Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Hoạt Động Cho Vay Giải Quyết Việc Làm Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội.


mù chữ, tăng trình độ học vấn của người dân. Luận án đã chỉ ra nhiều tồn tại trong công tác quản lý nguồn vốn, từ đó đưa ra ba nhóm giải pháp nhằm đổi mới mô hình tổ chức của NHCSXH, tăng cường khả năng huy động vốn cho các chương trình, thúc đẩy chính sách tín dụng có hiệu quả đến người nghèo, tăng cường trách nhiệm, năng lực của các chủ thể liên quan từ người nghèo, tới ban giảm nghèo, cán bộ Hội đoàn thể….

Võ Ngọc Hân (2016), luận văn thạc sỹ về “Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm của phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Lăk tỉnh Đăk Lăk”, luận văn đã đưa ra những lý luận cơ bản về thất nghiệp, việc làm, phân tích, đánh giá thực trạng cho vay GQVL, đồng thời chỉ ra tồn tại của NHCSXH huyện Lăk. Qua đó, tác giả đưa ra một số giải pháp riêng biệt phù hợp với thực trạng tại địa phương.

Đỗ Minh Đức (2018), luận văn thạc sỹ nghiên cứu về “Phát triển cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh thành phố Hà Nội”. Trong luận văn tác giả đã đưa ra được một số lý luận về cho vay giải quyết việc làm, hoạt động cho vay GQVL của NHCSXH, từ đó phân tích thực trạng, nêu nguyên nhân và hạn chế. Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra được cơ sở lý luận chung về vấn đề giải quyết việc làm trong nền kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, hiện nay chương trình cho vay GQVL tại NHCSXH đã thay đổi một số nội dung, quy định cho vay nên một số giải pháp, kiến nghị không còn hợp lý.

Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn một số bài báo giới thiệu kinh nghiệm trong và ngoài nước về hỗ trợ tín dụng cho người nghèo để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, như “Tín dụng cho người nghèo ở nông thôn” của GS-TS Đỗ Thế Tùng, tạp chí Ngân hàng số 6-1991; “Ngân hàng Grameen-NHNg ở Bangladesh” của tác giả Chu Văn Nguyễn, tạp chí Ngân hàng số 7-1995; “Những vấn đề cần giải quyết trong thực hiện dịch vụ tín dụng hộ nghèo thiếu vốn sản xuất” và “Xoá đói giảm nghèo và mục tiêu hướng tới của Ngân hàng Chính sách xã hội” của Hà Thị Hạnh, Tạp chí Ngân hàng số 1+2/2000 và 2003.


Các công trình nói trên chủ yếu nghiên cứu ở tầm vĩ mô, tại NHCSXH Trung ương và trên phạm vi toàn quốc. Cho đến nay, đã có công trình nghiên cứu về việc phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội, tuy nhiên do thay đổi văn bản, chính sách cho vay, nên những nghiên cứu cũ không còn phù hợp với hiện tại. Do vậy, bài luận văn sẽ kế thừa các nghiên cứu đi trước, đồng thời nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động cho vay GQVL trong giai đoạn 2018-2021, khi mà triển khai văn bản mới thay đổi về lãi suất, mức cho vay, thủ tục vay vốn,…đối với chương trình này.

3. Mục tiêu nghiên cứu


Mục đích tổng thể: Đưa ra các đề xuất nhằm phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại chi nhánh NHCSXH Hà Nội. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu này, luận văn cần thực hiện nhiệm vụ sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

- Tập trung làm rõ những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về phát triển cho vay giải quyết việc làm.

- Phân tích thực trạng phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội.

Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội - 3

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội.

Phạm vi nghiên cứu:


- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội.

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sự phát triển của hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2018-2021.


5. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp thu thập số liệu:


+ Thu thập dữ liệu thứ cấp: dữ liệu trong bài được thu thập từ các sách, báo, các nghiên cứu và báo cáo tổng kết hàng năm của Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2018-2021.

+ Thu thập dữ liệu sơ cấp: thông qua quan sát trực tiếp các hoạt động đang diễn ra tại ngân hàng như cách ứng xử, làm việc của các cán bộ tại ngân hàng, quan sát khách hàng tới giao dịch tại ngân hàng. Quan sát gián tiếp là thông qua các báo cáo kết quả hoạt động của ngân hàng, tình hình hoạt động cho vay giải quyết việc làm để từ đó thấy được tình hình hiện tại của ngân hàng, xu hướng vay của khách hàng, mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.

- Phương pháp phân tích số liệu:


+ Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp để phản ánh và phân tích mức độ như số tuyệt đối, tương đối, số bình quân và các bảng biểu, số liệu để mô tả mức độ biến đổi, quy mô của các hiện tượng, cụ thể là tình hình hoạt động cho vay qua các năm của ngân hàng như số lượng khách hàng dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ xấu…

+ Phương pháp so sánh: thực hiện so sánh theo thời gian tình hình hoạt động, dư nợ cho vay của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2018-2021.

- Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu: Sau khi tổng hợp số liệu cần đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay khách hàng giải quyết việc làm tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội. Sử dụng các phần mềm như excel để tổng hợp lại, phân tích và xử lý thông tin.

6. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan, danh mục bảng biểu sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục nội dung chính, luận văn được kết cấu thành 3 chương:


Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội.

Chương 2. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội.

Chương 3. Giải pháp phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội.


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

1.1. Tổng quan về việc làm và giải quyết việc làm


1.1.1. Khái niệm việc làm trong nền kinh tế - xã hội


Trong nền kinh tế - xã hội hiện nay, mọi cá nhân có sức lao động đều có quyền có việc làm. Đó là một trong những quyền cơ bản nhất của con người đã được khẳng định trong hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc làm là nhu cầu, quyền lợi nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm của con người. Việc làm là các hoạt động lao động, tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập và là dạng hoạt động của mỗi cá nhân nhưng lại luôn gắn liền với xã hội và được xã hội công nhận.

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm việc làm: “Việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền hoặc hiện vật”.

“Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm” (Điều 9 Bộ Luật lao động, Quốc hội, 2019).

Người có việc làm là người làm việc trong những lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình đồng thời góp một phần cho xã hội” (PGS. Nguyễn Hữu Dũng- Trần Hữu Trung, 2002).

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về việc làm, mỗi quốc gia, lãnh thổ khác nhau đưa ra những nhận định, khái niệm riêng về việc làm. Tuy nhiên có thể hiểu khái quát về khái niệm việc làm là:

- Hoạt động lao động: việc làm thể hiện sức lao động của con người vào tư liệu sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm dịch vụ trong nền kinh tế - xã hội. Hoạt động này có tính hệ thống, thường xuyên và tính nghề nghiệp. Vì vậy, người có việc làm cần có kỹ năng, trình độ chuyên môn nhất định để có thể hoàn thành các công việc.

- Hoạt động tạo ra thu nhập: thông qua việc làm người lao động nhận khoản thu nhập tương ứng với sức lao động của mình.


- Hoạt động phải hợp pháp: đối với hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưng trái pháp luật, không được pháp luật thừa nhận thì không được coi là việc làm. Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán, quan niệm về đạo đức của từng nước mà pháp luật có sự quy định khác nhau trong việc xác định tính hợp pháp của các hoạt động lao động được coi là việc làm. Đây là dấu hiệu thể hiện đặc trưng tính pháp lý của việc làm.

Có thể thấy trong nền kinh tế - xã hội, việc làm có vai trò quan trọng, nó không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội. Đối với từng cá nhân, việc làm đem lại nguồn thu nhập để nuôi sống và thỏa mãn nhu cầu bản thân, ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của họ.

Vì vậy, việc làm là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh tế. Phân tích động thái thay đổi của việc làm cho phép đánh giá tác động của chuyển đổi kinh tế và đề xuất các chính sách việc làm phù hợp tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, một quốc gia.

1.1.2. Khái niệm giải quyết việc làm trong nền kinh tế - xã hội


Xác định được việc làm có tác động quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, đồng nghĩa với việc cần hiểu rõ về giải quyết việc làm và có những chính sách, biện pháp giải quyết vấn đề việc làm, nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia về phát triển đất nước, con người, kinh tế, chính trị.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Giải quyết việc làm là một chính sách xã hội cơ bản. Bằng nhiều biện pháp tạo ra việc làm mới, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng nhất là trong nông nghiệp, nông thôn. Các thành phần kinh tế mở mang ngành nghề, cơ sở sản xuất, dịch vụ có khả năng sử dụng nhiều lao động; Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động, phòng tránh tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động; Khôi phục và phát triển các làng nghề... sớm xây dựng và hoàn thiện chính sách trợ cấp cho người lao động thất nghiệp”.


Từ những quan điểm, định nghĩa về việc làm có thể thấy việc giải quyết việc làm là rất cần thiết, được coi là nhiệm vụ quan trọng trong các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giải quyết việc làm là chính sách cơ bản của đất nước nhằm phát triển bền vững vì con người. Tùy thuộc vào các cách thức tiếp cận và mục đích nghiên cứu mà đưa ra những khái niệm về giải quyết việc làm:

- Giải quyết việc làm là hoạt động giúp người lao động có được công việc cụ thể và tạo thu nhập cho họ mà không bị pháp luật cấm. Người tạo cơ hội việc làm cho người lao động có thể là Chính phủ thông qua các chính sách, hoặc các tổ chức kinh tế (công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ...) và các cá nhân thông qua hoạt động tuyển dụng.

- Giải quyết việc làm là quá trình tạo môi trường để hình thành việc làm và bố trí người lao động phù hợp vào nơi làm việc để có môi trường làm việc chất lượng cao, bảo đảm nhu cầu việc làm của người lao động và người sử dụng lao động, đáp ứng mục tiêu phát triển đất nước.

- Giải quyết việc làm là tập hợp các biện pháp, chính sách kinh tế - xã hội do nhà nước, xã hội và bản thân người lao động, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để bảo đảm phúc lợi của mọi người, tạo điều kiện cho mọi người có khả năng lao động và tìm việc làm.

1.1.3. Vai trò của giải quyết việc làm trong xã hội hiện nay


Một trong những nguồn lực chính trong phát triển kinh tế là lao động. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng sử dụng hiệu quả nguồn lao động sẵn có của mình. Điều này một phần do nguyên nhân khách quan đặc thù của từng quốc gia, một phần do chính sách, thể chế của Chính phủ và nguyên nhân chủ quan về trình độ, chất lượng của lực lượng lao động.

Ở các nước phát triển, do có tiềm lực tài chính tốt nên những người không có việc làm nhận được trợ cấp, hỗ trợ từ Chính phủ. Điều này tạo điều kiện cho người lao động thất nghiệp có thể tự đảm bảo một phần cho cuộc sống. Tuy nhiên, tại các nước kém phát triển và đang phát triển, nền kinh tế không ở vị thế đủ tốt để đảm bảo mức trợ cấp tối thiểu cho người thất nghiệp. Những người thất nghiệp rơi vào cảnh


nghèo và chất lượng cuộc sống của họ giảm sút, dẫn đến suy thoái kinh tế. Hậu quả tiêu cực do không có việc làm khiến tệ nạn xã hội gia tăng, đói nghèo, dịch bệnh, chiến tranh... Do vậy, việc tập trung tìm mọi biện pháp để giải quyết tình trạng thất nghiệp đã và đang trở thành vấn đề quan trọng và cần thiết đối với bất cứ quốc gia nào. Điều đó không chỉ giải quyết vấn đề trước mắt là tạo ra công ăn việc làm cho những lao động thất nghiệp để nuôi sống bản thân và gia đình mà còn mang ý nghĩa lâu dài đối với nền kinh tế.

- Đối với người lao động: Giải quyết việc làm giúp người lao động có việc làm và tạo ra thu nhập đảm bảo cho cuộc sống mỗi cá nhân, nguồn lực kinh tế phát triển, giảm tỷ lệ thất nghiệp, từ đó hạn chế tác động tiêu cực của tình trạng thiếu việc làm. Giải quyết việc làm góp phần đảm bảo ổn định, an toàn và công bằng xã hội.

Thể hiện vai trò của xã hội đối với người lao động, phản ánh sự quan tâm của xã hội đối với đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, đồng thời là cầu nối giữa xã hội với con người.

Giải quyết việc làm là chính sách cơ bản của đất nước nhằm đạt được sự phát triển bền vững của người dân. Đối với một quốc gia, chính sách đúng đắn là phát huy tối đa năng lực của người lao động. Vì vậy, giải quyết được vấn đề về lao động, việc làm là thành công lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và chính trị của đất nước.

- Đối với nền kinh tế: Việc làm xuất phát từ chính nhu cầu thị trường, tạo ra các cơ hội việc làm cho người lao động, đặc biệt tại những quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển có nguồn lao động trẻ dồi dào sẽ là thị trường tiềm năng thu hút đầu tư, có nhiều triển vọng về việc làm. Khi người lao động có môi trường làm việc tốt, tạo ra thu nhập đảm bảo cho cuộc sống cá nhân, đồng thời tạo nên tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân. Khi đó, nền kinh tế muốn phát triển tốt thì luôn phải đảm bảo tạo cầu và việc làm cho từng cá nhân, duy trì mối quan hệ hài hoà giữa việc làm và kinh tế, tức là luôn bảo đảm cho nền kinh tế có xu hướng phát triển bền vững, ngược lại cũng duy trì lợi ích và phát huy tiềm năng của người lao động.

- Đối với xã hội: Gia đình là tế bào hình thành xã hội, những cá nhân là phần tử đóng góp xây dựng gia đình, vì vậy khi những cá nhân trong gia đình có việc làm,

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 25/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí