Các Đặc Trưng Nhân Khẩu Cơ Bản Của Nhóm Đối Tượng Nghiên Cứu


- Chẩn đoán xác định nhiễm HCV: dùng xét nghiệm ELISA để phát hiện sự có mặt của kháng thể anti - HCV trong huyết thanh. Mẫu huyết thanh được xét nghiệm bằng sinh phẩm Murex anti - HCV 4.0 (Abbott). Nếu kết quả phản ứng dương tính thì mẫu bệnh phẩm đó được kết luận HCV (+).

- Chẩn đoán xác định nhiễm giang mai: Các mẫu huyết thanh được sàng lọc giang mai bằng phản ứng reagin huyết thanh nhanh (RPR). Các trường hợp có phản ứng RPR (+) sẽ được khẳng định bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu chẩn đoán giang mai (TPHA). Nếu kết quả XN (+) cho cả phản ứng RPR và TPHA thì mẫu huyết thanh được kết luận giang mai (+).

Xét nghiệm lậu, chlamydia và HPV được thực hiện tại khoa xét nghiệm -

Bệnh viện đại học Y Hà Nội.

- Chẩn đoán xác định nhiễm lậu: Dùng PCR để phát hiện ADN của vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm dịch hầu họng, bộ phận sinh dục, hậu môn. Nếu kết quả xét nghiệm PCR lậu (+) thì mẫu bệnh phẩm được kết luận lậu (+).

- Chẩn đoán xác định nhiễm chlamydia: Dùng PCR để phát hiện ADN của vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm dịch hầu họng, bộ phận sinh dục, hậu môn. Nếu kết quả xét nghiệm PCR chlamydia (+) thì mẫu bệnh phẩm được kết luận chlamydia (+).

- Chẩn đoán xác định nhiễm HPV: Dùng PCR để phát hiện ADN của vi rút trong mẫu bệnh phẩm dịch hầu họng, bộ phận sinh dục, hậu môn. Nếu kết quả xét nghiệm PCR HPV (+) thì mẫu bệnh phẩm được kết luận HPV (+).

2.9. Xử lý và phân tích số liệu

2.9.1. Số liệu định tính

- Các cuộc ghi âm PVS được gỡ băng và lưu vào máy tính dưới dạng

file Word

- Các thông tin ghi chép trong NKTĐ và các thông tin thu thập qua các cuộc PVS được mã hóa theo các chủ đề. Sau đó được xử lý và phân tích bằng phần mềm NVivo 8.


2.9.2. Số liệu định lượng

- Thông tin thu thập được làm sạch trước khi nhập liệu bằng phần mềm

Epi Data 6.04.

- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.

- Sử dụng test 2 để kiểm định mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với nhiễm HIV và STIs. Mức ý nghĩa thống kê được sử dụng là 0,05.

- Sử dụng mô hình hồi quy logistic xác định các yếu tố liên quan đến

nhiễm HIV và STIs.

2.10. Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng đạo đức của trường Đại học Y

Hà Nội.

Nghiên cứu được sự cho phép của chính quyền địa phương.

Khi tham gia nghiên cứu đối tượng được giữ bí mật mọi thông tin cá nhân và hưởng các dịch vụ mà nghiên cứu đem lại như tư vấn sức khỏe, khám và điều trị STIs, nhận kinh phí bồi dưỡng. Bên cạnh những lợi ích đó, đối tượng tham gia nghiên cứu có cơ hội để chia sẻ với các nghiên cứu viên về những băn khoăn trong cuộc sống, về các các hành vi nguy cơ mà không phải e ngại bị phán xét.

Đối tượng có quyền từ chối trả lời hoặc rút khỏi nghiên cứu bất cứ thời điểm nào mà họ muốn.


Lấy bệnh phẩm XN


Bệnh phẩm

máu

Bệnh phẩm hầu họng, niệu đạo, hậu môn

Phỏng vấn sàng lọc

Phỏng vấn điều

tra ngang

Kiểm phiếu


Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Khoa Vi sinh BV Bạch Mai

Lấy kết quả xét nghiệm

Nhập và lưu

dữ liệu

Phân tích và viết báo cáo

Lưu số liệu

tư vấn “Lưu theo hồ sơ cá nhân của mỗi

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU


Các địa điểm


Văn phòng nghiên cứu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội, 2009 - 2010 - 8


Tư vấn trước xét nghiệm

Tư vấn sau xét nghiệm

Trả kết quả


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Các đặc trưng nhân khẩu cơ bản của nhóm đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Các đặc trưng nhân khẩu cơ bản của nhóm NBDĐG (n=250)


Đặc trưng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tuổi trung bình

22 ± 3,4 (khoảng biến

thiên

từ 16

-

35)

Nhóm tuổi


16 - 19

20 - 24

>= 25


64

132

54


25,6

52,8

21,6

Trình độ học vấn


Không biết chữ Tiểu học (1 - 5)

Trung học cơ sở (6 - 9)

Trung học phổ thông (10 - 12)

Trung cấp/cao đẳng/đại học


3

29

76

93

49


1,2

11,6

30,4

37,2

19,6

Tình trạng hôn nhân

Độc thân, chưa kết hôn bao giờ

Có vợ, người yêu sống cùng

Ly dị/ly thân


236

11

3


94,4

4,4

1,2

Quê quán


Hà Nội Ngoại tỉnh


55

195


22,0

78,0

Nơi ngủ qua đêm


Cố định

Không cố định


116

134


22,0

78,0

Thu nhập trong tháng trước điều tra

< 2.000.000đ

2.000.000 - 5.000.000đ

> 5.000.000đ


40

134

76


16,0

53,6

30,4

Kết quả bảng 3.1 cho thấy:

- Các đối tượng tham gia nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 22 (16 - 35),

trong đó, nhóm tuổi từ 20 - 24 có tỷ lệ tham gia đông nhất (52,8%). 87,2% có


trình độ học vấn từ THPT trở lên trong đó 19,6% số đối tượng có trình độ trung cấp/cao đẳng/đại học. Có một tỷ lệ rất thấp những người không biết chữ (1,2%).

- Hầu hết các đối tượng độc thân, chưa bao giờ kết hôn (94,4%), đa số các đối tượng là người ngoại tỉnh (78,0%), 78,0% đối tượng không có nơi ngủ qua đêm cố định.

- Đa số có thu nhập từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng (53,6%) trong tháng qua.

3.2. Nhận dạng tình dục, kiến thức về HIV/STIs, hành vi tình dục, sử dụng chất gây nghiện và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm đối tượng nghiên cứu

3.2.1. Nhận dạng tình dục

Bảng 3.2. Nhận dạng giới và nhận dạng tình dục (n=250)


Đặc trưng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tự nhận về giới


Là nam

Là nữ Là người chuyển giới

Không trả lời


172


68,8

13

5,2

13

5,2

52

20,8

Giới tính thích QHTD


Nam

Cả nam và nữ

Nữ


79


31,6

31

12,4

140

56,0

Kết quả bảng 3.2 cho thấy:

- Chủ yếu đối tượng tự nhận mình là nam giới (68,8%), chỉ có 5,2% tự nhận mình là nữ giới và 5,2% tự nhận mình là người chuyển giới.

- Phần lớn (56,0%) đối tượng thích QHTD với nữ, hơn 1/3 đối tượng thích QHTD với nam và 12,4% thích QHTD với cả nam và nữ.


Bảng 3.3. Giới tính thích QHTD theo tự nhận về giới



Tự nhận về giới

Giới tính thích QHTD

Nam

Nữ

Cả nam và nữ


Tổng

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Nam

32

18,6

125

72,7

15

8,7

172

Nữ

11

84,6

1

7,7

1

7,7

13

Chuyển giới

10

76,9

2

15,4

1

7,7

13

Không trả lời

26

50,0

12

23,1

14

26,9

52

Tổng

79

31,6

140

56,0

31

12,4

250


Kết quả bảng 3.3 chỉ ra rằng:


- Phần lớn (72,7%) đối tượng tự nhận mình là nam thích QHTD với nữ, 18,6% thích QHTD với nam và 8,7% thích QHTD với cả nam và nữ.

- Những đối tượng tự nhận mình là nữ, người chuyển giới hoặc không trả lời (84,6%, 76,9%, 50,0%) thích QHTD tình dục với nam, chỉ một số nhỏ còn lại thích QHTD với nữ hoặc cả với nam và nữ.


3.2.2. Kiến thức về HIV/STIs

Bảng 3.4. Kiến thức về HIV/STIs (n=250)


Đặc trưng

Kết quả trả lời đúng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

HIV là vi rút gây ra AIDS

227

90,8

Muỗi đốt không thể lây truyền HIV

198

79,2

Ăn uống chung với người có HIV không lây nhiễm HIV

225

90,0

Không thể biết một người đã nhiễm HIV hay không

qua quan sát bề ngoài của họ

182

72,8

Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục làm tăng nguy

cơ nhiễm HIV của bạn

227

90,8

QHTD không bảo vệ với một người đàn ông có nguy

cơ lây nhiễm HIV hơn QHTD không bảo vệ với một phụ nữ


166


66,4

QHTD qua đường âm đạo an toàn hơn qua đường hậu môn

181

72,4

Sử dụng dầu bôi trơn trong khi QHTD qua đường hậu

môn giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

63

25,2

Tiêm chích heroin khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm HIV

184

73,6

Dùng chung BKT với một người quen sẽ an toàn hơn

so với người lạ

80

32,0

Kết quả xét nghiệm HIV âm tính có nghĩa là bạn sẽ

không bao giờ bị HIV/AIDS

142

56,8


Kết quả bảng 3.4 đã chỉ ra rằng: Tỷ lệ các đối tượng nghiên cứu có kết quả trả lời đúng các câu hỏi kiến thức về HIV/AIDS và STIs cao. Vẫn còn một tỷ lệ nhỏ đối tượng trả lời sai câu hỏi về lây nhiễm HIV qua muỗi đốt và dùng chung cốc nước với người bị nhiễm HIV.


3.2.3. Hành vi tình dục và sử dụng chất gây nghiện

3.2.3.1. Hành vi tình dục


100

83,6

86,8

64,8

32,4

18,4

23,6

10,5

Đã từ ng

30 ngà y qua

100


80


60


40


20


0

Bạ n tì nh nữ Bạ n tì nh nam Khá ch hà ng nam PNBD

Biểu đồ 3.1. Quan hệ tình dục với các loại bạn tình (n=250)

Kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy:

- Phần lớn đối tượng nghiên cứu đã từng có QHTD bạn tình nữ (83,6%),

gần 1/4 đối tượng nghiên cứu đã từng QHTD với PNBD. Đa số đối tượng có QHTD bạn tình nữ trong 30 ngày qua (64,8%), 10,5% có QHTD với PNBD.

-1/3 đối tượng đã từng QHTD với bạn tình nam không vì mục đích trao đổi và chỉ có 18,4% đối tượng có QHTD với bạn tình nam trong 30 ngày qua.

- 100% đối tượng đã từng QHTD với khách hàng nam và hầu hết có QHTD với khách hàng nam trong 30 ngày qua (86,8%).

Kết quả điều tra xã hội học định tính cho thấy:

NBDĐG có khách hàng chủ yếu là nam nhưng họ cũng bán dâm cho cả những khách hàng nữ giới nếu như có khách hàng. Thực tế nhóm này thường tự nhận mình là “Trai thẳng” và có khuynh hướng tình dục dị tính.

“ Khách hàng nữ thì không thường xuyên, phụ thuộc vào có khách hay ko có khách, có thời gian 1 tháng 10 lần, nhưng cũng có tháng chẳng có lần nào.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2022