thấy, chỉ có 55% số CBGV được hỏi cho rằng mục tiêu GDMT thông qua HĐTN cho học sinh THCS có cả việc làm cho học sinh có thói quen quan tâm đến những vấn đề môi trường. Theo chúng tôi đây là một trong những mục tiêu quan trọng mà có đến 45% số người được hỏi đã bỏ qua mục tiêu này. Theo các chuyên gia nghiên cứu về môi trường thì một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho môi trường của chúng ta ngày càng bị hủy hoại và ô nhiễm nghiêm trọng là do con người thiếu ý thức quan tâm tới các vấn đề môi trường, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến việc gìn giữ, tái tạo và bảo vệ môi trường. Do vậy việc giáo dục cho cộng đồng nói chung và học sinh THCS nói riêng có thói quen quan tâm đến các vấn đề môi trường phải là một trong những mục tiêu quan trọng trong công tác GDMT hiện nay.

2.3.1.2. Nhận thức của học sinh về vấn đề môi trường và BVMT

Một trong những mục tiêu hàng đầu của GDMT mà Hiến chương Belgrade (1975) đưa ra là: Phải giúp cho người học có được những hiểu biết cơ

bản về môi trường và các vấn đề về môi trường, giúp họ có được nhận thức đúng đắn và sự quan tâm tích cực tới các vấn đề về môi trường và BVMT. Có thể nói mức độ nhận thức, hiểu biết và sự quan tâm của HS về môi trường và các vấn đề liên quan đến môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác GDMT của các giáo viên. Vậy thực tế học sinh các trường THCS thị xã Quảng Yên nhận thức như thế nào đối với các vấn đề môi trường và BVMT?

- Tìm hiểu vấn đề này trước hết chúng tôi tìm hiểu nhận thức của các em về khái niệm “Môi trường”. Chúng tôi đặt câu hỏi mở: Theo em hiểu môi trường là gì? để học sinh trả lời. Kết quả thu được: Không có học sinh nào đưa ra được khái niệm môi trường một cách đầy đủ và có đến 38 học sinh được hỏi, chiếm tỷ lệ 38% bỏ trống hoặc trả lời “không biết” câu hỏi này. Điều này không gây bất ngờ cho chúng tôi và cũng dễ lý giải. Bởi vì, môi trường là một khái niệm chỉ một lĩnh vực rộng lớn mà bản thân khái niệm môi trường trong thực tế lại được hiểu với nhiều góc độ khác nhau. Ngay cả với người lớn đã trưởng thành, khi gặp câu hỏi này cũng khó có thể đưa ra một câu trả lời trọn vẹn và đầy đủ. Mặt khác, nhiều khi chúng ta có thể hiểu được nội hàm khái niệm nhưng không thể diễn đạt được ý thành lời một cách rõ ràng. Tuy nhiên, đa số các em (62/100) chiếm tỷ lệ 62% đã chỉ ra được những nội dung cốt yếu nhất về khái niệm môi trường mặc dù còn rất sơ sài.

- Cùng với câu hỏi tìm hiểu sự hiểu biết của học sinh về khái niệm môi trường, chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi để tìm hiểu nhận thức của các em về các vấn đề liên quan đến môi trường và BVMT. Kết quả chúng tôi thu được thể hiện ở bảng 2.8:

Bảng 2.8: Nhận thức của học sinh về các vấn đề môi trường và BVMT



TT


Các vấn đề môi trường và BVMT

Ý kiến của học sinh

Đúng

Sai

Không biết

SL

%

SL

%

SL

%

1

MT có ảnh hưởng tới đời sống và sự

phát triển của con người

100

100

0

0

0

0


2

MT là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng cuộc sống

của con người


72


72


17


17


11


11

3

Nguồn nước, không khí là vô tận,

không cần phải tiết kiệm, giữ gìn

30

30

65

65

5

5

4

MT tự nhiên không ảnh hưởng gì đến

cuộc sống của con người

0

0

100

100

0

0

5

BVMT là vấn đề cấp bách hiện nay

của mỗi quốc gia

82

82

0

0

18

18


6

Khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa

bãi là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường


90


90


0


0


10


10

7

Con người vừa vừa khai thác, vừa phải

bảo vệ TNTN

100

100

0

00

0

0

8

Chặt phá rừng, rừng bị tàn phá là

nguyên nhân gây nên lũ quét

88

88

0

0

12

12


9

Khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp và khói thải từ các phương tiện giao thông là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn

không khí


95


95


0


0


5


5


10

Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy và các chất thải độc hại là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

và đất


100


100


0


0


0


0


11

Sự thiếu hiểu biết của con người về

môi trường là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm MT


90


90


10


10


0


0

12

Những hành vi thiếu ý thức của con

người là nguyên nhân gây ô nhiễm MT

100

100

0

0

0

0


13

Mỗi học sinh đều có thể trở thành những tuyên truyền viên về BVMT và tham gia các hoạt động BVMT ở địa phương một

cách tích cực và có hiệu quả.


45


45


20


20


35


35


14

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người là việc làm rất quan trọng và

cần thiết góp phần bảo vệ môi trường


38


38


0


0


62


62

Từ bảng 2.8 chúng ta thấy:

- Đa số các em có nhận thức đúng về vai trò của môi trường đối với cuộc sống, tính cấp thiết của vấn đề BVMT, các nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm. Trong đó, 100% số học sinh nhận thức được rằng môi trường có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của con người; 72% số học sinh được nhận thức được môi trường là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng cuộc sống của con người; 82 % số học sinh nhận thức được vấn đề BVMT đang trở thành vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia hiện nay. Có trên 88% số học sinh nhận thức được các nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường bao gồm các yếu tố như: Khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi; chặt phá rừng; khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp và khói thải từ các phương tiện giao thông; Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy và các chất thải độc hại; Sự thiếu hiểu biết của con người về môi trường; những hành vi thiếu ý thức của con người với môi trường sống. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số ít các em chưa có nhận thức đúng về các vấn đề này cụ thể là: vẫn có 28% các em được hỏi cho rằng môi trường không phải là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng cuộc sống của con người; 35% số học sinh có nhận thức sai về việc giữ gìn và bảo vệ nguồn nước; 10% số học sinh nghĩ rằng sự thiếu hiểu biết của con người về môi trường không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm MT.

- Về các vấn đề liên quan đến BVMT chúng tôi nhận thấy, mặc dù đa số học sinh có nhận thức đúng về tính cấp thiết của việc BVMT, tuy nhiên khi nói đến khả năng và trách nhiệm tham gia BVMT của học sinh thì chỉ có 45/100 học sinh chiếm 45% số các em nhận thức được rằng học sinh có thể trở thành những tuyên truyền viên về BVMT và tham gia các hoạt động BVMT ở địa phương một cách hiệu quả. Trong khi đó có tới 20% số học sinh được hỏi quan niệm vấn đề học sinh có thể trở thành những tuyên truyền viên về BVMT và tham gia các hoạt động BVMT ở địa phương một cách có hiệu quả là sai.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022