Ghi chú:
Mẫu phiếu điều tra xem Phụ lục 01; Tổng hợp kết quả điều tra xem ở Phụ lục 02.
Cụ thể kết quả phân tích, đánh giá về thực trạng công tác tạo động lực tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô như sau:
2.3.2. Sử dụng công cụ kinh tế trong việc tạo động lực làm việc tại Chi nhánh NH No&PTNT Thủ Đô.
2.3.2.1. Công cụ kinh tế trực tiếp.
a/ Tiền lương:
Để đánh giá hoạt động tạo động lực làm việc cho người lao động tại Chi nhánh NH No&PTNT Thủ Đô qua việc trả lương cho người lao động, tác giả đã tiến hành khảo sát, điều tra qua bộ câu hỏi (từ câu số 1 đến câu số 10), kết quả thống kê điều tra đánh giá về tiền lương thể hiện ở bảng 2.8:
Bảng 2.8. BẢNG TỔNG KẾT KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG CỦA CHI NHÁNH
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | KHÁC | TỔNG SỐ | |
CÂU HỎI | |||||||
1 | 73 | 56 | 14 | 4 | 76 | ||
2 | 16 | 25 | 29 | 6 | 76 | ||
3 | 16 | 25 | 26 | 9 | 76 | ||
4 | 0 | 12 | 41 | 23 | 76 | ||
5 | 0 | 12 | 23 | 41 | 76 | ||
6 | 0 | 30 | 0 | 46 | 76 | ||
7 | 0 | 16 | 19 | 41 | 76 | ||
8 | 0 | 76 | 76 | ||||
9 | 12 | 23 | 41 | 76 | |||
10 | 0 | 8 | 24 | 20 | 24 | 76 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh.
- Đặc Điểm Lao Động Tại Chi Nhánh Nh No&ptnt Thủ Đô
- Các Chế Độ Đãi Ngộ Ngoài Lương Đối Với Người Lao Động:
- Các Công Cụ Phi Kinh Tế Trong Hoạt Động Tạo Động Lực Tại Chi Nhánh Ngân Hàng No&ptnt Thủ Đô
- Đánh Giá Về Chính Sách Đào Tạo, Quy Hoạch, Bổ Nhiệm Cán Bộ.
- Nhóm Giải Pháp Về Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Và Lãnh Đạo Chi Nhánh.
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Với những thông tin tại bảng 2.8 có thể đưa ra một số đánh giá nhận xét sau đây:
- Đa số cán bộ, nhân viên tại Chi nhánh Thủ Đô đều đi làm để kiếm tiền nhằm đảm bảo cuộc sống cho bản thân, gia đình (73/76 số người được hỏi). Điều đó cho thấy việc thu nhập của họ tại Chi nhánh là quá ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân và gia đình họ.
- Quá nửa số người được hỏi cho rằng việc trả lương tại Chi nhánh NH No&PTNT Thủ Đô là không công, không phù hợp với khối lương công việc mà họ thực hiện và họ không hài lòng với mức lương hiên tại (41/76 số người được hỏi).
- Một số ý kiến cho rằng Hội đồng xếp loại lao động không có vai trò trong việc đánh giá, xếp loại lao động (24/76) và 41/76 người cho rằng việc xếp loại lao động tại Chi nhánh là không công bằng mà đồng lương của họ lại phụ thuộc vào kết quả xếp loại lao động của Chi nhánh (76/76).
Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự không hài lòng về việc xếp loại lao động liên quan chặt chẽ đến việc trả lương tại Chi nhánh của một số lớn cán bộ, nhân viên, tác giả đã nghiên cứu quy trình xếp loại lao động và có một số đánh giá sau:
Đánh giá xếp loại lao động được chia ra làm 4 loại và chênh lệnh thu nhập của các loại như sau:
* Lao động loại A: hưởng 100% lương V2
* Lao động loại B: hưởng 80% lương V2
* Lao động loại C: hưởng 60% lương V2.
* Không xếp loại: chỉ hưởng lương cơ bản (V1).
Sự chênh lệch về lương kinh doanh này là thấp, không có tác dụng động viên, khích lệ và tạo áp lực đối người lao động.
Mục đích của việc xếp loại lao động tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô nhằm đánh giá đúng chất lượng, kết quả lao động của cán bộ - nhân viên để đảm bảo công bằng về tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động.
Quy trình xếp loại lao động:
Bước 1: Trước ngày 05 hàng tháng, các phòng nghiệp vụ, phòng giao dịch bình xét xếp loại lao động (của tháng trước) của nhân viên phòng mình và nộp bảng tổng hợp kết quả xếp loại lao động cho thư ký Hội đồng xếp loại lao động của Chi nhánh (do 01 phó giám đốc Chi nhánh làm chủ tịch). Hạn nộp cuối cùng là ngày 05 hàng tháng.
Bước 2: Trong khoảng từ ngày 05 đến ngày 10 hàng tháng, Hội đồng xếp loại lao động của chi nhánh họp, đánh giá xếp loại lao động của tháng trước.
Bước 3: Kết quả xếp loại lao động của Hội đồng xếp loại lao động được trình giám đốc phê duyệt.
Nhìn vào quy trình xếp loại lao động chúng ta thấy có vẻ như Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô đang cố gắng đánh giá chính xác, công bằng và minh bạch kết quả lao động của mỗi cán bộ, nhân viên qua từng tháng. Là Thư
ký Hội đồng xếp loại lao động, tác giả nhận thấy quy trình xếp loại lao động và thực tế quá trình thực hiện còn có một số tồn tại sau:
Thứ nhất: Hội đồng xếp loại lao động không thể đánh giá chính xác kết quả lao động của nhân viên mà chủ yếu dựa vào kết quả xếp loại của các bộ phận (các phòng nghiệp vụ tại hội sở, phòng giao dịch). Chỉ những trường hợp nổi bật, người lao động có những vi phạm lớn, mọi người đều biết thì Hội đồng xếp loại lao động mới biết. Kết quả xếp loại lao động của các bộ phận do lãnh đạo bộ phận họp, bình xét tại bộ phận mình quản lý. Trên thực tế tất cả các bộ phận (các phòng nghiệp vụ tại hội sở, các phòng giao dịch) đều không có phiếu giao việc cho nhân viên, không có bảng mô tả công việc cho các vị trí, do đó việc đánh giá kết quả lao động chỉ có tính chất định tính và ngay cả trong trường hợp lãnh đạo bộ phận muốn đánh giá thực chất việc hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên thì cũng vô cùng khó khăn. Như vậy việc xếp loại lao động ở các bộ phận chủ yếu dựa vào cảm tính của lãnh đạo bộ phận và dẫn đến tình trạng: Nhân viên chỉ cần không mắc lỗi và được lãnh đạo bộ phận yêu quý là vẫn được xếp lao động loại A.
Thực tế cho thấy tất cả các lãnh đạo bộ phận đều có xu hướng bảo vệ nhân viên của mình và chỉ những chuyện không thể giấu được mới đưa ra Hội đồng xếp loại lao động.
Thứ hai: Hội đồng xếp loại lao động sau khi đánh giá, xếp loại lao động lại trình giám đốc Chi nhánh phê duyêt. Trên thực tế, có những trường hợp Hội đồng xếp loại lao động phải họp để xếp loại lao động lại vì kết quả không xếp loại lao động không được duyệt. Việc kết quả xếp loại lao động của Hội đồng xếp loại lao động phải trình giám đốc duyệt và lúc không được duyệt thì Hội đồng phải họp lại, xếp loại lại đã làm cho cán bộ - nhân viên coi thường Hội đồng xếp loại lao động và bản thân những thành phần trong Hội đồng xếp loại lao động cũng không còn hứng thú trong việc xếp loại lao động nữa. Vì vậy việc xếp loại lao động chỉ là hình thức là điều dễ hiểu. Hơn nữa có những tư tưởng cho rằng chỉ cần “sếp yêu” là sẽ “OK” hết nên thay vì phải tích cực và cố gắng trong công việc thì họ lại chỉ chú tâm vào việc làm vừa lòng sếp.
Thứ ba là sự chênh lệch giữa lao động xếp loại A, loại B, và loại C là không nhiều (20% lương V2 – bình quân khoảng 700.000đ đến 800.000đ/tháng) không thực sự tạo được sự khác biệt để người lao động cố gắng, phấn đấu.
Qua kết quả trên và nghiên cứu quá trình đánh giá xếp loại lao động làm căn cứ trả lương tại Chi nhánh NH No&PTNT Thủ Đô còn nhiều bất cập và chưa thỏa mãn về tính công bằng đối với người lao động.
Hình 2.6: Đánh giá mức độ công bằng trong xếp loại lao động
15.8%
53.9%
30.3%
Mức độ đánh giá | Số phiếu | Tỷ lệ % |
Rất công bằng | 0 | 0 % |
Công bằng | 12 | 15,8% |
Bình thường | 23 | 30,3% |
Không công bằng | 41 | 53,9% |
Tổng | 76 | 100% |
Với thực tế như trên thì việc đánh giá, xếp loại lao động của Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô đã không đạt được mục đích nhằm xác định đúng đắn, khách quan kết quả, công sức đóng góp của người lao động. Những người có năng lực, nhiệt tình, nỗ lực trong công việc và đạt được những thành tích nhất định không được đánh giá đúng mức, những phần tử chây lười, năng lực hạn chế, hiệu quả công việc thấp vẫn được tồn tại. Chính vì vậy mà động cơ phấn đấu của cán bộ, nhân viên bị giảm sút nghiêm trọng và đa phần chỉ làm việc chừng và không còn nhiệt tình với công việc nữa.
b/ Tiền thưởng:
Để đánh giá hiệu quả tạo động lực làm việc cho nhân viên thông qua chính sách khen thưởng của Chi nhánh, tác giả đã tiến hành khảo sát, điều tra qua bộ câu hỏi (từ số 11 đến số 20) và thu được kết quả ở bảng 2.9 sau:
BẢNG 2.9. THỐNG KÊ ĐIỀU TRA VỀ
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH KHEN THƯỞNG
1 | 2 | 3 | 4 | KHÁC | TỔNG SỐ | |
CÂU HỎI | ||||||
11 | 12 | 20 | 44 | 76 | ||
12 | 56 | 12 | 8 | 76 | ||
13 | 76 | 76 | ||||
14 | 56 | 12 | 8 | 76 | ||
15 | 32 | 44 | 76 | |||
16 | 14 | 62 | 76 | |||
17 | 14 | 32 | 24 | 4 | 76 | |
18 | 76 | 76 | ||||
19 | 12 | 8 | 36 | 20 | 76 | |
20 | 12 | 56 | 8 | 76 |
Qua số liệu ở bản 2.9 ta thấy:
- Đa số cán bộ, nhân viên không bao giờ nhận được phần thưởng (44/76 người được hỏi); 12/76 số người được hỏi thỉnh thoảng nhận được phần thưởng, 20/76 số người được hỏi hiếm khi nhận được phần thưởng và không có ai thường xuyên nhận được phần thưởng. Điều này cho thấy nhân viên trong Chi nhánh không có ai đặc biệt xuất sắc trong công việc, một số ít thỉnh thoảng đạt được thành tích tốt và đa số họ chỉ tồn tại ở mức độ trung bình.
- 56/76 người được hỏi cho rằng phần thưởng có giá trị về mặt tinh thần, có thể kích thích tinh thần họ hăng say hơn, phấn đấu để có được phần thưởng khuyến khích từ Chi nhánh. Như vậy, đa số cán bộ nhân viên trong Chi nhánh luôn muốn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để “được côn nhận”, họ là những người có ý thức phấn đấu trong công việc.
- 32/76 người được hỏi cho rằng giá trị phần thưởng là bình thường có nghĩa là họ không hào hứng với phần thưởng.
- 44/76 người được hỏi cho rằng phần thưởng không có giá trị, không
tương xứng với thành tích mà họ đạt được. Những người này là những người có năng lực, họ đã đạt được những thành tích nhât định và khi họ đánh giá rằng với những gì họ đã làm được thì giá trị phần thưởng phải cao hơn và như thế họ sẽ không còn muốn phấn đấu nữa.
Như vậy, công cụ kinh tế trực tiếp tại Chi nhánh NH No&PTNT Thủ Đô đã không thực hiện được vai trò tạo động lực làm việc cho cán bộ - nhân viên, ngược lại nó còn ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức của những người có năng lực và có khả năng làm việc tốt.
2.3.2.2. Công cụ kinh tế gián tiếp - chính sách phúc lợi.
Động viên khuyến khích nhân viên thông qua các chính sách phúc lợi như tham quan nghỉ mát, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, ăn ca, tổ chức sinh nhật, chăm lo các ngày lễ tết, hiếu, hỷ, ốm đau, quan tâm đến gia đình nhân viên… đều dựa trên cơ sở lý thuyết về nhu cầu của Maslow, theo đó con người có nhu cầu về ăn uống, nghỉ ngơi, giao lưu, sinh hoạt tập thể, nhu cầu giao lưu, nhu cầu tình cảm, nhu cầu về một gia đình êm ấm, hạnh phúc do vậy thông qua các chính sách phúc lợi chính là nhằm thỏa mãn các nhu cầu này do vậy sẽ tạo được động lực làm việc.
* Chính sách phúc lợi hiện nay của Chi nhánh NH No&PTNT Thủ Đô.
Tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTN Thủ Đô, các chính sách phúc lợi cụ thể như sau:
Bảng 2.10: CÁC CHÍNH SÁCH PHÚC LỢI CỦA CHI NHÁNH THỦ ĐÔ
Các chính sách phúc lợi | Giá trị phúc lợi | Điều kiện áp dụng | |
1 | Thân nhân người lao động chết | 1.000.000đ | Thân nhân người lao động là bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/chồng, chồng/vợ, con đẻ, con nuôi hợp pháp |
2 | Người | 5.000.000đ | Người lao động đang |
lao động chết | làm việc tại Công ty chết: Ngoài chế độ được hưởng theo quy định của Pháp luật, Chi nhánh tổ chức lễ tang, thăm viếng chia buồn với số tiền trị giá 5.000.000đ. | ||
3 | Người lao động cưới vợ/chồng | 1.000.000đ | Bằng tiền hoặc hiện vật |
4 | Thân nhân người lao động ốm | 200.000đ | Thân nhân người lao động là vợ/chồng, con ruột, con nuôi hợp pháp; tứ thân phụ mẫu như cha mẹ ruột, cha mẹ vợ/chồng khi bị ốm đau, bệnh tật (nghỉ ốm từ 3 ngày trở lên hoặc phải vào viện điều trị) |
5 | Trường hợp nghỉ sinh con, bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn | 500.000đ | |
6 | Lao động nữ nghỉ thực hiện KHHGĐ | 300.000đ | |
7 | Ngày thương | 300.000- | Công ty tổ chức thăm |
binh liệt sỹ | 500.000đ | hỏi với Người lao động | |
(27/7) | là thương binh hoặc con | ||
liệt sỹ đang làm việc tại | |||
Công ty. Số tiền thăm | |||
hỏi là 500.000đ/người. | |||
Công ty thăm hỏi gia | |||
đình thuộc diện chính | |||
sách với phần quà trị giá | |||
300.000đ | |||
8 | Ngày Quốc tế | 300.000đ/người | Công ty tổ chức gặp mặt |
phụ nữ (8/3), | và tặng quà cho chị em | ||
ngày phụ nữ | CBCNV trong Công ty | ||
Việt Nam | |||
(20/10) | |||
9 | Ngày thành lập | 500.000đ/người | Công ty tổ chức gặp mặt |
quân đội nhân | CBCNV và tặng quà | ||
dân Việt Nam | |||
(22/12), ngày | |||
truyền thống | |||
của lực lượng | |||
thanh niên | |||
xung phong | |||
(15/2) | |||
10 | Ngày Quốc tế | 200.000đ/cháu | Công ty mua quà tặng |
thiếu nhi (1/6) | cho các cháu là con của | ||
và ngày Tết | CBCNV (tuổi dưới 15). | ||
trung thu | Ngoài ra BCH đoàn | ||
thanh niên tổ chức gặp | |||
mặt các cháu, tổ chức | |||
sinh hoạt vui chơi, tham |