năm 1994 cho thấy rằng 52% người sử dụng ma túy khu vực miền núi bị nhiễm HIV [82] [81] [80].
1.2.1.2. Tình hình mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI)
Trong nghiên cứu về HIV, các nhiễm trùng STI và các hành vi tình dục của nhóm khách làng chơi tại vùng có đông người DTTS sinh sống tại Ấn Độ, tỷ lệ nhiễm HIV trong khoảng từ 2,0 % đến 10,9% , bệnh giang mai dao động từ 3,1% đến 10,1% ; bệnh lậu và chlamydia dao động từ 0% đến 4,5% . Các yếu tố liên quan chính đến kết quả này là sử dụng bao cao su không phù hợp với gái mại dâm liên quan đáng kể với các khách hàng lớn tuổi hơn (OR=4,2 , 95 % CI: 3,33-5,29 ) và quan hệ với nhiều PNBD trong tháng vừa qua (OR=1,64 , 95 % CI: 1,23-2,18 ) [116].
Trong điều tra cắt ngang về tỷ lệ nhiễm các nhiễm trùng STI ở 505 PNBD là người DTTS tại tỉnh miền núi Vân Nam, Trung Quốc, các vi khuẩn phổ biến nhất trong các nhiễm trùng STI là Chlamydia trachomatis (58,6%), Trichomonas vaginalis (43,2%) và Neisseria gonorrhoeae (37,8%). Có 65,1% PNBD đã có bằng chứng huyết thanh tiếp xúc với nhiễm HSV-2. Tỷ lệ nhiễm HIV là 10% và tất cả đều có tiêm chích ma túy và 9,5% đã bị nhiễm giang mai [131].
Trong phân tích các nghiên cứu dựa vào cộng đồng trên nhóm 15-49 tuổi tại vùng có người DTTS sinh sống ở Yangon, Myanmar, kết quả thu được cho thấy sự phổ biến của các nhiễm trùng lây nhiễm không gây loét qua đường tình dục với 11,9% nhóm đối tượng nghiên cứu tại thành thị và 14,1% tại ven đô mắc bệnh. Phân tích một nghiên cứu khác trên nhóm phụ nữ có chồng thuộc nhóm di biến động và không có triệu chứng bệnh sinh dục nào, kết quả cho thấy 44,7% người tham gia mắc các nhiễm trùng STI. Một nghiên cứu khác trên nhóm lái xe đường dài, năm 2008-2009, có 9,8% mắc trùng roi, 4,3% mắc bệnh lậu, 4,8% mắc giang mai và 5,7% mắc Clamydia [130].
1.2.2. Tại Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình nhiễm HIV
Trong 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ nhiễm HIV hiện đang còn sống cao nhất cả nước thì có đến 7 tỉnh là nơi tập trung nhiều đồng bào DTTS: Thái Nguyên, Sơn La, Nghệ An, Đồng Nai, Điện Biên, Thanh Hóa và An Giang [20] [15]. Tại khu vực miền núi phía Bắc, Sơn La là tỉnh có trên một triệu dân gồm 12 dân tộc cùng sinh sống. Đông nhất là dân tộc Thái chiếm 54,7%, dân tộc Kinh chỉ chiếm 17,4%, dân tộc Mông chiếm 13%, dân tộc Mường chiếm 8,2% và các dân tộc khác. Tỷ lệ nhiễm HIV/100.000 dân ở Sơn La đứng thứ 5 trong toàn quốc với 6.294 trường hợp mắc HIV. Tính đến 31/12/2012 đã có 8.837 trường hợp HIV lũy tích được phát hiện, số nhiễm HIV còn sống là 6.408 trường hợp, trong đó có 4.861 người chuyển sang giai đoạn AIDS và 2.429 người đã tử vong do AIDS. Dịch tập trung chủ yếu trong nhóm người NCMT với 89,2%. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT cao hơn nhiều kết quả điều tra IBBS năm 2009 tại Sơn La (31,1%). Người NCMT ở Sơn La có các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao với trên 27% người NCMT sử dụng chung BKT trong 1 tháng qua. Tỷ lệ người NCMT không thường xuyên sử dụng BCS khi QHTD với PNBD và bạn tình thường xuyên cũng rất cao, tương ứng là 61,1% và 61,8%. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD là 4,5% cũng cao hơn tỷ lệ trung bình trong toàn quốc. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về hành vi và tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm DTTS tại Sơn La, nhưng qua các số liệu về tình hình dịch toàn tỉnh với đa số người dân thuộc các nhóm DTTS do đó nhóm này cũng chịu tác động không nhỏ của dịch [27] [54] [36] .
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 - 1
- Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 - 2
- Các Dân Tộc Thiểu Số Đông Dân Nhất Ở Việt Nam [76]
- Nguy Cơ Lây Nhiễm Hiv/sti Qua Hành Vi Sử Dụng Ma Túy
- Cây Vấn Đề Về Nguy Cơ Lây Nhiễm Hiv/sti Trong Nhóm Dân Tộc Thiểu Số
- Chương Trình Tư Vấn Xét Nghiệm Hiv Tự Nguyện (Vct)
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
Tại Thanh Hóa, từ ca nhiễm đầu tiên phát hiện năm 1995 tại huyện Đông Sơn, tính đến cuối năm 2012, số người nhiễm HIV còn sống của toàn tỉnh là 5.089 người, số bệnh nhân AIDS còn sống là 2.340 và số người tử vong do AIDS là 1.000 người. Trong 10 huyện/ thành phố trực thuộc tỉnh có số nhiễm HIV cao nhất là Thành phố Thanh Hóa (1.678), Quan Hóa (593), Thọ Xuân (420), Mường Lát (409), Quảng Xương (313), Bỉm Sơn (236), Tĩnh Gia (222), Bá Thước (204), Sầm Sơn (169), Hà Trung (159), HIV có mặt tại 100% huyện, thị xã, thành phố; 86,8%
(551/637) xã, phường. Trong số này, hai huyện Quan Hóa và Mường Lát là hai huyện miền núi trọng điểm về tình hình ma túy và HIV/AIDS. Tại hai huyện này, cũng có rất đông người DTTS sinh sống trong đó chủ yếu là dân tộc Thái [32][33]. Trước năm 2005, các ca nhiễm HIV được phát hiện hàng năm chỉ dưới 300 người. Từ năm 2006 đến 2010 số phát hiện mới nhiễm HIV công khai danh tính trên địa bàn toàn tỉnh liên tục tăng theo năm, tăng từ 459 trường hợp năm 2006 đến 771 trường hợp trong năm 2008. Từ năm 2009 số phát hiện mới nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS và tử vong có xu hướng giảm dần [29] [30].
Tại khu vực miền Nam, Đồng Nai có dân số là 2.486.154 người với 4 nhóm dân tộc trên địa bàn. Nhóm DTTS đông nhất là dân tộc Hoa chiếm 3,8%, Tày chiếm 0,6%. Đồng Nai cũng là một trong 10 tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV trong 100.000 dân nhiều nhất trong toàn quốc. Chủ yếu tập trung ở nhóm NCMT, PNMD. Tính đến tháng 9/2012, toàn tỉnh có 6.431 người nhiễm HIV, 2.476 người chuyển sang AIDS và số người tử vong do AIDS là 1.500 người và một trong những huyện có tỷ lệ mắc cao là Trảng Bom có đông đồng bào DTTS sinh sống [6] [31]. Dân tộc Khmer sống chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Mê kông: Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang và Trà Vinh. Dân tộc Khmer chiếm tới 30% dân số tỉnh Sóc Trăng, hơn 12% dân số tỉnh Kiên Giang và khá đông ở những tỉnh lân cận. Đây cũng là địa bàn có tỷ lệ nhiễm HIV cao và diễn biến phức tạp, tỷ lệ lây nhiễm HIV chính qua đường tình dục [6] [31] [44]. Số liệu liên quan đến đồng bào dân tộc Khmer liên quan đến ma túy và mại dâm còn rất thiếu. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu của UNODC chỉ ra rằng phụ nữ và trẻ em gái ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có biên giới với Campuchia là đối tượng của nạn buôn bán qua biên giới. Một số người trong số đó đã trở thành mại dâm ở các nước khác và sau một thời gian bỏ trốn về Việt Nam chưa có công ăn việc làm lại tiếp tục hành nghề mại dâm. Việc có đầy đủ kiến thức về phòng lây nhiễm HIV/AIDS cũng như có sẵn BCS trong lúc phải đi bán dâm chưa được trang bị đầy đủ là nguyên nhân gây lây nhiễm HIV cho những nhóm đối tượng này [27].
Theo kết quả giám sát trọng điểm, dù chiều hướng lây nhiễm HIV trong nhóm NCMT của các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc đang có xu hướng giảm từ 24,2% (năm 2006) xuống 18,4% (năm 2011), nhưng nếu so sánh với các khu vực khác, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT khu vực này vẫn là cao nhất. Bên cạnh đó, nguy cơ dịch tăng cao trong nhóm NCMT dùng chung BKT là rất lớn. Qua kết quả giám sát trọng điểm năm 2011, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT dao động từ 23,7% tại Ðiện Biên đến 35,3% tại Lào Cai, cao hơn hai lần so với mức 12% ở Hà Nội. Ở nhóm PNBD, tỷ lệ nhiễm HIV tại khu vực này là 4,5%, cao hơn tỷ lệ chung của toàn quốc (2,9%) và chỉ thấp hơn tỷ lệ của khu vực đồng bằng Bắc Bộ (5,2%) [6] [27] [77].
Dự án “Phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam” do Ngân hàng thế giới tài trợ đã tiến hành điều tra IBBS nhóm NCMT, PNBD năm 2006-2007 tại một số tỉnh miền núi phía Bắc (Sơn La và Lai Châu), có trên 75% là người DTTS trong tổng số mẫu điều tra. Kết quả HIV dương tính 40,6% ở nhóm NCMT và 4,5% ở nhóm PNBD [27]. Trong nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm HIV và hành vi nguy cơ ở nhóm NCMT tại tỉnh miền núi Cao Bằng năm 2009, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm đối tượng nghiên cứu là 24,2% [37].
Kết quả điều tra "Tỷ lệ nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm DTTS từ 15-49 tuổi" năm 2006 cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nhóm dân tộc Thái huyện Quan Hoá (Thanh Hoá) là 6%, trong đó hầu hết là người NCMT. Cũng trong nghiên cứu này, ở một số nhóm dân tộc khác có tỷ lệ nhiễm HIV dưới 1% như dân tộc dân tộc Tày, Nùng (Đồng Nai) là 0,8%; H'Mông (Lai Châu) là 0,6%; dân tộc Sán Chay, Sán Dìu (Thái Nguyên) là 0,5% và dân tộc Khmer tại Hậu Giang, Kiên Giang và An Giang lần lượt là 0,5%; 0,2% và 0,1% [6].
Theo kết quả điều tra cặp vợ chồng người NCMT tại hai huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV cao trên nhóm NCMT tại cả huyện Mường Lát (46,0%) và huyện Quan Hóa (63,0%). Tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm vợ của người NCMT cũng rất cao tại huyện Mường Lát (19,0%) và Quan Hóa (11,0%) [78].
Điều tra kết hợp các chỉ số hành vi và sinh học được Dự án phòng chống HIV/AIDS khu vực châu Á tại Việt Nam (HAARP) triển khai tại 3 tỉnh Hòa Bình, Tuyên Quang, Bắc Kạn năm 2009-2010 trên 200 người NCMT (chủ yếu là người các DTTS) để thu thập các thông tin cơ bản về tình hình sử dụng ma túy, lây nhiễm HIV và các hành vi nguy cơ cao trong nhóm NCMT. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV rất cao tại Bắc Kạn 42%, cao tại Hòa Bình 25% và Tuyên Quang 20% [26].
1.2.2.2. Tình hình mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
Trong điều tra tỷ lệ nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm DTTS từ 15-49 tuổi năm 2006, tỷ lệ các nhóm DTTS tự khai báo có mắc các triệu chứng các nhiễm trùng STI trong 12 tháng qua không quá 4,7%. Các tỉnh có tỷ lệ tự báo cáo cao nhất là dân tộc Nùng ở Bắc Giang (4,7%), dân tộc Khmer ở Hậu Giang (4,0%), An Giang (3,3%) và Kiên Giang (3,1%) và dân tộc Raglay ở Khánh Hòa (3,0%). Cũng trong điều tra này, kết quả xét nghiệm giang mai cho tỷ lệ mắc giang mai khá thấp trong nhóm dân tộc Khmer với khoảng 1,6% tại An Giang, 1,5% tại Hậu Giang và 1,4% tại Kiên Giang. Đặc biệt là tại các tỉnh miền Bắc như Cao Bằng, Bắc Giang, Thái Nguyên và Lai Châu, không phát hiện ra trường hợp mắc giang mai nào [6].
Trong nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả can thiệp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm DTTS 15-49 tuổi tại Việt Nam năm 2012 của Dự án Phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam do, tỷ lệ mắc giang mai của đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La là 1,4%. Các tỉnh còn lại trong nghiên cứu này đều có tỷ lệ nhiễm giang mai thấp dưới 1%. Tuy nhiên, tỷ lệ các nhóm DTTS tự khai báo có mắc các triệu chứng các nhiễm trùng STI trong 12 tháng qua lại khá cao. Các tỉnh có tỷ lệ tự báo cáo cao nhất là dân tộc Raglay ở Khánh Hòa (9,2%), dân tộc Khmer ở Kiên Giang (6,0%), dân tộc Sán Chay, Sán Dìu ở Thái Nguyên (4,7%) [31].
Theo báo cáo của Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh Yên Bái từ năm 2007-2012, tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm đồng bào dân tộc Dao tại huyện Văn
Yên là 1,1% và tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ nhiễm giang mai trong quần thể nhân dân nói chung của cả nước (khoảng 1%) [67] .
Nghiên cứu về các nhiễm trùng STI trong nhóm PNBD dân tộc Khmer tại Sóc Trăng cho kết quả khá cao với tỷ lệ mắc lậu hoặc Clamydia. Trong đó, tỷ lệ nhiễm là 14,9% cho bệnh lậu, 48,4% cho Clamydia, 54,9% nhiễm lậu hoặc Clamydia, 3,8% đối với bệnh giang mai, 8,9% nhiễm Trichomonas và 12,2% mắc nấm [109].
Nghiên cứu về các nhiễm trùng STI trong nhóm PNBD dân tộc Khmer tại 5 tỉnh biên giới là Lai Châu, Quảng Trị, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang cũng có tỷ lệ mắc lậu hoặc Clamydia khá cao. Tỷ lệ nhiễm giang mai, lậu, Chlamydia và lậu/Chlamydia trong nhóm PNBD ở năm tỉnh biên giới là 10,7% , 10,7% , 11,9% và 19,9%. Tỷ lệ mắc lậu/chlamydia cao hơn ở khu vực phía Bắc và miền Trung (27-33
%) so với khu vực phía Nam (11-24%). Sự phổ biến của bệnh giang mai thấp ở Lai Châu (1%), nhưng lại ở mức cao với 10% trong bốn tỉnh biên giới còn lại [110].
Theo kết quả nghiên cứu năm 2012 trên 513 bệnh nhân người DTTS từ 15- 49 tuổi tại 5 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, tỷ lệ nhiễm lậu là 24,4%, nhiễm Clamydia Trachomatis là 13,8% [57].
1.3. NGUY CƠ NHIỄM HIV/STI Ở NHÓM DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
1.3.1. Trên thế giới
1.3.1.1 Nguy cơ lây nhiễm HIV/STI qua hành vi sử dụng ma túy
Tại Mỹ, trong tất cả những người từ 50 tuổi trở lên hiện đang nhiễm HIV/AIDS, hơn một nửa (52%) là người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha. Trong tất cả những nam giới từ 50 tuổi trở lên hiện đang nhiễm HIV/AIDS, 49% là người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha. Trong tất cả những nữ giới từ 50 tuổi trở lên hiện đang nhiễm HIV/AIDS, 70% là người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha. Số lượng các trường hợp nhiễm HIV/AIDS tiếp tục gia tăng trong cộng đồng da màu. Hệ thống giáo dục, các nhân viên y tế, và các nhà lãnh đạo cộng đồng đã được thông báo và cảnh báo cho người dân về HIV, sự nguy hiểm của việc QHTD mà không
dùng BCS, sự nguy hiểm của tiêm chích ma túy và sử dụng kim tiêm nhiễm trùng và tầm quan trọng của việc xét nghiệm [111].
Tại CHDCND Lào, việc di chuyển của các nhóm đồng bào dân tộc miền núi thông qua các chương trình tái định cư, xoá bỏ thuốc phiện, xây dựng đường xá và du lịch đã làm gia tăng sự khó khăn của người dân địa phương. Tình trạng này đã đẩy nhiều cô gái DTTS vào hoạt động mại dâm chính thức và không chính thức, đồng thời họ có nguy cơ tiếp xúc với việc sử dụng ma túy và rủi ro lớn hơn là tham gia vào việc buôn bán, vận chuyển ma túy. Ngày càng có nhiều chất kích thích loại amphetamine được sử dụng, đặc biệt trong nhóm nam thanh niên. Trong một số trường hợp, người sử dụng lao động còn khuyến khích việc sử dụng chất kích thích để giúp cho công nhân của họ sản xuất nhiều sản phẩm hơn. Mặc dù tỷ lệ nhiễm HIV tổng thể của cả nước thấp, nhưng đã xuất hiện mối đe dọa ngày càng tăng rằng CHDCND Lào sẽ tiếp bước mô hình dịch của các nước láng giềng [82] [81] [118].
Tại tỉnh miền núi Vân Nam, Trung Quốc trước khi xuất hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên năm 1989 đã tìm thấy trong số lượng lớn những người tiêm chích ma túy ở mức tỷ lệ 40-80%. Có hơn 900.000 người sử dụng ma túy được quản lý ở Trung Quốc vào năm 2001, tuy nhiên, con số thực tế của người nghiện ma túy có lẽ là nhiều lần cao hơn. Theo số liệu từ hệ thống giám sát trong năm 2001, tỷ lệ người sử dụng ma túy bằng đường tiêm chích là khoảng 60%, nhiều người trong số họ dùng chung kim chích. Cũng như với các quốc gia khác trong cùng khu vực, DTTS là một trong các nhóm dễ bị tổn thương nhất trong các nhóm quần thể. Đặc biệt, các nhóm DTTS sống ở khu vực biên giới có nguy cơ cao tiếp xúc dễ dàng với sự sẵn có của ma túy. Tính đến tháng 9 năm 2006, tỉnh Vân Nam có 47.314 người sống chung với HIV/AIDS. Con số này chiếm gần 25% tổng số quốc gia [82] [81] [80] [95].
Nghiên cứu về nguy cơ lây nhiễm HIV cao trong số người nghiện ma túy thuộc nhóm DTTS Uigur ở vùng tây bắc Trung Quốc, nghiên cứu cho thấy rằng người dân tộc Uigur có nguy cơ lây nhiễm HIV cao và cần có các biện pháp can
thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cụ thể tập trung cho nhóm nghiện ma túy và cộng đồng của họ [99].
1.3.1.2. Nguy cơ lây nhiễm HIV/STI qua hành vi quan hệ tình dục
Giám sát trọng điểm ở tỉnh Vân Nam bắt đầu vào năm 1992 với năm nhóm là người sử dụng ma túy, người khám các nhiễm trùng STI, PNBD, phụ nữ mang thai và các nhóm quần thể khác. Năm 1990, tỷ lệ nam giới nhiễm HIV trên nữ giới ở mức 40:1 và năm 2000 là 6:1. Khoảng 95% những người bị nhiễm HIV có độ tuổi dưới 30. Năm 1990, những người từ các cộng đồng dân tộc thiểu số chiếm 81% của tất cả các trường hợp nhiễm HIV nhưng đến năm 2000, nó chiếm chỉ có 11% cho thấy sự gia tăng nhanh chóng lây nhiễm trong dân số đô thị. Tổng cộng có 7.973 ca nhiễm HIV được báo cáo từ 1988 đến 2000 ở Vân Nam chiếm 50% tổng số báo cáo nhiễm HIV ở Trung Quốc. Hiện nay, 60% các ca tử vong liên quan đến AIDS xảy ra ở Vân Nam. Trong khi các đường lây truyền chủ yếu vẫn thông qua việc sử dụng chung BKT trong nhóm NCMT với 85% trường hợp nhiễm HIV được tìm thấy trong số người NCMT. Bằng chứng cho thấy lây nhiễm HIV qua đường QHTD bắt đầu tăng từ giữa năm 1997. Trong năm 2001, QHTD là nguyên nhân của 8,4% các trường hợp nhiễm HIV và 1% do lây truyền từ mẹ sang con [80] [82] [81] [95].
Tại khu vực châu Á, thập kỷ qua đã chứng kiến một sự gia tăng rất lớn trong việc buôn bán trẻ em gái và phụ nữ từ Myanmar và Vân Nam (Trung Quốc) vào Thái Lan để làm việc trong ngành công nghiệp tình dục. Phụ nữ và trẻ em gái từ Trung Quốc và Myanmar được tìm thấy làm việc trong các nhà thổ, tiệm massage tại miền Bắc Thái Lan. Tuy nhiên, tác động tập thể lớn nhất chủ yếu là nhóm DTTS vùng cao của biên giới Thái Lan - Myanmar - Lào - Trung Quốc. Nhiều mạng lưới được hình thành đi vào các làng miền núi xa xôi để mua bán, bắt cóc, hoặc thu hút phụ nữ và trẻ em gái vào các đường dây cung cấp lao động cho ngành công nghiệp tình dục tại Thái Lan. Bên cạnh đó, tình trạng nghèo đói, chiến tranh, cưỡng bức lao động và đàn áp cũng đã làm cho nhiều gia đình chạy trốn qua biên giới Myanmar và việc vào ngành công nghiệp tình dục là một sự lựa chọn hợp lý cho phụ nữ trẻ mong muốn đóng góp kinh tế cho gia đình [82] [81] [121].