Bảng 2.7.: BẢNG HỆ SỐ PHỤ CẤP CHỨC VỤ
(Tại Chi nhánh No&PTNT Thủ Đô)
CHỨC DANH | HỆ SỐ PHỤ CẤP | |
1 | Trưởng phòng và tương đương | 0.4 |
2 | Phó trưởng phòng và tương đương | 0.3 |
3 | Giám đốc phòng giao dịch | 0.4 |
4 | Tổ trưởng và tương đương | 0.2 |
5 | Tổ phó và tương đương | 0.1 |
6 | Nhân viên kho quỹ | 0.3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giới Thiệu Chung Việc Chi Nhánh Ngân Hàng No&ptnt Thủ Đô
- Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh.
- Đặc Điểm Lao Động Tại Chi Nhánh Nh No&ptnt Thủ Đô
- Sử Dụng Công Cụ Kinh Tế Trong Việc Tạo Động Lực Làm Việc Tại Chi Nhánh Nh No&ptnt Thủ Đô.
- Các Công Cụ Phi Kinh Tế Trong Hoạt Động Tạo Động Lực Tại Chi Nhánh Ngân Hàng No&ptnt Thủ Đô
- Đánh Giá Về Chính Sách Đào Tạo, Quy Hoạch, Bổ Nhiệm Cán Bộ.
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
(Trích từ Quyết định 1556/QĐ-HĐQT-LĐTL Nguồn: Phòng Hành chính & Nhân sự)
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam khoán quỹ tiền lương cho các chi nhánh theo kết quả hoạt động kinh doanh (thời điểm hiện tại là 340đ/1.000đ thu nhập – có nghĩa là Chi nhánh tạo ra thu nhập 1.000đ thì quỹ thu nhập của Chi nhánh đạt được là 340đ). Quỹ lương của chi nhánh trước hết được dùng vào việc trả lương cơ bản, phần còn lại dùng trả lương kinh doanh. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam quy định cụ thể về việc sử dụng quỹ lương của chi nhánh như sau:
1. Đối với những chi nhánh âm (-) quỹ thu nhập: Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cho vay để trả đủ lương V1 cho cán bộ và chi nhánh sẽ phải trả trong năm (hoặc các năm) tiếp theo.
2. Đối với những chi nhánh đủ quỹ lương V1 nhưng không đủ tổng quỹ lương (V1+ V2): Chi đủ lương V1 và chi V2 theo tỷ lệ đạt được tương ứng.
3. Đối với những chi nhánh đạt đủ tổng quỹ lương: Chi đủ lương V1 và
V2.
4. Đối với những chi nhánh có quỹ tiền lương lớn hơn quỹ tiền lương kế
hoạch: phần vượt quá quỹ tiền lương kế hoạch sẽ được dùng để thưởng cho cán bộ, nhân viên nhưng không vượt quá 4 tháng lương (V1 + V2).
b/ Tiền thưởng:
* Thưởng theo lương hàng năm:
Căn cứ kết quả hoạt động kinh doanh của năm để xác định mức thưởng cho cán bộ - nhân viên.
- Nếu hệ số lương đạt được của Chi nhánh lớn hơn 1 ( >1) thì phần quỹ lương còn lại sẽ dùng để thưởng cho cán bộ - nhân viên, tiền thưởng được tính theo số tháng lương.
Tháng lương tính thưởng là lương bình quân/tháng của từng người trong năm, cách tính như sau:
Lương bình quân = Tổng tiền lương nhận được trong năm / 12 tháng.
Tối đa mức thưởng theo năm không được vượt quá 04 tháng lương bình quân. Quỹ lương còn lại (nếu có) sau khi thưởng 04 tháng lương sẽ được chuyển về quỹ lương dự phòng của hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
Ví dụ:
+ Năm 2010, chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô đạt được hệ số tiền lương là 1,1. Mức thưởng được tính như sau:
Mức tiền thưởng = Tiền lương bình quân x 1 / 12tháng
+ Năm 2009 chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô đạt được hệ số tiền lương là 1,5. Mức thưởng được tính như sau:
Mức tiền thưởng = Tiền lương bình quân x 5 / 12tháng
Tuy nhiên vì 5/12 = 4,17 nên cán bộ - nhân viên Chi nhánh Thủ Đô chỉ được thưởng mức tối đa là 4 tháng lương, phần còn lại của quỹ tiền lương được chuyển về quỹ tiền lương dự phòng của hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
- Nếu hệ số lương đạt được nhỏ hơn hoặc bằng 1 (<=1) thì không có thưởng theo năm.
Việc xét thưởng theo năm của Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô được Hội đồng thi đua khen thưởng (do Giám đốc chi nhánh làm chủ tịch Hội
đồng) bình xét và quyết định dựa trên kết quả lao động của cán bộ - nhân viên trong năm. Trên thực tế thì việc bình xét này chủ yếu dựa vào việc xếp loại lao động của các tháng trong năm, do đó tiền thưởng theo năm mang nhiều tính chất cào bằng, bình quân chủ nghĩa nên không thực sự khuyến khích được người lao động.
* Thưởng đột xuất:
Quỹ tiền thưởng đột xuất được Ngân hàng No&PTNT Việt Nam duyệt và chuyển về cho chi nhánh vào đầu năm dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam giao quyền sử dụng quỹ tiền thưởng này cho giám đốc Chi nhánh. Các chi nhánh căn cứ quyết định 1377/QĐ-TCCB ngày…. để thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng tại chi nhánh mình và giám đốc chi nhánh làm chủ tịch hội đồng.
Tại chi nhánh Thủ Đô, quỹ khen thưởng đột xuất được sử dụng để thưởng cho các tập thể và cá nhân có những thành tích xuất sắc. Hội đồng thi đua khen thưởng căn cứ vào thành tích cụ thể của tập thể và/hoặc cá nhân để đưa ra mức thưởng và giám đốc Chi nhánh ra Quyết định thưởng. Đối với thành tích có tính thời điểm thì quyết định thưởng được thực hiện ngay còn đối với những thành tích có tính chất quá trình thì Hội đồng thi đua khen thưởng sẽ xem xét, bình chọn và thưởng vào dịp cuối năm.
Việc sử dụng quỹ tiền thưởng đột xuất đã góp phần động viên, khích lệ người lao động tuy nhiên mức thưởng đột xuất thường không cao nên tác dụng động viên, khích lệ chủ yếu làm mang tính tinh thần là chính và cũng vì thế tác dụng của việc khen thưởng đột xuất còn hạn chế.
2.2.2. Các chế độ đãi ngộ ngoài lương đối với người lao động:
Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô thực hiện đầy đủ các chế độ đãi ngộ ngoài lương đỗi với người lao động theo quy định của ngành. Một số chế độ đãi ngộ đối với người lao động nổi bật như sau:
+ Quy định về chế độ nghỉ dưỡng hàng năm:
Hàng năm, 100% số lượng cán bộ và nhân viên Chi nhánh Ngân hàng
No&PTNT Thủ Đô Thủ Đô được đi nghỉ dưỡng theo chế độ của ngành. Hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam là hệ thống ngân hàng có mạng lưới rộng lớn nhất so với các hệ thống ngân hàng toàn quốc. Tại các khu du lịch, khu nghỉ mát trên toàn quốc đều có cơ sở nghỉ dưỡng của Ngân hàng No&PTNT, do đó việc tổ chức cho cán bộ, nhân viên trong toàn ngành nghỉ dưỡng hàng năm là rất thuận tiện. Tuy nhiên vì số lượng nhân viên toàn ngành quá lớn (khoảng 4,2 vạn cán bộ tính đến cuối năm 2012) nên chỉ có thể tổ chức được cho 50% số cán bộ được đi nghỉ dưỡng hàng năm.
+ Quy định về chế độ sinh nhật, việc hiếu, việc hỉ:
Hàng năm, cán bộ và nhân viên đều nhận được quà sinh nhật theo quy định chung. Việc hiếu, việc hỉ của gia đình cá bộ và nhân viên cũng được Công đoàn cơ sở tổ chức thăm hỏi, chia vui, chia buồn. Điều này làm cho cán bộ, nhân viên trong toàn ngành cảm nhận được việc quan tâm của ngành đối với cá nhân họ và góp phần gắn kết cán bộ, nhân viên với ngành hơn.
+ Quy định về việc ưu tiên xét tuyển:
Theo quyết định số 118/QĐ-LĐTL của Hội đồng quản trị Ngân hàng No&PTNT Việt Nam về việc tuyển dụng lao động trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp: Cán bộ, nhân viên trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có thời gian công tác trong ngành từ 15 năm trở lên thì được ưu tiên xét tuyển cho 01 trường hợp là con đẻ. Điều này cũng làm tăng thêm việc cán bộ, nhân viên gắn bó với ngành.
2.3. Đánh giá thực trạng công tác tạo động lực làm việc tại Chi nhánh NH No&PTNT Thủ Đô.
2.3.1. Đánh giá thông qua lao động rời khỏi Chi nhánh Thủ Đô.
Trải qua hơn 4 năm kể từ ngày thành lập, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô - căn cứ vào các quy định của ngành – từng bước đã cố gắng xây dựng và áp dụng một số chính sách nhằm động viên, khích lệ cán bộ nhân viên trong chi nhánh điển hình là quy chế khoán tài chính cho cá nhân người lao động (Ban hành kèm theo quyết định số 45/NHNoTĐ-KHKD và sau này thay thế bằng quy chế ban hành kèm theo quyết định 83/NHNoTĐ-KHKD, quy chế về
thi đua khen thưởng (ban hành kèm theo quyết định số 789/NHNoTĐ-HCNS)… (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự). Các chính sách này đã bước đầu có tác dụng đối với động lực làm việc của nhân viên, tuy nhiên do việc áp dụng các chính sách này còn thiếu đồng bộ, chưa được nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ nên chưa phát huy tác dụng nhiều đến động lực làm việc của toàn bộ nhân viên. Hơn thế, thực tế trong quá trình thực hiện các chính sách đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, ảnh hưởng không tốt đến động lực làm việc của cán bộ, nhân viên. Biểu hiện tiêu cực nhất là việc cán bộ nhân viên có xu hướng rời bỏ Chi nhánh ngày càng nhiều thể hiện qua bảng tổng hợp sau:
Bảng 2.3.: THEO DÕI CÁN BỘ - NHÂN VIÊN RỜI KHỎI CHI NHÁNH TỪ 2008 ĐẾN 12/2012
Đơn vị: người
S. LƯỢNG | VỊ TRÍ TẠI NH No&PTNT THỦ ĐÔ | NƠI ĐẾN | |
2008 | 0 | ||
2009 | 2 | * TP Kiểm tra kiểm soát | Ban Kiểm tra kiểm soát NH No&PTNT Việt Nam |
* Phó giám đốc chi nhánh | Ban Đầu tư NH No&PTNT Việt Nam | ||
2010 | 3 | * Nhân viên tín dụng | NH Cổ phần Quân đội |
* Nhân viên tín dụng | Chi nhánh NH No&PTNT Bắc Ninh | ||
* Phó TP Dịch vụ & Marketing | Sở giao dịch NH No&PTNT Việt Nam | ||
2011 | 3 | * Giám đốc phòng giao dịch | Ban tín dụng hộ NH No&PTNT Việt Nam |
* Cán bộ tín dụng | Xin thôi việc | ||
* Phó TP Kế hoạch kinh doanh | Ban kiểm soát Hội đồng thành viên NH No&PTNT Việt Nam | ||
2012 | 4 | * Nhân viên tín dụng | Xin thôi việc |
* TP Kế hoạch kinh doanh | Ban kiểm soát Hội đồng thành viên NH No&PTNT Việt Nam | ||
* Giám đốc phòng giao dịch | Ban kiểm soát Hội đồng thành viên NH No&PTNT Việt Nam | ||
* Phó TP Dịch vụ - Marketing & Thanh toán quốc tế | Công ty mua bán nợ NH No&PTNT Việt Nam |
(Nguồn: Phòng Hành chính & Nhân sự)
Kể từ đầu năm 2009 đến tháng cuối năm đã có 12 cán bộ - nhân viên rời
khỏi Chi nhánh. Trong 12 cán bộ - nhân viên này có 8 người là cán bộ chủ chốt của Chi nhánh NH No&PTNT Thủ Đô, nơi đến của họ các ban nghiệp vụ của NH No&PTNT Việt Nam và Sở giao dịch. Thậm chí có người quay trở về ban cũ
– nơi họ làm việc trước khi chuyển về Chi nhánh Thủ Đô. Có 04 nhân viên rời khỏi Chi nhánh: 1 người chuyển về nơi làm việc cũ (Ngân hàng No&PTNT Bắc Ninh), 01 người chuyển sang làm Ngân hàng cổ phần và 02 người xin thôi việc.
Nhìn vào số lượng và chất lượng cán bộ xin rời khỏi Chi nhánh, ta thấy tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô không phải là nơi mà những người có năng lực muốn ở lại làm việc, họ đã tìm cho mình nơi làm việc mới thích hợp hơn. Trong số cán bộ chủ chốt chuyển đi, đa số chỉ làm nhân viên ở nơi làm việc mới. Tại sao họ lại chấp nhận như vậy? Là người làm công tác hành chính nhân sự tại Chi nhánh Thủ Đô, tác giả đã nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cán bộ - nhân viên đã rời khỏi Chi nhánh và tác giả hoàn toàn tin tưởng rằng những ý kiến của cán bộ - nhân viên đã chuyển đi là trung thực (họ là những người dám nói thật vì Chi nhánh Thủ Đô không còn ảnh hưởng đến bản thân và công việc của họ nữa).
Qua phỏng vấn và phân tích nguyên nhân rời khỏi Chi nhánh Thủ Đô của 12 đối tượng đã rời khỏi chi nhánh, tác giả tổng kết được một số ý chính sau:
- Có chức vụ nhưng không có thực quyền: 8/8 cán bộ chủ chốt. Điển hình là Ông Vũ Xuân Toán – nguyên phó giám đốc Chi nhánh - nói: “Là phó giám đốc chi nhánh phụ trách Kế hoạch kinh doanh nhưng tôi không được quyết định bất kỳ một vấn đề gì, từ việc có đầu tư cho khách hàng vay hay không đến việc có lấy nguồn vốn từ tổ chức nào đó hay không”. Ông Nguyễn Ngọc Kiên – nguyên Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh – nói : “Các khoản vay đều theo quyết định của sếp, những món vay thấy không an toàn mà không ký thì bị la mắng, bị bêu rếu trước cuộc họp và các đồng nghiệp. Tôi chẳng được quyết định gì cả”
- Không được chủ động trong công việc: toàn bộ 12/12 cán bộ đã rời khỏi chi nhánh đều có chung ý kiến là họ luôn luôn bị động trong công việc vì sếp (giám đốc) thường xuyên chỉ đạo đột xuất và nhiều khi thay đổi ý kiến quá nhanh. Bà Phạm Ngọc Dung – nguyên trưởng phòng Dịch vụ & Marketing –
nói: “Chương trình và nội dung công tác của sếp thay đổi quá nhanh, tôi đang thực hiện nhiệm vụ sếp giao, chưa kịp xong thì sếp lại nói là không cần làm nữa. Tôi không được biết ngày mai sẽ phải làm gì”
- Không được đánh giá đúng công sức, đóng góp cho chi nhánh: Ý kiến của bà Nguyễn Thu Hà – nguyên phó trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh cũng hoàn toàn giống với tất cả số cán bộ đã rời bỏ Chi nhánh, bà Hà nói: “Tôi về Chi nhánh này từ những ngày đầu thành lập là do sếp xin điều chuyển tôi về chứ không phải tôi xin về. Tôi đã luôn cố gắng, hết mình với công việc và đã làm được rất nhiều việc mà người khác không làm được. Thế mà công thì không được ghi nhận, lỗi thì luôn được nhớ lâu”.
- Không có cơ hội cải thiện công việc và môi trường làm việc: tất cả những người đã ra đi đều nói rằng không muốn đi, nhiều lần đề xuất thay đổi cách làm việc nhưng không được chấp nhận. Ông Lê Hoàng Trung – nguyên trưởng phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ - nói: “Tôi đã nhiều lần góp ý với sếp về việc điều hành trực tiếp đến nhân viên làm mất vai trò của trưởng phòng nhưng mọi việc vẫn không thay đổi”. Còn ông Bùi Quang Thái – nguyên giám đốc phòng giao dịch – nói: “Tôi mong muốn anh em làm cùng thực sự vui vẻ và hợp tác trong công việc, tôi đã cố gắng nhưng anh em toàn ai lo phận ấy”.
- Áp lực và rủi ro trong công việc: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tồn tại đặc biệt là công tác tín dụng. Trong 12 người được hỏi thì có đến 6 người nói là rủi ro mà công việc họ đảm nhiệm trước khi rời khỏi chi nhánh là quá lớn nên họ phải ra đi. Ông Bùi Công Hải – nguyên cán bộ tín dụng nói: “Nhiều món sếp bảo cho vay, không ký không được mà ký thì có nguy cơ đi tù. Tôi nghỉ về làm ngoài cho an toàn và thoải mái đầu óc”. Ông Nguyễn Ngọc Kiên – nguyên Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh – nói: “Tôi không hiểu sao khi biết chắc chắn khách hàng không trả được nợ mà sếp vẫn quyết định cho vay, tôi không được phép từ chối và thực tế khi khách hàng không trả được nợ thì mọi tội lỗi lại đổ hết lên đầu tôi”.
Chính vì các lý do trên, họ đã rời khỏi Chi nhánh NH No&PTNT Thủ Đô cho dù ở vị trí mới họ chỉ là nhân viên và thu nhập thậm chí còn thấp hơn so với
vị trí của họ ở Chi nhánh Thủ Đô. Qua kết quả phỏng vấn, tác giả có đánh giá sơ bộ: Công tác điều hành, lãnh đạo Chi nhánh của Giám đốc chưa khoa học, chưa thực sự tin tưởng và giao quyền cho lãnh đạo các bộ phận, không lắng nghe ý kiến của cán bộ, nhân viên và mọi việc tự quyết định theo ý mình.
2.3.2. Khảo sát cán bộ nhân viên về đánh giá hoạt động tạo động lực làm việc tại Chi nhánh NH No&PTNT Thủ Đô
Để có thông tin về thực trạng công tác tạo động lực ở Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô, tác giả đã thực hiện việc khảo sát và khai thác các thông tin thông qua các nguồn sau:
- Thông tin từ việc phân tích các số liệu thống kê, ghi chép và quan sát của bản thân tác giả trong quá trình làm việc tại phòng Hành chính & Nhân sự Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô.
- Thông tin từ số liệu điều tra, khảo sát trực tiếp CBCNV về thực trạng công tác tạo động lực tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô.
Bảng 2.4: KẾT CẤU BẢNG CÂU HỎI
Nội dung | Số lượng câu hỏi | Ghi chú | |
1 | Đánh giá về chính sách tiền | 10 | Từ câu số 1 đến |
lương, thưởng và các chế độ | câu số 10 | ||
phúc lợi của Công ty | |||
2 | Đánh giá về chính sách khen | 10 | Từ câu số 11 đến |
thưởng và các chế độ phúc lợi | câu số 20 | ||
của Công ty | |||
3 | Đánh giá về môi trường, điều | 12 | Từ câu số 21 đến |
kiện làm việc và văn hóa của | câu số 31 | ||
Công ty | |||
4 | Đánh giá về mối quan hệ đồng | 9 | Từ câu số 32 đến |
nghiệp và phong cách của lãnh | câu số 40 | ||
đạo Công ty | |||
5 | Đánh giá về sự tham gia của | 5 | Từ câu số 41 đến |
nhân viên vào việc thiết lập | câu số 42 | ||
các mục tiêu công việc và các | |||
quyết định của Công ty | |||
6 | Đánh giá về chính sách đào | 3 | Từ câu số 43 đến |
tạo, bổ nhiệm cán bộ | câu số 45 | ||
7 | Đánh giá về tính hấp dẫn của | 1 | Từ cấu số 46 đến |
công việc | câu số 47 | ||
Tổng số câu hỏi | 47 | Câu hỏi | |
Tổng số phiếu phát ra | 79 | Phiếu | |
Tổng số phiếu thu về | 76 | Phiếu | |
Tổng số lao động của Chi nhánh | 82 | Người |