Chất Lượng Nguồn Lao Động Ở Các Nhóm Hộ Điều Tra Trên Địa Bàn


quyết việc làm cho các lao động khi diện tích đất sản xuất của họ bị thu hồi, hơn nữa các đối tượng lao động tuổi từ 18 - 44 tuổi chiếm rất đông (54,37%), đây là lực lượng lao động chính tạo thu nhập ở các hộ, đồng thời hiện tại họ cũng là những người chịu áp lực nhiều nhất về việc làm sau khi tư liệu sản xuất của họ bị thu hồi.

- Đối với nhóm bị thu hồi trên 50% diện tích đất nông nghiệp thì qua kết quả điều tra 30 hộ cho thấy, phần đông số nhân khẩu tập trung ở độ tuổi từ 15 đến 60, trong đó chiếm số đông là số nhân khẩu từ 26 – 60 chiếm 47,34% tổng số lao động. Đây là lực lượng chính trong việc tạo thu nhập và đảm bảo cuộc sống cho các hộ, song do ở độ tuổi này các lao động rất khó tham gia vào các lớp đào tạo nâng cao tay nghề, đồng thời do tuổi tác nên họ rất khó chuyển đổi nghề và khả năng tìm kiếm việc làm, thích nghi với môi trường làm việc mới còn khó khăn. Chính vì vậy, phải có giải pháp phù hợp để tạo việc làm cũng như tạo điều kiện thuận lơi cho họ chuyển đổi nghề. Hơn nữa, lực lượng chuẩn bị bước vào độ tuổi lao động (lực lượng lao động tiềm năng) vẫn còn khá cao chiếm 19,33%. Đây là một khó khăn rất lớn đối với các hộ khi họ bị thu hồi diện tích đất sản xuất tương đối lớn. Do phần lớn số nhân khẩu thuộc vào lực lượng lao động chính vì vậy hiện tại áp lực tìm việc làm thay thế công việc trước kia để tạo thu nhập, ổn định cuộc sống là rất khó khăn.

- Đối với nhóm 2: Là nhóm bị thu hồi tổng hợp nhiều loại đất thì qua kết quả điều tra 10 hộ cho thấy phần lớn lao động thuộc độ tuổi từ 18 – 60 tuổi chiếm 67,8% trong tổng số nhân khẩu. Đặc biệt trong đó tỷ lệ lao động ở độ tuổi 26 – 60 chiếm tương đối lớn tới 49,15%. Do đó, nó gây khó khăn rất lớn cho quá trình đào tạo nghề, tạo việc làm cũng như tăng thu nhập cho các hộ sau khi họ bị THĐ, bởi vì ở độ tuổi này họ rất khó khăn trong việc chuyển đổi nghề cũng như trong việc nâng cao trình độ và khả năng tìm kiếm được việc làm phù hợp, đặc biệt nó còn khó khăn hơn khi các hộ bị thu hồi nhiều diện tích đất cùng lúc. Bên cạnh đó, lực lượng dưới độ tuổi lao động ở nhóm này lại khá cao chiếm 27,73% trong tổng số nhân khẩu.


Vì vậy một câu hỏi lớn đặt ra ở đây là làm sao giải quyết được việc làm ổn định lâu dài cho các lao động sau khi họ bị thu hồi đất.

Tóm lại: Qua phân tích bảng số liệu trên có thể nói phần lớn số nhân khẩu ở các nhóm hộ điều tra đều thuộc lực lượng lao động chính, song số lao động lại tập trung chủ yếu trong độ tuổi từ 26 – 60 nên gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác đào tạo, tìm việc làm và chuyển đổi ngành nghề của các hộ. Tuy nhiên, số nhân khẩu là lực lượng lao động tiềm năng cũng khá cao, điều này chứng tỏ tỷ lệ sinh ở các nhóm hộ còn cao trong khi diện tích đất ngày càng bị thu hẹp. Đây quả thực là một sức ép, một thách thức rất lớn đối với việc giải quyết việc làm cho họ sau khi tư liệu sản xuất bị thu hồi, hơn nữa đối với lực lượng lao động tiềm năng khi họ bước vào độ tuổi lao động thì liệu việc làm có thể đáp ứng hết yêu cầu của họ hay không đây là một vấn đề yêu cầu các cấp ngành quan tâm giải quyết.

4.2.2.2. Chất lượng nguồn lao động ở các nhóm hộ điều tra trên địa bàn

Chất lượng nguồn lao động là một chỉ tiêu phản ánh nhiều yếu tố như: Trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật,… Để thấy được chất lượng nguồn lao động ở các nhóm hộ điều tra ta đi phân tích bảng 4.4.

Qua bảng số liệu ta thấy: Nhìn chung trình độ học vấn của lao động

trong các nhóm hộ điều tra đều đạt ở mức trung bình. Cụ thể:

Trình độ văn hoá của nhóm bị thu hồi dưới 50% diện tích đất nông nghiệp đa số là trình độ cấp 2 chiếm 56,59%, trong khi số lao động trình độ cấp 3 đã tốt nghiệp hoặc chưa tốt nghiệp chỉ chiếm 34,21 %. Mặc dù ở các hộ không có lao động nào là mù chữ, tuy nhiên tỷ lệ lao động có trình độ cao vẫn còn thấp. Đây chính là một rào cản gây khó khăn cho việc thu hút những lao động này vào các doanh nghiệp, cũng như các cơ sở tuyển lao động. Hơn nữa, trình độ học vấn thấp còn khiến cho họ không những khó tìm được công việc phù hợp mà còn khó thích nghi với môi trường làm việc mới. Do vậy, họ rất dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp sau THĐ.


Bảng 4.4. Trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật của lao động ở các

nhóm hộ



Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1 (n=50)


Nhóm hộ 2 (n=10)

Hộ có DT thu hồi

< 50% (n=20)

Hộ có DT thu hồi

≥ 50% (n=30)

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

Tổng số lao động

76

100

109

100

41

100

1. Trình độ văn hoá







- Cấp I

7

9,21

12

11,01

9

21,95

- Cấp II

43

56,59

63

57,80

14

34,14

-Cấp III

26

34,21

34

31,20

18

43,90

2. Trình độ CMKT







Tổng số lao động

qua đào tạo

19

25,00

22

20,18

13

31,70

- Trung cấp, sơ cấp

13

68,42

14

63,64

9

69,23

- Cao đẳng, ĐH

6

31,58

8

36,36

4

30,77

Lao động chưa qua

đào tạo

57

75

87

79,82

28

68,29

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Thực trạng và một số giải pháp nhằm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân sau thu hồi đất tại KCN Trung Thành - Phổ Yên – Thái Nguyên - 7

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả năm 2009

Xét về trình độ CMKT của nhóm này, qua bảng số liệu có thể thấy: Mặc dù số lao động có trình độ cấp 3 ở nhóm này cao chiếm 34,21%, song hầu hết các lao động đều chưa qua đào tạo CMKT chiếm tới 75% tổng số lao động, chỉ có 25% đã qua đào tạo. Tuy nhiên, trong số lao động đã qua đào tạo thì chủ yếu là trình độ trung cấp, sơ cấp chiếm tới 68,42% còn đại hoc, cao đẳng chỉ chiếm 31,58%. Điều này dẫn tới một khó khăn rất lớn trong việc tìm kiếm việc làm cũng như ngành nghề mới của lao động ở các nhóm hộ, bởi trong thời kỳ hội kinh tế thế giới các doanh nghiệp cũng như các cơ sở tuyển lao động họ thường đòi hỏi lao động có trình độ CMKT cao.



Tỷ lệ (%)

80


70


60


50


40


30


20


10


0

Hộ có DT thu hồi

<50%

Hộ có DT thu hồi

>=50%

Nhóm hộ 2

Nhóm hộ

LĐ qua đào tạo

LĐ chưa qua đào tạo

Hình 4.3: Trình độ CMKT của lao động ở các nhóm hộ

Đối với nhóm hộ bị thu hồi trên 50% diện tích đất nông nghiệp thì qua kết quả điều tra 30 hộ cho thấy trình độ của các lao động thuộc nhóm này chủ yếu vẫn là phổ thông, cụ thể: số lao động có trình độ cấp 2 ở nhóm này chiếm 57,80% và số lao động có trình độ cấp 3 chiếm 31,20% tổng số lao động.

Tuy nhiên, đây chỉ là số tương đối bởi vì trong nhóm này vẫn còn phần lớn lao động là chưa tốt nghiệp và bỏ học giữa chừng.

Điều đáng quan tâm là đại đa số lao động trong nhóm hộ này đều chưa qua các lớp đào tạo chiếm tới 79,82% tổng số lao động, chỉ có 20,18% đã qua các lớp đào tạo, song những lao động đã qua đào tạo lại chủ yếu là ở trình độ trung cấp và sơ cấp chiếm 63,63%. Đây quả thực là một rào cản lớn, khó khăn lớn đặc biệt đối với nhóm hộ hầu như bị thu hồi toàn bộ diện tích đất canh tác.

Đối với nhóm hộ 2 là nhóm chịu nhiều ảnh hưởng nhất của quá trình

THĐ, qua kết quả điều tra ở 10 hộ cho thấy: Nhìn chung trình độ văn hoá,


CMKT của các lao động vẫn ở mức độ phổ thông, tuy tỷ lệ lao động có trình độ cấp 3 cao hơn các nhóm khác (chiếm 43,90%) song tỷ lệ lao động ở trình độ cấp 1 vẫn còn cao chiếm tới 21,95% tổng số lao động. Xét về trình độ CMKT thì có tới 68,29% số lao động chưa qua đào tạo, tuy nhiên trong số 31,70% đã qua đào tạo thì có tới 69,23% là trình độ trung cấp và sơ cấp. Đây chính là khó khăn lớn trong việc chuyển đổi ngành nghề cũng như tìm kiếm việc làm của các hộ và đây cũng là nguyên nhân dẫn tới sau THĐ phần lớn số lao động vẫn giữ nguyên nghề cũ hoặc thất nghiệp.

Như vậy, qua phân tích bảng số liệu trên ta có thể thấy một thực tế là trình độ văn hoá cũng như trình độ CMKT của lao động ở các nhóm hộ còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động hiện nay. Điều này cũng chứng tỏ chất lượng lao động ở các nhóm hộ sau THĐ còn thấp. Chính vì vậy, để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài cho các lao động này trước hết phải quan tâm tới vấn đề nâng cao trình độ, tay nghề, chuyên môn cho họ thông qua đào tạo và tái đào tạo để phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động hiện nay.

4.2.3. Thực trạng việc làm của lao động các hộ dân sau THĐ

Ta đã biết phần lớn người dân nông thôn hiện nay việc làm phụ thuộc chủ yếu vào tư liệu sản xuất duy nhất là đất đai. Chính vì vậy, sau khi diện tích đất bị thu hồi thì vấn đề việc làm của người dân sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Do vậy, để tìm được giải pháp tạo việc làm hợp lý, phù hợp thì trước tiên phải tìm hiểu tình trạng việc làm của các hộ dân sau THĐ.

Khu công nghiệp Trung Thành được coi là 1 KCN được xây dựng trên một diện tích nông nghiệp tương đối lớn (50ha), chính vì thế sau THĐ phần lớn người dân trên địa bàn sẽ bị tác động trực tiếp tới vấn đề việc làm. Để thấy rò hơn sự tác động này ta đi xem xét tình trạng việc làm của người dân sau THĐ thông qua kết quả điều tra thể hiện ở bảng 4.5b.

Qua bảng kết quả điều tra ta thấy: Nhìn chung sau khi bị THĐ thì số lao động tiếp tục tham gia vào sản xuất vẫn còn cao, còn số lượng lao động tham gia vào các lĩnh vực ngành nghề khác vẫn còn thấp. Điều này cho thấy nghề nông là một nghề có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người dân đồng


thời do không có khả năng tìm công việc mới thay thế, chính vì vậy sau khi diện tích canh tác bị suy giảm thì đại đa số lao động vẫn tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Cụ thể:

Bảng 4.5a. Hiện trạng việc làm của các nhóm hộ điều tra trước THĐ




Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1 (n=50)

Nhóm hộ 2

(n=10)

Hộ có DT thu

hồi<50% (n=20)

Nhóm có DT thu hồi >=50% (n=30)

Số

lượng

Tỷ

lệ(%)

Số

lượng

Tỷ

lệ(%)

Số

lượng

tỷ

lệ(%)

Tổng số LĐ chính

76

100

109

100

41

100

LĐ nông nghiệp

49

64,47

68

62,38

27

65,85

Công nhân

9

11,84

11

10,09

2

4,87

Cán bộ xã, CQ nhà nước

3

3,94

8

7,34

3

7,31

LĐ làm KD, DV

6

7,89

5

4,58

2

4,87

LĐ làm thuê

7

9,20

10

9,17

3

7,31

CV khác

2

2,63

7

6,42

5

9,75

Nguồn: số liệu tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả năm 2009

Qua kết quả điều tra 30 hộ thuộc nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi dưới 50% ta thấy: Sau khi THĐ số lao động vẫn tiếp tục làm nông nghiệp chiếm 47,36% tổng số lao động.

Trong khi số lao động làm công nhân chỉ có 15,79% so với trước thu hồi (11,84%) (Bảng 4.5a) con số này có tăng lên nhưng tỷ lệ tăng rất ít chỉ đạt 3,95%. Hơn nữa, sau THĐ tỷ lệ lao động tham gia vào các ngành nghề sản xuất kinh doanh còn tương đối thấp chỉ chiếm 7,89% trong tổng số lao động so với trước THĐ là 7,89% (bảng 4.5a) thì tỷ lệ này chỉ không thay đổi. Sở dĩ, tình trạng lao động tham gia vào các lĩnh vực việc làm trước và sau THĐ có chuyển biến rất ít là vì so với các nhóm đối tượng khác thì đây là nhóm có diện tích thu hồi ít nhất nên sau khi THĐ diện tích đất còn lại của các hộ vẫn



còn cao, do đó đại đa số người dân không chuyển đổi sang nghề mới mà vẫn tiếp tục nghề cũ là sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.5b. Hiện trạng việc làm của các nhóm hộ sau THĐ




Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1 (n=50)

Nhóm hộ 2

(n=10)

Hộ có DT thu hồi

<50% (n=20)

Hộ có DT thu hồi

≥50% (n=30)

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

Tổng số LĐ

chính

76

100

109

100

41

100

LĐ nông

nghiệp

36

47,36

43

39,45

15

36,58

Công nhân

12

15,79

16

14,67

7

17,07

Cán bộ xã, CQ

nhà nước

5

6,57

8

7,34

3

7,31

LĐ làm KD,

DV

6

7,89

11

10,09

2

4,87

LĐ làm thuê

11

14,47

22

20,18

9

21,95

CV khác

6

7,89

9

8,25

5

12,19

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả năm 2009

Đối với nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên 50% theo kết quả điều tra 30 hộ ta thấy, do bị thu hồi một diện tích sản xuất lớn nên sau khi thu hồi đất thì tỷ lệ lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp giảm mạnh chỉ còn 39,45% so với trước THĐ là 62,38% (bảng 4.5a) thì tỷ lệ này giảm 22,93%, tuy nhiên so với thực tế khi diện tích sản xuất của các hộ hầu như bị thu hồi hết thì tỷ lệ này vẫn còn khá cao. Hơn nữa, số lao động không tham gia vào sản xuất nông nghiệp một phần là thiếu việc làm hoặc thất nghiệp, một phần chuyển sang lao động ở lĩnh vực khác đặc biệt là làm thuê, chính vì vậy sau THĐ số lao động làm thuê ở nhóm này chiếm tới 20,18% so


với trước THĐ là 9,17% (Bảng 4.5a) tỷ lệ này tăng lên 11,01%. Và số lao động làm kinh doanh dịch vụ chiếm 10,09% mặc dù còn thấp nhưng so với trước THĐ là 4,58% (bảng 4.5a) thì tỷ lệ này cũng tăng được 5,51%. Sở dĩ, số lao động nông nghiệp giảm mạnh song tỷ lệ lao động ở những lĩnh vực khác tăng nhưng chậm và không đáng kể là do trình độ của các lao động còn hạn chế đồng thời họ khó thích nghi với công việc mới nên phần lớn họ chưa tìm được việc làm, hoặc tìm được thì đó chỉ là công việc làm thuê tạm thời không ổn định.

Xem xét tới nhóm 2 là nhóm bị thu hồi tổng hợp nhiều loại đất nhất, qua kết quả điều tra 10 hộ tại bảng 4.05b ta có thể thấy sau khi THĐ thì tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm rò rệt chỉ chiếm 36,58% so với trước THĐ là 65,85% (bảng 4.5a) thì tỷ lệ này giảm 29,27% đồng thời số lao động làm thuê lại tăng mạnh chiếm tới 20,18% tổng số lao động trong khi trước THĐ số lao động trong lĩnh vực này chỉ chiếm 7,31% (bảng 4.5a). Điều này cho thấy sau khi bị THĐ phần lớn lao động nông nghiệp chuyển sang tham gia vào lĩnh vực khác, song tỷ lệ lao động chủ yếu là tham gia vào làm thuê những công việc mang tính tạm thời và cho thu nhập không ổn định như: mộc, phụ hồ,…Do đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm và rơi vào cảnh thất nghiệp có nguy cơ tăng lên.

Tóm lại, qua phân tích tình trạng việc làm của lao động ở các nhóm hộ ta có thể thấy được sự tác động rất lớn của quá trình THĐ tới việc làm của lao động ở các hộ, chính vì vậy một phần lớn số lao động nông nghiệp sau THĐ bị thiếu việc làm hoặc có thể rơi vào cảnh thất nghiệp.

Để thấy rò thực tế này và đưa ra được những giải pháp hiệu quả nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân sau THĐ ta đi xem xét bảng 4.5c dưới đây:

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí