Khung Can Thiệp Dự Phòng Hiv Và Stis Cho Nhóm Ntdđg/nbdđg

Quyền con người và môi

trường pháp lý

Không phân biệt đối xử trong chăm sóc y tế

Chính sách pháp lý

29



Chẩn đoán và điều trị bệnh LTQĐTD


Chăm sóc điều trị

Chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV

Can thiệp dự phòng HIV/STIs nhóm NTDĐG/NBDĐG

Tư vấn và xét nghiệm HIV


Sử dụng chất kích thích và phòng lây nhiễm qua đường máu

Can thiệp thay đổi

hành vi

Lây truyền qua đường tình dục

Dự phòng

Hình 1.1. Khung can thiệp dự phòng HIV và STIs cho nhóm NTDĐG/NBDĐG


1.7.1.2. Khung can thiệp dự phòng HIV và STIs cho nhóm NTDĐG/NBDĐG

- Chính sách pháp lý.

+ Quyền con người và môi trường pháp lý: Đảm bảo không kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực với nhóm NTDĐG/NBDĐG, giảm tổn thương và những tác động của HIV/AIDS cho nhóm NTDĐG/NBDĐG.

+ Không phân biệt đối xử trong chăm sóc y tế: Các dịch vụ y tế cung cấp cho nhóm NTDĐG/NBDĐG như các quần thể khác, trên cơ sở nguyên tắc đạo đức y tế và công bằng trong chăm sóc sức khỏe.

- Dự phòng

+ Dự phòng lây truyền qua đường tình dục: Sử dụng BCS thường xuyên khi QHTD qua hậu môn, sử dụng chất bôi trơn (dạng nước, silicone) trong sử dụng BCS trong QHTD qua đường hậu môn, lựa chọn bạn tình, cần xét nghiệm HIV và STIs thường xuyên, cắt bao quy đầu ở nam giới.

+ Can thiệp thay đổi hành vi và truyền thông.

Can thiệp cá nhân: Tư vấn trực tiếp, tập trung vào các chiến lược giảm thiểu nguy cơ với các cá nhân tham gia.

Can thiệp cộng đồng: Truyền thông cho các nhà lãnh đạo để đưa các nội dung can thiệp đến với cộng đồng.

Truyền thông qua internet, tiếp cận tụ điểm bán dâm để giảm nguy cơ trong hành vi tình dục và tăng nhận thức về tư vấn xét nghiệm HIV trong nhóm NTDĐG/NBDĐG.

Tiếp thị xã hội để tăng nhận thức về tư vấn xét nghiệm HIV trong nhóm NTDĐG/NBDĐG.

+ Sử dụng chất gây nghiện và phòng lây nhiễm qua đường máu.

Can thiệp vào sức khỏe tâm thần: Nhóm NTDĐG/NBDĐG sử dụng rượu và các chất gây nghiện làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV do ức chế thần


kinh. Bán dâm để duy trì sử dụng thuốc cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm

HIV. Vì vậy, áp dụng các can thiệp tâm lý dựa trên bằng chứng.

Can thiệp giảm tác hại: Áp dụng chương trình trao đổi bơm kim tiêm (BKT) và sử dụng chất thay thế ma túy cho những NTDĐG/NBDĐG có tiêm chích ma túy.

- Tư vấn và xét nghiệm HIV

Là can thiệp quan trọng cho dự phòng lây nhiễm HIV, cung cấp dịch vụ cho khách hàng tìm hiểu nguy cơ nhiễm HIV của bản thân và biết được kết quả xét nghiệm HIV, từ đó khuyến khích khách hàng thay đổi hành vi, thực hành các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV.

- Chăm sóc và điều trị.

+ Chăm sóc và điều người nhiễm HIV: Chăm sóc toàn diện cho người nhiễm HIV trước khi điều trị thuốc kháng vi rút (ARV), điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị thuốc ARV cho những người NTDĐG/NBDĐG nhiễm HIV khi CD4<=350 tế bào/mm3.

+ Chẩn đoán và điều trị STIs: Quản lý hội chứng, kiểm tra định kỳ các triệu chứng lậu niệu đạo và trực tràng, kiểm tra định kỳ các triệu chứng giang mai, sử dụng vắc xin viêm gan B [74].

1.7.2. Tại Việt Nam

Hiện hướng dẫn can thiệp toàn diện về HIV và STIs cho nhóm NTDĐG/NBDĐG chưa được ban hành. Gói dịch vụ can thiệp đang triển khai tại một số tỉnh/thành phố cho nhóm NTDĐG/NBDĐG gồm:

- Truyền thông thay đổi hành vi;

- Phân phát bao cao su và chất bôi trơn;

- Khám và điều trị STIs;

- Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện.


Tình dục không an toàn

QHTD

với nhiều

loại bạn

tình

Sử dụng chung BKT


Thiếu kiến thức về ma túy và TCMT


Tiêm chích không an toàn

Thiếu kiến thức về phòng chống HIV/AIDS

Khó tiếp cận các dịch vụ y tế

TỶ LỆ NHIỄM HIV VÀ STIs CAO


Thiếu BCS, CBT

Số lượng khách hàng nam nhiều

QHTD

không sử dụng BCS

Sử dụng chất kích thích


Thời gian

bán dâm

Các yếu tố liên quan đến khách hàng


Thiếu BKT

Thiếu kiến thức về tình dục an toàn

Đặc điểm cá nhân

Tình trạng kinh tế


Địa điểm bán

dâm


Các yếu tố

liên quan đến

khách hàng

Sơ đồ 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm HIV và STIs


CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Là nam có QHTD bán dâm đồng giới tại Hà Nội.

- Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng vào nghiên cứu

+ Nam giới tuổi từ 16 đến 35.

+ Sống tại Hà Nội ít nhất 1 tháng qua

+ Tự nhận có hành vi QHTD miệng hoặc hậu môn với một nam giới khác trong vòng 90 ngày qua mà trong mối quan hệ đó có sự mong đợi một phần hay toàn bộ về mặt vật chất hoặc sự đền bù (tiền, ma túy, chỗ ở, quần áo, quà tặng hoặc các trao đổi có giá trị kinh tế khác) để trao đổi QHTD.

+ Hợp tác tự nguyện tham gia nghiên cứu

- Tiêu chuẩn loại trừ

+ Không hợp tác

+ Không phù hợp với tiêu chuẩn trên

+ Không đồng ý tham gia nghiên cứu

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu

Thời gian từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2010.

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu là những địa điểm tập trung nhóm NBDĐG được chọn thông qua nghiên cứu xã hội học định tính gồm: Hồ Hoàn Kiếm, hồ Thiền Quang, công viên trước cổng trường Đại học Thủy Lợi, vườn ổi - Mỹ Đình, phố tẩm quất Quán Thánh - Nguyễn Trường Tộ, phòng tắm hơi ngõ Quan Thổ phố Khâm Thiên, câu lạc bộ Hale phố Nguyễn Du, Bar GC - Bảo Khánh.


2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có kết hợp nghiên cứu định tính (điều tra xã hội học) và định lượng.

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.4.1. Cỡ mẫu: Áp dụng công thức:


n =


Trong đó:

2

Z

(1/ 2)

p (1 p )DE d 2

- n: là cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu

- p: là tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NTDĐG có QHTD nhận tiền tại Hà Nội năm 2006 (p= 0,088) [3].

- Z1-α/2: là hệ số giới hạn tin cậy, ứng với độ tin cậy 95%, 0.05 thì Z(1- / 2 ) = 1,96.

- d = 0,044: là mức ước lượng sai lệch mong muốn tuyệt đối giữa tham

số mẫu và tham số quần thể.

- DE: hệ số ảnh hưởng thiết kế, lấy =1,5

Cỡ mẫu nghiên cứu tính được là 238, thực tế nghiên cứu của chúng tôi

tiến hành trên 250 đối tượng.

2.4.2. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu địa điểm - thời gian

Các địa điểm và ước lượng số lượng NBDĐG tại mỗi địa điểm được khảo sát và thực địa qua điều tra xã hội học định tính là căn cứ để xây dựng khung mẫu.

Tại mỗi địa điểm, điều tra viên (ĐTV) đếm các đối tượng vào 3 khung giờ khác nhau mà nhóm NBDĐG hay tụ tập tất cả các ngày trong tuần. Sau đó kết hợp với các thông tin thu được từ phỏng vấn sâu trong điều tra xã hội học định tính để ước tính giá trị trung bình số lượng các đối tượng xuất hiện theo địa điểm - thời gian. Chọn ngẫu nhiên số đối tượng cần có trong mẫu được


phân theo đơn vị địa điểm - thời gian theo nguyên tắc số đối tượng trong mỗi đơn vị tỷ lệ thuận với kích thước quần thể trung bình tại địa điểm đó. Số lượng đối tượng tham gia nghiên cứu theo từng địa điểm được trình bày ở phụ lục 1.

Bảng 2.1. Khung chọn mẫu nhóm NBDĐG trong nghiên cứu



Thứ trong tuần

Các địa điểm công cộng* (Số lượng NBDĐG

đếm được theo khung giờ)

Các địa điểm dịch vụ** (Số lượng NBDĐG

đếm được theo khung giờ)


16h-

17h


18h-

19h


20h-

21h

Số lượng tham gia nghiên cứu


16h-

17h


18h-

19h


20h-

21h

Số lượng tham gia nghiên cứu

Thứ hai

143

189

201

21

121

139

107

12

Thứ ba

147

187

198

21

133

128

147

13

Thứ tư

132

168

221

22

135

131

118

12

Thứ năm

146

197

189

21

112

146

141

13

Thứ sáu

152

157

251

22

128

132

129

12

Thứ bảy

157

204

263

24

130

154

153

14

Chủ nhật

145

199

284

27

155

159

159

16

Tổng

158




92

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội, 2009 - 2010 - 6

Ghi chú:

* Địa điểm công cộng bao gồm: Hồ Hoàn Kiếm, hồ Thiền Quang, công viên trước cổng trường đại học Thủy Lợi, vườn ổi - Mỹ Đình.

** Địa điểm dịch vụ bao gồm: phố tẩm quất Quán Thánh - Nguyễn Trường Tộ, phòng tắm hơi ngõ Quan Thổ phố Khâm Thiên, câu lạc bộ Hale phố Nguyễn Du, Bar GC - Bảo Khánh


2.5. Các biến số/chỉ số

- Nhận dạng tình dục: Phân bố về đặc điểm tình dục tự nhận, đặc điểm giới tự nhận.

- Kiến thức về HIV/STIs: Tỷ lệ các đối tượng có kiến thức về phòng chống HIV/STIs.

- Hành vi tình dục:

+ Tỷ lệ đã từng QHTD với các loại bạn tình (bạn tình nữ, bạn tình nam không vì mục đích trao đổi, phụ nữ bán dâm, khách hàng nam).

+ Phân bố các hình thức QHTD và sử dụng BCS theo các hình thức QHTD trong lần đầu tiên và lần gần đây nhất.

+ Số lần QHTD trung bình và số khách hàng nam trung bình trong 30 ngày qua.

- Hành vi liên quan sử dụng chất gây nghiện

+ Tỷ lệ đã từng sử dụng ít nhất 1 loại ma túy, sử dụng ma túy tổng hợp, sử dụng rượu bia, tiêm chích heroin.

+ Tỷ lệ sử dụng chung BKT trong 90 ngày qua.

+ Tỷ lệ gặp các vấn đề do sử dụng rượu/bia trong 30 ngày qua.

- Sử dụng dịch vụ y tế:

+ Tỷ lệ đã từng sử dụng các dịch vụ y tế, nói chuyện với nhân viên y tế và QHTD đồng giới.

+ Tỷ lệ đã từng tiêm phòng HBV, xét nghiệm HIV.

+ Tỷ lệ đã từng khám và điều trị HIV và STIs.

+ Tỷ lệ đã tham gia các CLB, nhận BCS, chất bôi trơn.

- Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục:

+ Tỷ lệ nhiễm HIV

+ Tỷ lệ nhiễm HBV

+ Tỷ lệ nhiễm HCV

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 19/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí