thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch".
1.3.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
1.3.2.1. Khái niệm
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta. Ở một địa phương nào đó, tự nhiên tác động đến con người quan sát qua hình dạng bên ngoài của bản thân nó. Cái hình dạng bên ngoài ấy của tự nhiên gọi là phong cảnh. Trong tự nhiên, một số thành phần có thể quan sát được bằng mắt thường như hình dạng bề mặt đất, động – thực vật, nguồn nước. Ngoài ra, đóng vai trò quan trọng đối với nhiều loại hình du lịch là khí hậu, đặc biệt là các tiêu chí có liên quan tới trạng thái tâm lý – thể lực của con người – đó là khí hậu sinh học. Thành phần này con người không thể nhìn thấy được, nhưng lại dễ dàng cảm nhận được.
Phong cảnh củ một lãnh thổ càng đa dạng, khí hậu càng thuận lợi thì chất lượng của lãnh thổ đó dành cho du lịch càng được nâng cao. Căn cứ vào mức độ thay đổi của môi trường tự nhiên do con người gây ra, có thể chia ra 4 loại phong cảnh: 1) Phong cảnh nguyên sinh (thực tế trên thế giới rất ít gặp); 2) Phong cảnh tự nhiên trong đó thiên nhiên bị thay đổi tương đối ít bởi con người; 3) Phong cảnh nhân tạo (văn hóa), trước hết là những yếu tố do con người tạo ra; 4) Phong cảnh suy biến, loại phong cảnh bị suy thoái khi có những thay đổi không có lợi đối với môi trường tự nhiên.
Trong bốn loại phong cảnh nói trên, phần lớn các cơ sở du lịch được xây dựng ở nơi phong cảnh tự nhiên; một số trường hợp ở nơi có phong cảnh nhân tạo. Như vậy môi trường tự nhiên có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, đa số những người dân thành phố hằng ngày sống trong môi trường công nghiệp và đô thị hóa có nhu cầu nghie ngơi trong môi trường tự nhiên. Các thành tự nhiên có tác động mạnh nhất đến du lịch là địa hình, khí hậu, nguồn nước và tài nguyên thực động vật.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), quy định tại chương II, điều 13: "Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch"
1.3.2.2. Đặc điểm
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang - 1
- Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang - 2
- Phương Pháp Thống Kê, Phân Tích, Só Sánh Tổng Hợp Và Mô Hình Hóa
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật
- Sự Phát Triển Của Nền Sản Xuất Xã Hội Và Các Ngành Kinh Tế
- Tiềm Năng, Thực Trạng Du Lịch Tỉnh Tiền Giang
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
- Nếu được quy hoạch, bảo vệ, khai thác hợp lý theo hướng bền vững thì phần lớn các loại tài nguyên du lịch tự nhiên được xếp vào loại tài nguyên vô tận, tài nguyên có khả năng tái tạo hoặc có quá trình suy thoái chậm. Ví dụ: tài nguyên nước theo quy luật tuần hoàn nếu rừng được bảo vệ và khai thác hợp lý, tài nguyên nước không bị ô nhiễm bởi các chất thải từ đời sống, sản xuất, tài nguyên nước được xếp vào tài nguyên vô tận.
- Hầu hết việc khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên chịu ảnh hưởng nhiều vào điều kiện thời tiết, việc tổ chức các tour leo núi, tham quan các vùng núi hay đi nghỉ biển, tham quan sông nước phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Đặc biệt không thể tổ chức các tour du lịch sông nước vào mùa lũ, không thể tắm biển vào mùa rét. Vào mùa khô trữ lượng nước của các thác nước, hồ nước, hệ thống sông cạn nước nên khó khăn cho việc hoạt động du lịch thể thao nước và tham quan sông nước.
- Một số điểm phong cảnh và du lịch dựa vào tài nguyên tự nhiên thường nằm xa các khu dân cư. Đặc điểm này một mặt gây tốn kém, khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động du lịch, mặt khác nó lại là nhân tố góp phần làm cho tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn, được bảo tồn tốt hơn do ít chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi các hoạt động kinh tế - xã hội. Ví dụ như một số vườn Quốc gia Ba Bể, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, Pù Mát, Vụ Quang, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã,...Các thác nước như: Thác Bạc (Tam Đảo), Thác Bảo Giốc (Cao bằng), thác Ponggua Premn (Đà Lạt),...
1.3.2.3. Phân loại
* Địa hình:
Địa hình hiện tại của bề mặt Trái Đất là sản phẩm của các quá trình hình thành và phát triển lâu dài dưới tác động của các nhân tố nội lực và ngoại lực. Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động sống của con người trên một lãnh thổ đều chịu ảnh hưởng bởi địa hình. Tất nhiên, mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào hoạt động kinh tế và trình độ khác.
Địa hình có vai trò hết sức quan trọng đối với du lịch. Trước hết, bề mặt địa hình là nơi diễn ra các hoạt động của du khách, đồng thời cũng là nơi xây dựng các công trình thuộc cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Đặc trưng hình thái và trắc lượng hình thái có thể thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động du lịch. Chẳng hạn, độ dốc lớn cũng như mức độ chia cắt ngang và chia cắt sâu mạnh gây trở ngại cho giao thông và xây dựng các công trình du lịch. Ngược lại, khu vực có độ dốc nhỏ, bề mặt địa hình bằng phẳng trải ra trên một diện tích rộng thì ngoài những thuận lợi cho xây dựng, việc đi lại của du khách cũng dễ dàng và sức chứa của lãnh thổ lại lớn.
Một số đặc điểm của địa hình là yếu tố cần thiết để triển khai các loại hình du lịch đặc biệt. Có những loại địa hình chỉ phát triển trong điều kiện địa hình đặc thù như du lịch nghỉ dưỡng núi cao, leo núi, khám phá, mạo hiểm, tàu lượn, du lịch biển, tham quan các dạng địa hình karst,...Tính phù hợp của địa hình phải dựa trên cơ sở đáp ứng được đặc điểm hoạt động của các loại hình du lịch này.
Địa hình còn là tác nhân gây nên những hệ quả thời tiết – khí hậu liên quan đến hoạt động du lịch. Nó có thể tạo ra những khu vực có khí hậu thuận lợi cho hoạt động du lịch hoặc ngược lại. Núi cao ở vùng nhiệt đới là điều kiện để hình thành những đai cao có khí hậu ôn hòa hoặc lạnh, là địa bàn tốt cho du lịch. Những dãy núi chắn ngang hướng di chuyển của các khối không khí ẩm có thể gây mưa thường xuyên ở sườn đón gió, gây trở ngại cho hoạt động của du khách.
*Khí hậu:
Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên có tác động đối với hoạt động du lịch. Điều đó được thể hiện ở khả năng thu hút khách thông qua đặc điểm khí hậu sinh học. Trong các tiêu chí của khí hậu, đáng chú ý là hai tiêu chí
chính: nhiệt độ và độ ẩm không khí. Ngoài ra, một số yếu tố khác như gió, lượng mưa, thành phần lý hóa, vi sinh của không khí, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt,...cũng thường xuyên tác động đến sức khỏe con người. Nhìn chung, những nơi có khí hậu điều hòa thường được khách du lịch ưa thích. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm, hoặc quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự phát triển của du lịch.
Về sự phù hợp của khí hậu đối với sức khỏe của con người, từ lâu đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Viện sĩ Hàn lâm Khoa học Liên Xô E.E. Phêđôrôv (1921) đã đề xuất phương pháp khí hậu tổng hợp để phân tích các thành phần khí hậu. Cơ sở của phương pháp này là thống kê những kiểu thời tiết hằng ngày tại một điểm nào đó. Các kiểu thời tiết này đã được xác định bằng sự cảm nhận trực tiếp từ giác quan con người nên rất phù hợp với yêu cầu phân tích – đánh giá phục vụ mục đích du lịch.
Điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến đi hoặc hoạt động du lịch. Du khách thường mong muốn những ngày nắng đẹp để đi lại, tham quan, mua sắm, quay phim, chụp ảnh kỷ niệm,...Ở mức độ nhất định, cần phải lưu ý tới những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở tới kế hoạch du lịch, ví dụ như những tai biến của thên nhiên (bão, gió mùa, gió bụi, lũ lụt, cát bay,...).
Tính mùa của du lịch chịu tác động chủ yếu của các nhân tố khí hậu. Tác động của khí hậu đối với sức khỏe con người và việc triển khai các hoạt động du lịch diễn ra theo chiều hướng và mức độ khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong năm gây nên sự khác biệt về hoạt động du lịch theo mùa, mà trước hết là số lượng khách, thời gian lưu lại, kéo theo những thay đổi về công suất sử dụng giường, buồng, doanh thu,...tạo ra mùa vụ trong năm của hoạt động du lịch.
Các vùng khác nhau có tính mùa du lịch không như nhau do ảnh hưởng của các thành phần khí hậu.
- Mùa du lịch cả năm (liên tục) thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh suối khoáng, du lịch trên núi cả mùa đông và mùa hè. Tất nhiên, trong thực tế, hiếm
khi có sự phân bố đồng đều các dòng khách du lịch theo mùa vì nó chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nguyên nhân (tự nhiên, kinh tế - xã hội, kỹ thuật,...).
- Mùa đông là mùa du lịch trên núi đối với một số vùng ôn đới. Sự kéo dài của mùa đông có ảnh hưởng tới khả năng phát triển du lịch thể thao mùa đông và các loại hình du lịch mùa đông khác.
- Mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất vì có có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch biển, du lịch núi,...Khả năng du lịch ngoài trời vào mùa hè khá phong phú và đa dạng.
Mùa mưa đối với khu vực nhiệt đới ẩm Đông Nam Á là thời gian có các tháng liên tục đạt lượng mưa trên 100mm với tần suất đảm bảo ≥ 75% (L.R. Oldeman, M. Frere, nghiên cứu khí hậu nông nghiệp nhiệt đới ẩm Đông Nam Á, Tổ chức khí tượng Thế giới, 1986). Rõ ràng mùa này không thuận lợi cho hoạt động du lịch.
Một số hiện tượng thời tiết có thể tác động đến sự ổn định và bền vững của các thành phần tự nhiên khác cũng như các công trình nhân tạo. Các kiểu thời tiết đặc biệt như mưa lơn, lũ lụt, bão, lốc hay gió tây khô nóng có thể phá hủy các thành phần thiên nhiên khác cũng như các cảnh quan du lịch hoặc các công trình nhân tạo, thậm chí trong một thời gian rất ngắn. Ngoài ra, một số yếu tố thời tiết còn ảnh hưởng thường xuyên và mạnh mẽ đến sự xuống cấp các công trình, nhất là công trình kiến trúc cổ. Quy luật chung là độ ẩm, nhiệt độ và biên độ nhiệt càng cao thì tốc độ phá hủy càng lớn.
*Nguồn nước:
Tài nguyên nước bao gồm nước trên lục địa và biển, đại dương. Nước trên lục địa có nước mặt (sông, hồ các loại) và nước dưới đất (nước ngầm). Có gí trị đối với du lịch là nước trên mặt (cơ sở để hình thành các loại hình du lịch sông nước, du lịch hồ và vùng biển (tiền đề cho các loại hình du lịch biển,...).
Nước rất cần thiết cho đời sống và các nhu cầu khác của xã hội. Đáp ứng cho những nhu cầu này đòi hỏi phải có nguồn nước ngọt dồi dào. Các tổ hợp du lịch ở
vùng khô hạn và nửa khô hạn, cũng như ở các vùng thuộc các đới khí hậu cạn nhiệt và ôn đới thì nhu cầu cung cấp nước là rất lớn.
Nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của du khách được đánh giá thông qua các tiêu chí: vị trí, số lượng và chất lượng nước của hai nguồn: nước mặt và nước ngầm. Vị trí của nguồn nước thể hiện ở khoảng cách từ nguồn nước đến địa bàn hoạt động du lịch, chủ yếu là các điểm lưu trú của du khách.
Về chất lượng, nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì thành phần của nó bị biến đổi và không phù hợp để sử dụng hằng ngày. Sự biến đổi này bao gồm cả tính chất lý, hóa và sinh học của nước làm cho nước trở thành độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Như vậy, xét về chất lượng nước thì phải chú ý đến tính lý, hóa học và sinh học của nước. Chúng được thể hiện ở màu sắc, độ trong, mùi, nhiệt độ, tính chất phóng xạ, các chất hữu cơ và các chất vô cơ trong nước, vi khuẩn,...Các tiêu chuẩn về chất lượng nước nói chung hoặc theo mục đích sử dụng đã được các cơ quan chức năng của Nhà nước công bố.
Ngoài phục vụ nhu cầu sinh hoạt, các dạng địa hình chứa nước, chủ yếu là nước mặt còn tạo những phong cảnh đẹp. Mặt nước là không gian để có thể xây dựng các công trình dịch vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn nổi, bến thuyền,...Các khách sạn, nhà hàng nổi là các cơ sở thu hút rất đông du khách nhờ vị trí độc đáo, cảnh quan ngoạn mục và khả năng cơ động của chúng.
Nhiều loại hình du lịch được triển khai dựa trên đặc điểm của nguồn nước. Chẳng hạn như nước khoáng phục vụ cho du lịch chữa bệnh, những dòng sông thơ mộng, có tốc độ dòng chảy nhỏ, phù hợp cho hoạt động du thuyền, còn thác nước có thể gắn với du lịch mạo hiểm.
Du lịch biển có điều kiện thuận lợi nhờ khí hậu mát mẻ cho phép nghỉ ngơi dài ngày, nhờ những bãi cát ven bờ để có thể vừa tắm biển, lại vừa tắm nắng, tắm khí trời trong lành. Nói chung, giới hạn nhiệt độ ở lớp nước trên mặt tối thiểu có thể chấp nhận được là 180C, đối với trẻ em là 200C. Cùng với các tiêu chí cơ bản trên, cần chú ý đến tần suất và tính chất của sóng, độ sạch của nước. Biển với dòng chảy
ven bờ có tốc độ nhỏ, nước trong và sóng vừa phải thì phù hợp với tắm biển; sóng lớn phù hợp lướt sóng; nước trong và có nhiều động thực vật đẹp phù hợp với môn lặn biển,...
Tài nguyên nước không chỉ có tác dụng trực tiếp đến hoạt động du lịch, như đã nêu trên. Ngoài ra, nó còn gián tiếp ảnh hưởng đến du lịch thông qua tác động đến các thành phần khác của môi trường sống, đặc biệt là khí hậu ở quanh các bồn chứa nước lớn,...
*Sinh vật:
Hiện nay, khi mức sống của con người ngày càng nâng cao thì nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch và giải trí trở thành cấp thiết. Thị hiếu về du lịch cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Ngoài một số hình thức truyền thống như tham quan phong cảnh, các di tích văn hóa – lịch sử của loài người, đã xuất hiện một số hình thức mới, với sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch. Đó là du lịch ở các khu bảo tồn thiên nhiên với đối tượng tham quan là các loại động – thực vật. Việc tham quan du lịch trong thế giới động – thực vật sống động, hài hòa trong thiên nhiên làm cho con người tăng thêm lòng yêu cuộc sống.
Sở dĩ một số nước châu Phi, khu vực Đông Âu và vùng Đông Nam Á thu hút được đông đảo khách du lịch một phần là do họ biết tận dụng khai thác các tiềm năng thiên nhiên, trong đó có tài nguyên động – thực vật cùng với sự đa dạng của nó.
Không phải mọi tài nguyên động thực vật nào cũng là đối tượng du lịch. Để phục vụ cho các mục đích du lịch khác nhau, người ta đã đưa ra các tiêu chí sau đây:
-Tiêu chí phục vụ mục đích tham quan du lịch:
+ Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình.
+ Có loài đặc trưng cho khu vực, loài đặc hữu, loài quý hiếm đối với thế giới và trong nước.
+ Có một số động vật (thú, chim, bò sát, côn trùng, cá,...) phong phú hoặc điển hình cho vùng.
lịch.
+ Có các loại có thể khai thác dưới dạng đặc sản phục vụ nhu cầu khách du
+ Thực, động vật có màu sắc hấp dẫn, vui mắt, một số loài phổ biến dễ quan
sát bằng mắt thường, ống nhòm hoặc nghe tiếng hót, tiếng kêu và có thể chụp ảnh được.
+ Đường sá (đường tròn) thuận tiện cho đi lại quan sát, vui chơi của khách.
-Tiêu chí đối với du lịch săn bắn thể thao:
Quy định loài được săn là loài phổ biến, không ảnh hưởng đến số lượng, quỹ gen; loài động vật hoạt động (ở dưới nước, mặt đất, trên cây) nhanh nhẹn, có địa hình tương đối dễ vận động, xa khu cư trú của dân cư. Ngoài ra, khu vực dành cho săn bắn thể thao phải tương đối rộng, đảm bảo tầm bay của đạn và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho khách du lịch. Cấm dùng súng quân sự, mìn và chất nổ nguy hiểm.
Thật ra, trong điều kiện hiện tại, nhiều nước đã khuyến cáo không nên phát triển loại hình du lịch này nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn thói quen hủy diệt động vật.
-Đối với mục đích du lịch nghiên cứu khoa học:
+ Nơi có hệ thực, động vật phong phú và đa dạng.
+ Nơi còn tồn tại loài quý hiếm.
+ Nơi có thể đi lại quan sát, chụp ảnh.
+ Có quy định thu mẫu của cơ quan quản lý,...
Như vậy, tài nguyên động – thực vật có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành du lịch. Thực vật, đặc biệt là các khối rừng tự nhiên và cả các khu rừng nhân tạo kiểu công viên ở các khu vực ngoại ô thành phố với sự phổ biến của các loại địa phương kết hợp với các loài khác đã thích nghi với khí hậu thực hiện chức năng nhiều mặt – làm sạch không khí, cản gió, tăng độ ẩm. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm tiếng ồn một cách tự nhiên, tạo nên cảm giác ấm cúng. Cần phải bảo vệ và phát triển rưng phòng hộ, các quần thể thực vật ven sông, hồ ở các vùng đồng bằng và thung lũng bởi vì chúng rất có giá trị đối với loài hình du lịch cuối tuần. Đối với khách du lịch, những loài thực vật không có ở đất nước họ thường có sức