Thực Trạng Về Hội Nhập Tài Chính Của Các Nước Đang Phát Triển Khu Vực Châu Á


Bài học kinh nghiệm thứ hai, về quản lý kinh tế vĩ mô và chính sách thúc đẩy tác động tích cực của hội nhập tài chính đối với quá trình giảm tình trạng đói nghèo cho các quốc gia đang phát triển khu vực châu Á:

Quá trình hội nhập tài chính ở cả 3 quốc gia chứng kiến mức độ tự do hoá tài khoản vốn cao hơn ở trong thời kỳ 1991-1996 so với thời kỳ 1985-1990. Trong toàn bộ giai đoạn 1985-1996, dòng vốn tư nhân vào ròng đi kèm với tự do hóa tài khoản vốn và cán cân thanh toán tổng thể được ghi nhận thặng dư, dòng vốn đầu tư theo danh mục chiếm ưu thế hơn dòng vốn đầu tư trực tiếp.

Tuy nhiên, tác động của dòng vốn vào đến hoạt động kinh tế lại khác nhau giữa các quốc gia này. Chile giảm thâm hụt tài khoản vãng lai cũng như lạm phát, và giảm chênh lệch lãi suất với lãi suất nước ngoài và lãi suất huy động thực tế. Sự phát triển của tiền mở rộng và tín dụng trong nước đối với khu vực tư nhân nhìn chung bị hạn chế trong bối cảnh tỷ giá thả nổi có quản lý. Ngược lại, Thái Lan có tốc độ tăng trưởng tiền và tín dụng trong nước nhanh trong bối cảnh tỷ giá hối ổn định so với đô la Mỹ, lạm phát tăng nhanh và cán cân thanh toán vãng lai suy yếu. Thái Lan cũng phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tiền tệ. Ở Indonesia, tiền mở rộng và tín dụng tư nhân cũng tăng nhanh chóng, lạm phát tăng nhanh, tài khoản vãng lai vẫn thâm hụt, và đồng tiền của Indonesia cũng chịu áp lực đầu cơ.

Sự phát triển tiền tệ và tín dụng khác nhau ở 3 quốc gia này được giải thích bởi một phần nguyên nhân là Chile đã triển khai cải cách lĩnh vực tài chính đáng kể trong những năm 1980 và thông qua các tiêu chuẩn an toàn được củng cố sớm hơn so với các tiêu chuẩn ở Indonesia và Thái Lan. Việc mở rộng tín dụng ban đầu thường đi kèm với tự do hóa khu vực tài chính điều mà Chile đã thực hiện sớm hơn so với Indonesia và Thái Lan, và việc Chile tăng cường giám sát ngân hàng có thể đã dẫn đến việc định giá rủi ro tốt hơn và tránh vấn đề ngân hàng. Thứ hai, ba quốc gia đều tìm cách quản lý dòng vốn vào thông qua các quy định. Trong trường hợp của Thái Lan, khuôn khổ pháp lý và thể chế nhìn chung ưu tiên các dòng vốn vào, trong khi Chile và Indonesia tìm cách hạn chế một số dòng vốn vào nhất định hoặc tự do hóa chúng dần dần. Kết quả là, dòng vốn tư nhân ròng vào phần trăm GDP lớn hơn ở Thái Lan so với các nước khác và một phần lớn dòng vốn này bản chất là ngắn hạn, có thể làm tăng tính dễ bị tổn thương của Thái Lan đối với sự đảo ngược của các dòng vốn này.

Cuối cùng, chế độ tỷ giá khác nhau giữa các quốc gia. Các quốc gia có chế độ tỷ giá linh hoạt hơn dường như quản lý tốt hơn dòng vốn vào. Sự linh hoạt như vậy nhìn chung đã tạo ra quyền tự chủ lớn hơn cho chính sách tiền tệ trong quản lý các tác động của dòng vốn vào và có thể có tác dụng ngăn cản dòng vốn đầu cơ. Một phần trong việc


quản lý thành công hội nhập tài chính của Chile có thể là do việc quản lý tỷ giá linh hoạt hơn. Ngược lại, Thái Lan duy trì một chế độ tỷ giá cố định đã hạn chế tính linh hoạt của chính sách tiền tệ từ đó hạn chế sự tăng trưởng của tiền và tín dụng trong khi khối lượng dòng vốn vào là đáng kể. Khi kết hợp với chính sách thúc đẩy dòng vốn vào của Thái Lan, chính sách tỷ giá cố định ban đầu có thể đã tạo ra kỳ vọng về tỷ suất sinh lợi. Khi tâm lý thị trường thay đổi, dòng vốn đảo chiều, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính.

Trong bối cảnh hội nhập tài chính, các quốc gia cần tạo ra các chính sách nhằm đưa các dòng vốn nước ngoài đến các khu vực sản xuất, hỗ trợ các khu vực khó khăn, tạo nền tảng vững chắc để chống lại tình trạng đói nghèo. Đồng thời, cải cách thể chế trong khu vực công đối trong việc mở rộng khả năng tiếp cận các dòng vốn tự do nội địa hoặc từ các khu vực khác trên thế giới là điều cần thiết. Việc cải cách phải bao gồm việc chuyên môn hoá trình độ các nhà chức trách, tạo các chính sách bền vững, xây dựng một lộ trình hội nhập tài chính một cách hợp lý, đặc biệt là đối với các dòng vốn lớn, đẩy mạnh chuyển đổi công nghệ là những mục tiêu cần thiết cho một chiến lược xóa nghèo thành công. Phân cấp để cung cấp các dịch vụ công có trách nhiệm hơn cho người nghèo ở cấp địa phương cũng là một yêu cầu. Đây là một vài những bài học kinh nghiệm của Chile, Indonesia và Thái Lan về xóa đói giảm nghèo bằng cách đẩy mạnh tác động của hội nhập tài chính đối với việc nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng và khả năng tiếp cận các dịch vụ, công nghệ sản xuất cho một bộ phận người nghèo.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Hội nhập tài chính là một xu hướng phát triển tất yếu, là nội dung không thể thiếu và là điều kiện cần và đủ cho hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa. Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết chỉ ra rằng hội nhập tài chính có tác động tích cực hay/và tiêu cực đến quá trình giảm nghèo thông qua các kênh tăng trưởng kinh tế, kênh khủng hoảng tài chính, kênh tín dụng và sự phát triển tài chính. Kết quả được tổng kết từ các nghiên cứu trước cũng cho thấy hội nhập tài chính và tình trạng đói nghèo có quan hệ cùng chiều ở một số nước và ngược chiều ở các nước khác. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các tác động này cần phải được tiếp tục thực hiện ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Ngoài ra, kinh nghiệm quốc tế và các bài học rút ra sẽ là cơ sở quan trọng trong việc đưa ra các khuyến nghị chính sách cho chương cuối của luận án. Chương 3 của luận án sẽ tiếp cận vấn đề này tại các nước đang phát triển khu vực Châu Á.


Chương 3:

THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP TÀI CHÍNH ĐẾN TÌNH TRẠNG ĐÓI NGHÈO CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC CHÂU Á‌

Hội nhập tài chính có những tác động tích cực và tiêu cực đến nhiều mặt kinh tế- xã hội đã được ghi nhận ở các nước thông qua các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cũng như đã được luận giải, hệ thống hóa ở Chương 2. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu vẫn còn có sự khác biệt xuất phát từ những sự khác biệt về cách tiếp cận, quy mô mẫu nghiên cứu và thời gian thực hiện các quan sát. Châu Á và các nước đang phát triển ở Châu Á có vị thế và tiềm năng lớn đóng góp tích cực vào tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về tài chính, song cũng là những nước mà tình trạng đói nghèo đang còn ở mức khá cao. Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB, 2018) cho thấy kể từ năm 1990 đến nay, gần 1,1 tỷ người đã thoát khỏi cảnh nghèo trầm trọng. Tuy nhiên, một phần ba số người nghèo trầm trọng trên thế giới hiện sống ở các quốc gia đang phát triển ở châu Á. Câu hỏi đặt ra là thực sự hội nhập quốc tế về tài chính đã tác động đến tình trạng đói nghèo của các nước này như thế nào? Chương 3 của luận án sẽ nghiên cứu về tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo ở các nước đang phát triển khu vực châu Á.

3.1. Thực trạng về hội nhập tài chính của các nước đang phát triển khu vực Châu Á

3.1.1. Khái quát về quá trình hội nhập tài chính của các nước đang phát triển khu vực Châu Á

Các nước đang phát triển khu vực Châu Á đã có sự tăng trưởng nhanh chóng trong vài thập kỷ qua, với tốc độ vẫn duy trì ngay cả trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, là mắt xích quan trọng đối với nền kinh tế thế giới, được đánh giá là đối tác lớn của các quốc gia lớn mạnh ở Châu Âu và của Hoa Kỳ, góp phần nâng cao vị thế của Châu Á nói chung và các nước đang phát triển khu vực Châu Á nói riêng. Các nước đang phát triển khu vực Châu Á có vị trí giao thương thuận lợi vì các nước này nằm chủ yếu ở khu vực phía Đông, Nam và Đông Nam của Châu Á với đường bờ biển trải dài bao quanh bởi hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Các nước đang phát triển này là trung tâm kết nối giao thương giữa Châu Á với các Châu Lục khác.


100

98

96

94

92

90

88

86

84

82

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

%

Ngoài ra, các chính sách hướng ngoại của các nước đang phát triển khu vực Châu Á đã mang lại sự tăng trưởng cao và quá trình này đã giúp nhiều người thoát khỏi đói nghèo ở các nền kinh tế này. Trong đó, các chính sách mở cửa thương mại là nền móng thiết yếu cho sự hội nhập tài chính. Thông thường, mức độ hội nhập tài chính của một quốc gia có xu hướng tăng lên cùng với mức độ hội nhập thương mại của quốc gia đó.


Hình 3.1. Tỷ lệ xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trên GDP các nước đang phát triển khu vực Châu Á giai đoạn 2005-2018

Nguồn: WB data

Tỷ lệ xuất nhập khẩu của các quốc gia này cũng chiếm phần lớn tỷ trọng GDP. Đặc biệt trong những năm 2005-2008 và 2011-2014, tỷ lệ xuất nhập khẩu trên tổng GDP đạt gần bằng giá trị tổng sản lượng GDP. Từ đó thấy rằng điều kiện hội nhập tài chính ở Châu Á đã được cải thiện đáng kể. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008, khu vực này đã tích lũy được lượng dự trữ ngoại tệ lớn. Vốn nước ngoài tiếp tục đổ vào thông qua các khoản đầu tư trực tiếp và danh mục đầu tư nước ngoài, qua đó hỗ trợ cho dòng chảy thương mại của khu vực.

Vào năm 2018, cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc xảy ra đã tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế của cả hai nước, đồng thời tác động không nhỏ đến nền kinh tế mở khác trên thế giới, trong đó có các nước đang phát triển khu vực Châu Á. Bất ổn trong thương mại quốc tế cũng sẽ dẫn đến các bất ổn của thị trường tài chính quốc tế và nếu tiếp tục sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng, lạm phát, công ăn việc làm của các quốc gia. Tác động của hội nhập tài chính đối với tăng trưởng kinh tế thay đổi trong bối cảnh khác nhau của các nền kinh tế.


Trong bối cảnh này, vai trò của hội nhập tài chính trong quá trình tăng trưởng đã trở thành một vấn đề quan trọng và cấp thiết, tuy nhiên vào thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra đã xuất hiện sự nghi ngờ về lợi ích của quá trình hội nhập. Xu hướng này đang có tầm quan trọng rất lớn trong phát triển kinh tế quốc gia, đặc biệt đối với những nước đang phát triển khu vực Châu Á bởi vì thời gian và tốc độ mở cửa kinh tế của họ góp phần quyết định số phận của hàng tỷ người cư trú ở khu vực.

Một trong những nhân tố đảm bảo sự tăng trưởng bền vững đã được nêu trên là chính sách hội nhập có chọn lọc phù hợp với mục tiêu và lộ trình nhất định. Tất nhiên, hội nhập tài chính không phải không có “giá phải trả” song xét về tác động cuối cùng, quá trình này mang lại nhiều lợi ích hơn là thiệt hại, nhất là đối với các nước đang phát triển tại Châu Á.

Trong giai đoạn 2005-2018, mức độ hội nhập tài chính của các nước đang phát triển khu vực Châu Á ngày càng sâu thể hiện thông qua các việc nới lỏng các quy định về vốn đầu tư nước ngoài và dỡ bỏ dần các quy định hạn chế về chế độ tỷ giá, giao dịch vốn cũng như giao dịch vãng lai hay mua bán ngoại tệ từ nguồn thu xuất nhập khẩu. Đồng thời, mức độ hội nhập tài chính còn được đánh giá thông qua dòng vốn thực tế (dòng vốn trực tiếp nước ngoài, dòng vốn đầu tư danh mục nước ngoài, dòng vốn khác) đi ra và đi vào lãnh thổ quốc gia của nhóm các nước đang phát triển khu vực châu Á. Các quốc gia duy trì việc thu hút một lượng vốn lớn từ các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ và các nước Châu Âu. Khi hội nhập tài chính sâu hơn, các quốc gia này còn có cơ hội tiếp nhận nhiều hơn nữa dòng vốn FDI. Sự gia tăng của FDI tạo nên tác động lan truyền của công nghệ vào các ngành sản xuất. Đây là một trong những nhân tố cơ bản đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nền kinh tế đang phát triển khu vực Châu Á.

3.1.2. Thực trạng về mức độ hội nhập tài chính của các nước đang phát triển khu vực Châu Á

Như đã hệ thống và trình bày trong Chương 2, mức độ hội nhập tài chính của các nước đang phát triển khu vực Châu Á sẽ được đánh giá thông qua hai nhóm chỉ số:

(1) chỉ số dựa trên cơ sở pháp lý (de jure) – Kaopen; (2) chỉ số dựa trên khối lượng vốn thực tế (de facto) – Tổng tài sản và nợ phải trả nước ngoài/GDP.


3.1.2.1. Chỉ số dựa trên cơ sở pháp lý - De jure

Trước tiên mức độ tự do vốn hóa của các nền kinh tế đang phát triển châu Á đuợc đánh giá dựa trên các chính sách pháp lý. Việc dỡ bỏ các hàng rào về quản lý hành chính cũng như nới lỏng các quy định về vốn đầu tư nước ngoài đã giúp cho thị trường vốn các nước đang phát triển khu vực Châu Á tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt là từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008. Mức độ gỡ bỏ những hạn chế về chế độ tỷ giá, giao dịch vốn cũng như giao dịch vãng lai hay mua bán ngoại tệ từ nguồn thu xuất nhập khẩu, được thể hiện rõ thông qua chỉ số Kaopen được đề xuất bởi Chinn, M. D. và Ito, H. (2006). Các quốc gia tự do hóa hoàn toàn tài khoản vốn sẽ nhận giá trị Kaopen bằng 1 trong khi các nước kiểm soát tài khoản vốn hoàn toàn sẽ nhận giá trị Kaopen bằng 0. Như vậy, chỉ số Kaopen càng lớn khi quốc gia mở cửa hơn đối với các giao dịch vốn xuyên biên giới.

Hình 3.2 cho thấy chỉ số Kaopen của khu vực chỉ tăng nhẹ sau đại khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008. Điều này cho thấy các nước đang phát triển khu vực Châu Á trong đã thận trọng hơn khi tham gia hội nhập tài chính. Sau khủng hoảng có vẻ như các nước đang phát triển trong khu vực có tốc độ hội nhập cao trước đó đã xem xét lại những chính sách. Chỉ số Kaopen có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2013-2018 ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á cho thấy xu hướng mở cửa và hội nhập ngày càng gia tăng của nền kinh tế. Mức độ hội nhập của các quốc gia này luôn thấp hơn khu vực khác trên thế giới như châu Âu hay Nhật Bản, Hàn Quốc, tuy nhiên khoảng cách đang dần được thu hẹp theo thời gian (báo cáo ADB, 2019).

0.60


0.56



0.54

0.50




0.52

0.40



0.50



0.30


0.48



0.46

0.20




0.44

0.10



0.42



0.00


0.40


Châu Á Thế giới Đang phát triển châu Á

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Tác động của hội nhập tài chính lên đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực châu Á - 11

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Hình 3.2. Chỉ số Kaopen ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á và thế giới trong giai đoạn 2005-2018

Nguồn: The Chinn-Ito Index


Từ biểu đồ nhận thấy rằng các nước đang phát triển khu vực Châu Á có chỉ số Kaopen dao động ở mức khoảng 0.4, trong khi đó chỉ số này ở Châu Á và thế giới dao động trong khoảng 0.5-0.6. Có thể thấy chỉ số Kaopen về hội nhập tài chính ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á đang dần dần bắt kịp và có xu hướng mở rộng theo tình hình chung của Châu Á và thế giới. Việc ngày càng mở rộng các chính sách đối ngoại, tăng cường hợp tác quốc tế giúp các nước đang phát triển tại Châu Á thúc đẩy hội nhập mạnh mẽ hơn. Mặc dù chỉ số trung bình của các nước đang phát triển khu vực Châu Á dao động ở mức thấp hơn chỉ số trung bình của thế giới khoảng 0.1 nhưng vẫn thể hiện đây là một thị trường vốn đầy tiềm năng.

Theo báo cáo IMF năm 2009, trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, hệ thống quản lý tài chính chưa đảm bảo tại các nước đang phát triển khu vực Châu Á được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như:

- Hệ thống giám sát ngân hàng còn nhiều lỗ hổng, đi kèm với việc nhà nước luôn đứng ra bảo lãnh và có vai trò quá lớn trong việc phân bổ nguồn vốn tín dụng.

- Hoạt động quản lý và đánh giá các rủi ro tài chính còn hạn chế, một tỷ lệ vốn cho vay lớn được thực hiện nhờ các quan hệ ngầm giữa các ngân hàng và các cá nhân hoặc các tập đoàn, đã làm gia tăng mức rủi ro của các ngân hàng thương mại, ngoài ra kỹ năng quản lý ngân hàng chưa tốt đã làm tăng rủi ro của ngân hàng và làm giảm chất lượng tài sản.

Sau khủng hoảng kinh tế, chính sách của các quốc gia đang phát triển đối với các khoản vay nước ngoài đã được nới lỏng và có nhiều ưu đãi hơn về lãi suất. Ngoài ra, thủ tục đối với các khoản vay này đã được đơn giản hóa nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư. Hoạt động quản lý vay và trả nợ nước ngoài của các nước đang phát triển khu vực Châu Á đang dần hoàn thiện và được thực hiện thống nhất theo chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài nhằm thu hút tối ưu mọi nguồn vốn thích hợp từ bên ngoài phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước (báo cáo WB, 2017). Các dòng vốn đầu tư danh mục nước ngoài được thực hiện bởi người không cư trú không bị hạn chế đối với tất cả các công cụ tài chính bao gồm trái phiếu, cổ phiếu, công cụ thị trường tiền tệ và phát sinh cũng như chứng chỉ tiền gửi ngân hàng. Các chính sách mở cửa được khuyến khích thông qua các ưu đãi về thuế quan và các biện pháp khuyến khích khác. Dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng không bị giới hạn nhiều.

Các biện pháp giám sát và điều chỉnh khu vực tài chính cũng được thực hiện nghiêm ngặt. Các tổ chức tài chính được giám sát cẩn thận và được yêu cầu báo cáo tài chính chi tiết hàng quý, giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính, nhấn mạnh vào

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/06/2023