Các Hành Vi Tình Dục Và Sử Dụng Chất Gây Nghiện


và bị hấp dẫn bởi nữ giới (73,6%), một tỷ lệ rất thấp tự nhận mình là phụ nữ (1,8%) [10]. Tại TP HCM, 1/2 nhóm NBDĐG tự nhận là đồng tính, tiếp đến là lưỡng tính (32,0%) và dị tính là 16,0% [30]. Theo đánh giá khác tại TP HCM năm 2011, nhóm tự nhận mình là lưỡng tính chiếm tỷ lệ cao nhất (42,9%), tiếp đến là đồng tính (37,9%) và dị tính là 19,2% [29].

Nghiên cứu trên 300 NBDĐG tại TP HCM năm 2010 của trường đại học Harvard (HAIVN) cho thấy những người tham gia nghiên cứu hiện đang bán dâm theo các loại hình hoạt động khác nhau bao gồm đấm bóp dạo (9,0%), nhà thổ (động) (15,3%), masage/sauna (16,7%), công viên/đường phố (24,3%) và trai gọi (34,7%). Thời gian bán dâm trung bình là 2 năm (1 - 4 năm), số tiền nhận được cho một lần QHTD là 300.000đ (50.000đ - 1.000.000đ), thu nhập hàng tháng từ nghề bán dâm là 4.000.000đ (100.000đ - 20.000.000đ) [30].

Ở Việt Nam, NBDĐG chịu sự kỳ thị của gia đình và xã hội, nên nhóm NBDĐG công khai tình trạng của mình theo các mức độ khác nhau, từ dễ dàng nhận biết đến không thể nhận biết được. Nghiên cứu tại TP HCM (2010) cho thấy, đa số NBDĐG tự nhận mình là bóng kín, 1/3 tự nhận mình là trai thẳng (đàn ông), tỷ lệ thấp tự nhận mình là bóng lộ [30].

1.3. Tình hình nhiễm HIV và STIs ở nhóm NBDĐG

Cho đến nay, vẫn chưa có một tổ chức quốc tế nào đưa ra những số liệu thống kê về mức độ nhiễm HIV trong nhóm NBDĐG trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia đã có những nghiên cứu chuyên sâu về nhóm này. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong nhóm NTDĐG thì NBDĐG là nhóm có tỷ lệ nhiễm HIV và STIs cao [22]. Ở Braxin, một nghiên cứu năm 2008 đã so sánh tỷ lệ nhiễm HIV giữa hai nhóm NTDĐG bán dâm và không bán dâm cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm bán dâm là 13,5%, cao hơn nhiều so với nhóm không bán dâm (5,8%) [71]. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NBDĐG tại một số quốc gia trên thế giới dao động từ 3,6% - 33,0% [21], [36], [57], [71].


Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm STIs trên nhóm NBDĐG đã đưa ra những con số không nhỏ. Nghiên cứu tại Jakarta, Indonesia năm 2002, 28,9% nhóm NBDĐG khai báo có các biểu hiện/triệu chứng của STIs trong 12 tháng qua [57]. Nghiên cứu khác tại Tây Ban Nha (2009 - 2010) cho thấy 6,0% nhóm NBDĐG nhiễm ít nhất một STI tại thời điểm hiện tại và một tỷ lệ cao hơn (33,0%) đã từng mắc STIs [19]. Tại Pakistan, năm 1998, trong tổng số 300 trường hợp nghiên cứu, 37,0% bị mắc 1 hoặc nhiều STI [20] và đặc biệt một nghiên cứu trên 75 NBDĐG tại Mumbai, Ấn Độ năm 2009 đưa ra tỷ lệ mắc STIs lên tới 60,0% [62].

STIs thường gặp nhất là nhiễm giang mai, tỷ lệ nhiễm giang mai ở Jakarta, Indonesia (2002) là 2,0%; tại Dhaka, Bangladesh là 14,2%; tại Karachi, Pakistan (1998) là 37,0% [15], [20], [57]. Tiếp đến là herpes, tại Lima, Peru năm 2008, tỷ lệ nhiễm herpes cũng lên tới 66,0% [40] và một số STI khác như viêm gan B, lậu, chlamydia...

Tại Việt Nam bước đầu đã có một số nghiên cứu được triển khai trên nhóm NBDĐG và các số liệu cho thấy dịch HIV trong nhóm NBDĐG đang gia tăng. Theo kết quả nghiên cứu IBBS cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NBDĐG tại Hà Nội năm 2006 là 8,8% và năm 2009 tăng lên 14,3%, tại TP HCM là 9,5% (năm 2006) và tăng lên 15,3% (2009) và tỷ lệ nhiễm ít nhất một STI tại Hà Nội và TP HCM năm 2009 lần lượt là 18,7% và 21,5% [3], [9].

Một nghiên cứu trên nhóm NBDĐG được tiến hành tại Hà Nội năm 2007

- 2008 cho kết quả 2,1% NBDĐG tham gia nghiên cứu nhiễm HIV, tỷ lệ nhiễm ít nhất một STI là 26,0% [10]. Nghiên cứu tại TP HCM năm 2010 cho thấy, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NBDĐG là 6,3%, nhiễm giang mai là 4,0%, nhiễm chlamydia là 2,0%, lậu là 2,0%, viêm gan B là 24,3% và viêm gan C là 4,0% [30].


STIs là một trong những vấn đề của Y tế công cộng. STIs không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng liên quan đến khả năng sinh sản, tử vong hay tàn phế. Việc phát hiện muộn cũng làm cho quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn hơn. Hệ trọng hơn nếu như người bị nhiễm không được phát hiện thì có khả năng làm lây lan bệnh trong cộng đồng với mức độ rất lớn. Trên phạm vi toàn cầu, tất cả những STI cấu thành những gánh nặng về kinh tế và sức khỏe đặc biệt ở những nước đang phát triển nơi mà phải dành khoản chi phí 17,0% hàng năm cho các vấn đề bệnh tật [50].

1.4. Các hành vi tình dục và sử dụng chất gây nghiện

1.4.1. Hành vi tình dục

1.4.1.1. Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình thuộc cả hai giới

Nguy cơ lây nhiễm HIV và STIs thể hiện qua số bạn tình cũng như sự đa dạng của các loại bạn tình trên nhóm NBDĐG cũng đã được nhiều nghiên cứu đề cập. Nhóm NBDĐG không chỉ QHTD với nam mà còn QHTD với nữ. Nói cách khác, tình dục lưỡng giới ở nhóm NBDĐG là khá phổ biến, đồng thời càng nhiều khách nam giới trong năm qua thì nguy cơ nhiễm HIV và các STIs càng cao.

Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ (2008), nhóm NBDĐG khai báo trong 12 tháng qua số bạn tình trung bình là 46, trong đó 19,0% báo cáo có QHTD không an toàn qua đường âm đạo hoặc hậu môn với trung bình 4 bạn tình nữ [60]. Trung bình một tuần, nam bán dâm ở Bangladesh tiếp từ 5,6 đến 9,5 khách, tỷ lệ sử dụng BCS ở mức thấp từ 1,8% đến 9,9% [15]. Theo một nghiên cứu chuyên sâu 75 NBDĐG tại Ấn Độ (2009), tỷ lệ nam bán dâm có từ 2 khách hàng trong 1 đêm trở lên chiếm tới 84,0% [62]. Số liệu một nghiên cứu tại Nga (2004) trên 434 nam giới có QHTD đồng giới cho thấy, trong 96 đối tượng có bán dâm thì trung bình mỗi đối tượng có 74 bạn tình nam trong đời và có 4,1 bạn tình nam trong 3 tháng qua [17]. Ngoài ra, trong nhóm


NBDĐG, do có QHTD vì mục đích kinh tế nên số lượng bạn tình nam trong tháng qua tăng hơn đáng kể so với nhóm NTDĐG (31 bạn tình so với 4 bạn tình) NTDĐG [18].

Nghiên cứu tại Jakarta, Indonexia (2004) cho thấy 38,0% NBDĐG có bạn tình nam và nữ trong tháng qua và 21,2% QHTD qua đường âm đạo hoặc hậu môn không an toàn [57]. Một nghiên cứu trên nhóm nam bán dâm tại Nga cho thấy, NBDĐG có nhiều bạn tình hơn so với nam QHTDĐG không vì mục đích trao đổi vật chất và trong nhóm nam bán dâm tỷ lệ nhiễm ít nhất 1 STIs chiếm 1 phần 3 [34]. Nghiên cứu tại Thẩm Quyến, Trung Quốc (2009) cho thấy, nhóm NBDĐG có hành vi nguy cơ tình dục cao hơn nhóm NTDĐG không bán dâm [38].

Bảng 1.1. So sánh hành vi tình dục giữa nhóm NBDĐG và

nhóm NTDĐG không bán dâm tại Thẩm Quyến, Trung Quốc [38]



Chỉ số

NBDĐG

(n=58)

NTDĐG không bán

dâm (n=293)

Có 6 hoặc nhiều hơn bạn tình có

QHTD qua đường hậu môn trong

6 tháng qua


54,0%


22,0%

Đã từng QHTD với bạn tình nữ

43,0%

26,0%

Đã từng QHTD với PNBD trong

6 tháng qua

14,0%

4,0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội, 2009 - 2010 - 4

Bên cạnh việc bán dâm, nhiều NBDĐG còn tham gia mua dâm với mại dâm nam và phụ nữ bán dâm (PNBD). Điều này góp phần làm tăng số lượng bạn tình cũng như các nguy cơ từ việc QHTD không an toàn và cũng là một chỉ điểm cho thấy sự giao thoa phức tạp về hành vi nguy cơ trong nhóm nam bán dâm và cũng phù hợp với các báo cáo xuất hiện ở các nước trong khu vực


như Thái Lan hay Philipines [28], [52]. Chính những yếu tố này càng làm tăng nguy cơ lây nhiễm và lan truyền HIV và STIs giữa các nhóm khác nhau trong cộng đồng nếu như không được kiểm soát.

Tại Việt Nam, nghiên cứu năm 2007 - 2008 tại Hà Nội, 1/3 nhóm NBDĐG đã mua dâm với 80,6% mua dâm với bạn tình là nữ và 19,4% với bạn tình là nam [10]. Đánh giá của trung tâm LIFE năm 2009 cho thấy 41,0% NBDĐG có QHTD thường xuyên với bạn tình nữ, 13,0% có khách hàng là nữ giới [11].

Các loại bạn tình của nhóm NBDĐG trong nghiên cứu IBBS năm 2009 rất đa dạng gồm nam bán dâm, bạn tình tự nguyện nam, bạn tình tự nguyện nữ, khách hàng nữ và PNBD. Sử dụng BCS thường xuyên với các loại bạn tình khác nhau trong nhóm NBDĐG thấp (dưới 50,0%) tại tất cả các thành phố ngoại trừ Hà Nội, nơi này có 63,9% NBDĐG khai báo sử dụng BCS thường xuyên khi QHTD với PNBD. Sử dụng BCS thường xuyên khi QHTD với bạn tình tự nguyện là nữ (trong 12 tháng qua) thấp hơn so với bạn tình tự nguyện là nam (trong tháng vừa qua) [9]. Trung bình mỗi đối tượng có khoảng 4 - 10 khách mua dâm, cá biệt có những đối tượng có tới 80 khách hàng trong 30 ngày qua [9], [10], [29], [30].

1.4.1.2. Hành vi sử dụng BCS trong QHTD

- Sử dụng BCS trong QHTD qua đường miệng

QHTD qua đường miệng thường được thực hành phổ biến trong QHTD đồng giới nam, tuy nhiên mức độ sử dụng BCS thấp. Trong nghiên cứu của Wong và cộng sự năm 2012 cho biết hành vi QHTD qua đường miệng của NBDĐG có sử dụng bao cao su là 27,4% thấp hơn nhiều so với QHTD qua đường hậu môn và đường âm đạo lần lượt là 54,7% và 42,6% [75]. Hình thức QHTD qua đường miệng có nguy cơ lây truyền HIV và STIs nếu một trong các bạn tình/khách hàng nhiễm HIV hoặc STIs, vì HIV từ dịch sinh dục hoặc


từ máu (do các vết loét trong miệng…) có thể xâm nhập qua các vết loét tượng tự ở bạn tình.

- Sử dụng BCS trong QHTD qua đường hậu môn

QHTD qua đường hậu môn là nguy cơ chủ yếu lây truyền HIV và STIs trong nhóm NTDĐG/NBDĐG [68]. Số lần QHTD không bảo vệ (đó là không dùng hoặc dùng không thường xuyên BCS) qua đường hậu môn tăng làm cho nguy cơ lây truyền HIV và STIs. Tỷ lệ những người đàn ông có QHTD qua đường hậu môn thay đổi tùy theo từng nơi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố văn hóa. Ở châu Mỹ La tinh, ước tính một nửa số ca nhiễm HIV trong khu vực do QHTD qua đường hậu môn không bảo vệ giữa những người đàn ông với nhau [68].

Trên thế giới, nhiều nghiên cứu chuyên sâu về NBDĐG cho thấy tỷ lệ QHTD qua đường hậu môn không bảo vệ tương đối cao từ 13,0% đến 78,5% và cao hơn đáng kể so với nhóm không bán dâm (22,4% so với 4,6%) [41], [45], [57], [61], [62], [71].

Trong nhóm NBDĐG, những người QHTD không bảo vệ có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn so với những người QHTD bảo vệ (32,2% và 17,6%, p<0,05) [72].

Tại Việt Nam, hầu hết nhóm NBDĐG có QHTD qua đường hậu môn với khách hàng với tỷ lệ dao động từ 20,9% đến 96,0% [9], [10], [11], [14], [30]. Một mẫu nghiên cứu gồm 79 NBDĐG được phân tích từ nghiên cứu 1270 nam TCMT được điều tra ở Hà Nội năm 2002 cho thấy, 31,1% đã QHTD qua đường hậu môn nhận với bạn tình nam và hơn 2/3 không sử dụng BCS (71,4%), 42,2 % đã QHTD qua đường hậu môn cho với bạn tình nam và gần một nửa không sử dụng BCS (47,4%) [46]. Nghiên cứu năm 2007 - 2008 tại Hà Nội cho thấy, trên 40,0% nhóm NBDĐG QHTD qua đường hậu môn cho và nhận trong lần đầu tiên không sử dụng BCS [10]. Tại TP HCM (2010), 21,0% NBDĐG QHTD qua đường hậu môn không bảo vệ với khách hàng nam trong tháng qua [30].


1.4.2. Hành vi sử dụng chất gây nghiện

Việc sử dụng chất gây nghiện trong nhóm NBDĐG xảy ra khá phổ biến, theo Robert McNamara, một nhà nghiên cứu tại thành phố New York và là tác giả của cuốn sách “The time Square Hustler” thì “hầu như tất cả những người bán dâm thường sử dụng một vài loại thuốc kích thích nào đó và họ trở nên nghiện thuốc” [55]. Các nghiên cứu đã chỉ ra các dạng chất gây nghiện khác nhau được sử dụng bao gồm: rượu, thuốc lá, marijuana (bồ đà/tài mà), cocain, cần sa, heroin, benzodiazepines, thuốc giảm đau, ecstasy (thuốc lắc)….

Trên thế giới, nhóm NBDĐG sử dụng rượu rất phổ biến. Tại Pakistan (2005-2006), 45,1% NBDĐG khai báo sử dụng rượu [61]. Nghiên cứu tại Kenya năm 2008, hơn 1/2 NBDĐG khai báo thường uống rượu từ 2 ngày trở lên mỗi tuần, phân tích đa biến cho thấy uống rượu liên quan đến QHTD qua đường hậu môn không bảo vệ (OR = 1,63; 95%CI = 1,05 - 2,54) [22].

Nghiên cứu khác tại Pakistan (1998), khoảng 63,0% NBDĐG sử dụng chất cồn trong đó thỉnh thoảng uống 48,0%, thường xuyên 33,0% và nghiện nặng 19,0% [20]. Tại Córdoba, Argentina (2001), các chất thường xuyên nhất được nhóm NBDĐG tiêu thụ là thuốc lá, rượu và cần sa, khoảng hai phần ba nhóm NBDĐG (64,5%) khai báo sử dụng thuốc lá hàng ngày và khoảng một nửa (53,3%) cho biết uống rượu ít nhất một lần một tuần [49].

Tại Peru (2008), có tới 36,0% NBDĐG sử dụng ma túy, chủ yếu là marijuana và cocain [40]. Nghiên cứu khác tại Pakistan (2011) trên 300 NBDĐG được phỏng vấn thì một nửa sử dụng ma túy, đa số sử dụng cần sa (42,0%), 8,0% sử dụng heroin, tiêm chích ma túy rất ít [61].

Tại Córdoba, Argentina năm 2001, 17,2% NBDĐG báo cáo sử dụng cần sa ít nhất mỗi tuần một lần. Ngoài ra còn sử dụng một số loại khác như cocaine, benzodiazepines, thuốc giảm đau, ecstasy. Không ai trong số những người tham gia khai báo cáo sử dụng heroin hoặc methadone [49].


NBDĐG đồng thời dùng ma túy có nguy cơ lây nhiễm HIV và STIs rất cao. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trên những nhóm NBDĐG đồng thời có TCMT tại Rome (1992) lên tới 74,0% [35]. Trên thế giới, nhóm NBDĐG có TCMT dao động từ 4,1% - 8,0% [21], [61], [71].

Tại Việt Nam, tỷ lệ rất cao nhóm NBDĐG sử dụng rượu (66,0% -

100%) [10], [29], [30], tỷ lệ sử dụng ma túy từ 9,7% - 54,5% [9], [10], [29],

[30], tỷ lệ TCMT từ 1,5% - 11,1% [9], [10], [14], [29], [30]. Kết quả một số

nghiên cứu cho thấy ma túy được sử dụng ngày càng đa dạng, không chỉ đơn thuần là heroin như trước đây. Năm 2002, Lê Minh Giang và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 1.270 nam thanh niên sử dụng ma túy ở Hà Nội phát hiện ra 79 trường hợp có bán dâm nam. Trong số này 100% sử dụng heroin (62,0 % có tiêm chích trong một tháng qua), 55,7% sử dụng tài mà, 30,3% sử dụng MDMA, 43,0% sử dụng amphetamine/methamphetamine, 10,1% sử dụng cocain, 21,5% sử dụng morphine và 44,3% sử dụng opium [46]. Một nghiên cứu khác điều tra trên nhóm NBDĐG ở Hà Nội năm 2007 cho thấy 54,5% đối tượng đã từng sử dụng ít nhất một loại ma túy và 34,5% đã từng sử dụng heroin, đồng thời cũng chỉ ra sử dụng ma túy là một trong những yếu tố lây nhiễm HIV và STIs ở nhóm NBDĐG (OR = 3,26; 95%CI = 1,13 - 9,42) [10].

Nghiên cứu “Sử dụng chất gây nghiện và nguy cơ trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, mại dâm nam và người chuyển giới tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh” năm 2009 của tác giả Vũ Ngọc Bảo cho thấy việc sử dụng chất gây nghiện là phổ biến và chiếm khoảng 2/3 số người tham gia nghiên cứu. Các dạng chất gây nghiện khác nhau được sử dụng bao gồm: heroin, thuốc lắc, đá (ice), Ke (ketamin), bồ đà/tài mà. Đồng thời cũng chỉ ra mối liên kết giữa bán dâm và sử dụng chất gây nghiện - đặc biệt là tiêm chích heroin [1].

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 19/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí