Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Biển - Đảo


- Làm sáng tỏ những thế mạnh cũng như hạn chế của các tố yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên.

- Nêu rò được những thành tựu và hạn chế của thực trạng phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên.

- Đưa ra được một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển có hiệu quả hoạt động du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên trong thời gian tới trở thành điểm đến du lịch biển - đảo của Vùng duyên hải Nam trung Bộ.

10. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được chia thành 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch biển - đảo.

- Chương 2: Các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên.

- Chương 3: Định hướng và các giải pháp phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN - ĐẢO

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch biển - đảo

Phát triển du lịch biển đảo tỉnh Phú Yên - 4

1.1.1. Một số khái niệm và nội dung liên quan

1.1.1.1. Các khái niệm liên quan về du lịch

Du lịch:

Hoạt động du lịch đã có từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người và trở thành phổ biến. Thuật ngữ “du lịch” ngày nay được sử dụng phổ biến trên thế giới, xuất hiện lần đầu tiên ở nước Anh. Đến nay, có rất nhiều tác giả đưa ra khái niệm về du lịch dưới nhiều góc độ khác nhau.

Theo UNWTO (1991) “Du lịch là những hoạt động của con người đi đến và lưu trú tại một nơi ngoài môi trường thường xuyên trong thời gian liên tục không quá một năm nhằm mục đích nghỉ ngơi, kinh doanh và các mục đích khác”.

Trần Đức Thanh cũng cho rằng: Du lịch có thể được hiểu là: (1) Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa, và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng. (2) Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh (Trần Đức Thanh, 2000).

Như vậy, theo quan niệm trên, du lịch không chỉ là một hiện tượng di chuyển của dân cư, một hiện tượng xã hội đơn thuần, mà nó còn là một lĩnh vực kinh tế phi sản xuất. Tuy nhiên, hai định nghĩa trên đã cố gắng bóc tách và phân định rò ràng nội hàm của thuật ngữ du lịch thành hai nội dung riêng biệt: một hiện tượng xã hội và một ngành kinh tế.

Dưới góc độ địa lý học, cụ thể là địa lý du lịch, tác giả Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (năm 1999) cho rằng: Du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép. Một mặt nó mang ý nghĩa thông thường từ việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, … Mặt khác, du lịch được nhìn nhận dưới một góc độ khác như là hoạt


động gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) do chính nó tạo ra. Nội dung thứ hai của khái niệm du lịch là hệ quả của nội dung thứ nhất. (Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, & Nguyễn Kim Hồng, 1999).

Theo nhóm tác giả, đứng trên quan điểm địa lý du lịch, cần nhìn nhận nội hàm khái niệm du lịch bao gồm cả hai nội dung kép như Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự đưa ra năm 1999. Tính tổng hợp là một trong những vấn đề quan trọng khi nhìn nhận thuật ngữ du lịch dưới góc độ địa lý học. Nó liên quan đến công tác đánh giá tổng hợp nguồn tài nguyên phục vụ du lịch, tổng kết và đánh giá hiện trạng phát triển du lịch, từ đó định hướng, đưa ra các giải pháp trong tương lai, đồng thời đánh giá tác động trở lại của du lịch đến kinh tế, xã hội và môi trường. Để thực hiện được những nhiệm vụ đó cần nhìn nhận thuật ngữ du lịch ở cả hai nội dung trên. Hai nội dung đó phải song hành, đan xen thành một tổng thể không tách rời.

Để làm căn cứ khoa học cho việc phân tích và đánh giá, luận án sử dụng khái niệm DL được Luật DL sửa đổi năm 2017: “DL là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá TNDL hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” (Điều 3, trang 6).

Tài nguyên du lịch:

Theo Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa và cộng sự (2017) “TNDL là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng với các thành phần của chúng có sức hấp dẫn đối với du khách; đã đang và sẽ được khai thác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của DL một cách hiệu quả và bền vững”.

Theo Luật DL (2017) “TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, Khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu DL. TNDL bao gồm TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa” (chương V, điều 34).

TNDL tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể sử dụng cho mục đích DL. TNDL văn hóa bao gồm di tích LS - VH, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng cho mục đích DL.


Như vậy, về cơ bản, TNDL được hiểu là hệ thống các yếu tố tự nhiên, văn hóa có thể được sử dụng đáp ứng yêu cầu nghỉ ngơi, DL của con người.

Sản phẩm và loại hình du lịch:

SPDL là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị TNDL để thỏa mãn nhu cầu của khách DL (Luật DL, 2017).

Loại hình DL là tập hợp các SPDL có đặc điểm giống nhau, hoặc cùng vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ DL tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một nhóm phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo cùng một giá bán nào đó (Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2003).

Dựa trên những tiêu chí nhất định, việc kết hợp quy mô không gian (lãnh thổ) với dòng du khách đã tạo ra nhiều cách phân loại loại hình DL khác nhau, cụ thể:

- Phân loại theo phạm vi lãnh thổ: gồm DL nội địa và DL quốc tế.

- Phân loại theo nhu cầu của khách: gồm DL thuần túy (DL tham quan, giải trí, thể thao, khám phá, nghỉ dưỡng) và DL kết hợp (DL tôn giáo, học tập nghiên cứu, thể thao kết hợp, công vụ, chữa bệnh, thăm nhân).

- Phân loại theo TNDL: gồm DL văn hóa và DL tự nhiên.

- Phân loại theo thời gian (độ dài chuyến đi) gồm DL ngắn ngày (kéo dài từ 1 - 3 ngày hoặc dưới 1 tuần) và DL dài ngày (vài tuần đến dưới một năm).

- Phân loại theo việc sử dụng phương tiện giao thông gồm DL xe đạp, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay.

- Phân loại theo hình thức tổ chức: DL có tổ chức, DL cá nhân và DL gia đình.

Phát triển du lịch:

DL là ngành thuộc hệ thống nền kinh tế, vì vậy PTDL liên quan chặt chẽ với khái niệm phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế, quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện KT

- XH ở mỗi quốc gia. Nội dung của phát triển kinh tế bao gồm: Tăng trưởng kinh tế, sự gia tăng GDP và GDP/người; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; các yếu tố xã hội.

Trên cơ sở này, luận án đề xuất quan niệm về PTDL như sau: “PTDL là sự tăng lên về thu nhập, tổng thu DL. PTDL đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách,


đem lại hiệu quả kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ngày càng cao và mở rộng lợi ích cho dân cư địa phương, cho doanh nghiệp và quốc gia làm DL”.

Như vậy, PTDL gắn liền với các tác động sâu rộng về cả kinh tế, đời sống văn hóa, xã hội, trên phạm vi lãnh thổ địa phương và quốc gia.

1.1.1.2. Khái niệm về du lịch biển - đảo

Khu vực biển - đảo:

Công ước của Liên Hiệp Quốc 1982 về Luật biển có đề cập: “Đảo” là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước (Liên Hiệp Quốc, 2014). “Quần đảo” là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử.

Nhiều học giả về địa lý cho rằng: “Đảo” hay “hòn đảo” được định nghĩa là phần đất được bao quanh hoàn toàn bởi nước nhưng không phải là một lục địa. Tuy vậy, không có một kích thước chuẩn nào để phân biệt giữa đảo và lục địa.

“Biển” được định nghĩa là hệ thống kết nối của tất cả các vùng chứa nước của Trái Đất, bao gồm năm đại dương lớn: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Nam Băng Dương và Bắc Băng Dương. Từ “biển” cũng có thể được sử dụng trong tên của một vùng nước mặn cụ thể, nhỏ hơn, chẳng hạn như Biển Bắc hoặc Biển Đỏ. Tuy nhiên, không có sự phân biệt rò ràng giữa biển và đại dương, mặc dù vùng biển nhỏ hơn và là một phần hoặc toàn bộ giáp với đất liền.

Dưới góc nhìn về địa chất học, “Đảo” là kết quả của quá trình hoạt động địa chất lâu dài của vỏ trái đất, trong mối tương quan giữa biển và lục địa, khái niệm về Đảo du lịch ven bờ là các đảo có vị trí cách bờ dưới 75 km, có tiềm năng du lịch và điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch (Nguyễn Thu Hạnh, 2004). Từ các quan điểm về “biển” và “đảo” trên, dưới góc độ về du lịch có thể hiểu: khu vực biển - đảo là khu vực bao gồm các đảo và vùng biển bao bọc xung quanh nằm trong một khu vực xác định.

Du lịch biển - đảo:

Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch (2010): du lịch biển - đảo là loại hình du lịch được phát triển dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên khu vực biển - đảo,


gắn với loại tài nguyên này là các hoạt động như: tắm biển, tắm nắng, tắm khí trời, hít thở khí trời, thể thao nước nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, chữa bệnh, vui chơi, giải trí của du khách tại vùng biển. Nói cách khác, DLBĐ là loại hình DL ở vùng đất ven biển, trên bãi biển, trên mặt nước và vùng đất mặt nước ven biển.

Với cách tiếp cận trên thuật ngữ “du lịch biển - đảo” được hiểu là tổng hòa các hoạt động, hiện tượng cũng như các yếu tố phục vụ cho các hoạt động du lịch sinh ra và diễn ra tại vùng biển - đảo, trên cơ sở khai thác các tài nguyên DLBĐ.

Ngoài ra, có nhiều tác giả có quan điểm riêng khi nghiên cứu về du lịch biển - đảo. Hai tác giả Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình cho rằng: “Du lịch biển là tổng hòa hiện tượng và quan hệ của các hoạt động du ngoạn, vui chơi, nghỉ ngơi tiến hành ở biển, sinh ra từ biển, lấy biển làm chỗ dựa nhằm mục đích thỏa mãn yêu cầu về vật chất và tinh thần của mọi người dưới điều kiện kinh tế, xã hội nhất định” (Đổng Ngọc Minh, 2000). Đứng trên góc độ của du khách, tác giả Trần Đức Thanh (2000) quan niệm: du lịch biển - đảo là loại hình du lịch với mục đích chủ yếu của du khách là về với thiên nhiên, tham gia các hoạt động như tắm biển, thể thao biển.

1.1.1.3. Phát triển du lịch biển - đảo

Đánh giá về phát triển du lịch biển - đảo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2013), đã nhận định: DLBĐ hiện đang đứng trước những vấn đề lớn về môi trường, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường biển và vấn đề biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng. Do vậy mục tiêu phát triển du lịch biển - đảo phải đặt trong mối quan hệ với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển DL bền vững. Phát triển du lịch biển - đảo cần khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân địa phương vào việc hoạch định, quản lý và khai thác một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên DL bờ biển và hải đảo trên cơ sở bảo tồn, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái biển.

Từ các quan điểm về phát triển DLBĐ đã đề cập ở trên, đứng trên góc độ địa lý học, phát triển DLBĐ được hiểu: là việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển - đảo, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.

Trong tình hình hội nhập hiện nay, du lịch biển - đảo ngoài những tác động khó lường do môi trường tự nhiên ảnh hưởng thì các yếu tố quốc phòng, đảm bảo chủ quyền biển - đảo là những yếu tố cần thiết để giữ được môi trường hòa bình, đảm bảo


an toàn cho các mục tiêu phát triển là một vấn đề cần phải tính tới trong phát triển du lịch biển - đảo. Vì vậy, phát triển du lịch biển - đảo cần gắn liền với mục tiêu bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

1.1.2. Đặc điểm và vai trò của du lịch biển - đảo đối với phát triển KT - XH

1.1.2.1. Đặc điểm của du lịch biển - đảo

Ngoài đặc điểm chung với các loại hình du lịch khác như: du lịch tham quan; du lịch lịch sử - văn hóa; du lịch ẩm thực; du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng; du lịch khám phá - mạo hiểm; du lịch tâm linh - lễ hội; du lịch MICE; Teambuilding, … du lịch biển - đảo có các đặc điểm riêng:

- Các hoạt động DLBĐ chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố khí hậu, thời tiết do đó các hoạt động DLBĐ mang tính chất mùa. Ở nước ta, thời vụ DL biển thường ngắn, chênh lệch cường độ giữa mùa du lịch chính so với thời kỳ trước và sau vụ khá rò ràng. Vì vậy, tính mùa DLBĐ khác nhau đối với đối tượng khách nội địa và quốc tế. Khách nội địa có thời vụ khoảng 04 tháng mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm); khách quốc tế phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và nhu cầu của khách có thể dài hơn. Đây là hạn chế lớn nhất của DLBĐ ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển.

- Du lịch biển - đảo được tổ chức chủ yếu ở “vùng bờ biển”; đây là vùng địa lý với hệ sinh thái tự nhiên rất nhạy cảm, dễ biến đổi bởi tác động của việc phát triển KT - XH và thiên tai, bão gió nên DLBĐ chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến động tự nhiên, khí hậu, thủy triều, … Các hoạt động DLBĐ thường được tổ chức và phát triển ở vùng địa lý đặc thù là vùng ven biển và hải đảo trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng tài nguyên, môi trường biển - đảo (Phạm Trung Lương, 2003).

- Đầu tư CSHT, CSVCKT phục vụ DLBĐ thường khó khăn, phức tạp, đặc biệt là đối với các đảo xa bờ; chi phí lớn hơn so với đầu tư hạ tầng các loại hình DL khác do tính chất địa lý, kiến tạo của khu vực biển. Do đó, sản phẩm DLBĐ luôn có sự liên kết chặt chẽ với các trung tâm lưu trú, dịch vụ trên bờ. Đồng thời, khi xây dựng các CSHT, cơ sở vật chất phục vụ DLBĐ, cần đánh giá đến tác động của dự án đối với môi trường biển vốn rất nhạy cảm, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái (Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung bộ, 2011).


- Phát triển DLBĐ có mối quan hệ chặt chẽ trong mối tương quan với các ngành kinh tế biển khác. Phát triển DLBĐ là một trong những trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên biển, vận tải biển, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản), … nhằm phát triển toàn diện, góp phần đảm bảo các mục tiêu KT - XH.

1.1.2.2. Vai trò của du lịch biển - đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội

Sự phát triển của DLBĐ có một vai trò quan trọng trong việc phát triển KT - XH của một quốc gia, đặc biệt là dải ven biển và hải đảo, thể hiện:

a. Đối với lĩnh vực kinh tế:

Sự phát triển của DL nói chung, DLBĐ nói riêng đã góp phần trong việc tạo nên thu nhập quốc dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kinh tế DLBĐ đã trở thành một nguồn động lực lớn vực dậy nền kinh tế của những địa phương ven biển, góp phần tăng ngân sách, thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành kinh tế, làm thay đổi bộ mặt KT - XH, đặc biệt là những địa phương có trình độ phát triển kinh tế còn thấp, dân cư còn nghèo, vùng hải đảo khó khăn thông qua các hoạt động, nhu cầu đi lại du ngoạn; ăn, ở; vui chơi giải trí, mua sắm, … của du khách; sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành vận tải, ngành dịch vụ lưu trú, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, sản xuất thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp, ... tiến tới tạo cơ hội phát triển cho các ngành kinh tế khác. Do vậy, phát triển DLBĐ góp phần tăng ngân sách, kích thích đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm thay đổi diện mạo đô thị ven biển.

b. Đối với lĩnh vực xã hội:

DLBĐ là ngành dịch vụ có nhu cầu về lao động cao cả về lao động trực tiếp (làm việc trong các khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch, quản lý văn phòng, quản lý khách sạn, nhà hàng, quản lý cảng biển, quản lý bãi tắm, bếp trưởng hoặc giám đốc marketing, ...) và lao động gián tiếp (xây dựng, cung cấp lương thực thực phẩm biển thông qua nuôi trồng, chế biến, đánh bắt hải sản, …) góp phần giải quyết việc làm cho lao động vùng biển và hải đảo.

Theo thống kê, hiện nay ở 157 quốc gia có biển trên thế giới, ở các mức độ khác nhau, vấn đề việc làm cho người dân vùng ven biển đã và đang được đặt ra, bởi đây là khu vực chính trị nhạy cảm, tập trung dân cư. Du lịch nói chung, du lịch biển

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí