Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ - 14

APEC, ASEM, CIMP và các Hiệp định/Thoả thuận song phương hoặc đa phương đối với các đối tác có khối lượng hàng hoá buôn bán thương mại lớn hoặc có triển vọng; Hợp tác với các tổ chức công nhận quốc gia của các nước ASEAN tham gia và thực hiện các chương trình đánh giá khu vực và quốc tế nhằm nâng cao năng lực của hệ thống công nhận của Việt Nam;

- Cam kết thực hiện Hiệp định hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) của tổ chức thương mại thế giới (WTO);

- Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định việc tài trợ và tạo điều kiện từ phía Nhà nước cho cá nhân hoạt động KH&CN tại Việt Nam tham gia tổ chức KH&CN, hội, hiệp hội KH&CN của nước ngoài; tham gia hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, hội nghị, hội thảo KH&CN của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế ở trong nước và nước ngoài. Muốn làm được việc này, trước hết phải thực hiện cải cách về cơ chế tài chính theo hướng thông thoáng và bãi bỏ những chính sách pháp luật, quy định lạc hậu, tư duy bao cấp cản trở quá trình đổi mới về KH&CN.

- Xây dựng cơ chế, hành lang pháp lý thông thoáng cho việc thành lập tổ chức KH&CN có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và đầu tư thành lập tổ chức KH&CN trực thuộc, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức KH&CN của Việt Nam ở nước ngoài.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản về thành lập tổ chức trung gian trong thị trường KH&CN và phát triển thị trường KH&CN nhằm tạo điều kiện cho việc tổ chức triển lãm, diễn đàn KH&CN, các loại hình chợ công nghệ, các trung tâm giao dịch công nghệ, giới thiệu, chuyển giao các kết quả nghiên cứu KH&CN, đặc biệt công nghệ tiên tiến, công nghệ cao của các nước và Việt Nam.

- Đẩy mạnh việc ký kết và tham gia các điều ước, thỏa thuận quốc tế về hoặc có liên quan đến KH&CN. Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu chung trong khuôn khổ các thỏa thuận song phương, đa phương, khu vực, liên khu vực và quốc tế

- Hoàn thiện hệ thống văn bản nhằm mục tiêu đẩy mạnh việc đào tạo, bồi

dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ cho đội ngũ nhân lực KH&CN; xây dựng một số tổ chức, nhóm nghiên cứu KH&CN đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển KH&CN, đặc biệt hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN, hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; kết nối mạng thông tin tiên tiến, hiện đại của khu vực và quốc tế về nghiên cứu và đào tạo; sử dụng có hiệu quả vốn vay và viện trợ của nước ngoài đầu tư cho KH&CN.

TIỂU KẾT


Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc thúc đẩy hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, chúng ta đã và đang từng bước xây dựng cơ sở pháp lý quốc gia và quốc tế cho tiến trình hội nhập. Việc tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật phục vụ hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN đòi hỏi cần phải có thêm nhiều thời gian và không thể thực hiện gấp rút. Trong thời gian tới chúng ta nên xây dựng một lộ trình cụ thể để tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật đầy đủ, đồng bộ trên mọi phương diện, đảm bảo khuôn khổ pháp lý vững chắc cho việc tham gia vào sân chơi chung của quốc tế. Các cấp, các ngành và cơ quan hữu quan phải thật sự có quyết tâm để thực hiện tốt nhiệm vụ ban hành văn bản với mục tiêu chung nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế cho tiến trình hội nhập. Trong quá trình hoàn thiện các quy định pháp lý đòi hỏi cần có sự phối hợp hiệu quả, linh hoạt hơn nữa giữa các Bộ, ngành để rút ngắn về thời gian cũng như đảm bảo chất lượng ban hành văn bản. Cùng với sự ra đời của Luật KH&CN năm 2013, chúng ta đã có định hướng chung cho việc tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. Quá trình triển khai thi hành, cụ thể hóa các quy định của Luật vào thực tiễn có thực sự đạt hiệu quả hay không còn phụ thuộc nhiều vào thái độ, nhận thức của các cấp, các ngành đối với nhiệm vụ hoàn thiện thể chế.

KẾT LUẬN


Toàn cầu hóa về kinh tế nói chung và toàn cầu hóa về KH&CN nói riêng đang là xu thế không thể đảo ngược. Riêng các nước đang phát triển như nước ta thì đang ở giai đoạn bước đầu cố gắng tích cực và chủ động từng bước hội nhập với thế giới về kinh tế cũng như KH&CN. Và cũng có thể nói hội nhập quốc tế về kinh tế cũng như KH&CN đang trở thành xu thế tất yếu mà chúng ta phải trải qua để có thể vươn lên từng bước tham gia vào quá trình toàn cầu hóa về kinh tế cũng như KH&CN.

Đến nay khái niệm hội nhập quốc tế về kinh tế cũng như KH&CN có thể còn nhiều cách lý giải khác nhau, nhưng không có ai phủ nhận vai trò quan trọng của hợp tác, hội nhập quốc tế về kinh tế cũng như KH&CN đối với tất cả các nước, đặc biệt các nước đang phát triển.

Để tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN một cách có hiệu quả, chúng ta cần học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Kinh nghiệm lớn nhất của các nước mà chúng ta cần học hỏi trong xây dựng chính sách pháp luật thể hiện cụ thể ở những điểm sau đây:

- Có quyết tâm chính trị cao, chiến lược, chính sách pháp luật phát triển KH&CN đúng đắn, biết lựa chọn đúng khâu đột phá và lộ trình công nghệ phù hợp với điều kiện cụ thể của nước mình.

- Có chính sách pháp luật và biện pháp quyết liệt, đầu tư có hiệu quả để phát huy nội lực, coi nội lực là yếu tố quyết định, đồng thời khai thác triệt để và có hiệu quả ngoại lực thông qua hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế về KH&CN để phục vụ cho việc phát triển nội lực nhằm đạt các mục tiêu chiến lược.

- Đặc biệt chú trọng và có chính sách pháp luật, biện pháp đúng đắn, hiệu quả trong việc đào tạo, thu hút, sử dụng đội ngũ nhân lực KH&CN cả ở trong và ngoài nước, thực sự tin tưởng vào các nhà KH&CN.

- Không chỉ tăng cường đầu tư của Nhà nước mà còn đặc biệt xã hội hóa

mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư cho KH&CN; bảo đảm cơ chế tài chính KH&CN

thông thoáng và phù hợp với đặc thù của hoạt động KH&CN cho các hoạt động KH&CN quốc gia cũng như hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế về KH&CN.

- Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động KH&CN với hoạt động sản xuất, kinh doanh, giữa các nhà khoa học, tổ chức KH&CN với các doanh nghiệp, với thị trường trong các hợp tác, hội nhập quốc tế về KH&CN nội bộ quốc gia và cả trong hợp tác, hội nhập quốc tế về KH&CN.

- Luôn luôn chăm lo làm phong phú hình thức, nội dung hội nhập quốc tế về KH&CN; nhanh chóng tạo thế và lực để chuyển sang tích cực và chủ động hội nhập quốc tế về KH&CN, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa về KH&CN.

- Thường xuyên, kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý để tạo môi trường thật sự thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động KH&CN, cho phát triển hợp tác, hội nhập quốc tế về KH&CN.

- Chú trọng việc hoàn thiện hệ thống quy định nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng, nâng cấp môi trường làm việc, cơ sở hạ tầng phục vụ tốt hoạt động nghiên cứu, thu hút sự đóng góp của các chuyên gia nước ngoài.

Thực hiện tốt các bài học nêu trên sẽ không chỉ bảo đảm phát triển KH&CN của nước ta nhanh và mạnh mà còn đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN.

Thông qua hệ thống cơ sở pháp lý đã có của Việt Nam có thể nhận thấy những nét chuyển biến tích cực trong cách nhìn nhận của Nhà nước đối với vấn đề hội nhập quốc tế về KH&CN. Trong nhiều lĩnh vực cụ thể, chúng ta đã có những quy định riêng đảm bảo cho hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN. Đặc biệt, với sự ra đời của Luật KH&CN năm 2013 dành một Chương riêng quy định về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN đã thể hiện sự quan tâm ngày càng tích cực hơn của Nhà nước đối với vấn đề này. Để tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, trước mắt chúng ta nên có một lộ trình cụ thể để từng bước hoàn thiện hệ thống các văn bản trong từng lĩnh vực. Các cấp, các ngành cần triển khai triệt để công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản điều chỉnh hoạt động hội nhập quốc tế về KH&CN

để kịp thời phát hiện, xử lý và ban hành văn bản thay thế những văn bản mâu thuẫn, chồng chéo và không còn phù hợp với quan điểm chủ đạo của Luật KH&CN năm 2013. Công tác xây dựng kế hoạch ban hành văn bản của các Bộ, ngành phải luôn bám sát với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hội nhập quốc tế trong từng thời kỳ và phù hợp với xu thế chung của thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I

Tiếng Việt:

1.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1995), 50 năm khoa học và công nghệ Việt Nam (1945 – 1995), Hà Nội.

2.

Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (2012), Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

3.

Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (2002), Khoa học và công nghệ thế giới – Kinh nghiệm và định hướng chiến lược, Hà Nội.

4.

Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (2004), Khoa học và công nghệ thế giới – Xu thế và chính sách những năm đầu thế kỷ XXI, Hà Nội.

5.

Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (2005), Khoa học và công nghệ thế giới – Thách thức và vận hội mới, Hà Nội.

6.

Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (2006), Khoa học và công nghệ thế giới – Những năm đầu thế kỷ XXI, Hà Nội.

7.

Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (2007), Khoa học và công nghệ thế giới – Chính sách nghiên cứu và đổi mới, Hà Nội.

8.

ThS. Bùi Quý Long (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hội nhập KH&CN quốc tế, Một số nội dung tăng cường kiến thức hội nhập

quốc tế về khoa học và công nghệ.

9.

TS Phạm Quốc Trụ (2011), “Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực hiện”, Đường lối Chính sách Đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10.

Viện Chiến lược và chính sách KH&CN (1997), Tuyển chọn văn bản

Luật KH&CN của một số nước trên thế giới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11.

Viện Chiến lược và chính sách KH&CN (2006), Kỷ yếu kết quả nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Cơ sở pháp lý cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ - 14


chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ năm 2005 – 2006, Hà Nội.

12.

Vụ Pháp chế, Bộ Khoa học và Công nghệ (2013), Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh

vực khoa học và công nghệ”, Hà Nội.


Một số bài viết khai thác từ nguồn internet:

13.

“Cần có cơ chế, chính sách thu hút và giữ chân người tài trong lĩnh vực

công nghệ cao”. Nguồn: truyenthongkhoahoc.vn.

14.

Đa Nhiễm (2012), “Khó thu hút nhà khoa học Việt kiều: Đâu là “rào cản”” - Nguồn: www.hanoimoi.com.vn.

15.

Hoàng Anh Tuấn (TTXVN) (2012), “Để nguồn trí thức Việt kiều không

mãi là tiềm năng” - Nguồn: www.vietnamplus.vn.

16.

Hương Thu (Vnexpress) (2012), “Sẽ thành lập Viện KH-CN theo mô hình KIST của Hàn Quốc” - Nguồn: http://chungta.vn/.

17.

Hương Thu (Vnexpress) (2012), “Viện nghiên cứu công nghệ - lực đẩy Hàn Quốc cất cánh” - Nguồn: www.vnexpress.net.

18.

“KIST: Viện nghiên cứu theo hợp đồng” (2014) - Nguồn: tiasang.com.vn.

19.

Thanh Xuân (2012), “Tự chủ tại mô hình viện KIST Hàn Quốc” -

Nguồn: www.tiasang.com.vn.

20.

TS. Bùi Tất Thắng (Viện trưởng viện Chiến lược Phát triển) (2013),

“Từ KIST đến VKIST” - Nguồn: www.laodong.com.vn.

21.

TS. Nguyễn Xuân Niệm (PGĐ Sở KH&CN Kiên Giang) (2014), “Những điểm mới trong Luật khoa học và công nghệ (sửa đổi) năm 2013” Nguồn: http://khoahoc.kiengiang.gov.vn/.

22.

Ủy ban đối ngoại của Quốc hội (2005), “Báo cáo số 1875/UBĐN11 giám sát tình hình thực hiện chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài”, Nguồn: www.na.gov.vn.


Một số văn bản:

23.

Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001).

24.

Hiến pháp năm 2013.

25.

Chỉ thị 55-CT/TW ngày 23/3/1995 của Ban Bí thư Trung ương Đảng hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết 08 ngày 29/11/1993 của Bộ Chính trị về chính sách và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

26.

Luật chuyển giao công nghệ năm 2006.

27.

Luật công nghệ cao năm 2008.

28.

Luật đo lường năm 2011.

29.

Luật đầu tư năm 2005.

30.

Luật đầu tư năm 2014.

31.

Luật khoa học và công nghệ năm 2000.

32.

Luật khoa học và công nghệ năm 2013.

33.

Luật năng lượng nguyên tử năm 2008.

34.

Luật nhà ở năm 2005.

35.

Luật nhà ở năm 2014.

36.

Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014.

37.

Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006.

38.

Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ.

39.

Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN.


Nghị định số 80/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ quy định

về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN.

41.

Nghị định số 81/2001/NĐ-CP ngày 05/11/2001 của Chính phủ về việc

người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam.

42.

Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22/9/2014 của Chính phủ quy định về thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam.

43.

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 29/11/1993 của Bộ Chính trị về chính sách và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

44.

Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

45.

Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 1/11/2012 của Hội nghị lần thứ 6 của BCHTW khóa XI của Đảng “Về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

46.

Quyết định số 210/QĐ-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ

về một số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

47.

Quyết định số 114/2001/QĐ-TTg ngày 31/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 210/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với người Việt Nam

ở nước ngoài.

48.

Quyết định số 567/TTg ngày 18/11/1993 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế sử dụng chuyên gia, trí thức là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia tư vấn cho các cơ quan của Chính phủ trong một số lĩnh

vực công tác.

49.

Thông tư số 12/2014/TT-BKHCN ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về quản lý nhiệm vụ KH&CN theo Nghị định thư.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí