Lượng Lao Động Khu Vực Biển, Đảo So Với Toàn Tỉnh


các tour câu mực về đêm rất hấp dẫn. Các hoạt động giải trí về đêm chủ yếu tập trung tại phía Nam đảo Phú Quốc.

Tại Hà Tiên: chương trình các tour thường tập trung vào các hoạt động như: tham quan và tắm biển tại Mũi Nai, tham gia trượt ống tại KDL Mũi Nai; tham quan các thắng cảnh: lăng Mạc Cửu, chùa Phù Dung, chùa Tam Bảo, Thạch Động Thôn Vân, núi Bình San...mua sắm tại chợ Hà Tiên hoặc các tour xa bờ với các hoạt động như tắm biển và khám phá đảo hoang tại Tiên Hải và QĐ. Hải Tặc (tuy nhiên các tour này hoạt động không thường xuyên).

Tối đến du khách nghỉ dưỡng tại một số điểm như: Núi Đèn resort, khách sạn Green Island, Hải Phượng...tại đây có các dịch vụ hỗ trợ như: massage, hồ bơi, ăn uống...hoặc ngắm biển tại các nhà hàng du thuyền của khách sạn, mua sắm tại các của hàng tại TX. Hà Tiên. Các điểm ăn uống, karaoke phục vụ du khách khá nhộn nhịp.

Tại Kiên Lương: loại hình du lịch tham quan đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động các tour như: tham quan và tắm biển tại KDL Hòn Phụ Tử; tham quan chùa Hang, hang Kim Cương, hòn Phụ Tử; hang Cá Sấu...tham gia các tour khám phá đảo hoang tại QĐ. Bà Lụa tuy nhiên các tour hoạt động không thường xuyên các tàu đưa đón khách chỉ hoạt động khi đủ khách hoặc có yêu cầu.

Về đêm, du khách có các chương trình nghỉ dưỡng tại Hòn Trẹm resort & spa và khách sạn Bình An với các dịch vụ thư giản, nghỉ dưỡng tại khách sạn hoặc tìm đến các điểm ăn uống, karaoke bên ngoài tuy nhiên mức độ còn khá đơn điệu.

Nhận xét chung:

Về loại hình: du lịch sinh thái, tham quan vẫn là loại hình cơ bản trong chương trình các tour tại các địa bàn biển, đảo Kiên Giang. Nội dung các tour sinh thái thường kết hợp khai thác giữa các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Nội dung hoạt động của các tour du lịch sinh thái cũng khá đa dạng với nhiều chương trình hoạt động hấp dẫn, không những vậy giá cả các tour sinh thái mang tính cạnh tranh cao với nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi hấp dẫn.


Loại hình du lịch nghỉ dưỡng chủ yếu tiến hành về đêm để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe cho du khách với các dịch vụ chủ yếu như: massage, spa, yoga, tắm bùn, tắm hơi…thưởng thức tiệc nhẹ về đêm trong không gian thoáng mát, tiện nghi và yên tĩnh gắn với thiên nhiên tại các resort và khách sạn hoặc tìm đến các địa điểm thư giãn bên ngoài.

Loại hình du lịch thể thao biển, đảo, du lịch tắm biển chủ yếu được khai thác kết hợp trong các tour du lịch sinh thái với các loại hình: leo núi, picnic, lặn biển, bơi lội, câu cá, câu mực, khám phá đảo hoang…thu hút ngày càng đông du khách tham gia, một số môn như: diều lượn, lướt sóng, các môn thể thao bãi biển, săn bắn chưa được phát triển mạnh.

Loại hình vui chơi giải trí và mua sắm chưa được phát triển mạnh và chưa có trong chương trình các tour do hiện nay chưa có các trung tâm giải trí và mua sắm lớn. Khách tham gia loại hình du lịch này thường là tự túc tại các cửa hàng của TT. Dương Đông, TX. Hà Tiên và Kiên Lương. Một số trò chơi như đua chó, đua ngựa, casino… hầu như chưa có.

Du lịch MICE chỉ manh nha phát triển tại Phú Quốc, theo thống kê trong năm 2011, Phú Quốc đã tổ chức được khoảng 15 hội nghị vừa và nhỏ, trong đó có sự kiện cấp vùng là “hội thảo quốc tế về liên kết phát triển du lịch biển, đảo và sông vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Địa bàn tổ chức chủ yếu là tại các cơ sở lưu trú có không gian phục vụ hội nghị.

Nhìn chung hoạt động của các loại hình du lịch biển, đảo tại các địa bàn hiện nay diễn ra sôi nổi chủ yếu là ban ngày với nhiều chương trình và dịch vụ hấp dẫn. Các hoạt động về đêm chủ yếu là tự túc và còn khá đơn điệu, chưa được chú ý nhiều trong chương trình hoạt động các tour. Sự khập khiểng này ảnh hưởng đến việc giữ chân và tận dụng khả năng chi tiêu của du khách, bởi trên thực tế xu hướng chi tiêu của du khách cho các dịch vụ về đêm sẽ rất cao nếu ta có nhiều loại hình hấp dẫn đối với từng đối tượng du khách.

Về địa bàn: Phú Quốc là địa bàn phát triển mạnh nhất và được xem là hạt nhân cho du lịch biển, đảo Kiên Giang. Sự phát triển du lịch của đảo Phú Quốc


không chỉ có ý nghĩa quyết định cho du lịch biển, đảo mà là của cả ngành du lịch Kiên Giang. Phú Quốc là địa bàn duy nhất hiện nay đang khai thác được tổng hợp các loại hình du lịch biển, đảo với các chương trình hoạt động đa dạng thu hút được đông đảo du khách các sản phẩm du lịch khá đa dạng một số sản phẩm du lịch đã tạo được thương hiệu. Với các chính sách ưu tiên đầu tư phát triển như hiện nay, Phú Quốc sẽ trở thành trung tâm du lịch biển, đảo của cả nước và khu vực với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình và sản phẩm du lịch.

Ven biển Hà Tiên và Kiên Lương là địa bàn có mức độ phát triển du lịch biển, đảo đứng thứ 2 với các loại hình chủ yếu là: tham quan thắng cảnh, tắm biển và nghỉ dưỡng. Các môn thể thao biển và các hoạt động về đêm còn ít và kém hấp dẫn. Sự phát triển của địa bàn này có vai trò đặc biệt trong việc thu hút khách nội địa cho du lịch biển, đảo Kiên Giang. Vấn đề đặc ra hiện nay là làm thế nào để kích thích khả năng chi tiêu của lượng lớn khách nội địa trên địa bàn.

Các địa bàn còn lại bao gồm các QĐ (An Thới, Bà Lụa, Hải Tặc, Thổ Châu, Nam Du) và các đảo nhỏ như: Hòn Tre, Hòn Nghệ, Hòn Rái. Các loại hình du lịch sinh thái, tham quan, thể thao chỉ dừng lại ở dạng tiềm năng. Sự phát triển của các địa bàn này phụ thuộc trực tiếp vào Phú Quốc, Hà Tiên và Kiên Lương. Khoảng cách xa và cơ sở hạ tầng hạn chế, khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch hầu như chưa có nên hoạt động các loại hình còn rất hạn chế, chưa phát huy được hết tiềm năng vốn có. Khách chủ yếu là khách làm ăn, khách vãng lai tự túc vì thế các công ty du lịch chưa thực sự quan tâm khai thác các địa bàn này.

2.4.4. Hiện trạng lao động‌

Về thành phần: lao động du lịch biển, đảo khá đa dạng bao gồm: lực lượng lao động chuyên nghiệp làm việc tại các công ty lữ hành, các nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra còn có lực lượng lao động gián tiếp không chuyên hoạt động trong các lĩnh vực giao thông, các điểm vui chơi, giải trí hoặc lực lượng lao động theo thời vụ tại các địa bàn.


Về số lượng: số lượng lao động có chuyên môn tại các địa bàn du lịch biển, đảo không ngừng gia tăng đạt 9759 người chiếm đến 88,9 % trong cơ cấu lao động du lịch Kiên Giang (2010) tăng 12,3% so với năm 2005. Lao động du lịch biển, đảo chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số lao động du lịch toàn tỉnh. Nguyên nhân là do sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình du lịch biển, đảo trong thời gian qua đã thu hút khá đông lao động tham gia, không chỉ lực lượng chuyên nghiệp mà còn có sự tham gia đông đảo của người dân địa phương. Dự báo số lượng này sẽ tiếp tục tăng, nhiều nhất là tại các nhà hàng, khách sạn.


ĐV: Người

10978


8058


6938


5877


9759


5014

4946


7751


5788

4986

4275

3789

25000


20000


15000


10000


5000


0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm

Du lịch biển, đảo Toàn tỉnh


Hình 2. 8: Lượng lao động khu vực biển, đảo so với toàn tỉnh

Nguồn: Niên giám thống kê 2008, 2010 tỉnh Kiên Giang.

Về chất lượng: nhìn chung chất lượng lực lượng lao động tại các địa bàn du lịch biển, đảo Kiên Giang đã được cải thiện về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Năng lực phục vụ cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch hiện nay. Tỷ lệ lao động được chuẩn hoá và đào tạo chuyên nghiệp ngày càng đông. Lực lượng này được đào tạo chủ yếu trong nước với các chuyên môn như: hướng dẫn viên du lịch, quản trị nhà hàng-khách sạn, điều hành và thiết kế tour… hiện nay, lao động còn có


một số lực lượng đào tạo chuyên biệt như: Đầu bếp tại các nhà hàng biển, nhân viên Spa, Massage, huấn luyện viên thể thao biển, đảo, nghệ nhân truyền thống…

Xét trên từng địa bàn cụ thể: lực lượng lao động phân bố không đồng đều giữa các địa bàn du lịch biển, đảo. Năm 2010, Phú Quốc tập trung nhiều lao động nhất chiếm tỷ lệ 53,5%, Hà Tiên 31,5% , Kiên Lương chiếm 21% trong tổng số lao động tại các địa bàn du lịch biển, đảo.

Bảng 2. 6: Phân bố lao động tại các địa bàn du lịch biển, đảo (ĐV: người)

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Phú Quốc

2.364

2.678

2.957

3.004

3.759

5.217

Lao động trong các KS –NH

2.186

2.391

2.449

2.049

3.264

3.842

Lao động trong các c.ty du lịch

178

287

508

595

1.095

1.375

Hà Tiên

864

934

1.337

1.877

2.755

3.076

Lao động trong các KS –NH

768

831

1.208

1.723

1.935

1.851

Lao động trong các c.ty du lịch

96

103

129

154

820

1.216

Kiên Lương

561

663

692

907

1.237

1.466

Lao động trong các KS –NH

504

592

621

823

1.126

1.339

Lao động trong các c.ty du lịch

57

71

71

84

111

127

Tổng số

3.789

4.275

4.986

5.788

7.751

9.759

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang - 12

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang. Tại Phú Quốc, lao động tập trung chủ yếu ở TT. Dương Đông và TT. An Thới chiếm xấp xỉ 90%. Tại Hà Tiên chủ yếu tập trung tại khu vực phường Bình San và Tô Châu (65%). Tại Kiên Lương, lao động du lịch tập trung nhiều nhất là khu vực

Ba Hòn (60%).

Tồn tại: số lượng lao động tăng nhanh nhưng trình độ học vấn và trình độ chuyên môn không cao, lao động chưa qua đào tạo chuyên môn chiếm đến ¼ số lượng lao động hiện có. Lao động trong các nhà hàng, khách sạn chủ yếu là lao động phổ thông.

Lực lượng lao động trong các doanh nghiệp lữ hành và ngành du lịch thiếu về số lượng và chất lượng chuyên môn, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế đặc biệt là


hướng dẫn viên tiếng Anh, Nga, Nhật vì vậy ảnh hưởng lớn đến khả năng phục vụ khách quốc tế.

Đội ngũ lao động chuyên phục vụ trực tiếp cho một số loại hình du lịch như: lặn biển, bơi lội, diều lượn, lướt sóng, leo núi...còn rất hạn chế cả về số lượng và trình độ. Trong tương lai nếu hình thành các casino, trường đua chó, đua ngựa... thì đội ngũ chuyên gia huấn luyện và điều hành vẫn còn rất hạn chế.

Ngoài ra còn có lượng lực lao động gián tiếp trong lĩnh vực giao thông đường biển vẫn còn hạn chế về khả năng ngoại ngữ, năng lực chuyên môn. Thái độ phục vụ vẫn chưa đảm bảo đặc biệt là những thời gian cao điểm.

Lực lượng tuần tra, bảo vệ tại các điểm du lịch biển còn mỏng nên công tác xử lý vi phạm và khắc phục sự cố, cứu hộ còn rất hạn chế.

Đội ngũ chuyên làm công tác thu gom rác thải, rong, rêu, xác động thực vật tại các bãi biển, điểm du lịch biển còn thiếu vì vậy ảnh hưởng xấu đến hình ảnh môi trường biển, đảo trong lòng du khách.

Trình độ dân trí tại các địa bàn du lịch biển, đảo còn thấp, thiếu các kỹ năng ứng xử với du khách, ý thức cộng đồng du lịch và bảo vệ môi trường hạn chế, đời sống và thu nhập rất bấp bênh là rào cản rất lớn đối với việc phát triển du lịch tại các địa bàn biển, đảo. Vì vậy, việc đầu tư nguồn lực cho du lịch biển, đảo là hết sức quan trọng trong các giai đoạn tiếp theo.

2.4.5. Hiện trạng doanh thu‌

Với sự đầu tư khai thác mạnh mẽ các tài nguyên du lịch, cộng thêm sự quảng bá thu hút du khách ngày càng hiệu quả. Trong thời gian qua, doanh thu của du lịch biển, đảo Kiên Giang không ngừng gia tăng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của ngành du lịch, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang.


ĐV: Triệu đồng

574996

465303

463481

360577

361329

372297

311032

285369

205800

221645

129101

193927

166650

139684

154271

111515

86928

76699

700000


600000


500000


400000


300000


200000


100000


0

2005 2006 2007 2008 2009 2010


Du lịch kiên giang Du lịch biển, đảo Các địa bàn còn lại


Năm


Hình 2. 9: Biểu đồ thể hiện so sánh doanh thu của du lịch biển, đảo

Nguồn: Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch Kiên Giang.

Năm 2010, doanh thu từ các địa bàn du lịch biển, đảo chiếm 80,6% tổng doanh thu toàn ngành du lịch Kiên Giang. Tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định so với các địa bàn khác. Từ năm 2005 -2010, doanh thu du lịch biển, đảo tăng gấp 3,6 lần. Điều này chứng tỏ được vai trò và vị thế của du lịch biển, đảo trong sự phát triển ngành du lịch tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay và tương lai.

Bảng 2. 7: Doanh thu tại một số địa bàn du lịch biển, đảo (ĐV: triệu đồng)

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Khách DL Phú Quốc

123.880

161.262

208.260

267.626

2.90.348

4.31.884

Khách quốc tế

25.270

35.442

57.138

124.167

1.60.027

21.502

Khách nội địa

98.610

125.820

151.122

143.459

1.30.321

4.10.382

Khách DL Hà Tiên

324

457

8.198

12.068

14.039

23.105

Khách quốc tế

102

198

2.645

3.451

5.673

10.291

Khách nội địa

222

259

5.553

8.617

8.366

12.814

Khách DL Kiên Lương

4.897

4.931

5.187

5.675

6.645

8.492

Khách quốc tế

210

219

299

306

218

248

Khách nội địa

4.687

4.712

4.888

5.369

6.427

8.244

Tổng

129.101

166.650

221.645

285.369

3.11.032

4.63.481

Nguồn : Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch Kiên Giang.


Xét trên từng địa bàn du lịch biển, đảo ta thấy: Phú Quốc là địa bàn có doanh thu cao nhất chiếm tỷ trọng tuyệt đối so với các địa bàn còn lại 93%, Hà Tiên 5% , Kiên Lương 2% (2010). Tốc độc tăng trưởng doanh thu mạnh nhất tại Hà Tiên, Phú Quốc và Kiên Lương. Tại Phú Quốc doanh thu từ khách nội địa chiếm tỷ lệ cao nhưng khách quốc tế cũng chiếm tỷ lệ khá lớn và có xu hướng tăng nhanh. Hà Tiên và Kiên Lương doanh thu chủ yếu là khách nội địa, khách quốc tế chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn.

Nguyên nhân của hiện trạng này là do chất lượng các loại hình và thành phần du khách. Phú Quốc lượng khách đến đây chủ yếu là khách có lưu trú, khả năng chi tiêu và sử dụng các dịch vụ du lịch cao. Các dịch vụ du lịch đa dạng và có sức hấp dẫn nên kích thích được khả năng chi tiêu của du khách. Tại Hà Tiên và Kiên Lương tuy lượng khách đông nhưng chủ yếu là tham quan bình dân, ít lưu trú khả năng sử dụng các dịch vụ du lịch thấp, một phần do các loại hình và sản phẩm du lịch chưa có sức hấp dẫn chi tiêu đối với du khách.

2.5. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển du lịch biển, đảo‌

Những mặt đạt được: du lịch biển, đảo Kiên Giang đang có sự phát triển nhanh chóng và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển du lịch của tỉnh.

Hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật của du lịch biển, đảo ngày càng phát triển hoàn thiện hơn.

Nhiều loại hình du lịch đang được đầu tư khai thác mạnh một số loại hình như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển và thể thao ngày càng được nhiều du khách ưa chuộng. Các chương trình, sản phẩm du lịch ngày càng hấp dẫn hơn, hình ảnh du lịch biển, đảo Kiên Giang ngày càng được nâng cao.

Số lượng du khách đến các địa bàn du lịch biển, đảo Kiên Giang ngày càng đông, doanh thu từ khách du lịch biển, đảo ngày càng lớn.

Những mặt hạn chế: bên cạnh những mặt đã đạt được du lịch biển, đảo Kiên Giang cũng đang gặp phải nhiều khó khăn hạn chế:

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí