Tình Hình Dân Số Và Lao Động Của Xã Trung Thành Qua Các Năm (2006 - 2008)



Tóm lại, tình hình sử dụng đất đai của xã Trung Thành nhìn chung có nhiều biến động, đặc biệt đối với đất sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là đất trồng lúa, đây là một thách thức rất lớn đối với vấn đề an ninh lương thực của xã trong những năm tới. Do vậy yêu cầu đặt ra là xã phải có giải pháp chiến lược nhằm đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu đất, cơ cấu cây trồng một cách hợp lý, an toàn.

3.2. Đặc điểm KT-XH

3.2.1. Đặc điểm kinh tế

Kinh tế của xã Trung Thành trong những năm qua có nhiều thay đổi, đặc biệt trong 2 năm 2007 và 2008, bởi đây là những năm mà xã có nhiều các dự án đầu tư phát triển nhất, trong đó phải kể đến việc xây dựng KCN Trung Thành, cũng chính vì có nhiều điều kiện thu hút đầu tư mà trong năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP của xã đạt 18% so với cùng kỳ tăng 1% đạt 106%, cụ thể vấn đề này được thể hiện qua các đặc điểm về tình hình sản xuất các ngành nông nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ.

3.2.1.1. Tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp

Mặc dù diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn xã giảm rất nhiều do chuyển đổi mục đích sang phục vụ xây dựng KCN nhưng trong năm 2008 về lĩnh vực nông nghiệp của xã cũng đạt được một số kết quả sau:

Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 3.453 tấn so với kế hoạch huyện giao đạt 107%, nhưng so với mục tiêu đề ra là 3300 tấn thì đạt 104,6% (UBND xã Trung Thành, 2008) [18]. Sở dĩ sản lượng lương thực của xã trong năm 2008 vẫn tăng cho dù không đáng kể, trong khi diện tích giảm là do sau THĐ các hộ vẫn tiếp tục canh tác 1-2 vụ trước khi tiến hành giải phóng mặt bằng chính vì vậy nên sản lượng vẫn tăng.

Lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn xã tập trung chú trọng tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm đảm bảo đủ sức kéo và thực phẩm trên thị trường. Trong năm 2008 tổng đàn trâu, bò đạt 1402 con so với kế hoach giao là 1442 con đạt 96,6%. Tổng đàn lợn là 8597 con so với kế hoạch giao là 6907 con đạt 124,5%.


Đàn gia cầm trên địa bàn xã là 31.859 con so với kế hoạc giao là 39.034 chỉ đạt 81,6% (UBND xã Trung Thành, 2008) [18]. Qua đây ta có thể thấy mặc dù có chiến lược phát triển ngành chăn nuôi để đạt mục tiêu tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành ngành chủ đạo trong ngành nông nghiệp, song do điều kiện thời tiết khó khăn, và tình hình dịch bệnh lan tràn khó kiểm soát. Chính vì vậy, trong năm 2008 mặc dù xã có quan tâm đến công tác phòng dịch nhưng kết quả đạt được trong ngành chăn nuôi vẫn không đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra.

3.2.1.2. Tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Năm 2008 nhìn chung do giá cả thị trường biến động làm ảnh hưởng tới sản xuất và gây ra không ít khó khăn cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, song do sự nỗ lực của các cấp ngành và các doanh nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tiếp tục ổn định và phát triển đáng kể về số lượng, chất lượng. Cụ thể, năm 2008 giá trị tiểu thủ công nghiệp đạt 9400 triệu so với kế hoạch được giao là 8390 triệu đạt 112% (UBND xã Trung Thành, 2008) [18]. Hơn nữa, nhờ sự phát triển của các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp góp phần thu hút đông đảo lực lượng lao động tham gia, vì vậy nó đóng vai trò rất lớn trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn đặc biệt những lao động sau THĐ. Bên cạnh đó, xã đã tổ chức cho 2 cơ sở đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu nhằm tận dụng lao động nhàn rỗi trong nông thôn ở Kim Tỉnh và Am Lâm với gần 80 lao động đây là một bước đột phá trong chuyển đổi nghề khi người dân dành đất cho KCN.

3.2.1.3. Tình hình thương mại dịch vụ

Các hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục phát triển cao so với năm trước, hàng hóa bán ra thị trường đảm bảo về chất lượng, mẫu mã đẹp, đáp ứng nhu cầu tiêu dung của xã hội. Hiện tại xã có trên 300 cơ sở so với cùng kỳ năm trước tăng được 73 hộ. Trong đó doanh nghiệp tư nhân là 12 cơ sở,


doanh nghiệp Nhà nước 7 cơ sở, hộ các thể 212 cơ sở (UBND xã Trung Thành, 2008) [18].

Nhìn chung, các cơ sở thương mại dịch vụ trên địa bàn họat động tốt có hiệu quả, thực hiện tốt chế độ chính sách thuế. Từ đó góp phần tăng nguồn thu cho địa phương, đồng thời góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho nhân dân địa phương.

3.2.2. Đặc điểm xã hội

3.2.2.1. Đặc điểm dân số và lao động

Trung Thành được coi là một xã trong những năm gần đây có nhiều biến đổi về mọi mặt, trong đó phải kể đến dân số và lao động, là một xã có mật độ dân số cao, trong khi diện tích đất ngày càng giảm, điều này tạo cho Trung Thành một áp lực rất lớn trong việc tạo việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động. Để thấy rò thực trạng về dân số và lao động của xã trong những năm qua, ta đi xem xét bảng 3.2

Qua bảng 3.2 ta thấy:

- Dân số của xã qua các năm vẫn tăng ở mức tương đối với tốc độ phát triển dân số bình quân qua 3 năm đạt 101,56%. Trong số đó dân số làm nông nghiệp tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể, năm 2006 số nhân khẩu nông nghiệp là 5999 khẩu chiếm 65% tổng số nhân khẩu, đến năm 2008 số khẩu nông nghiệp tuy đã giảm song vẫn còn cao chiếm 58% tổng số khẩu. Điều này chứng tỏ nông nghiệp vẫn là nghề đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của người dân trên địa bàn xã.

- Hơn nữa qua bảng số liệu ta có thể thấy được số hộ nông nghiệp trên địa bàn xã có xu hướng giảm, cụ thể năm 2006 số hộ làm nông nghiệp chiếm 85%, tuy nhiên đến năm 2008 trong vòng 2 năm con số này đã giảm xuống chỉ còn 65%, đây có thể coi là một dấu hiệu chứng tỏ cơ cấu kinh tế của xã đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.


36


Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của xã Trung Thành qua các năm (2006 - 2008)


Chỉ tiêu


Đơn vị tính

2006

2007

2008

So sánh (%)

Tốc độ phát

triển BQ

(2006-2008)

Số lượng

Cơ cấu

(%)

Số

lượng

Cơ cấu

(%)

Số

lượng

Cơ cấu

(%)

2007/2006

2008/2007

I. Tổng số nhân khẩu

Khẩu

9230

100,00

9350

100,00

9520

100,00

101,30

101,81

101,56

1. Khẩu NN

Khẩu

5999

65,00

5797

62,00

5521

58,00

96,63

95,24

95,93

2.Khẩu phi NN

Khẩu

3231

35,00

3553

38,00

3999

42,00

109,96

112,55

111,25

II. Tổng số hộ

Hộ

2340

100,00

2430

100,00

2540

100,00

103,85

104,53

104,18

1. Hộ NN

Hộ

1989

85,00

1822

75,00

1651

65,00

91,60

90,61

91,10

2. Hộ phi NN

Hộ

351

15,00

608

25,00

889

35,00

173,22

146,21

159,14

III. Tổng số lao động

Người

4600

100,00

4620

100,00

4640

100,00

100,43

100,44

100,43

1. Lao động NN

Người

3450

75,00

3326

72,00

2923

63,00

96,40

87,88

92,04

2. Lao động phi NN

Người

1150

25,00

1294

28,00

1717

37,00

112,52

132,69

122,20

IV. Một số chỉ tiêu khác











1. Mật độ dân số

Người/km2

1060,91

-

1074

-

1094

-

101,32

101,86

101,59

2. Số NK bình quân/hộ

Khẩu

3,94

100,00

3,85

100,00

3,75

100,00

97,71

97,40

97,56

- Số NK NN BQ/hộ

Khẩu

2,56

64,97

2,40

62,34

2,20

58,67

93,75

91,67

92,70

- Số NK phi NN BQ/hộ

Khẩu

0,84

35,03

1,45

37,66

1,55

41,33

172,62

106,89

135,83

3. Số LĐBQ/hộ

Người

1,97

100,00

1,9

100,00

1,83

100,00

96,44

96,31

96,38

- LĐ NN bình quân/hộ

Người

1,47

74,62

1,37

72,10

1,15

62,84

93,19

83,94

88,45

- LĐ phi NN BQ/hộ

Người

0,50

25,38

0,53

27,90

0,68

37,16

106,00

128,30

116,62

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Thực trạng và một số giải pháp nhằm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân sau thu hồi đất tại KCN Trung Thành - Phổ Yên – Thái Nguyên - 5

Nguồn: Phòng lao động thương binh và xã hội xã Trung Thành, 2009 [20].


- Trong tổng số lao động của xã thì lao động nông nghiệp mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao qua các năm, cụ thể năm 2006 số lao động làm nông nghiệp là 3450 (người) chiếm 75% trong tổng số lao động, đến năm 2008 tỷ lệ này tuy đã giảm nhưng vẫn chiếm 63%, điều này kéo theo số lao động phi nông nghiệp qua các năm có xu hướng tăng song tốc độ tăng vẫn còn chậm, cụ thể năm 2006 số lao động phi nông nghiệp chiếm 25% nhưng đến năm 2008 tỷ này tăng lên 37%, với tốc độ phát triển bình quân đạt 122,20% qua 3 năm. Điều này chứng tỏ cơ cấu lao động của xã đang chuyển dịch theo hướng tăng dần số lao động làm công nghiệp, dịch vụ, giảm dần số lao động làm nông nghiệp.

- Số nhân khẩu bình quân trên 1 hộ tuy có giảm, nhưng tốc độ còn chậm năm 2006 số nhân khẩu bình quân 1 hộ là 3,94, đến năm 2008 là 3,75. Điều này cho thấy tỷ lệ sinh tự nhiên của xã có giảm, tuy nhiên so với thực tế diện tích đất ngày càng giảm thì tốc độ này vẫn chậm do vậy mật độ dân số của xã vẫn ở mức cao.

Tóm lại, qua phân tích về tình hình dân số và lao động ta có thể thấy được tiềm năng lao động rất dồi dào của xã, đặc biệt lao động đang có xu hướng chuyển dịch sang lĩnh vực phi nông nghiệp ngày càng tăng, song vẫn còn chậm. Chính vì vậy, trong những năm tới để đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp, dịch vụ thì xã phải có giải pháp đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động, có chiến lược khuyến khích các doanh nghiệp thu hút người lao động vào làm việc.

3.2.2.2. Đặc điểm về y tế, giáo dục

a. Y tế


Sự nghiệp y tế của xã với cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y tế, bác sỹ đạt chuẩn quốc gia về y tế hàng năm trạm y tế của xã đều thực hiện tốt việc chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn, cụ thể năm 2008 trạm đã thực hiện khám chữa bệnh cho 11.085 lượt người trên địa



bàn, đồng thời thực hiện tốt các chương trình truyền thông lồng ghép kế hoạch hoá gia đình.

b. Giáo dục

Công tác giáo dục đào táo của xã tiếp tục được đẩy mạnh, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Toàn xã có 4 trường: THCS, tiểu học 1, tiểu học 2, mầm non với tổng số 62 lớp, số học sinh trung bình hàng năm từ 1700-1770 học sinh, đội ngũ giáo viên là 111, đảm bảo tốt công việc giảng dạy cũng như đào tạo, góp phần nâng cao dân trí cho người dân trên địa bàn.

3.2.2.3. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền

Do xã đã có hệ thống thông tin truyền thông đến tận các thôn, xóm nên các thông tin, hoạt động của xã đều được truyền tới người dân. Hơn nữa, các hoạt động văn nghệ, thể thao chào mừng những ngày lễ lớn thường được xã thực hiện tốt hàng năm.

3.2.2.4. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn xã

Được sự quan tâm của huyện, trong năm 2008 xã đã hoàn thành một cầu cống ngòi Cầu Sơn đảm bảo tiêu thoát nước, phục vụ đi lại của nhân dân, xây dựng cứng hoá được 12 km đường bê tông, hoàn thành chợ Thanh Xuyên giai đoạn I, xây dựng được nhà vi tính của trường tiểu học 1, hoàn thiện 3 nhà văn hoá (UBND xã Trung Thành, 2008) [18].

Bên cạnh đó xã cũng quan tâm tới công tác thủy lợi, chính vì vậy hàng năm các hệ thống kênh mương trên địa bàn luôn được quan tâm nâng cấp và tu sửa tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp nước tưới tiêu đầy đủ góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp trên địa bàn phát triển ổn định.

3.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Qua phân tích đặc điểm địa bàn nghiên cứu ta có thể rút ra một số thuận

lợi, khó khăn đối với sự phát triển KT-XH của xã như sau:


3.3.1. Thuận lợi

Nhìn chung, đặc điểm địa bàn có nhiều thuận lợi để xã có thể tận dụng đẩy mạnh việc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp dịch vụ, cụ thể:

- Địa hình bằng phẳng, đồng thời có điều kiện giao thông thuận tiện do giáp với quốc lộ 3 và có vị trí địa lý giáp với Hà nội và các khu vực kinh tế phát triển của huyện. Đây là điều kiện tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư.

- Điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, phần lớn các đường liên thôn liên xóm đã được bê tông hóa.

- Ngày càng nhiều các doanh nghiệp, xí nghiệp được xây dựng trên địa

bàn tạo điều kiện giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân trong xã.

3.3.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên thì với những đặc điểm về địa bàn đã phân tích thì cũng gặp không ít khó khăn, cụ thể:

- Điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt dẫn tới rất nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế đặc biệt là kinh tế nông nghiệp, nhiều dịch bệnh và tình trạng nước dâng lên vào mùa mưa từ các con sông thường gây khó khăn cho việc trồng trọt.

- Tình hình gia tăng dân số vẫn còn cao gây nên sức ép rất lớn về giải quyết lao động, việc làm cho người dân địa phương.

- Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, gây nên không ít khó khăn

cho xã về ổn định an ninh lương thực.

- Các cơ sở đào tạo trên địa bàn còn hạn chế về số lượng và quy mô, nên rất khó khăn cho việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động cho lao động, đặc biệt là những lao động sau THĐ.


Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


4.1. Thực trạng về tình hình thu hồi đất phục vụ xây dựng khu công nghiệp của các hộ trên địa KCN Trung Thành

Trong những năm qua, do có nhiều điều kiện thuận lợi nên trên địa bàn đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, chính vì vậy nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp được xây dựng, trong đó phải kể đến KCN Trung Thành, tuy nhiên quá trình này cũng gây ra những tác động lớn tới đời sống kinh tế, xã hội của các hộ dân trên địa bàn. Một trong những tác động được thể hiện rò nét nhất đó là diện tích đất của các hộ trên địa bàn ngày càng giảm do chuyển đổi mục đích sang phục vụ xây dưng KCN, để thấy được sự tác động này ta đi phân tích bảng 4.1

Qua bảng 4.1 ta có thể thấy: Nhìn chung so với trước khi THĐ thì tổng diện tích bình quân trên một hộ đều giảm ở tất cả các nhóm hộ. Cụ thể như sau:

- Đối với nhóm hộ 1 (nhóm chỉ bị mất đất sản xuất nông nghiệp) thì tổng diện tích giảm rò rệt, nhưng thể hiện rò nhất ở nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp thu hồi trên 50%. Theo kết quả điều tra 30 hộ thuộc nhóm này ta thấy trước THĐ tổng diện tích bình quân trên hộ của nhóm này là 3227,67 m2 nhưng sau khi THĐ diện tích này giảm xuống còn 1567,93 m2. Còn đối với nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp thu hồi dưới 50% tuy diện tích có giảm song tổng diện tích bình quân trên hộ vẫn cao, trước thu hồi tổng diện tích bình quân là 3057,40 m2 nhưng sau thu hồi diện tích này vẫn còn 2357,20 m2.

- Đối với nhóm hộ 2 (nhóm mất tổng hợp các loại đất) thì tổng diện tích bình quân trên hộ cũng giảm nhiều so với trước khi thu hồi đất. Cụ thể, trước khi THĐ tổng diện tích bình quân trên hộ là 3970,90 m2 nhưng sau khi THĐ con số này giảm xuống còn 1559,80 m2. điều này chứng tỏ diện tích đất các hộ chuyển đổi phục vụ cho KCN là rất lớn.

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí