Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật‌ 79806


hấp dẫn mạnh. Chẳng thế mà khách du lịch châu Âu thường thích đến nơi có rừng rậm nhiệt đới, nhiều tầng với thảm thực vật đa dạng.

Như vậy, cần phải phát hiện, tổ chức bảo vệ các khu bảo tồn tự nhiên để phục vụ phát triển du lịch bền vững. Cuối cùng, động thực vật đặc sản còn là nguyên liệu chế biến ra những món ăn độc đáo thỏa mãn nhu cầu ẩm thực của du khách.

1.3.3. Tài nguyên du lịch nhân văn‌

1.3.3.1. Khái niệm‌

Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra, hay nói cách khác, nó là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tài nguyên du nhân tạo có những đặc điểm khác biệt nhiều so với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên.

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), quy định tại điều 13, chương II: "Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch".

Tài nguyên du lịch nhân văn có tác động nhận thức nhiều hơn. Tác dụng giải trí không thật điển hình hoặc chỉ có ý nghĩa thứ yếu.

Ngoại trừ loại hình du lịch nghiên cứu, việc tham quan các đối tượng nhân tạo thường diễn ra trong thời gian rất ngắn. Nó thường kéo dài một vài giờ, thậm chí ít hơn. Trong khuôn khổ một chuyến du lịch, người ta có thể tìm hiểu nhiều đối tượng nhân tạo. Vì thế, tài nguyên du lịch nhân văn thích hợp nhất đối với loại hình du lịch nhận thức theo lộ trình.

Số người quan tâm tới tài nguyên du lịch nhân văn thường có trình độ văn hóa, thu nhập cũng như yêu cầu nhận thức cao hơn so với khách du lịch thuần túy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở các điểm quần cư và các thành phố lớn. Đây lại là đầu mối giao thông quan trọng nên rõ ràng việc tiếp cận với nguồn tài nguyên này dễ dàng hơn nhiều. Khi đến tham quan nguồn tài nguyên


Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang - 5

nhân văn có thể sử dụng cơ sở hạ tầng đã được xây dựng trong các điểm quần cư mà không cần phải xây dựng.

1.3.3.2. Đặc điểm‌

- Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra nên chịu tác động của thòi gian, thiên nhiên và do chính con người. Vì vậy dễ bị suy thoái, hủy hoại và không có khả năng bị phục hồi ngay cả khi không có sự tác động của con người. Vì vậy di tích lịch sử - văn hóa khi bị bỏ hoang cũng bị xuống cấp nhanh chóng; những giá trị văn hóa phi vật thể như những làn điệu dân ca , các vũ khúc, các lễ hội, các nghề truyền thống, phong tục, tập quán,...khi không được bảo tồn và phát huy có hiệu quả sẽ bị mai một hoặc biến mất. Do vậy, khi khai thác tài nguyên du lịch nhân văn cho mục đích phát triển du lịch cần quan tâm đầu tư cho bảo tồn, tô tạo thường xuyên, khoa học và có hiệu quả.

- Tài nguyên du lịch nhân văn là do con người sáng tạo ra nên có tính phổ biến. Ở đâu có con người, ở đó có tài nguyên nhân văn. Vì vậy, các địa phương, các quốc gia đều có tài nguyên du lịch nhân văn, trong đó có nhiều loại có sức hấp dẫn với du khách, đã hoặc sẽ có thể sử dụng cho phát triển du lịch.

- Tài nguyên du lịch nhân văn của mỗi vùng, mỗi quốc gia thường mang những giá trị đặc sắc riêng. Do điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội là những yếu tố nuôi dưỡng tạo thành tài nguyên du lịch nhân văn ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia có những giá trị đặc sắc riêng, góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh và hấp dẫn du khách riêng. Do vậy, trong quá trình khai thác, bảo tồn tài nguyên du lịch này cần coi trọng việc bảo vệ, phát huy giá trị độc đáo của tài nguyên.

- Tài nguyên du lịch nhân văn thường được phân bố gần các khu dân cư, đực biệt tập trung nhiều ở những khu vực đông dân cư. Bởi nó được sinh ra trong qua trình phát triển của xã hội và là sản phẩm do con người sáng tạo ra. Khác với tài nguyên du lịch tự nhiên, việc khai thác phần lớn các loại tài nguyên du lịch nhân văn thường ít chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết gây nên như mưa hay rét nên tính mùa vụ cũng ít hơn so với tài nguyên du lịch tự nhiên.


1.3.3.3. Phân loại‌

*Các di tích lịch sử, văn hóa:

Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản văn hóa vô giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của mỗi nước, mà ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa, nghệ thuật.

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những quy định về di tích lịch sử - văn hóa. Theo quy định trong Hiến chương Vơnidơ (Italia) năm 1964, khái niệm về di tích lịch sử - văn hóa bao gồm những công trình xây dựng lẻ loi, những khu di tích ở đô thị hay ở nông thôn là bằng chứng của một nền văn minh riêng biệt, hoặc của một sự tiến hóa có ý nghĩa hay là một biến cố về lịch sử.

Ở Việt Nam, theo Luật Di sản văn hóa (năm 2001) thì "Di sản văn hóa là những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, đặc điểm có giá trị lịch sử - văn hóa và khoa học".

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu trữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu trữ, lưu truyền khác, bao gồm: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, trí thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, vể trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh,di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Danh lam thắng cảnh là cảnh thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mĩ, khoa học.

Như vậy, về tổng thể có thể hiểu: Di tích lịch sử - văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị nhiều mặt điển hình, do tập thể hoặc cá nhân con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại.


Các di tích lịch sử - văn hoá nói chung được phân chia thành:

+ Di tích khảo cổ: là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hóa, thuộc về thời kì lịch sử xa xưa.

+ Di tích lịch sử: là các di tích gắn với đặc điểm và quá trình phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Loại hình này gồm di tích ghi dấu về dân tộc học, di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược, di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động, di tích ghi dấu tội ác của các thế lực phản động.

+ Di tích văn hoá nghệ thuật: Là các di tích gắn với các công trình kiến trúc, có giá trị nên còn gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật. Nó chứa đựng giá trị kiến trúc và giá trị văn hoá tinh thần.

Ví dụ: Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình), toà thánh Tây Ninh.

+ Các loại danh lam thắng cảnh: Phong cảnh đẹp hòa quyện với các công trình mang tính chất văn hóa - lịch sử. Tại đây không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên mà còn có giá trị nhân văn sâu sắc.

+ Các bảo tàng: bảo tàng là nơi lưu giữ các tài sản văn hoá dân tộc, truyền thụ tri thức chấn hưng tinh hoa truyền thống.

*Các lễ hội:

Bất cứ một dân tộc nào, quốc gia nào trên thế giới đều cũng có lễ hội. Các lễ hội đã tạo nên môi trường mới, huyền diệu, giúp cho người tham dự có điều kiện tiếp xúc với những bí ẩn vừa mơ vừa thực. Giúp cho con người nhớ về cội nguồn lịch sử dân tộc, lễ hội khó có thể mất đi mà ngày càng phát triển cả về số lượng và quy mô. Thường lễ hội gắn với các di tích lịch sử - văn hóa của các dân tộc, địa phương, vùng hay quốc gia nào đó, được phản ánh nét đặc sắc riêng của mình.

Lễ hội gồm hai phần: phần nghi lễ và phần hội

- Phần nghi lễ là phần mở đầu cho các lễ hội, dù lớn hay nhỏ, dù dài hay ngắn với những nghi thức rất trang nghiêm. Nghi thức lễ nhằm bày tỏ lòng tôn kính


các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời địa lợi, nhân hòa và sự phồn vinh hạnh phúc, làm ăn phát đạt, con cháu được khỏe mạnh.

- Phần hội diễn ra các hoạt động văn hóa đặc trưng của các dân tộc mang tính cộng đồng rất cao. Các hoạt động này tương đối đa dạng như: thi hát, đố, thi đấu các môn đối kháng,...được các dân tộc phô diễn rất nhiệt tình. Đây được coi là một hoạt động văn hóa nhằm nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc rất lớn. Từ đó, giúp cho người dân nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, yêu nước, phấn đấu trong công việc hằng ngày.

Thời gian của lễ hội diễn ra thường kém dài không lâu khoảng độ vài ngày dài lắm là một tuần. Quy mô của lễ hội lớn nhỏ khác nhau, có lễ hội sánh bằng cả quốc tế, có lễ hội chỉ nằm trong phạm vi của một thôn, xã. Các địa điểm tổ chức của lễ hội thường diễn ra ở các di tích lịch sử - văn hóa. Điều đó cho phép khai thác tốt hơn cả lễ hội lẫn di tích nhằm thu hút khách du lịch. Di tích và lễ hội là hai loại hình tài nguyên du lịch nhân văn luôn sóng đôi và đan xen lẫn nhau. Lễ hội gắn với di tích và không tách rời di tích. Có thể nói, di tích là tinh hoa truyền thống được kết tinh lại ở dạng cứng; còn lễ hội là cái hồn chuyển tải tinh hoa ấy đến đời thường

*Các làng nghề truyền thống:

Việt Nam là nước có nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng, phát triển lâu đời. Nghệ thuật sản xuất các sản phẩm, những giá trị văn hóa, lịch sử của các làng nghề thủ công truyền thống, có sức hấp dẫn lớn, góp phần tạo ra sự đa dạng, đặc sắc, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch của nước ta.

Các sản phẩm làng nghề truyền thống là sự kết tinh, giao thoa và phát triển các giá trị văn hóa, văn minh lâu đời của mỗi dân tộc. Các sản phẩm này được làm ra bởi bàn tay tài hoa, óc sáng tạo của những nghệ nhân khéo léo. Những sản phẩm này luôn mang dấu ấn về tâm hồn lẫn bản sắc dân tộc và mang đầy tính nghệ thuật. Từ đời này sang đời khác được duy trì, cải tiến các sản phẩm truyền thống nên đây được coi là một loại tài nguyên vô cùng quý giá để thu hút khách du lịch. Các sản phẩm làng nghề này kết hợp với các sản phẩm du lịch, các điểm, khu du lịch cho


khách tham quan mua quà lưu niệm mang một sắc thái của vùng miền riêng, tạo thích thú cho khách tham quan.

*Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học:

Mỗi một dân tộc có những điều kiện sinh sống, có văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất có tính đặc thù riêng trên một lãnh thổ nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc lại có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có giá trị với du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về kiến trúc, trang phục dân tộc,...

Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều thể hiện những sắc thái riêng biệt của mình để thu hút khách du lịch. Trung Quốc có nền phong kiến kéo dài thể hiện nhiều đời vua khác nhau, mỗi thời đều có nhiều nhân vật tiêu biểu để tìm hiểu; hay đất nước Ấn Độ có nền văn minh Ấn – Hằng mà mọi người muốn tìm tòi. Ở Việt Nam có 54 dân tộc anh em, sống trên các địa bàn địa phương khác nhau. Mỗi vùng miền có một nét đặc sắc riêng, thể hiện rõ nhất là kiến trúc nhà, ngôn ngữ và trang phục. Cho nên có thể nói dân tộc học là một giá trị rất lớn của loài người cũng là giá trị cho phát triển du lịch.

*Các đối tượng văn hoá - thể thao và hoạt động nhận thức khác:

Các đối tượng văn hóa cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu. Đó là các thành phố nổi tiếng, các trường đại học, triển lãm nghệ thuật, liên hoan âm nhạc, điện ảnh, các cuộc thi đấu thể thao,...Các đối tượng này thường tập trung ở các thành phố lớn hay thủ đô của các nước nên phần nào tạo nên lợi thế về thu hút khách du lịch. Tất cả các khách du lịch có trình độ văn hóa từ trung bình trở lên đều có thể thưởng thức được giá trị văn hóa của đất nước mà họ đến thăm.

Các thành tự văn hóa, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng thu hút khách du lịch mọi nơi trên thế giới. Thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại, triển lãm thành tựu kinh tế, thông qua các hội nghị, kí kết giao ước,...từ đó mà tạo mọi điều kiện cho các du khách vừa tham quan vừa tìm kiếm cơ hội hợp tác mới.


1.3.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật‌

1.3.4.1. Cơ sở hạ tầng‌

Cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch tại điểm đến. Kết cấu hạ tầng bao gồm hệ thống các mạng lưới và phương tiện giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới điện, hệ thống cấp thoát nước và xử lý rác thải… trong đó giao thông vận tải là nhân tố quan trọng hàng đầu.

*Giao thông vận tải ảnh hưởng đến sự phát triển và phân vùng du lịch trên cả hai phương diện: số lượng, chất lượng của các loại hình và phương tiện giao thông vận tải. Do đặc thù của hoạt động du lịch là sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định vì vậy nó phụ thuộc nhiều vào giao thông. Chiều dài của mạng lưới giao thông vận tải chứng tỏ mức độ dễ hay khó trong việc tiếp cận điểm du lịch, số lượng phương tiện giao thông vận tải chứng tỏ khả năng vận chuyển hành khách. Số lượng loại hình vận chuyển gia tăng sẽ làm cho hoạt động du lịch trở nên tiện lợi và linh hoạt, có khả năng đáp ứng tốt mọi nhu cầu của du khách. Về mặt chất lượng vận chuyển cần xét đến 4 khía cạnh là tốc độ, an toàn, tiện nghi và giá cả.

- Tốc độ vận chuyển: việc tăng tốc độ vận chuyển cho phép tiết kiệm thời gian đi lại và kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch.

- Đảm bảo an toàn vận chuyển: ngày nay, sự tiến bộ kỹ thuật đã làm tăng tính an toàn trong vận chuyển hành khách và điều này sẽ thu hút được nhiều người tham gia vào hoạt động du lịch.

- Đảm bảo tiện nghi của các phương tiện vận chuyển nhằm làm vừa lòng hành khách.

- Vận chuyển có giá rẻ: giá cước vận tải có xu hướng giảm, hợp lý thì nhiều tầng lớp nhân dân có thể tham gia vào hoạt động du lịch.

Nhìn chung mỗi loại hình giao thông có những ưu điểm riêng nên có những ảnh hưởng nhất định phù hợp với địa điểm du lịch cũng như đối tượng du khách.


Đặc biệt sự phối hợp các loại phương tiện vận chuyển có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển du lịch ở cả mức độ quốc gia và quốc tế.

* Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du lịch, là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Đối với hoạt động du lịch, thông tin liên lạc không những đảm nhận việc chuyển các tin tức một cách nhanh chóng, kịp thời góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các vùng, các quốc gia mà còn đóng vai trò quan trong việc quảng bá du lịch. Thông tin, hình ảnh của các điểm du lịch được quảng bá rộng khắp sẽ tạo một lực hút, kích thích nhu cầu của khách du lịch tiềm năng muốn khám phá vẻ đẹp và các giá trị của điểm du lịch đó. Nhân tố này ngày càng có vai trò to lớn đối với sự phát triển của ngành du lịch, đặc biệt là trong thời đại thông tin hiện nay.

* Hệ thống điện, thiết bị xử lý cấp thoát nước, xử lý rác thải vừa góp phần tạo ra những điều kiện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho du khách và các hoạt động du lịch vừa tạo ra môi trường trong sạch hấp dẫn du khách

1.3.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật‌

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và cung cấp các sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách như lưu trú, ăn uống, đi lại, vui chơi, giải trí, chữa bệnh, mua sắm. Chính vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của mỗi vùng, mỗi quốc gia được xem như một trong những biểu hiện cho sự phát triển cũng như hiệu quả của việc khai thác tài nguyên du lịch phục vụ cho hoạt động du lịch tại vùng, quốc gia đó. Sự kết hợp hài hòa giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch giúp cho sự hoạt động có hiệu quả của cơ sở phục vụ du lịch, kéo dài thời gian sử dụng chúng trong năm. Chính vị trí của tài nguyên du lịch là căn cứ để bố trí hợp lý cơ sở vật chất kỹ thuật trên các vùng lãnh thổ và là tiền đề căn bản để hình thành các trung

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí