Định Hướng Phát Triển Các Trục Không Gian Và Tuyến Du Lịch Biển,

93


Cụm 1: Phú Quốc – Quần đảo An Thới – Thổ Chu Các loại hình: Du lịch sinh thái; tắm biển; nghỉ dưỡng; khám phá đảo

hoang; giải trí và mua sắm


Cụm 2: Hà Tiên


BẢNG CHÚ GIẢI



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Tuyến đường ô tô Sân bay

Bến cảng

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang - 14

Tuyến đường thủy Tuyến hàng không Cửa khẩu quốc tế

Cụm 3: Hòn Tre – Hòn Rái và QĐ. Nam Du

Các loại hình chủ yếu: Du lịch sinh thái; tham quan; tắm biển


Cụm 3, QĐ.Nam Du – hòn Rái – hòn Tre: địa bàn đầu tư trọng điểm là đảo Hòn Tre. Tập trung khai thác các loại hình du lịch: Khám phá đảo hoang; du lịch sinh thái, tắm biển, lặn biển, tham quan làng chài. Phát triển địa bàn này cần gắn với TP. Rạch Giá bởi đây không chỉ là nguồn cung cấp khách mà còn là nơi hỗ trợ cho cụm đảo về vấn đề di chuyển và lưu trú cho du khách.

Đối tượng chủ yếu là khách có khả năng chi tiêu trung bình với các dịch vụ bình dân.

Trong số 3 cụm không gian trên thì cụm 1 và cụm 2 là những địa bàn đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược phát triển du lịch biển, đảo của Kiên Giang.

3.2.3. Định hướng phát triển các trục không gian và tuyến du lịch biển,‌

đảo


Trục giao thông liên vùng và quốc tế là:

- Trục đường bộ: quốc lộ 80, 63, 61, N2 nối với các tỉnh trong khu vực, riêng

đường N1 nối với Campuchia và đường hàng lang ven biển phía Nam nối liền 3 nước đi qua Kiên Giang tại điểm đầu tại cửa khẩu Hà Tiên.

- Trục đường biển nối Phú Quốc với Campuchia, Thái Lan và Singapo thông qua cảng biển quốc tế tại Phú Quốc.

- Trục đường hàng không từ sân bay Rạch Giá, sân bay quốc tế Phú Quốc nối với các vùng trong cả nước và quốc gia trong khu vực.

Trục giao thông nội vùng là:

- Trục đường bộ thành phố Rạch Giá – Kiên Lương – Hà Tiên theo quốc lộ 80 và đường ven biển phía Đông (đường quốc phòng – dự kiến); thành phố Rạch Giá – An Biên – Vĩnh Thuận – U Minh Thượng theo quốc lộ 63; thành phố Rạch Giá – Giồng Riềng – Gò Quao theo quốc lộ 61.

- Trục đường biển thành phố Rạch Giá – Phú Quốc, Nam Du, hòn Rái, hòn Tre, Thổ Chu; Hà Tiên – Phú Quốc, Tiên Hải (QĐ. Hải Tặc); Ba Hòn – Phú Quốc, Hòn Heo (QĐ. Bà Lụa).

- Trục đường hàng không sân bay Rạch Giá – Phú Quốc

Các cửa khẩu phát triển du lịch là:


- Đường biển: Phú Quốc, Kiên Lương, Hà Tiên, Kiên Hải.

- Đường bộ: cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, Giang Thành.

- Đường hàng không: sân bay quốc tế Phú Quốc.

Các tuyến du lịch quốc tế và liên tỉnh

- Từ Campuchia theo hệ thống đường bộ qua cửa khẩu Hà Tiên, Giang Thành. Thị trường khách chính của tuyến này là khách du lịch trực tiếp Campuchia hoặc khách các nước khác có nhu cầu nối tour từ Campuchia sang Kiên Giang. Đây là tuyến du lịch quốc tế quan trọng đối với thị trường khách quốc tế của Kiên Giang. Ngoài ra còn có khách đến từ các tỉnh lân cận và khu vực TP. Hồ Chí Minh qua các tuyến QL 80, 61, 63 thông qua các điểm gởi khách từ các trung tâm du lịch hoặc các địa phương khác trong khu vực.

- Tuyến đường biển Thái Lan và Singapo thông qua cảng biển quốc tế tại Phú Quốc. Nối tuyến trực tiếp với các nước trong khu vực thông qua sân bay quốc tế Phú Quốc.

- Tuyến du lịch đường hàng không nối với các khu vực Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Bắc Á và các nước Tây Âu, thông qua hoạt động của sân bay quốc tế Phú Quốc và sân bay Rạch Giá.

Các tuyến du lịch nội tỉnh

Từ thành phố Rạch Giá đến các địa bàn: Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương, Kiên Hải, hòn Tre, hòn Rái, Thổ Chu.

Từ Hà Tiên đến các địa bàn: Phú Quốc – Kiên Lương – QĐ. Hải Tặc, Bà Lụa, hòn Nghệ.

Từ Phú Quốc đến các địa bàn: QĐ. An Thới, Thổ Châu.

3.2.4. Về thị trường khách du lịch‌

3.2.4.1. Thị trường khách du lịch nội địa‌

Khách du lịch nội địa đến Kiên Giang thuộc nhiều thành phần (công nhân, viên chức, học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu, các nhà đầu tư,…), từ nhiều địa phương trong nước, trong đó chủ yếu là từ khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Động cơ, mục đích đi du lịch đa dạng (tham quan các


thắng cảnh, nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên, du lịch thương mại, công vụ, hội nghị, nghỉ ngơi cuối tuần…) đến với các địa bàn du lịch biển Kiên Giang, khách sử dụng phương tiện chủ yếu là ô tô, xe máy, tàu biển.

Tuy mức độ chi tiêu của khách nội địa không cao so với khách quốc tế nhưng số lượng lại chiếm ưu thế tuyệt đối và xu hướng du lịch của người dân ngày càng lớn. Do vậy, đây được xem là thị trường đầy tiềm năng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các điểm du lịch biển Kiên Giang.

Thị trường khách nội địa được xem là khá dễ tính, yêu cầu chất lượng dịch vụ không cao rất phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật còn hạn chế tại các điểm du lịch biển hiện nay. Đây là thị trường khách quan trọng trong phân đoạn du khách đến năm 2020.

3.2.4.2. Thị trường khách du lịch quốc tế‌

Thị trường khách du lịch Đông Nam Á: đây là địa bàn đầy tiềm năng của du lịch Kiên Giang, vì có nhiều trung tâm du lịch và nghỉ dưỡng của Campuchia, Thái Lan, Singapo gần với Kiên Giang (Hà Tiên, Phú Quốc) thông qua cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, cửa khẩu Giang Thành qua các tuyến quốc lộ N1, N2 và các tuyến đường biển quốc tế nối Campuchia, Thái Lan, Singapo với Phú Quốc, thông qua sân bay quốc tế Dương Đông sắp hoàn thành. Các đối tượng này có thể sử đi du lịch bằng hộ chiếu nước bạn, thẻ du lịch hoặc quy chế xuất nhập cảnh thông thoáng nhằm tạo điều kiện cho người và phương tiện đi lại thuận tiện góp phần thu hút du khách tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh.

Thị trường khách du lịch Đông Á – Thái Bình Dương: đây là thị trường có tỷ trọng lớn trong khách quốc tế đến Kiên Giang và có xu hướng tăng nhanh trong thời gian tới. Các quốc gia có tiềm năng lớn bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Australia, Hàn Quốc…

Khách Trung Quốc: đây là thị trường có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây, chiếm khoảng 28 – 30% thị phần. Khả năng chi tiêu của khách Trung Quốc thấp nên nên chỉ yêu cầu dịch vụ du lịch với chất lượng ở mức trung bình phù hợp với điều kiện hiện có của các địa bàn du lịch biển Kiên Giang. Thị trường du


khách Hồng Kông, Ma Cao có xu hướng du lịch ngày càng lớn nhưng trên thực tế lượng du khách đến với các địa bàn du lịch biển Kiên Giang còn hạn chế. Vì vậy, chúng ta cần thông qua thị trường Campuchia, Trung Quốc, Lào, Thái Lan để thu hút nguồn khách này bằng cách nối tour quốc tế.

Khách du lịch Nhật Bản – Hàn Quốc: đây là thị trường Châu Á có khả năng chi trả cao nhất, tuy nhiên khách du lịch Nhật Bản – Hàn Quốc đến trực tiếp Kiên Giang còn hạn chế so với các trung tâm du lịch Việt Nam (Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh) và các thị trường lân cận như: Singapo, Thái Lan, Campuchia, do vậy chúng ta cần có kế hoạch liên kết tour nhằm thu hút các đối tượng du khách này đến với các địa bàn du lịch biển Kiên Giang.

Thị trường khách du lịch phương Tây: đây là thị trường đặc biệt quan trọng chiếm tỷ lệ tương đối cao trong cơ cấu khách quốc tế đến với Kiên Giang và có xu hướng tăng, trong đó du khách Pháp (khoảng 4,5% thị phần), Anh (khoảng 2,7%), Đức (khoảng 1,5%). Ngoài ra còn có khách từ các quốc gia như: Nga, Thụy Sỹ, Hà Lan, Đan Mạch, các nước trong khối SNG…khách thuộc các thị trường này có khả năng chi trả rất cao, ưa chuộng các sản phẩm du lịch biển cao cấp. Phú Quốc là địa bàn thu hút nhiều khách Phương Tây nhiều nhất so với các địa bàn du lịch biển còn lại của Kiên Giang. Hiện nay, khách Tây Âu đến với các quốc gia lân cận (Thái Lan, Singapo, Campuchia) có xu hướng tăng do vậy chúng ta cần đầu tư liên kết nhằm thu hút các đối tượng khách này đến với các địa bàn du lịch biển Kiên Giang.

3.3. Những giải pháp phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang‌

3.3.1. Nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng‌

3.3.1.1. Giao thông‌

Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống cơ sở hạ tầng. Giao thông là cầu nối giữa các điểm du lịch với du khách, đặc biệt đối với loại hình du lịch biển, đảo giao thông giữ vai trò đặc biệt quan trọng nhất là đường biển và đường hàng không.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch cần phát triển tổng hợp các loại hình giao thông (đường biển, đường hàng không, đường bộ) trong đó cần đặc biệt chú


trọng loại hình giao thông đường biển và đường hàng không giúp vận chuyển hành khách và hàng hóa cho ngành du lịch từ đất liền ra các đảo và giữa các đảo với nhau, giúp tăng cường giao lưu giữa các đảo với đất liền và quốc tế.

Đường biển: nâng cao hơn nữa năng lực vận chuyển đường biển, đây là loại hình giao thông có vai trò quan trọng nhất trong phát triển du lịch của các đảo hiện nay. Để làm được điều này chúng ta cần phải:

Tăng cường trang bị thêm số lượng các tàu cao tốc để tăng số lượt chạy trong ngày và mở thêm các tuyến cao tốc mới, trang bị tiện nghi và hiện đại cho các tàu thuyền đảm bảo có thể hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu.

Ngoài các tàu cao tốc phục vụ các tuyến có cự ly xa, chúng ta cần trang bị thêm các tàu du lịch nhỏ chuyên đưa đón khách ở cự ly gần, giữa các đảo nhỏ hoặc các tàu nhỏ phục vụ nhu cầu giải trí như: câu cá, lặn biển hoặc các nhà hàng du thuyền dạo quanh các đảo đáp ứng nhu cầu tham quan, ăn uống và giải trí cho du khách.

Nâng cấp chất lượng và xây dựng các bến cảng, cầu tàu hiện có nhằm tăng cường khả năng tiếp nhận các tàu du lịch và phục vụ du khách tốt hơn. Trong thời gian tới, ngành du lịch phải xây dựng các cảng du lịch tách biệt với cảng hàng hóa tại các đảo để tiếp nhận các tàu du lịch, nhằm phục vụ du khách tốt hơn, với các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ du lịch tại chỗ (phương tiện vận chuyển, ăn uống, lưu trú, thông tin giá cả, địa điểm du lịch, hay các chương trình, sự kiện đặc biệt…). Nên xây dựng cảng du lịch quốc tế tại Phú Quốc với mục đích tăng cường liên kết phát triển du lịch với các nước trong khu vực.

Tăng cường công tác phân luồng đường biển, lắp đặt các biển báo trên biển, nạo vét luồng lạch tại các tuyến tàu du lịch hoạt động để đảm bảo an toàn và thông suốt cho các tuyến giao thông biển.

Đường hàng không: tăng cường năng lực vận chuyển bằng đường hàng không. Hiện nay, 2 sân bay Rạch Giá và Phú Quốc đang hoạt động hết công suất nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Trong thời gian tới, khi sân bay quốc tế Phú Quốc hoàn thành chúng ta cần nhanh chóng mở các tuyến bay quốc tế trực tiếp từ Mỹ, Châu


Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế đến với Phú Quốc, bởi hiện nay các chuyến bay quốc tế phải quá cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh trước khi đến Kiên Giang.

Mở thêm dịch vụ tham quan các đảo bằng trực thăng với các thủ tục và dịch vụ bay thông thoáng. Điều này không chỉ mở ra một loại hình dịch vụ mới thu hút các đối tượng có khả năng chi tiêu cao mà còn có vai trò đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biển, tăng cường công tác tìm kiếm cứu nạn khi có thiên tai, sự cố xảy ra. Tăng cường các du thuyền để có thể khai thác tốt hơn loại hình du lịch ra đảo, các du thuyền này có thể đáp ứng các nhu cầu ăn, uống, nghỉ ngơi và giải trí cho khách.

Đường bộ: nâng cấp và mở rộng các tuyến quốc lộ hiện có (QL 80, 61,63, N1, N2) để rút ngắn thời gian và đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển hành khách từ các tỉnh và vùng lân cận.

Nâng cấp và mở thêm các tuyến đường bộ trên các đảo nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đưa đón khách giữa các điểm du lịch. Bên cạnh việc mở rộng và nâng cấp, các tuyến giao thông này cần phải được quy hoạch gắn với phát triển du lịch, nên phát triển hệ thống cây xanh ven đường, trồng hoa, nếu được các loài đặc hữu trên đảo thì càng tốt. Có thể đặc các băng rôn, khẩu hiệu, hình ảnh, sơ đồ chỉ dẫn trên hệ thống các trục giao thông chính.

Kiểm soát và quản lý hoạt động của các phương tiện vận chuyển du khách trên địa bàn các đảo, đặc biệt là tại các bến cảng, sân bay và địa điểm du lịch, tránh tình trạng đeo bám, chèo kéo, ép giá du khách làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành du lịch.

Cần nghiên cứu, dự báo tình hình số lượng khách để tính toán tăng cường các loại phương tiện giao thông một cách phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách đặc biệt là những lúc chính vụ hoặc có các sự kiện du lịch lớn.

Nâng cao chất lượng chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên ngành vận tải du lịch .


3.3.1.2. Điện, nước sinh hoạt‌

Nước sinh hoạt: nâng cao công suất và chất lượng của các nhà máy xử lý nước hiện có trên địa bàn TP. Rạch Giá, TX. Hà Tiên, Phú Quốc, hòn Tre, hòn Chông. Đầu tư thêm các nhà máy xử lý nước tại địa bàn có điều kiện và nhu cầu du lịch lớn trong tương lai.

Tiếp tục đầu tư khai thác nguồn nước ngầm trên các đảo tuy nhiên cần chú ý đến công tác nghiên cứu, đánh giá để có các phương án khai thác hợp lý tránh tác động xấu đến môi trường.

Tăng cường đầu tư trang bị các phương tiện dữ trữ nước ngọt vào mùa mưa tại các điểm du lịch trên địa bàn các đảo (có thể xây dựng các hồ chứa có dung tích lớn) để tận dụng lượng nước ngọt dồi dào vào mùa mưa.

Bảo vệ tài nguyên rừng, thảm thực vật trên các đảo để đảm bảo lượng nước ngầm trong lòng đất.

Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt, tránh tình trạng thải trực tiếp vào môi trường gây ảnh hưởng cho hoạt động du lịch.

Điện: trước khi nguồn điện quốc gia đến với Phú Quốc, chúng ta phải thực hiện các phương án tiết kiệm điện, thiết kế các cơ sở lưu trú theo hướng tiết kiệm điện (sử dụng đèn dầu hoặc nến trong các phòng, thiết kế thoáng gió hạn chế sử dụng máy lạnh, giảm các thiết bị điện hoặc sử dụng các thiết bị có mức tiêu hao năng lượng thấp…) vừa tiết kiệm điện vừa tạo phong cách đặc trưng cho du lịch nhất là trên địa bàn các đảo nhỏ và xa xôi.

Đầu tư phát triển nhà máy nhiệt điện công suất vừa và nhỏ tại địa bàn các quần đảo còn lại đảm bảo nguồn điện cung ứng tại chỗ.

Nghiên cứu đầu tư khai thác các loại năng lượng mặt trời, phong điện tại các đảo vừa cung ứng điện tại chỗ vừa thân thiện với môi trường.

3.3.2. Phát triển và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật‌

3.3.2.1. Cơ sở lưu trú‌

Cơ sở lưu trú là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh du lịch và khai thác tài nguyên tại các địa bàn du lịch. Số lượng và chất lượng của các cơ sở

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023