Quy Trình Thu Thập Số Liệu Tại Cơ Sở Nghiên Cứu


+ Tỷ lệ nhiễm giang mai

+ Tỷ lệ nhiễm lậu

+ Tỷ lệ nhiễm Chlamydia

+ Tỷ lệ nhiễm HPV

2.6. Công cụ nghiên cứu

- Điều tra xã hội học định tính: Ghi chép nhật ký thực địa (NKTĐ), bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu.

- Điều tra cắt ngang định lượng: Phiếu sàng lọc đối tượng tham gia phỏng vấn, thỏa thuận tham gia nghiên cứu, bộ câu hỏi phỏng vấn đối tượng, phiếu xét nghiệm máu và dịch hầu họng, bộ phận sinh dục và hậu môn.

2.7. Phương pháp thu thập số liệu

2.7.1. Lựa chọn và tập huấn nhóm nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

2.7.1.1. Nhóm nghiên cứu

Gồm các giám sát viên, cán bộ điều tra viên, cán bộ tiếp đón, cán bộ tư vấn và lấy mẫu, kỹ thuật viên xét nghiệm trong đó:

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội, 2009 - 2010 - 7

- Giám sát viên: 02 cán bộ khoa Y tế công cộng, 02 cán bộ của Trung

tâm nghiên cứu và đào tạo HIV/AIDS - trường đại học Y Hà Nội.

- Các điều tra viên thực hiện điều tra xã hội học định tính đồng thời là cán bộ sàng lọc tuyển chọn và phỏng vấn đối tượng trong điều tra cắt ngang định lượng: 07 cán bộ khoa Y tế công cộng trường Đại học Y Hà Nội và 01 nghiên cứu sinh.

- Cán bộ tiếp đón: 02 cán bộ của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo

HIV/AIDS - trường Đại học Y Hà Nội.

- Cán bộ tư vấn và lấy mẫu: 02 Bác sỹ đa khoa Đại học Y Hà Nội.

- Kỹ thuật viên xét nghiệm: 02 kỹ thuật viên tại khoa Vi sinh Bệnh Viện

Bạch Mai và 02 kỹ thuật viên tại khoa xét nghiệm Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội.


2.7.1.2. Tập huấn nhóm cán bộ nghiên cứu

Thực hiện hai khóa tập huấn: Một khóa tập huấn về điều tra xã hội học định tính, một khóa tập huấn về điều tra cắt ngang định lượng do các giảng viên của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo HIV/AIDS - trường đại học Y Hà Nội và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương giảng.

Khóa tập huấn về điều tra xã hội học định tính: Được tổ chức trong 02 ngày, các học viên là các ĐTV, giám sát viên. Nội dung tập huấn gồm tổng quan của nghiên cứu, kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, STIs và hành vi nguy cơ, kỹ năng tiếp cận cộng đồng, quan sát và ghi chép NKTĐ, kỹ năng phỏng vấn sâu.

Khóa tập huấn về điều tra cắt ngang định lượng được tổ chức trong 03 ngày, các học viên là các cán bộ phỏng vấn, giám sát viên, cán bộ tư vấn và lấy mẫu, kỹ thuật viên xét nghiệm. Nội dung tập huấn gồm tổng quan của nghiên cứu, kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, STIs và hành vi nguy cơ, kỹ năng phỏng vấn và sử dụng bộ câu hỏi, quy trình theo dõi giám sát việc thu thập số liệu, xử lý và phân tích số liệu. Ngoài ra, các cán bộ lấy mẫu và xét nghiệm tham gia nghiên cứu được các cán bộ xét nghiệm khoa Vi sinh của Bệnh viện Bạch Mai và cán bộ Khoa xét nghiệm của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tập huấn về cách thu thập mẫu bệnh phẩm, bảo quản và tiến hành xét nghiệm tuân thủ theo hướng dẫn quốc gia về xét nghiệm HIV và các NTLQĐTD.

2.7.2. Điều tra xã hội học định tính

Nhóm NBDĐG là quần thể ẩn, rất khó nhận diện và khó tìm họ. Mặt khác, do bị xã hội kỳ thị và bản thân họ tự kỳ thị nên nhóm này luôn muốn che giấu công việc của mình trước mọi người. Do vậy, nghiên cứu không thể có sẵn các địa điểm và danh sách các đối tượng NBDĐG ở cộng đồng để thực hiện chọn mẫu trong điều tra cắt ngang định lượng.


Điều tra xã hội học định tính được thực hiện để thu thập được thông tin về các địa điểm nơi có nhóm NBDĐG thường xuất hiện (đặc điểm của địa điểm, các nhóm đối tượng xuất hiện tại địa điểm) và thu thập thông tin về nhóm NBDĐG (cách tiếp cận, ước lượng số lượng theo các khung giờ và theo các ngày khác nhau, các hình thức QHTD, các hành vi nguy cơ, các vấn đề về sức khỏe…của nhóm NBDĐG) nhằm thiết kế bộ câu hỏi cho phù hợp với thực tế và đảm bảo mọi đối tượng đích đều có cơ hội tham gia vào nghiên cứu. Điều tra xã hội học định tính được tiến hành theo phương pháp:

- Quan sát và ghi chép NKTĐ

- Phỏng vấn sâu:

+ 12 đối tượng NBDĐG: 5 NBDĐG tại các quán tẩm quất phố Quán Thánh - Nguyễn Trường Tộ, 2 NBDĐG tại Hồ Hoàn Kiếm, 2 NBDĐG tại Hồ Thiền Quang, 3 NBDĐG tại công viên trước cổng trường đại học Thủy lợi.

+ 7 đối tượng có mối quan hệ và hiểu biết về nhóm NBDĐG và gắn bó với từng loại hình địa điểm (Trưởng câu lạc bộ Thông xanh, má mỳ tại Hồ Thiền Quang, 01 NTDĐG tại phòng tắm hơi phố Khâm Thiên, nhân viên bảo vệ tại câu lạc bộ Hale, 01 chủ quán nước tại Hồ Hoàn Kiếm, 01 chủ quán tẩm quất tại địa điểm dịch vụ tẩm quất phố Quán Thánh, lái xe ôm chở nhóm NBDĐG đi khách tại công viên trước cổng trường đại học Thủy lợi).

Quá trình điều tra xã hội học định tính bắt đầu với việc các ĐTV tiến hành tham khảo các nghiên cứu trước đó để nhận diện những địa điểm ban đầu, sau đó áp dụng phương pháp hòn tuyết lăn để tìm thêm các địa điểm khác. Quá trình tìm kiếm các địa điểm kết thúc khi không có một địa điểm mới nào được xác định hoặc được giới thiệu thêm.

Sau đó, mỗi tuần, ĐTV dành 4 - 5 buổi có mặt tại các địa điểm, thời gian cả ban ngày và buổi tối vào các khung giờ và ngày khác nhau để quan sát, tiếp cận, làm quen và nói chuyện với những người bán hàng bán hàng


nước, những người làm nghề xe ôm chuyên chở những người bán dâm nam đến gặp khách hàng, những người NTDĐG thường xuất hiện và có thâm niên lâu năm ở các địa điểm, những người NBDĐG...sau mỗi buổi đi thực địa, các ĐTV ghi chép lại tất cả các thông tin thu thập được (nhật ký thực địa).

Sau một thời gian quan sát và ghi chép, ĐTV tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng (mỗi trường hợp phỏng vấn trong khoảng thời gian 30 phút) và đều được đồng ý cho ghi âm. Để tránh thu thập thông tin thiếu, nghiên cứu đã liệt kê những nội dung cơ bản cần phỏng vấn (phụ lục 2 và 3).

2.7.3. Điều tra cắt ngang định lượng

Được tiến hành ngay sau khi kết thúc điều tra xã hội học định tính. Trong nghiên cứu này, ĐTV là người trực tiếp tiếp cận, phỏng vấn sàng lọc và mời đối tượng về văn phòng nghiên cứu. Các ĐTV tiếp cận với tất cả những nam giới trẻ tuổi có mặt tại các địa điểm được xác định có hoạt động bán dâm nam và mời họ tham gia phỏng vấn ngắn về hành vi QHTD. Các câu hỏi sàng lọc (phụ lục 4) được sử dụng để sàng lọc những người NBDĐG đủ điều kiện tham gia nghiên cứu. Khi những đối tượng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sẽ được mời về văn phòng nghiên cứu tại trường Đại học Y Hà Nội. Sau khi đối tượng đọc và ký vào bản thỏa thuận tham gia nghiên cứu thì tiến hành phỏng vấn bằng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn và lấy mẫu bệnh phẩm làm các xét nghiệm.

2.7.3.1. Thiết lập cơ sở nghiên cứu

Cơ sở nghiên cứu được thiết lập để thu thập số liệu hành vi và mẫu bệnh phẩm sinh học.

Cơ sở nghiên cứu có 3 phòng riêng biệt: phòng tiếp đón, phòng phỏng vấn và phòng tư vấn và lấy mẫu xét nghiệm. Cơ sở nghiên cứu này được đặt tại Trung tâm nghiên cứu và đào tạo HIV/AIDS - trường Đại học Y Hà Nội nhằm giảm thiểu tối đa sự kỳ thị hay phân biệt đối xử của những người xung quanh với những người tham gia nghiên cứu.


2.7.3.2. Quy trình thu thập số liệu tại cơ sở nghiên cứu

Phòng tiếp đón

Khi đối tượng NBDĐG đến, họ sẽ đăng ký tại bàn tiếp đón. Cán bộ tiếp đón sẽ kiểm tra các tiêu chuẩn tham gia của đối tượng gồm: kiểm tra phiếu mời, xem xét sự đầy đủ của các tiêu chuẩn tham gia. Với những trường hợp đối tượng muốn tư vấn và xét nghiệm HIV nhưng không đáp ứng các tiêu chí tuyển chọn của nghiên cứu thì giới thiệu đối tượng đến cơ sở tư vấn xét nghiệm tự nguyện gần nhất. Nếu đối tượng đủ điều kiện tham gia nghiên cứu thì sẽ được giải thích về mục đích của nghiên cứu, nội dung của bộ câu hỏi và tính bảo mật cho người tham gia. Cán bộ đón tiếp sẽ cùng xem xét bản thỏa thuận tham gia nghiên cứu với đối tượng, trả lời những thắc mắc và câu hỏi nếu có.

Khi đối tượng nghiên cứu đã hiểu đầy đủ về sự tham gia của họ trong nghiên cứu và đồng ý tham gia, đối tượng sẽ ký vào bản thỏa thuận tham gia nghiên cứu (phụ lục 5). Đối tượng sau đó sẽ được cung cấp một mã số nghiên cứu. Mã số nghiên cứu này là duy nhất cho mỗi đối tượng và giống nhau trên bộ câu hỏi và mẫu xét nghiệm được lấy từ đối tượng này. Mã số này được dán lên bản thỏa thuận tham gia nghiên cứu. Quy trình đón tiếp và đăng ký kết thúc đối tượng được mời sang phòng phỏng vấn.

Sau khi đối tượng hoàn thành phỏng vấn và lấy mẫu, đối tượng quay trở lại phòng đón tiếp để được khẳng định đã hoàn thành tất cả các bước theo yêu cầu, được nhận tiền bồi dưỡng.

Phòng phỏng vấn

Cán bộ phỏng vấn sẽ kiểm tra lại các thông tin nhằm đảm bảo tất cả các đối tượng đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chọn lựa.

Cán bộ phỏng vấn sẽ thực hiện cuộc phỏng vấn cá nhân trực tiếp bằng

bộ câu hỏi đã được dán mã số nghiên cứu của đối tượng. Cán bộ phỏng vấn


có trách nhiệm giúp đỡ đối tượng hiểu đầy đủ các câu hỏi trong bộ câu hỏi; tuy nhiên sẽ không gợi ý đối tượng trong bất kỳ câu trả lời nào. Mỗi cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài khoảng 40 - 60 phút phụ thuộc vào từng đối tượng.

Khi phỏng vấn kết thúc, đối tượng sẽ được hướng dẫn đến phòng phòng tư vấn và lấy mẫu xét nghiệm. Trong khi đối tượng chuyển sang phòng tư vấn và lấy mẫu xét nghiệm, cán bộ phỏng vấn sẽ kiểm tra lại bộ câu hỏi để đảm bảo các thông tin đã được điền đầy đủ. Bộ câu hỏi đã được điền sẽ được kiểm tra lại bởi giám sát viên. Trong trường hợp có bất kỳ thông tin nào trong bộ câu hỏi bị thiếu hoặc chưa được trả lời hợp lý, cán bộ phỏng vấn sẽ phải hoàn thiện lại.

Phòng tư vấn và lấy mẫu xét nghiệm

Việc lấy bệnh phẩm làm các xét nghiệm chỉ được tiến hành trên cơ sở đối tượng hiểu được đầy đủ tính chất, mục đích của nghiên cứu và hoàn toàn tự nguyện tham gia.

Trước khi tiến hành lấy mẫu, cán bộ sẽ tiến hành tư vấn trước xét nghiệm (theo quy định của Bộ Y tế) cho đối tượng. Sau đó đối tượng được lấy các mẫu bệnh phẩm: mẫu máu, mẫu bệnh phẩm ngoáy hầu họng; bộ phận sinh dục và hậu môn.

- Quy trình lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm

+ Các ống nghiệm chứa máu và ống nghiệm chứa dịch tiết sẽ được dán mã số nghiên cứu của từng đối tượng tham gia nghiên cứu (cùng mã số nghiên cứu trên bản thỏa thuận tham gia nghiên cứu và bộ câu hỏi).

+ Bệnh phẩm máu: lấy 3ml máu tĩnh mạch của đối tượng cho vào ống đựng máu không có chống đông, sau đó cán bộ lấy mẫu quay ly tâm bệnh phẩm bằng máy ly tâm với 2000 vòng/phút trong 10 phút. Tách huyết thanh từ mẫu máu ngay tại phòng tư vấn và lấy mẫu của cơ sở nghiên cứu. Mẫu bệnh



phẩm được bảo quản tạm thời trong tủ lạnh ở nhiệt độ 40C - 80C và được cán bộ lấy mẫu vận chuyển bằng bình tích lạnh tới khoa Vi sinh - Bệnh viện Bạch Mai ngay trong ngày. Tại đây, huyết thanh được lưu ở tủ lạnh âm sâu (-200C) cho đến khi đạt cỡ mẫu theo quy định rồi làm xét nghiệm.

+ Bệnh phẩm hầu họng, bộ phận sinh dục và hậu môn

Chuẩn bị ống nghiệm đựng dung dịch bảo quản, kiểm tra mã số đúng với đối tượng cần lấy. Dùng ba que tăm bông thu thập mẫu, mỗi que tăm bông sử dụng để lấy mẫu tại một vị trí.

Lấy bệnh phẩm ở niệu đạo ít nhất 2 giờ sau khi đi tiểu, dùng tăm bông nhỏ đưa sâu vào niệu đạo 1,5 - 2cm và xoay nhẹ tăm bông trong thời gian từ 5 - 10 giây.

Lấy bệnh phẩm ở hậu môn: Dùng tăm bông vô trùng đưa sâu vào hậu môn 3cm. Xoay nhẹ tăm bông trong 10 giây để dịch tiết ngấm vào tăm bông. Nếu tăm bông bị nhiễm phân thì bỏ đi và sử dụng tăm bông khác.

Lấy bệnh phẩm ở hầu họng: Dùng tăm bông vô trùng lấy bệnh phẩm ở

hầu họng.

Cho tăm bông vào ống nghiệm có dung dịch bảo quản, ngoáy kỹ tăm bông trong dung dịch khoảng 15 giây, ép tăm bông vào thành ống nghiệm để vắt nước khỏi tăm bông. Bỏ que tăm bông đi, đậy chặt nắp ống nghiệm. Mẫu bệnh phẩm được bảo quản tạm thời trong tủ lạnh ở nhiệt độ 40C - 80C, cán bộ lấy mẫu chuyển bệnh phẩm bằng bình tích lạnh tới khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ngay trong ngày. Tại đây, các mẫu này được bảo quản ở tủ lạnh âm sâu (-200C) cho đến khi được thực hiện phản ứng khuyếch đại chuỗi polyme (PCR).

Khi tất cả các mẫu xét nghiệm đã được thu thập, cán bộ lấy mẫu sẽ đưa cho đối tượng một phiếu hẹn quay lại lấy kết quả xét nghiệm HIV và STIs tại


cơ sở nghiên cứu. Kết quả này sẽ được trả trong vòng 2 tuần sau khi tham gia nghiên cứu. Phiếu hẹn này có ghi chi tiết về địa chỉ văn phòng nghiên cứu, thời gian làm việc, điện thoại cùng địa chỉ và số điện thoại của cán bộ chịu trách nhiệm về nghiên cứu, phòng trường hợp cần thiết. Sau đó đối tượng sẽ được hướng dẫn quay trở lại phòng đón tiếp.

- Quy trình tư vấn sau xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm

Cán bộ tư vấn được tập huấn thông báo kết quả trực tiếp cho người được xét nghiệm (không trả lời bằng văn bản hoặc qua điện thoại). Kết quả được trả lời trực tiếp cùng với tư vấn cá nhân khi người được xét nghiệm đến nhận kết quả. Người được xét nghiệm phải có phiếu hẹn trả kết quả gốc. Nếu không có phiếu hẹn, kết quả xét nghiệm sẽ không được thông báo.

Người được xét nghiệm sẽ được giới thiệu đến các dịch vụ hỗ trợ nếu

có yêu cầu.

2.8. Kỹ thuật xét nghiệm

Xét nghiệm HIV, HBV, HCV và giang mai được thực hiện tại Khoa Vi sinh - Bệnh viện Bạch Mai

- Chẩn đoán xác định nhiễm HIV: Dùng phương pháp phát hiện kháng thể trong huyết thanh để xác định tình trạng nhiễm HIV theo chuẩn quốc gia. Các mẫu máu được xét nghiệm bằng một test nhanh (Determine HIV-1/2, Abbott) để sàng lọc HIV và sau đó được khẳng định bằng 2 xét nghiệm ELISA - Genscreen HIV 1/2 (Biorad) và Murex HIV 1/2 (Abbott). Nếu kết quả cả 3 xét nghiệm đều dương tính thì mẫu bệnh phẩm đó được kết luận HIV (+).

- Chẩn đoán xác định nhiễm HBV: dùng xét nghiệm hấp thụ kháng thể gắn men (ELISA) để phát hiện sự có mặt của kháng nguyên HBsAg trong huyết thanh. Mẫu huyết thanh được xét nghiệm bằng sinh phẩm Monolisa HBsAg Ultra (Biorad). Nếu kết quả phản ứng dương tính thì mẫu bệnh phẩm đó được kết luận HBV (+).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2022