Lợi Thế Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Để Phát Triển Du Lịch Tiền Giang


đồng để tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa đáp ứng nhu cầu du khách (ví dụ, nâng cấp các lễ hội văn hóa truyền thống vùng biển Tân Thành như Lễ hội nghinh Ông).

- Biển Tân Thành là vùng biển cát đen, thích hợp cho nghề nuôi ngao (nghêu), do đó, chính quyền địa phương cần quy hoạch những bãi biển nuôi ngao, khuyến khích cư dân vùng biển tham gia du lịch: tổ chức những tour du lịch cho du khách tham gia thu hoạch ngao với ngư dân…

2.4.3.2. Kinh nghiệm trong nước


Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch ở điểm đến, nhằm thu hút nhiều hơn du khách đến tham quan/ du lịch tại Tiền Giang, ngành du lịch Tiền Giang cần chú trọng những vấn đề sau:

- Đối với loại hình du lịch sinh thái: Tỉnh cần quy hoạch tập trung các điểm du lịch sinh thái và mời gọi các nhà đầu tư đến các điểm du lịch sinh thái để khảo sát, lập dự án kinh doanh du lịch. Cần nâng cấp những điểm du lịch vừa và nhỏ thành điểm du lịch hấp dẫn nhằm thu hút nhiều lượt du khách hơn nữa. Cần ban hành những chính sách ưu đãi để nhà đầu tư an tâm góp vốn.

- Phát triển cơ sở hạ tầng: Tỉnh cần đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, đường dẫn vào các khu du lịch Thới Sơn, Cái Bè, Đồng Tháp Mười, Biển Tân Thành tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận các điểm du lịch. Cần chú trọng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch, bảo đảm chất lượng và đồng bộ...

- Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch: Cần chú trọng nâng cao những sản phẩm du lịch độc đáo (ví dụ: tại Bến Tre, du khách được du ngoạn bằng xe ngựa, xe đạp, ngắm cảnh làng quê và giao lưu thân thiện với người dân địa phương; Tại TP.HCM, ngành du lịch đã kết hợp nguồn tài nguyên nhân văn, tài nguyên thiên nhiên vào phát triển sản phẩm du lịch; Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đã chú trọng nâng cao chất lượng du lịch biển: xây dựng các tour du lịch lịch khám phá đại dương như: lặn biển, câu cá, ngắm san hô, phát triển loại hình du lịch kết hợp nghỉ


dưỡng, chữa bệnh...). Ngoài ra, cần nhiên cứu phát triển thêm sản phẩm quà lưu niệm Tiền Giang và sản phẩm du lịch đặc trưng của từng đơn vị, địa phương.

- Phát triển du lịch bền vững: Cần chú trọng nâng cao nhận thức của người dân về phát triển du lịch, đảm bảo sự tham gia và giám sát của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch, qua đó đem lại lợi ích cho cộng đồng. Bên cạnh đó, cần ban hành những chính sách nhằm khuyến khích phát triển du lịch bền vững, và đưa ra những biện pháp xử lí đối với những tổ chức du lịch thiếu trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Cung cấp thông tin cho khách du lịch về môi trường xung quanh, văn hóa địa phương và di sản văn hóa, đồng thời giải thích cho du khách về những hành vi thích hợp khi tham quan các khu vực tự nhiên, các nền văn hóa và các địa điểm di sản văn hóa cũng cần được chú trọng.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch: Tăng cường đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu thực tế của du khách; Khuyến khích phát triển các hình thức liên kết hợp tác giữa các trường đào tạo nghiệp vụ du lịch, các doanh nghiệp du lịch... để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch đạt chất lượng cao.

2.5. Tóm tắt chương 2


Chương 2 đã hệ thống những khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh du lịch, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch dưới quan điểm của một số tác giả. Qua đó, năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến du lịch có thể được hiểu là khả năng khai thác có hiệu quả các yếu tố thuộc lợi thế cạnh tranh của điểm đến du lịch về: tài nguyên du lịch, môi trường kinh doanh, hạ tầng xã hội, anh ninh an toàn, về hình ảnh điểm đến, về các chính sách hoạch định và phát triển điểm đến du lịch…, kết hợp với việc phát huy đầy đủ các yếu tố năng lực nội tại của các doanh nghiệp du lịch về quy mô nguồn lực, về kinh nghiệm kinh doanh, về văn hóa kinh doanh…


- Tổng hợp, phân tích, chọn lọc các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh ở điểm đến du lịch của các tác giả: Crouch (2007), mô hình Tích hợp đánh giá của Dwyer & Kim (2003), mô hình của Goffi G. (2012), mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành TTCI của Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF (2013), mô hình Tích hợp của Kim và Dwyer (2003), làm cơ sở để thiết lập bộ tiêu chí xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang với 5 nhóm yếu tố chính (36 nhân tố) tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang

- Tổng quan kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch của một số quốc gia trong khu vực thuộc khối Đông Nam Á, và một số địa phương có mối liên hệ với Tiền Giang (địa phương có điều kiện địa lý gần giống Tiền Giang như: Đồng Tháp, Bến Tre... và địa phương là nguồn cung cấp du khách chính cho ngành du lịch Tiền Giang như TP.HCM), từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cụ thể cho Tiền Giang.


Chương 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH DU LỊCH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2005 – 2014 VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


3.1. Tổng quan về ngành du lịch Tiền Giang


3.1.1. Giới thiệu tổng quan


Địa lý Tiền Giang được chia thành 3 vùng rõ rệt, là tiềm năng cho phát triển du lịch: vùng cây trái ven sông Tiền với những vườn cây trái quanh năm bốn mùa, những kênh rạch chằng chịt, mênh mông sông nước, vùng sinh thái ngập mặn biển Tân Thành và vùng sinh thái ngập phèn Đồng Tháp Mười, huyện Tân Phước. Bên cạnh đó, Tiền Giang còn là cái nôi của ca nhạc tài tử, gắn liền những sự kiện lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút, Giồng Dứa – Ấp Bắc, là quê hương của các anh hùng dân tộc như Trương Định, Thủ Khoa Huân... Tiền Giang có nhiều tôn giáo như Nho giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin lành…; Và những di tích lịch sử như lăng Trương Định, lăng Hoàng Gia; Chiến lũy và pháo đài; Di tích Óc Eo Gò Thành.

Tiền Giang là địa bàn trung chuyển hết sức quan trọng của khu vực miền Tây Nam Bộ. Vị trí như vậy giúp Tiền Giang sớm trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát hàng đầu trong khu vực miền Tây Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Tiền Giang là một trong những tỉnh ĐBSCL vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Kiên Giang (Phú Quốc) và tam giác tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu. Tài nguyên du lịch Tiền Giang tương đối phong phú, nhất là tài nguyên thiên nhiên dọc sông Tiền và các di tích lịch sử xếp hạng đang thu hút rất nhiều du khách.

Ngày 06 tháng 06 năm 2008, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đến năm 2020. Xác định: cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng


tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Cơ cấu kinh tế năm 2010 là: nông – lâm – ngư nghiệp 17.99%; công nghiệp – xây dựng 50.71%; dịch vụ 31.30%; đến năm 2020 là: nông – lâm – ngư nghiệp 7.47%; công nghiệp – xây dựng 57.53%; dịch vụ 34.99% [38].

Đề án phát triển du lịch Tiền Giang giai đoạn 2010 – 2020 của Sở VHTT&DL tỉnh cho thấy, tốc độ tăng trưởng du khách đến Tiền Giang (giai đoạn 2005 – 2013) đạt khoảng 12.3%, qua đó, thúc đẩy tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận du lịch. Để tăng sức thu hút khách du lịch đến Tiền Giang, trong những năm qua ngành du lịch Tiền Giang đã dựa vào lợi thế cạnh tranh du lịch sẵn có để nâng cao sức cạnh tranh trong kinh doanh du lịch như: tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, tài nguyên du lịch nhân văn. Đồng thời đã không ngừng chú trọng cải thiện, nâng cao chất lượng các tour du lịch sinh thái, xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch độc đáo có tính hấp dẫn du khách trong và ngoài nước…

3.1.2. Lợi thế nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch Tiền Giang


3.1.2.1. Tiềm năng về điều kiện tài nguyên thiên nhiên và nhân văn


1) Tiềm năng về điều kiện tài nguyên thiên nhiên


Địa hình: Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều giống cây trồng và vật nuôi. Tiền Giang có bờ biển dài 32km, 800km sông rạch, 10,000 héc-ta diện tích mặt nước, 5,500 héc-ta đất bãi bồi ven biển và hàng ngàn héc-ta đất bãi bồi ven sông, tạo ra nhiều lợi thế cho việc nuôi trồng các loài thủy, hải sản (ngao/nghêu, tôm, cua…) và phát triển kinh tế biển, sông nước.

Khí hậu: Khí hậu Tiền Giang chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, trùng với gió mùa Tây Nam; mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4, trùng với gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình trong năm (bình quân trong giai đoạn 2006 – 2010) là 27.20C [24, tr.2-2; 2-3]. Hằng năm, Tiền Giang có thời kỳ dài 6 – 7 tháng mùa khô, còn gọi là mùa nắng (bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào


tháng 4 năm sau). Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Lượng mưa mùa mưa chiếm 86 đến 90% lượng mưa năm. Bão cũng ít xãy ra ở Tiền Giang.

Vị trí địa lý: Tiền Giang nằm trên các trục giao thông – kinh tế quan trọng, nối liền thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ với các tỉnh ĐBSCL như quốc lộ 1A, quốc lộ 50, quốc lộ 60, quốc lộ 30, và đường cao tốc thành phố Hồ Chí minh – Trung Lương. Ngoài ra, Tiền Giang có 32km bờ biển, và hệ thống các sông: Tiền, Vàm Cỏ, Soài Rạp, kênh Chợ Gạo... nối liền các tỉnh ĐBSCL với TP.HCM, và là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và Campuchia... đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Tiền Giang phát triển du lịch xanh – du lịch sinh thái, một loại hình du lịch đang được khách du lịch trong và ngoài nước yêu chuộng.

2) Điều kiện tài nguyên nhân văn


Tiền Giang là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, vùng đất văn hóa với các lễ hội dân gian: Lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Kỳ Yên, và các di tích văn hóa cổ, gắn liền với vương triều Nguyễn, với các danh nhân, các anh hùng và các chiến thắng của dân tộc. Lợi thế đó đã giúp Tiền Giang hình thành và phát triển các tuyến điểm du lịch về nguồn như: khu di tích chiến thắng Rạch Gầm – Xoài mút (nơi Nguyễn Huệ tiêu diệt gần 5 vạn quân Xiêm năm 1785), khu di tích chiến thắng Ấp Bắc (nơi bẻ gãy các chiến thuật tân kỳ của Mỹ năm 1963), khu di tích Đình Long Hưng (nơi lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện)… và các khu du lịch văn hóa: Lăng Hoàng Gia (nơi phần mộ của gia đình Thái Hậu Từ Dũ, mẹ của vua Tự Đức), chùa Vĩnh Tràng, chùa Bữu Lâm, nhà Đốc Phủ Hải, phố cổ Gò Công, nhà cổ Cái Bè, đình Trung Gò Công, di chỉ khảo cỗ Gò Thành (thuộc văn hóa Óc Eo) [2, tr.8].

3.1.2.2. Tiềm năng về cơ sở hạ tầng giao thông


Hệ thống giao thông của Tiền Giang gồm đường bộ và đường thủy, với tổng chiều dài mạng lưới giao thông đường bộ là 5,193km, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hóa trong tỉnh và các tỉnh lân cận.


Về giao thông đối ngoại: Tiền Giang có 4 tuyến quốc lộ đi ngang qua: quốc lộ 1, quốc lộ 50, quốc lộ 60 và quốc lộ 30, với tổng chiều dài qua địa bàn tỉnh là 150km, chiếm 2.9% tổng chiều dài mạng lưới đường bộ của tỉnh .

Về giao thông đối nội: Các tuyến đường tỉnh lộ gồm 28 tuyến với tổng chiều dài 388km, đường huyện, liên xã dài 823km và 158 tuyến đường nội thị với chiều dài 90km, đều đã được sửa chữa, nâng cấp nên chất lượng đường giao thông khá tốt, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Về giao thông đường thủy: Mật độ giao thông đường thủy trên địa bàn khá cao, góp phần hỗ trợ cho tuyến giao thông đường bộ. Tổng chiều dài của các tuyến sông, kênh chính là 1,023km, gồm [25, tr. 5]:

- Sông, kênh do Trung ương quản lý: 7 tuyến/214km.


- Sông, kênh do tỉnh quản lý: 30 tuyến/425km.


- Sông, kênh do huyện quản lý: 53 tuyến/384km.


- Ngoài ra, còn có hàng trăm km rạch có khả năng lưu thông cho ghe/thuyền gắn máy dưới 20 tấn do huyện, xã quản lý.

3.1.2.3. Tài nguyên du lịch


Hiện tỉnh có 15 di tích được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia như Chùa Vĩnh Tràng, Di tích mộ và đền thờ Thủ Khoa Huân, Lăng Trương Định, Lũy pháo đài Trương Định, Lăng Hoàng Gia, Rạch Gầm – Xoài Mút, Đình Long Hưng, di tích văn hoá Óc Eo Gò Thành, di tích lịch sử Ấp Bắc [27, tr. 9]. Hàng năm, Tiền Giang có khoảng 17 lễ hội lớn nhỏ, bao gồm lễ hội dân gian: Lễ hội Nghinh Ông (Lễ hội rước Cá ông – huyện Gò Công Đông); Lễ hội Kỳ Yên, Vĩnh Bình (tế lễ các vị thần và các bậc tiền bối có công với địa phương tại huyện Gò Công Tây)… Điểm đến du lịch Tiền Giang được Tổ chức du lịch thế giới (WTO) xác định là một trong mười điểm du lịch thế giới vào năm 2000.


3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngành kinh doanh du lịch Tiền Giang giai đoạn 2005 – 2014

3.2.1. Hoạt động kinh doanh du lịch tại Tiền Giang


3.2.1.1. Tổng số khách du lịch


Giai đoạn 2005 – 2014 (Bảng 3.1), hoạt động kinh doanh của ngành du lịch tỉnh Tiền Giang phát triển khá lạc quan., tăng bình quân 12.52%/năm. Cụ thể, năm 2006 số khách đến tham quan tại Tiền Giang là 610,389 lượt khách (tăng 11.80% so với năm 2005), tỷ lệ này tăng trưởng dần qua hàng năm, đến năm 2013 là 1,307,635 lượt (tăng 11.83% so với năm 2012), và đến năm 2014 là 1,573,241 lượt khách (tăng 20.31% so với năm 2013). Khách nội địa đến Tiền Giang tăng mạnh kể từ năm 2010 (tốc độ tăng >10%/năm) cho thấy, ngành kinh doanh du lịch Tiền Giang đã bắt đầu chú trọng khai thác thị trường tiềm năng khách du lịch nội địa, đã xây dựng nhiều sản phẩm/ dịch vụ du lịch mới lạ, độc đáo, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa như: xây dựng chương trình tour tát mương bắt cá – một nếp sống dân dã, truyền thống của người dân Nam bộ…

Bảng 3.1: Tổng số khách đến Tiền Giang giai đoạn 2005 – 2014


Đvt: Lượt khách


Năm

Tổng số khách

Khách nội địa

Khách quốc tế

% tăng/giảm so với năm trước

2005

518,176

199,654

318,522

-

2006

610,389

221,444

388,945

11.80

2007

704,185

250,119

454,066

15.37

2008

795,779

331,336

464,443

13.00

2009

866,401

455,645

410,756

8.87

2010

960,991

488,152

472,839

10.92

2011

1,058,650

533,650

525,000

10.16

2012

1,169,285

626,593

542,692

10.45

2013

1,307,635

739,949

567,686

11.83

2014

1,573,241

1,120,501

452,740

20.31

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang - 12

(Nguồn: Sở VHTT&DL Tiền Giang, Báo cáo kết quả hoạt động ngành du lịch các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014).

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí