Sự Phát Triển Của Nền Sản Xuất Xã Hội Và Các Ngành Kinh Tế‌


tâm du lịch. Ngược lại, cơ sở phục vụ du lịch cũng có tác động nhất định tới mật độ sử dụng tài nguyên du lịch, giữ gìn bảo vệ chúng và đến lượt mình, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch lại có thể tạo ra, thực hiện các sản phẩm du lịch.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần với những chức năng và ý nghĩa khác nhau, bao gồm: cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú; mạng lưới cửa hàng thương nghiệp; các cơ sở thể thao; cơ sở y tế, các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa và cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác. Có 3 tiêu chí để đánh giá hiệu quả của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đó là: Đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi du lịch; Hiệu quả kinh tế tối ưu trong xây dựng và khai thác; Thuận tiện cho du khách.

* Cơ sở phục vụ ăn uống lưu trú: là thành phần đặc trưng nhất trong toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch gồm những công trình đặc biệt nhằm đảm bảo nơi ăn nghỉ và giải trí cho khách du lịch. Đó là các cơ sở lưu trú du lịch xã hội, nhà hàng, khách sạn…

* Mạng lưới cửa hàng thương nghiệp: đáp ứng về nhu cầu hàng hóa của khách du lịch thông qua việc bày bán các mặt hàng đặc trưng của du lịch, hàng thực phẩm và các hàng hóa khác.

* Cơ sở thể thao: tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của du khách, làm tăng hiệu quả sử dụng của các cơ sở lưu trú, phục vụ ăn uống và làm phong phú thêm các loại hình hoạt động du lịch.

* Cơ sở y tế: các cơ sở y tế nhằm phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch.

* Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa phục vụ du lịch nhằm mục đích nâng cao, mở rộng kiến thức văn hóa xã hội cho du khách cũng như giúp họ cảm thấy thoải mái trong kỳ nghỉ của mình. Đó là các trung tâm văn hóa- thông tin, phòng chiếu phim, phòng triển lãm, câu lạc bộ, nhà hát…

* Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác như trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu, hiệu ảnh, bưu điện… là điều kiện bổ sung giúp cho du khách sử dụng triệt để


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

hơn tài nguyên du lịch, tạo ra những thuận tiện khi họ đi lại và lưu trú tại điểm du lịch.

Như vậy, quá trình phát triển của ngành du lịch nói chung và tổ chức lãnh thổ du lịch nói riêng chịu tác động đồng thời của nhiều nhân tố khác nhau. Du lịch chỉ có thể phát sinh, phát triển trong những điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi nhất định. Trong số các nhân tố trên có những nhân tố tác động trực tiếp đến việc hình thành nhu cầu du lịch và tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch, bên cạnh đó có những nhân tố mang tính phổ biến nằm trong các mặt của đời sống xã hội và cũng có những điều kiện gắn liền với đặc điểm của từng khu vực địa lý. Tuy nhiên tất cả các nhân tố này đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau tạo thành môi trường cho sự phát sinh, phát triển du lịch. Mặt khác, bản thân sự có mặt, sự phát triển của du lịch cũng trở thành một nhân tố của môi trường đó và do vậy nó có thể tác động hoặc tích cực hoặc ngược lại.

Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang - 6

1.3.5. Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị‌

1.3.5.1. Dân cư và lao động‌

Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng của nền sản xuất xã hội. Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Số dân càng đông thì số người tham gia vào các hoạt động du lịch càng nhiều. Số lượng người lao động trong sản xuất và dịch vụ ngày càng đông gắn liền trực tiếp với kinh tế du lịch. Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Nhu cầu du lịch của con người tùy thuộc vào nhiều đặc điểm xã hội, nhân khẩu của dân cư.

Cần phải nghiên cứu cơ cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi để xác định nhu cầu nghỉ ngơi du lịch, vì đây là một trong những nhân tố có tác dụng thúc đẩy du lịch phát triển. Sự tập trung dân cư vào các thành phố, tốc độ tăng dân số và mật độ dân số, tuổi thọ, quá trình đô thị hóa cũng liên quan mật thiết tới sự phát triển của du lịch.


1.3.5.2. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế‌

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Vai trò của nhân tố này được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội làm nảy sinh nhu cầu nghỉ ngơi, phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch.

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tác dụng trước hết làm xuất hiện du lịch, rồi sau đó đưa hoạt động này phát triển với tốc độ nhanh hơn. Sự phát triển du lịch cũng phụ thuộc vào nền sản xuất xã hội. Để giải quyết nhu cầu ăn ở, đi lại, nghỉ ngơi, du lịch của con người tất yếu phải có. Đồng thời bên cạnh đó, cần phải xây dựng cở sở hạ tần và vật chất kỹ thuật nhằm phục vụ cho du lịch phát triển lên ở mức độ cao hơn. Ngược lại các nước có nền sản xuất xã hội chậm thì khả năng trên xảy ra chậm hơn.

Trong nội bộ nền kinh tế, hoạt động của một số ngành như công nghiệp, nông nghiệp và cả giao thông vận tải có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch.

Công nghiệp phát triển cao, sản xuất ra những vật liệu đa dạng để xây dựng các cơ sở dịch vụ và hàng loạt hàng hóa các loại đáp ứng nhu cầu du khách. Ví dụ như các sản phẩm công nghiệp điện tử: máy ảnh, điện thoại,...đây cũng là những thương hiệu riêng của mỗi quốc gia khi khách du lịch đến tham quan. Công nghiệp phát triển còn tác động lại cho ngành du lịch phát triển, nghĩa là trong không gian chật hẹp, môi trường bị ô nhiễm con người muốn tìm nơi để nghỉ ngơi, thoáng mát, hay để nghỉ dưỡng, chữa bệnh...

Nông nghiệp có ý nghĩa lớn vì du lịch phục vụ cho khách đều là các sản phẩm chủ yếu từ nông nghiệp mà ra. Đây còn là nguồn ẩm thực rất quan trọng, bởi vì khách du lịch tham quan, ngắm cảnh còn thưởng thức các món ăn đặc thù của từng vùng miền.

Giao thông cũng là tiền đề quan trọng để phát triển du lịch. Các tuyến, loại hình giao thông nhằm giúp cho việc kết nối các điểm, khu, vùng du lịch lại với nhau. Ngày nay, kinh tế càng phát triển thì loài người càng cải tiến các loại hình


giao thông rút ngắn về thời gian như đường cao tốc, máy bay, tàu điện,...Điều đó cho thấy giao thông không thể thiếu trong du lịch, không có giao thông coi như con người khó tiếp cận được các loại hình du lịch cũng như việc khám phá các vùng đất mới lạ. Cho nên muốn phát triển du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung thì giao thông phải đi trước một bước.

1.3.5.3. Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng hội nhập quốc tế‌

Nhờ vào tiến bộ khoa học và công nghệ, lao động cơ bắp giảm xuống, thay thế vào đó là các hoạt động sản xuất hiện đại, tự động hóa và cơ giới hóa. Tuy nhiên, dù có lao động các công cụ sản xuất hiện đại, dế dẫn đến căng thẳng. Cho nên để phục hồi sức lực sau những ngày làm việc trí óc thì con người thông qua các hoạt động đi du lịch.

1.3.5.4. Đô thị hóa‌

Là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, đô thị hóa được xem như một trong những nhân tố phát sinh góp phần đẩy mạnh nhu cầu du lịch. Đô thị hóa là điều kiện rất tốt cả về cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành du lịch phát triển. Bên cạnh đó, về mặt kiến trúc các đô thị cũng tạo nên một dấu ấn cho khách tham quan du lịch. Mỗi một giai đoạn lịch sử nhất định thì đô thị có sự thay đổi nhờ quá trình đô thị hóa, nên lúc nào đô thị cũng có những nét mới trong du lịch.

Mặt khác, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi là những nhu cầu không thể thiếu của người dân đô thị. Những ngày làm việc với cường độ cao, giảm stress, tái sức lao động,... đây là những nhu cầu thiết yếu mà người đô thị rất cần. Nói mặt khác lối sống người đô thị khác hơn lối sống nông thôn cho nên việc đi du lịch của người đô thị lúc nào cũng cao hơn so với nông thôn.

1.3.5.5. Điều kiện sống‌

Điều kiện sống của dân cư là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Nó được hình thành là nhờ tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện sống, nâng cao khẩu phần ăn uống, có đầy đủ cơ sở y tế, giáo dục, văn hóa,...


Du lịch chỉ phát triển khi mức sống của con người ngày càng được cải thiện. Đó là mức thu nhập của mỗi người trong xã hội, khi của cải vật chất thoải mái thì con người cần phải có một tinh thần phấn chấn thì du lịch sẽ giúp cho con người thỏa mãn nhu cầu đó. Tuy nhiên, ở các nước phát triển do họ có mức thu nhập cao thì nhu cầu du lịch họ càng cao nên ngành du lịch ở các nước này phát triển rất mạnh. Ngược lại các nước đang phát triển và kém phát triển do thu nhập còn hạn chế nên việc đi du lịch còn chưa phát triển rộng rãi với mọi người. Điều kiện sống càng cao tất nhiên phương tiện di chuyển của con người cũng phát triển khá nhanh, đây chính là yếu tố thuận lợi cho ngành du lịch phát triển mà không cần trang bị nhiều.

1.3.5.6. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch‌

Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch tùy thuộc vào thời gian và không gian đã trở thành nhân tố quan trọng trong sự phát triển du lịch. Đây là yếu tố phù thuộc vào nhu cầu của con người như thời gian rỗi, hồi phục sức khỏe để tái sức lao động, nhu cầu nghiên cứu, học tập,...Ngành du lịch thường phụ thuộc rất nhiều vào các nhu cầu này. Việc ngành du lịch kinh doanh theo mùa cũng có mối quan hệ mật thiết với các nhu cầu trên. Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch là một hệ thống và được thể hiện ở ba mức độ: xã hội, nhóm người, cá nhân.

Trong các mức độ trên quan trọng hàng đầu là nhu cầu nghỉ ngơi của xã hội. Nó được xác định như nhu cầu của toàn xã hội về phục hồi sức khỏe và khả năng lao động, về sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Cho nên nhu cầu này quyết định cấu trúc của ngành du lịch.

Nhu cầu nghỉ ngơi theo nhóm thể hiện nhu cầu của một nhóm dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi,...ví dụ như vào dịp hè giáo viên đi tham quan du lịch, hay nhà trường tổ chức cho sinh viên đi tham quan du lịch ở một nơi nào đó...có thể coi đó là nhu cầu của một nhóm xã hội.

Nhu cầu nghỉ ngơi của cá nhân bao gồm những đòi hỏi của cá nhân về hoạt động nghỉ ngơi du lịch nhằm tăng sức khỏe, giảm mệt mỏi, tìm hiểu biết cho bản thân,...


Nhu cầu xã hội, nhóm người, cá nhân có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong các mối quan hệ ấy, nhu cầu của cá nhân có tác động mạnh mẽ đến nhu cầu xã hội và nhóm người.

1.3.5.7. Đường lối, chính sách‌

Trong những thập kỷ gần đây, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế lớn chiếm vị trí quan trọng trên quy mô toàn cầu và ở nhiều quốc gia. Thực tế cho thấy, ở mỗi địa phương, vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia du lịch có trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mang lại hiệu quả cao hay không thì ngoài tài nguyên du lịch sẵn có, nhân tố quyết định là nhân tố con người và cơ chế, chính sách đúng đắn, phù hợp cho sự phát triển du lịch. Đường lối chính sách ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự phát triển du lịch một quốc gia hoặc một đơn vị hành chính cụ thể. Ở các nước có ngành du lịch phát triển đứng hàng đầu thế giới là những nước có nhiều chính sách quan tâm đầu tư phát triển du lịch, có hệ thống văn bản pháp luật, quy phạm hoàn thiện làm hành lang pháp lý cũng như sự điều chỉnh linh hoạt để thích ứng trong những điều kiện, hoàn cảnh mới là nhân tố thúc đẩy du lịch phát triển.

Cơ chế chính sách phát triển du lịch có tác động đến tất cả các hoạt động du lịch từ khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, các hoạt động xúc tiến phát triển du lịch, đầu tư quy hoạch du lịch, các hoạt động kinh doanh du lịch. Một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương không yểm trợ cho các hoạt đọng du lịch thì hoạt động này cũng không thể phát triển được. một số nước ở Đông Nam Á từ thập niên 80 củ thế kỷ XX như Thái Lan, Malayxia, Xingapo… đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách phù hợp, đúng đắn, quan tâm đầu tư phát triển du lịch nên ngành du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mang lại hiệu quả về nhiều mặt. Ngược lại, ở nhiều nước có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn, đặc sắc thuận lợi cho phát triển du lịch song do chưa có cơ chế, chính sách phù hợp như Ấn Độ, Braxin… nên ngành du lịch còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng.


1.3.5.8. Thời gian rỗi‌

Du lịch trong nước và quốc tế không thể phát triển được nếu con người thiếu thời gian rỗi. Nó thực sự trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động du lịch. Thời gian rỗi (tự do) là thời gian cần thiết để con người tham gia các hoạt động ngoài chuyên môn của mình hoặc trong chuyên môn mà trong đó du lịch đóng góp rất lớn cho con người.

Mỗi người có một thời gian rỗi nhất định, không ai giống ai nên việc nhu cầu cá nhân lại phát triển mạnh. Còn theo kế hoạch của các công việc của tổ chức, nhóm người thì ta thấy du lịch có số lượng người khá đông và dễ dàng cho tổ chức các tour thuận lợi hơn.

1.3.5.9. Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội‌

Bất cứ một sự xáo động chính trị, xã hội nào dù lớn hay nhỏ cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch. Ổn định và an toàn là yếu tố có ý nghĩa to lớn đối với du khách và cơ quan cung ứng du lịch. Theo Bậc thang nhu cầu của Maslow thì nhu cầu được an toàn (không phải lo lắng, sợ hãi điều gì) là nhu cầu cơ bản xếp thứ hai sau nhu cầu sinh học. Vì vậy, khi có một thông tin bất ổn về chính trị, xã hội xảy ra tại một điểm du lịch nào đó thì khó có thể thu hút được khách du lịch tới điểm đó. Không khí chính trị hoà bình đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa chính trị giữa các dân tộc. Một khu vực, một quốc gia hay một vùng lãnh thổ có bầu không khí chính trị hòa bình và ổn định kết hợp với các tài nguyên du lịch sẵn có của lãnh thổ sẽ tạo nên sức hấp dẫn với đông đảo quần chúng nhân dân- các khách du lịch tiềm năng. Tại những vùng không có những biến cố về chính trị, quân sự họ cảm thấy yên ổn, tính mạng được coi trọng và họ có điều kiện đi lại tự do mà không có cảm giác lo sợ, có thể gặp gỡ dân bản xứ, giao thiệp và làm quen với phong tục tập quán của địa phương mà không bị cản trở bởi sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo nào. Do vậy, nhờ du lịch mà các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, gần gũi nhau hơn và có khuynh hướng hòa bình hơn. Điều này giải thích tại sao các tổ chức quốc tế phát động năm 1987 là năm du lịch quốc tế dưới khẩu hiệu “Du lịch là giấy thông hành của hòa bình”.


Ngược lại, sự phát triển của du lịch sẽ gặp khó khăn nếu tại phạm vi một lãnh thổ nào đó xảy ra các sự kiện (như đảo chính, bất ổn chính trị, nội chiến, khủng bố…) làm xấu đi tình hình chính trị, hòa bình và ổn định thì sẽ trực tiếp và gián tiếp làm giảm sức hút du lịch, ảnh hưởng xấu đến lượng khách du lịch cũng như các công trình du lịch, lưu thông và cả môi trường tự nhiên. Nam Tư, Ai Cập hay đất nước Thái Lan trong những năm gần đây là những ví dụ về tác động của tình hình an ninh chính trị đến du lịch.

Như vậy, rõ ràng nhân tố chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch và đến lượt mình du lịch thực sự là chiếc cầu nối hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới, hiểu hơn về giá trị văn hóa, giúp các dân tộc xích lại gần nhau hơn. Và hơn hết, thông qua hoạt động du lịch quốc tế con người thể hiện khát vọng tạo lập và chung sống trong hòa bì

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí