DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhiệt độ, số giờ nắng, độ ẩm trung bình các tháng trong năm 43
Bảng 2.2. Lượng mưa trung bình quân các tháng trong năm (Đơn vị: mm) 44
Bảng 2.3. Số khách do các cơ sở lưu trú phục vụ ở Tiền Giang, 65
Bảng 2.4. Số khách do các cở sở lữ hành phục vụ du lịch ở Tiền Giang, 66
Bảng 2.5. Doanh thu của các cơ sở lưu trú ở Tiền Giang theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2000 – 2010 70
Bảng 2.6. Doanh thu của các cơ sở lữ hành ở Tiền Giang theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2000 – 2010 71
Bảng 2.7. Doanh thu của các hộ cá thể kinh doanh du lịch (nhà trọ, quán ăn uống), các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ du lịch theo giá hiện hành ở Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2010 71
Bảng 2.8. Mức chi tiêu trong ngày của khách du lịch qua các năm 72
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang - 1
- Phương Pháp Thống Kê, Phân Tích, Só Sánh Tổng Hợp Và Mô Hình Hóa
- Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang - 4
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Bảng 2.9. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có phục vụ du lịch ở Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2010 73
Bảng 2.10. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ du lịch Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2010 76
Bảng 2.11. Khách du lịch đến các khu, điểm du lịch Tiền Giang qua các năm 80
Bảng 2.12. Số cơ sở lưu trú ở Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2010 81
Bảng 2.13. Số phòng nghỉ và số giường phục vụ cho du lịch ở Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2010. 81
Bảng 2.14. Thời gian khách lưu trú đi du lịch ở Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2010 82
Bảng 2.15. Tỷ lệ sử dụng phòng nghỉ của khách của các cơ sở lữ hành, 83
Bảng 2.16. Hiện trạng nguồn nhân lực phục vụ du lịch ở Tiền Giang qua các năm 84
Bảng 2.17. Kinh phí và số lượng lao động đào tạo phục vụ du lịch Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2010 85
Bảng 3.1. Dự kiến tăng trưởng GDP ngành du lịch thời kỳ 2015 - 2020 (Theo
giá so sánh 1994). 89
Bảng 3.2. Dự kiến tăng trưởng GDP du lịch thời kỳ 2015-2020 ( Theo giá hiện hành) 90
Bảng 3.3. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư du lịch thời kỳ 2011-2020 93
Bảng 3.4. Chỉ tiêu về doanh thu du lịch, giai đoạn 2013 – 2020 94
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Thể hiện khách du lịch trong nước và quốc tế đến Tiền Giang 64
Biểu đồ 2.2. Thể hiện doanh thu du lịch theo giá hiện hành ở Tiền Giang,
giai đoạn 2005 – 2010 69
Biểu đồ 3.1. Dự kiến tăng trưởng khách du lịch – Phương án I, giai đoạn 2015 – 2020 91
Biểu đồ 3.2. Dự kiến tăng trưởng khách du lịch – Phương án II, giai đoạn 2015 – 2020 92
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang Hình 2. Bản đồ du lịch tỉnh Tiền Giang
1.Tính cấp thiết của đề tài
MỞ ĐẦU
Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến quy hoạch và định hướng phát triển ngành du lịch. Bởi lẽ, đây được coi là ngành có sự đóng góp rất lớn đến sự phát triển chung của nền kinh tế. Những năm gần đây, ngành du lịch được chú trọng phát triển rộng khắp trên thế giới. Du lịch đã đem lại nhiều công ăn việc làm cho nhiều người dân cũng như đem lại thu nhập khá cao. Ngày nay, do đời sống được cải thiện, do nhu cầu thay đổi môi trường sống, muốn hướng đến nơi ở mới, nhìn thiên nhiên, cảnh vật, món ăn mới. Đồng thời thích khám phá, nghiên cứu, học tập, nghỉ dưỡng của một số bộ phận dân cư. Từ đó, đã tác động trực tiếp, kích thích ngành du lịch phát triển nhanh chóng.
Ở Việt Nam, với thời hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác , giao lưu với bạn bè khắp nơi trên thế giới. Việt Nam muốn quảng bá hình ảnh nước nhà đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, giàu lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình, hợp tác hữu nghị thì hoạt động du lịch là ngành đi tiên phong trong công tác đối ngoại. Mặt khác, đây cũng được coi là ngành góp phần phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà rất lớn. Từ đó, thực hiện tốt xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trước tình hình phát triển du lịch mạnh mẽ của đất nước, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang đang từng bước khai thác tiềm năng, xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng với những lợi thế của mình. Phát triển du lịch cũng là đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước. Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, thì du lịch được coi là ngành trọng tâm phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay các loại tiềm năng du lịch Tiền Giang chưa khai thác hết chủ yếu là còn ở dạng tiềm năng. Cho nên việc xác định lợi thế tiềm năng để hướng đến các loại hình, sản phẩm, xây dựng các tuyến điểm du lịch là rất quan trọng. Nhằm hướng đến chiến lược phát triển du lịch lâu dài, vấn đề đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh là rất cần thiết. Dựa vào tiềm năng, thực trạng hiện có thì mới hướng tới một định hướng phát triển lâu dài và bền vững. Chính vì các lý do đó mà
tôi chọn đề tài “ Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
- Tổng quan về một số cơ sở lý luận và thực tiễn du lịch trên thế giới và Việt Nam, vận dụng vào thực tế phát triển du lịch ở tỉnh Tiền Giang.
- Phân tích tiềm năng, thực trạng, định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.
- Trên cơ sở lý luận về phát triển du lịch, các định hướng cũng như giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của khu vực để định hướng cho phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ quan trọng của đề tài là phải xác định đúng các mục tiêu định hướng phát triển du lịch của tỉnh Tiền Giang. Đồng thời cần phân tích, đánh giá các tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch. Nắm bắt các chiến lược, định hướng phát triển du lịch của Việt Nam, của vùng đồng bằng sông Cửu Long, các giải pháp thực hiện cho phát triển du lịch. Qua đó, thực hiện các trọng tâm mà đề tài đề cập đến trong một thời gian nhất định.
4. Phạm vi, giới hạn của đề tài
4.1 Phạm vi
Đề tài được thực hiện trong phạm vi phát triển du lịch của tỉnh Tiền Giang. Phân tích, đánh giá không gian ở mức độ tổ chức lãnh thổ du lịch trong phạm vi một tỉnh.
4.2. Giới hạn
Đề tài được giới hạn ở mức độ phân tích, đánh tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch ở tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, ngoài các nội dung khác không đề cập đến. Trong quá trình thực hiện đề tài có sử dụng các nội dung khác để làm rõ nội dung trọng tâm nghiên cứu.
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
5.1. Thế giới
Các nhà Địa lý học bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực du lịch từ những năm 30 (Mc Murray 1930, Jones 1935, Selke 1936) và đặc biệt là sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nhiều nhà khoa học người Mỹ, Anh, Canađa đã nghiên cứu về du lịch ở góc độ Địa lý như: Gilbert (1949), Wolfe (1951), Coppock (1977).
Đã có nhiều công trình nghiên cứu cũng như các hội thảo, hội nghị về việc nghiên cứu du lịch như các nghiên cứu nổi bật: nghiên cứu về sức chứa và ổn định của các địa điểm du lịch (Kadaxkia, 1972; Sepfer, 1973), nghiên cứu về vùng thích hợp cho mục đích nghĩ dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô trước đây do các nhà du lịch cảnh quan Đại học tổng hợp Maxcơva (E.B.Xmirnova, V.B.Nhefedova) hay công trình khai thác lãnh thổ du lịch của I.I.Pirojnic (Belorutxia), Jean Piere (France) về phân tích các điểm du lịch và vùng du lịch.
Theo dự báo mới nhất trong báo cáo “Du lịch hướng tới 2030” công bố tại kỳ họp thứ 19 của Đại hội đồng Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) diễn ra từ 08- 14/10/2011 tại Hàn Quốc, lượng khách du lịch quốc tế sẽ tiếp tục tăng lên một cách vững chắc trong hai thập kỷ tới và đạt con số 1,8 tỷ vào năm 2030.
"Trong 20 năm tới, du lịch sẽ tiếp tục phát triển với xu hướng vừa phải, có trách nhiệm và toàn diện”, Tổng thư ký UNWTO, Taleb Rifai đã phát biểu, "Sự tăng trưởng này tạo ra những cơ hội to lớn, du lịch có thể đóng vai trò dẫn đầu, dẫn dắt kinh tế tăng trưởng, tiến bộ xã hội và môi trường bền vững"
5.2. Việt Nam
Du lịch bắt đầu được nghiên cứu và được nhà nước chủ trương phát triển từ những thập niên 90. Các công trình được coi là điểm khởi đầu cho ngành du lịch nước nhà như dự án VIE/89/003 về kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam do tổ chức Du lịch thế giới (OMT) thực hiện, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 – 2000 do Viện nghiên cứu phát triển du lịch tiến hành (1994). Gần đây Chính phủ phê duyệt " Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" (2011). Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông
Cửu Long do Tổng cục du lịch thực hiện (2010) và các quyển sách đã được biên soạn: Tổ chức lãnh thổ du lịch, Cơ sở địa lý du lịch, Địa lý du lịch, Tổng quan du lịch, Quy hoạch du lịch, Tuyến điểm du lịch, Tài nguyên du lịch,...Trên phạm vi cả nước nhiều công trình nghiên cứu khoa học như: luận văn, luận án, các tạp chí khoa học đã thực hiện rất nhiều bài về du lịch Việt Nam cũng như các địa phương.
Ở Tiền Giang, du lịch được chú trọng phát triển. Cụ thể là "Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020". Du lịch cũng là ngành được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt "quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020". Có nhiều đề tài nghiên cứu về du lịch của các sinh viên và học viên cao học ở các trường đại học như: Đại học Cần Thơ, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh,...Các đề tài này nghiên cứu ở các góc độ tiềm năng hay thực trạng những năm trước đó. Mặt khác, một số đề tài đánh giá du lịch ở góc độ kinh tế nhiều hơn không quan tâm nhiều đến định hướng và đưa ra các giải pháp khai thác ở từng thời gian nhất định để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
6. Quan điểm
6.1. Quan điểm hệ thống
Hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành bởi nhiều phan hệ khác nhau về bản chất nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan điểm hệ thống giúp chúng ta nắm bắt và điều khiển được hoạt động của mỗi phân hệ nói riêng và toàn bộ hệ thống du lịch nói chung. Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống phức tạp gồm nhiều thành phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là một dạng đặc biệt của địa hệ mang tính chất hỗ hợp, có đầy đủ các thành phần: tự nhiên, kinh tế - xã hội và chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản. Vì vậy, quan điểm hệ thống luôn được quán triệt trong nghiên cứu luận văn.
Du lịch tỉnh Tiền Giang là một bộ phận hợp thành trong hệ thống lãnh thổ du lịch Việt Nam và đồng thời cũng chính là một hệ thống lãnh thổ gồm nhiều thành phần tự nhiên và kinh tế - xã hội cần được phân tích, đánh giá trong quá trình nghiên cứu một cách cụ thể.
6.2. Quan điểm lãnh thổ
Khi nghiên cứu địa lý không thể tách rời các đối tượng hợp thành bộ phận lãnh thổ cụ thể đặc trưng cho vùng, miền. Lãnh thổ du lịch tổ chức như một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và trên cơ sở các nguồn tài nguyên, các dịch vụ cho du lịch. Quan điểm này được vận dụng vào luận văn thông qua việc phân tích các tiềm năng và tác động nhiều mặt đối với lãnh thổ du lịch Tiền Giang. Kết hợp có quy luật trên cơ sở phân tích, tổng hợp các thành phần của hệ thống lãnh thổ du lịch, phát hiện và xác định những đặc thù của chúng.
6.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi và phát triển. Nghiên cứu quá khứ để có cơ sở cho việc đánh giá đúng hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển tạo tiền đề cho việc dự báo tương lai, dự báo xu hướng phát triển tiếp theo. Qua đó, mà đưa ra các định hướng, mục tiêu, giải pháp phát triển du lịch theo đúng với tiềm năng hiện có và khai thác tốt trong du lịch. Quan điểm này được vận dụng trong qua trình phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá trình hình thành, phát triển hệ thống du lịch, các phân hệ cũng như xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ. Cần xem xét thực trạng phát triển du lịch, các nguồn lực phát triển du lịch để thấy được những quy luật phát triển trong quá khứ và hiện tại, đồng thời dự báo được các định hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch trong tương lai.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập tài liệu
Đây là phương pháp truyền thống và đặc thù của việc nghiên cứu địa lý. Phương pháp này được xem là rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học nhằm tích lũy kho tài liệu từ thực tế về phát triển du lịch. Trong quá trình viết đề tài, phương pháp này luôn được chú trọng hàng đầu để thực hiện các bước tiến hành để làm thỏa mãn giữa lý luận và thực tiễn. Trong nghiên cứu du lịch, các thông tin thu thập được qua điều tra thực tế giúp các nhà nghiên cứu tổng hợp được nhiều ý kiến và quan điểm của các khách du lịch, các nhà quản lý du lịch một cách khách quan. Đây cũng